Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ân Thầy

20/11/201418:45(Xem: 6974)
Ân Thầy

An_Su_ (3)

 



Hôm nay ngày Nhà Giáo

Con lắng đọng tâm tư

Hồi tưởng lời dạy bảo

Con cảm niệm Ân Sư

 

Cái ngày ấy con lang thang vô định. Trải qua “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” bao nhiêu thăng trầm của kiếp sống nhân sinh, bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu kỳ vọng, bao nhiêu dong ruổi kiếm tìm, bao nhiêu trượt ngã, thất bại, thất vọng não nề, bao nhiêu chán nản buồn thương uất hận với kiếp sống, con quyết định dừng cuộc phiêu lưu, vào Thiền môn “tìm lãng quên trong tiếng Kệ câu Kinh”. Bộ dạng của con hôm đó thật thiểu não, bơ phờ, thất thểu. Cửa Thiền vẫn rộng mở, lòng Từ Bi của Thầy bao dung tất cả, âu đó là cái duyên và con được nhận vào hàng ngũ xuất gia, nếu không thì chẳng biết đời con sẽ trôi giạt về đâu.

An_Su_ (5)

Thuở ấy, sách vở bút nghiên gắn liền với danh lợi đã làm con mỏi mệt ngán ngẩm rồi cho nên con không muốn học cái gì nữa, cho dù là học Kinh, mà chỉ muốn tụng niệm qua ngày và quán tưởng. Thế nhưng Quý Thầy an ủi sách tấn con : “Con vào chùa càng phải học nhiều hơn nữa, học Kinh, nghiên tầm Tam Tạng Thánh Điển để biết đạo lý cuộc sống có hướng tu tập để độ mình, độ người và sau này thay thế Quý Thầy và tiếp dẫn hậu lai”. Thế là duyên nợ của con với bút nghiên và sách vở vẫn còn. Thầy tặng cho con cuốn Sa Di Luật Giải và một số sách. Lãnh ý chỉ của Thầy con say sưa mài miệt học Kinh, vừa chấp tác : tưới rau, phụ thợ hồ, kéo đất, … vừa mang theo những miếng giấy nhỏ để học. Ban đêm con ngồi học tin tấn cho đến khi ngủ thiếp đi. Chính vì vậy mà con học thuộc Kinh Điển, hai thời công phu, Oai Nghi Cảnh Sách và Sa Di Luật Giải với tốc độ kỷ lục.

Gọi là con làm thị giả cho Thầy nhưng lúc đó thị giả là 2 người, cho nên bây giờ con hồi tưởng lại thấy bổn phận thị giả của con chưa tròn. Con lúng túng vụng về trong việc quét dọn nhà cửa, thay hoa bàn Phật, pha trà, giặt đồ, nấu cháo … cho Thầy. Nhưng vì thương con có chí tu học nên Thầy không để ý quở trách những điều đó. Con học được Thầy thật nhiều cả ba phương diện : Thân Giáo, Khẩu Giáo, Ý Giáo. Thầy là bậc Cao Tăng tinh cần trong tu tập, sinh hoạt. Lịch sinh hoạt mỗi ngày của Thầy là : 3 giờ sáng thức dậy, 3h15’ uống trà sữa rồi cho chó ăn, 3h30’ công phu khuya, 5h nghe đài VOA, BBC, tin tức, 5h15 quét dọn tưới cây, 6h30’ chỉ đạo lực lượng các chú đi làm vườn hoặc coi ngó thợ xay cất, 9h sáng tụng Kinh, 11h thọ Trai, 13h30’ uống trà 14h : Chỉ đạo làm vườn hoặc coi công thợ xây cất, 15h : Tụng Kinh, 16h30 : Dược thực, 17h30’-19h : Tiếp khách, trò chuyện, 19h tụng kinh, 20h30’ nghe đài, trò chuyện và nghỉ ngơi. 21h15’ nghe băng Niệm Phật, nghe đài và chỉ tịnh vào đêm. Một thời khóa biểu chặt chẽ và đều đặn như vậy trong đó có công phu 4 thời/ ngày và nghe niệm Phật vào ban đêm cho dù Thầy đã lớn tuổi. Thật là một tấm gương tu tập sáng ngời hiếm có! Con thường kê bàn nhỏ ngồi học bài và Thầy thường nằm võng kể chuyện con nghe cũng như con được làm thị giả lắng nghe câu chuyện giữa Thầy với các bậc Cao Tăng Thạc Đức qua đó con biết được tấm lòng bao la sắt son vì Đạo của Thầy, tùy duyên phương tiện và dụng tâm lao khổ độ chúng. Thầy là người lãnh phần chia tài sản gia đình rồi bán đất bán vườn lấy tiền vào nuôi Tăng chúng. Thầy là người chống gậy đi xung quanh vườn, liều thân già để giữ từng tấc đất cho Tu Viện thuở chùa rào giậu chưa ổn định, nhiều thành phần lấn đất đai quậy phá. Với các chú tiểu thì có gì Thầy cũng cho hết, ngược lại với con cháu gia đình đến thăm Thầy thì Thầy không cho gì, tập cho họ biết cúng dường và đừng chờ hưởng từ ân đức của người thân xuất gia.

