Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mời like liệu có hay

10/12/201419:56(Xem: 6786)
Mời like liệu có hay

facebook3

Mấy năm nay tôi hầu như không đọc báo. Báo giấy thì không mua (và cũng không biết mua ở đâu). Báo mạng thì phần lớn là các tin tiêu cực. Tôi chỉ đọc các trang phật giáo mà thôi. Ngoài ra, nguồn thông tin đáng tin cậy nhất, tích cực nhất, hợp với tôi nhất là facebook. Lý do đơn giản rằng tôi chỉ kết bạn với những ai có tư duy tích cực, những ai là Phật tử và những người thích đọc sách. Chính bạn bè trên facebook đã lọc tin giúp tôi rồi.

Mấy hôm nay tôi theo dõi và tự nhiên giật mình. Nhiều bạn Phật tử có tâm đăng các hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật hay những tai nạn và kêu gọi mọi người cầu nguyện, hồi hướng công đức, niệm Phật. Thật ý nghĩa. Tuy nhiên, có một số bạn đưa bức ảnh đau thương và viết “Xin 1 like”

Ai mới học tiếng anh cũng biết rằng like có nghĩa là thích. Thường chúng ta đưa những bức ảnh đẹp lên, những câu nói hay để rồi thích, để rồi like. Ở đây lại là bức ảnh đáng thương. Và mời like. Sao lại thích những bức ảnh này. Sao lại like những hoàn cảnh này.

Công việc cần thiết nhất, hữu ích nhất mà mỗi chúng ta nên nhắc nhau làm mỗi ngày là mang lại bình an và hạnh phúc cho những ai quanh mình. Cách mang lại hạnh phúc và bình an là đưa những tin vui, những bức ảnh đẹp, những câu chuyện ý nghĩa.

Công việc mà mỗi Phật tử chúng ta nên làm là cảm thông và sẻ chia. Gặp hoàn cảnh bất hạnh chúng ta có thể giúp ổ bánh mỳ, bát cháo. Thấy câu chuyện thương tâm, ta nên sẻ chia và cảm thông. Tâm cảm thông rất quan trọng.

Với tâm của người sơ cơ, tôi tự hỏi, người viết đưa bức ảnh đó, tin đó mà mời like thì có mục đích gì. Dĩ nhiên là tình yêu thương và sự cảm thông. Dĩ nhiên là muốn chia sẻ thông tin. Tuy nhiên rất có thể có những người khác đọc và hiểu lầm về viêc làm rất ý nghĩa này.

Là Phật tử thì chúng ta đang tu tập để giảm bớt bản ngã, để cái TÔI đang ngày càng nhỏ bớt đi. Chúng ta mỗi ngày nhắc nhau ít quan tâm hơn đến tiền tài danh vọng. Ấy vậy mà, có thể những việc vô tình chúng ta làm lại gây hiểu lầm hoặc phản tác dụng.

Ngoài đời người ta dành giật nhau, đua chen nhau. Cứ ra phố tham gia giao thông là biết ngay. Cứ lên xe buýt, thậm chí máy bay là nhận ra ngay. Có khi còn có cả cướp giật nhau, bôi xấu nhau, làm đủ trò để ngoi lên, để vụ lợi.

facebook2

Tự nhiên tôi nhớ đến những câu viết của Osho. Đại loại rằng, một nền giáo dục đích thực không dạy cho con người tranh đấu hay giành giật. Nền giáo dục đó dạy người ta cách sống hòa hợp và sáng tạo. Nó mở ra cho con người lòng yêu thương, niềm an lạc tự tại và không bao giờ vướng bận so sánh bản thân mình với người khác. Nền giáo dục ấy không dạy bạn rằng ai đến trước sẽ có hạnh phúc - vì điều này hầu như vô nghĩa. Ta không thể nào có được hạnh phúc chỉ vì giành được ngôi thứ nhất. Và trong hành trình nỗ lực chiến thắng người khác, ta sẽ thấm thía nỗi đau khổ mà ngay trước khi về đích ta đã phải nếm trải.

Tôi thích đọc facebook. Sáng nay ngủ dậy cũng nhận được bao thông tin bổ ích, bao niềm vui từ mọi người, từ bạn bè, quen và lạ. Bạn biết không, sau cả 1 ngày chạy liên tiếp với bao cuộc gặp và bàn biết bao nhiêu chuyện, tối qua về nhà, tôi bị sốt, người mỏi nhừ, đầu ong ong. Vậy mà sáng nay đã khỏe hẳn lại. Một phần chắc chắn là nhờ những người bạn trên facebook đã bên tôi. Bởi năng lượng truyền từ tình yêu thương và những bức ảnh, những câu chuyện của tăng thân, từ bạn đạo.

Vui thay, ngày mới đã đến. Chúng ta cùng nhau tưới tẩm tâm mình bằng những giọt sương mát lành sớm mai, bằng ánh mắt yêu thương, bằng nụ cười nở hoa, bằng hơi thở dịu êm, bằng cái lạnh thú vị của Hà Nội, bắng cái nóng đặc biệt của Sài Gòn. Chúng ta cùng nhắc nhau thận trọng hơn trong mỗi suy nghĩ, trước mỗi câu nói hay hành động nhé bạn.

TS Nguyễn Mạnh Hùng

CEO Thái Hà Books

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2012(Xem: 6849)
Điều 1- Người Phật tử chân chính, trước khi làm gì và đi theo quan điểm của ai, chúng ta cần phải tìm hiểu, suy tư chiêm nghiệm, sau khi thấy rõ lợi ích thiết thực, không làm tổn hại người vật, ngay khi đó chúng ta mới tin và bắt đầu thực hành theo.
07/07/2012(Xem: 9369)
Tôn giáo là phương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
06/07/2012(Xem: 9747)
Trước tiên xin cảm ơn Ngài vô cùng vì đã nói chuyện với chúng tôi sáng nay. Thưa Đức Thánh Thiện, Ngài vừa nói chuyện với sinh viên ở San Diego về 'lòng từ bi không biên giới', bây giờ tôi muốn hỏi Ngài trước hết về 'lòng từ bi trong biên giới'. Ngài nghĩ Hoa Kỳ có phải là một quốc gia từ bi không?
05/07/2012(Xem: 15346)
Truyen Tam Phap Yeu Giang Giai
05/07/2012(Xem: 8202)
Người đẹp thì dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng như trong đạo, khả ái và dễ thương là một phước báo. Tuy vậy lợi điểm này đôi khi cũng bất cập hại và không ít người tu phải lao đao vì cái "đẹp" của mình.
04/07/2012(Xem: 9438)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
01/07/2012(Xem: 15385)
Ai mong ước trở về Chân-Thiện-Mĩ Cũng phải vào nguồn tỉnh thức tâm linh Cần hướng đến mẫu số chung: Vô Ngã
26/06/2012(Xem: 8066)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
26/06/2012(Xem: 13515)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
24/06/2012(Xem: 14497)
Kính lạy tôn dung Ngài Con xin tìm lại dấu xưa 39 năm, hai thế kỷ sao vừa Nín thở, lặng yên, đọc từng con chữ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]