Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Thiện và Tâm Bồ Đề

29/07/201409:09(Xem: 8785)
Từ Thiện và Tâm Bồ Đề

quan_am

Thông thường làm từ thiện, ai cũng liên kết với lòng Từ bi. Thấy ai làm từ thiện đều nghĩ người đó có tâm từ.

Thật ra, cùng một động thái nhưng nội hàm có nhiều sai biệt. Có người vì xu hướng mà làm từ thiện, có người vì ham danh mà làm từ thiện, có người chạy theo phong trào mà làm từ thiện...những trường hợp nầy thiết nghĩ không cần phải đề cập, cái cần đề cập là những người thực tâm vì thương xót đối tượng mà làm từ thiện. Trường hợp nầy hoàn toàn đồng ý đây là tâm tốt, nhưng tốt đối với người bình thường trong xã hội, riêng với một Phật tử dù xuất gia hay tại gia, việc hành thiện còn phải xây dựng trên nền tảng tâm Bồ đề.

Tâm Bồ Đề là nền tảng khởi đầu đi đến giải thoát, trong quá trình thiết lập Bồ đề tâm, buộc phải qua công hạnh lợi tha, lợi tha cả hai mặt: thế gian pháp và Phật pháp.

Thế gian pháp là hành trạng tâm từ vô điều kiện đối với mọi đối tượng; với Phật pháp là Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh; trên hướng đến giải thoát, dưới hoằng giáo độ sanh. Một hành giả thiết lập được nền móng vững chắc như thế là Phước Huệ song tu, hành đúng Bồ tát đạo, cho dù hành giả nắm trong tay vô số điều lợi dưỡng mà vẫn không phạm giới, ngoại tướng như là hưởng thụ mà vẫn không phạm luật; ngược lại: “Vong thất Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp”. Hành giả đánh mất tâm Bồ đề, cho dù tu vô lượng thiện nghiệp cũng chỉ là nghiệp ma, vì không đủ để giải thoát, hưởng phước báu nhân thiên vẫn còn trôi lăn sanh tử đó là ma nghiệp.Vì thế, người làm từ thiện của nhà Phật, cần phát tâm Bồ đề để đường đi được thoáng đản. Phát tâm Bồ đề là tự trang bị giây cương để tâm viên ý mã không bị lệch hướng theo danh pháp. Không chỉ lãnh vực làm từ thiện, mọi việc trong cuộc sống, mọi hành trạng thường nhật của người con Phật cũng cần khởi phát tâm Bồ Đề. Nếu phát tâm Bồ đề thì hành sự thế gian pháp nhưng vẫn là Phật pháp, bằng không, những việc được mệnh danh là Phật sự thì cũng chỉ là ma sự ẩn danh, vì không có chất Phật.

Ngày nay, phong trào làm từ thiện khá phổ biến, có những đoàn một năm đi cứu trợ hàng tỷ bạc, làm theo thói quen, mỗi phần quà trị giá vài trăm nghìn đồng, đến các vùng sâu vùng xa, thậm chí những vùng đã có sự lót ổ sẵn của tôn giáo khác, vẫn đến tặng quà để giúp họ sống hơn mươi bữa, rồi đâu lại vào đấy, tập cho họ có thói quen đợi chờ sự bố thí. Mỗi chuyến đi, xa phí gần bằng số tiền ủy lạo, trong khi đó, tại Thành phố còn rất nhiều mãnh đời đói khổ, bệnh tật không ai quan tâm, một số Phật tử chật vật không có tiền cho con ăn học, điều trị bệnh tình thì bỏ mặc. Có những gia cảnh chỉ cần số vốn nhỏ để bán vé số hoặc gầy dựng công việc thì chẳng có điều kiện;thế thì việc từ thiện lấy muối bỏ biển như thế được ích gì, rồi năm nầy tháng nọ buông làng đó nghèo vẫn nghèo, đói vẫn đói vì họ chỉ được cá mà không được cần câu để giải quyết cơ bản cho cuộc sống hầu dứt điểm cái đói nghèo. Làm vậy có thể hiểu Từ mà không Thiện ( thiện đây không có nghĩa là ác mà là thiếu hoàn hảo thiếu khôn khéo).

Việc hành thiện của thế gian đã được hiểu là chưa thiện thì đối với hành giả nhà Phật lại càng bất cập. Hành thiện nhà Phật không chỉ thể hiện lòng Từ mà còn hướng đến việc xây đắp nền tảng giải thoát trong tương lai. Từ theo nghĩa rộng hơn, không chỉ thể hiện tình thương đối với mọi đối tượng mà còn từ bỏ mọi chấp trước tham dục nội thân khi hành thiện, hướng đến chân trời rộng mở giải thoát.Một hành giả xuất gia, cạo bỏ râu tóc là từ bỏ mọi phiền não chướng duyên để bản thân nhẹ nhàng, Tổ Quy Sơn dạy: “phù xuất gia giả,phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân”, thì tục tử tại gia cũng phải :”ly dục, ly ác pháp” trên con đường du phương hành thiện, hành thiện đối với tha nhân cũng như đối với tự thân.