An_Su_ (4)

Cái ngày con chia tay vào học Đại Học Vạn Hạnh Saigon, Thầy bảo các chú hái rau muống về đãi với bánh tráng cuốn cho con. Thầy cho con cái xe đạp trắng ngày xưa của Thầy với tất cả Kinh Sách trong tủ muốn mang theo quyển nào thì mang. Quả thật con nhận được tình thươnng và ân huệ đặc biệt, ai thuở giờ lại “chở củi vào rừng”? Chưa hết, Thầy còn gửi cho con mỗi tháng 200 ngàn ( thời đó, vậy là khá lớn) để đi đóng tiền học thêm ngoại ngữ Anh Văn, Hoa Văn. Khi Thầy đi điều trị bệnh tại Saigon, ai đi thăm cho Thầy món gì, Thầy cũng hỏi con có cần không và Thầy cho lại, mỗi lần con thăm bệnh mang về bao nhiêu là sữa đường, bột, vải vóc,… Đến ngày con Thọ Đại Giới tại Ấn Quang, Thầy đem chìếc Y Thầy gìn giữ hơn 40 năm trao lại cho con. Theo truyền thống của Phật Giáo, đó có nghĩa là truyền Y Bát và ấn chứng cho con. Ngày con du học Ấn Độ, Thầy cho con một chiếc áo nhật bình đà cũ bạc màu, Thầy nói : “Phật Pháp tùy duyên, các con muốn ở Việt Nam hay đi Tàu, đi Tây gì cũng được, nhưng làm sao cũng phải giữ được chiếc áo và làm tròn bổn phận người Tu”. Một câu nói thật là ngắn gọn đơn sơ nhưng hàm chứa biết bao nhiêu là ý nghĩa, hơn 17 năm trời con đi đó đây khắp chốn nhưng lời dạy của Thầy con vẫn mãi canh cánh bên lòng.

An_Su_ (1)

Cho dù con học xong Cao Học hay Tiến Sỹ, tiếp thu tinh hoa văn hóa Đông Tây nhưng mỗi lần trở về thăm lại liêu cốc của Thầy, lắng nghe tiếng tụng Kinh của Thầy, lòng con ấm lại, con được tiếp thêm bao nguồn năng lực mới mà bao năm tháng dặm trường con đã bị phôi pha và tiêu hao. Chỉ cần hình bóng thân thương, nụ cười hiền hòa, tiếng tụng kinh trầm ấm, lời dạy bảo đơn sơ giản dị của Thầy thôi chứ không phải là thiên kinh vạn điển khác, đó lại là hành trang tâm linh vô giá, giúp con vẫn còn đứng vững và vươn tới trước bao nhiêu nghịch cảnh, nghiệp chướng, những lúc tưởng chừng như con gục ngã và cuốn theo dòng nghiệp triền miên!

Ngày tại Ấn Độ hay tin Thầy viên tịch con bàng hoàng thổn thức, một trời yêu thương và che chở cho con đã sụp đổ. Đến Delhi Ladakh Budh Vihar làm Lễ thọ Tang Thầy con xúc động rưng rưng. Đó quả thật là một tổn thất to lớn không gì bù đắp được của đời con. Con dâng cơm cúng và phát nguyện trọn đời tu học theo gương của Thầy. Đến nay, cứ mỗi giỗ Thầy hàng năm, tuy rằng đã là hàng xuất gia hàng ngày quán sát đoạn trừ ái nhiễm vướng chấp, nhưng con không làm sao ngăn được đôi dòng lệ nóng thay cho lời tri ân muộn màng khi hồi tưởng về công hạnh của Thầy và những ân tình kỷ niệm năm xưa. Dù cho lạy Thầy bao nhiêu ngàn lạy con vẫn chưa thấy đủ. Gặp một bậc minh Sư chân tu Thạc Đức như Thầy là một duyên phước rất lớn của đời con.