Muốn được như thế phải khởi phát Bồ Đề tâm như một định hướng ắc có và đủ cho mọi hành động, trong đó là từ thiện không bị lạc vào ma đạo. Và từ thiện đó mới có tố chất Phật sự.



MINH MẪN

28/7/2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2011(Xem: 8214)
Ý thức về dòng họ là nét văn hóa tiêu biểu của người phương Đông, ở phương Đông khi nhắc đến một nhân vật, một vĩ nhân hay một người bình thường điều đầu tiên mọi người hỏi đến là tên gì họ gì. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng vậy, khi ứng thân trên cuộc đời này ngài cũng là con cháuthuộc dòng họ Thích Ca ở Ấn Độ.
12/01/2011(Xem: 8229)
Trong thời gian giáo lý của đức Phật đươ.c truyền bá khắp nơi trên Á Châu và thế giới, có nhiều trường phái với nhiều lối giải thích về Phật pháp khác nhau đươ.c sinh lên. Mỗi trường phái chú trọng vào một điểm riêng, có một hệ thống thần học riêng và những phương tiện khéo léo riêng biệt. Mặc dù các truyền thống khác nhau ấy có thể không đồng ý về một số điểm trong giáo lý đức Phật, nhưng có một công thức giáo pháp chung mà bao giờ cũng vẫn là trọng tâm của mọi truyền thống, đó là : Tứ Diệu Đế hay là Bốn Sự Thật Mầu Nhiệm.
11/01/2011(Xem: 13115)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
09/01/2011(Xem: 11643)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
09/01/2011(Xem: 7561)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
06/01/2011(Xem: 9596)
Cũng trên đường Bolsa, nơi cù lao phân chia đại lộ thành hai chiều xe qua lại, người ta trồng một số cây cảnh và sắp một vài tảng đá tạo thành một hòn giả sơn nho nhỏ. Ngay chỗ đó, khách qua lại vẫn thường trông thấy một nhà sư ôm bình bát đứng yên. Đầu đội trời, chân đạp đất. Trời nắng chang chang những ngày vào hạ. Trong các văn phòng, và trên xe, mọi người đều mở máy lạnh. Riêng một nhà sư tuổi trẻ, trang nghiêm đứng ôm bình bát, mắt nhắm lim dim, dáng thẳng, bất động, như một pho tượng.
06/01/2011(Xem: 15953)
Tác phẩm này như một chìa khóa mở ra con đường dẫn dắt những hành giả sơ căn đến với Pháp. Do đó, những ai quan tâm đến nó sẽ hưởng được những lợi ích lớn lao.
06/01/2011(Xem: 9595)
Nhiều chuyên gia Âu Mỹ cho rằng: Phật tử cũng như người Ấn Độ rất hiền hậu, không thích gây hấn, và rất dễ chung sống hòa bình với người khác. Nhìn Đạo Phật, thấy luôn, đó là những người mang tính hòa giải rất cao. Phật tử không chỉ hòa giải với người khác mà họ còn hòa giải với từng con vật bé nhỏ. Họ không sát sinh, như thể sợ rằng, mình ăn thịt chúng, rồi không thoát được kiếp luân hồi sinh tử, đến một ngày nào lại phải trở thành một con vật nào đó, để cho con vật đã từng bị mình ăn thịt ăn lại.
06/01/2011(Xem: 7011)
Hầu như mọi nỗ lực của con người đều nhắm vào mục đích tìm kiếm một đời sống hạnh phúc. Nhưng thử hỏi mấy ai đã thành công trong mưu cầu tạo dựng một nền hạnh phúc đích thực. Nhiều người càng cố gắng truy tìm hạnh phúc thì nó càng trở nên xa vời đối với họ, trong khi nhiều người khác đã nắm sẵn hạnh phúc trong tay nhưng lại thả mồi bắt bóng để rồi cuối cùng hạnh phúc cũng vuột khỏi tầm tay.
05/01/2011(Xem: 6719)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn thường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh. Có một chàng trai nọ trong lúc đau khổ mới tìm đến một vị thiền sư hỏi rằng: "Thưa sư phụ, có những lúc con cảm thấy cuộc sống và mọi người muốn nhận chìm con, vậy khi đối diện như thế con phải làm gì ạ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]