Nay đến ngày 20/11 năm 2014, ngày Tôn Sư Trọng Đạo, con gạt bỏ những duyên sự khác để có những phút giây lắng đọng hồi tưởng về hình ảnh Thầy quý kính. Cây cỏ vẫn còn đó, bàn ghế vẫn còn đây, chúng điệu vẫn đang sinh hoạt và trưởng thành nhưng “người lái đò” năm xưa đã cập bến nghỉ ngơi và không còn thấy nữa. Hoa Đàm tuy rụng vẫn còn hương, Người đã ra đi nhưng Người vẫn còn ở lại. Chúng con an ủi với nhau rằng : Người đã cho chúng ta như thế là quá đủ, Người đã thể hiện trọn vẹn vai trò Xuất Trần Thượng Sỹ cao quý trong kiếp nhân sinh. Chúng ta còn trông chờ gì ở Người nữa. Khi mê Thầy độ, khi ngộ con tự độ con. Hình ảnh, ân tình và những lời Pháp nhũ của Thầy vẫn còn sống mãi trong chúng con suốt bao dặm trình tu tập. Một lần nữa, cho con được chắp tay thành kính đảnh lễ Giác Linh Người, một bậc Thầy cao quý đã trưởng dưỡng Giới Thân Huệ Mạng và chăm chút con được như hôm nay. Nếu Người còn trở lại cõi Ta Bà thì kiếp sau con vẫn mong được làm đệ tử của Người để tiếp tục thọ giáo và làm một thị giả tốt hơn phụng dưỡng Thầy. Con nguyện tiếp nối hành trình của Thầy : phát triển Tu Viện, kế vãng khai lai, làm một người tu cho đúng nghĩa,…Bao nhiêu năm gắn kết, cho dù giờ này ngôn ngữ trần gian không sao diễn tả hết được, nhưng Thầy vẫn cảm thông cho tấm lòng và nỗi niềm của con. Nguyện Thầy chứng minh và gia hộ cho con đi trọn vẹn con đường, noi theo dấu Như Lai.

 

 

NGUỒN THƯƠNG LẼ SỐNG

Có giây phút bỗng hóa thành lịch sử,

Đã qua đi nhưng muôn thuở không mờ

Có giây phút bỗng trở thành kỷ niệm

Ôi thiêng liêng ! Ôi tuyệt diệu ! Nên thơ !

 

Có những người đến trong đời của bạn

Rồi chia xa, chia xa mãi – trọn đời

Nhưng tất cả đã trở thành ánh sáng

Như bình minh rạng rỡ một chân trời.

 

Nếu ai hỏi: Có gì là đẹp nhất ?

Tôi trả lời: Thời thị giả của tôi .

Nếu ai hỏi: Có bao giờ thấy Phật ?

Tôi sẽ cười: Phật đâu ở xa xôi ?

 

Vâng, với con, Ông mãi là tất cả

Là nguồn thương, là lẽ sống cuộc đời.

Ông xa quá mà cũng gần gũi quá !

Lưu trong con tình nghĩa nặng muôn đời.

 

Rồi những lúc trong dòng đời xuôi ngược

Tháng năm dài con phải sống ly hương

Ân tình đó theo con từng nhịp bước

Là hành trang suốt bao quãng đường trường

 

Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2014

                      Thích Đồng Trí

                   (Thích Minh Tuệ)

An_Su_ (5)An_Su_ (4)An_Su_ (2)An_Su_ (1)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2013(Xem: 39573)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
30/10/2013(Xem: 8544)
Một nữ doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc, nổi tiếng vì sở hữu nhiều ngôi nhà đẹp, từng có nhiều bài viết sắc sảo về kinh doanh. Thời gian gần đây chị “từ bỏ cuộc chơi” để tìm về với Phật pháp và chọn Huế là nơi chốn dừng chân của mình. Trong một thời gian ngắn từ 2010 đến nay, chị đã xây dựng ở Huế ba công trình từ thiện và nổi bật là Cát Tường Quân với kiến trúc độc đáo và thanh tịnh đang trở thành điểm đến của du khách mỗi khi dừng chân ở Huế.
29/10/2013(Xem: 12671)
Trong lá thư này, Lạt Ma Zopa Rinpoche trả lời cho một sinh viên học lâu năm với Ngài, một người đã viết thư để cảm ơn Ngài đã “cầu nguyện, dạy dỗ và che chở” trong nhiều năm qua. Người sinh viên xin được giấu tên hiện đang chăm sóc cho Mẹ đang chịu nhiều đau đớn về thể xác sau khi bị hàng loạt những cơn đột quỵ. Như là một phương pháp để đương đầu với những khó khăn khi chăm sóc, người sinh viên đã tưởng tượng như đang chăm sóc cho Ngài Zopa Rinpoche khi chăm sóc cho Mẹ cô.
26/10/2013(Xem: 63203)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
24/10/2013(Xem: 13395)
Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.
23/10/2013(Xem: 10166)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm. Nếu nói về muôn loài trên thế gian, con người là sinh vật cao cấp sống bằng “tình cảm” vì có hiểu biết, suy nghĩ, nói năng, nhận thức và làm được nhiều việc đóng góp lợi ích thiết thực trong bầu vũ trụ bao la này.
19/10/2013(Xem: 8604)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
19/10/2013(Xem: 12505)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 8374)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên và năm 1917 lúc Ngài 22 tuổi đã xuất gia tu học tại chùa Quang Lộc tỉnh Quảng Ngãi với Pháp Danh là Chơn Qúy. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh thuộc thế hệ truyền thừa thứ 7. Ngài sinh năm 1895 và viên tịch năm 1961.
17/10/2013(Xem: 40054)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]