Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Einstein nói về Đạo Phật và đời sống hằng ngày

04/06/201406:10(Xem: 10135)
Einstein nói về Đạo Phật và đời sống hằng ngày

Einstein_Albert

EINSTEIN NÓI VỀ ĐẠO PHẬT
VÀ VỀ ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Vi Tâm

 

 

 

Các bạn chắc đã đọc rất nhiều lời khuyên của các vĩ nhân, có thể thấy chán. Nhưng tôi vẫn muốn viết về một người, là ông Einstein. Ông Einstein là một trường hợp rất đặc biệt.

Khi Einstein viết về những thuyết tương đối của ông, thì thật rất it người hiểu. Về thuyết tương đối hẹp, có người quả quyết nếu Einstein không viết ra, thì người khác, như Henri Poincaré, cũng sẽ tìm ra. Nhưng về thuyết tương đối rộng, thì cách suy nghĩ của Einstein vượt xa những nhà bác học đương thời, không ai có thể so sánh được. Trước khi mất, ông viết bài về thuyết trường thống nhất, rồi ra đi. Mười năm sau cũng không ai hiểu thuyết này, rồi thiên hạ không tìm tòi nữa, và không ai khảo cứu thêm về thuyết tương đối sau cùng của ông.

 

Einstein viết nhiều về tín ngưỡng và đạo Phật. Câu này của ông rất nối tiếng :
« Nếu có một đạo giáo nào có thể thích hợp với những đòi hỏi của khoa học hiện đại thì đó là Phật Giáo ».
Bởi vì đạo Phật bao trùm cả vũ trụ, coi con người, tất cả sinh vật, và trời đất, là một, không tôn thờ một Thượng Đế, và khi tìm hiểu về tâm linh, nguồn gốc của khổ đau và cách sống trong đời này, đạo Phật cũng theo những phương pháp thực nghiệm như những phương pháp thực nghiệm của khoa học. Đức Thế Tôn nhiều lần nhắc nhở các Phật tử là đừng răm rắp nghe những lời Người đã nói chỉ vì lòng tôn trọng đối với Người, mà phải suy nghĩ thực nghiệm những lời đó vào bản thân thời đại và hoàn cảnh quanh mình. Luôn luôn đặt câu hỏi về những khám phá của người đi trước, để tìm tòi và học hỏi khám phá những điều mới, thích hợp hơn với những khả năng quan sát hiện đại, đó chính là phương pháp căn bản của khảo cứu khoa học.

 

Hai chữ « đặc biệt » tôi muốn nói ở trên, là khi Einstein viết về đời thường, thì lời ông lại hết sức giản dị, và những điều ông nhắn nhủ rất thực tế. Ai cũng hiểu và cũng có thể áp dụng những lời ông nói trong hoàn cảnh của mình. Đôi khi mình có cảm tưởng đã một phần nào làm theo như ông khuyên. Lúc đó thấy rất phấn khởi thích thú.

 

Bây giờ tôi xin nhắc vài câu ông nói :

 

1. Einstein : « Tôi chẳng có tài năng gì đặc biệt. Tôi chỉ là một đứa tò mò và đam mê ».

Ông viết thế là vì khiêm tốn đó thôi. Mình đâu dám nói về tài năng với ông, phải không bạn. Nhưng bạn có cho mình là một người tò mò và đam mê không ?

Khi mình có chánh niệm về một vấn đề hay một sự vật gì, thì thể nào cũng muốn hiểu biết thêm. Nếu là một vấn đề quan trọng thì « hiểu biết thêm » có thể viết là « khảo sát thêm». Nếu là chuyện hay sự vật nhỏ thì « muốn hiểu biết thêm» nên viết khiêm tốn là « tò mò ». 

Tò mò là một đức tính mình nên khuyến khích và bồi bổ. Có khi chỉ tò mò về chuyện tưởng là nhỏ mà đi đến những khám phá lớn.

Nói về tò mò thì tôi phải kể về hai đứa con. Khi còn nhỏ, cái gì chúng cũng hỏi. Vợ chồng tôi có một nguyên tắc, là khi chúng hỏi cái gì thì dù bận đến đâu cũng phải ngưng việc để trả lời cho chúng. Vấn đề là nhiều chuyện chúng tôi không biết rõ. Vừa trả lời xong đã thấy mình nói như thế thì các con không thể hiểu được. Và chúng tôi đã mất nhiều thì giờ tìm tòi thêm. Nhờ con cái mà học được nhiều thứ, và phải học cho thấu đáo, vì khi cắt nghĩa điều gì mà người khác không hiểu thì lý do là vì chính mình chưa hiểu rõ, chứ không phải vì người khác tối dạ. Khi các con khôn lớn ra khỏi gia đình thì tính tò mò đã để lại cho bố mẹ. Giữ mãi được cái tính tò mò của các con hồi chúng còn nhỏ là điều rất quý đó các bạn !

Về chuyện đam mê thì tới nửa đời người tôi vẫn cho đam mê là tính trời cho. Ai đi làm mà đam mê công việc mình thì quả là hạnh phúc. Nhưng ít người được như vậy. Riêng phần tôi, học hành có chăm chỉ, đi làm có tranh thủ. Nhưng đó là vì tham vọng, muốn lên chức, muốn thêm thu nhập, chứ không thể nói là vì đam mê. Tôi sẽ viết thêm dưới đây về điều này.

2. Einstein : « Tôi thành công không phải vì tôi thông minh. Mà là vì tôi không nản lòng trong công việc. »

Thời buổi này, phải kiên trì trong công việc làm ăn là chuyện dĩ nhiên. Không kiên trì là bị sa thải. Còn về những chuyện khác, không phải vì miếng cơm, thì mình có kiên nhẫn không ?

Khi công việc kiếm ăn ổn định, ngoài việc đi làm, tôi học thêm cái này cái kia. Học vẽ, sơn dầu, làm tượng, học viết văn, và khám phá ra là… mình cũng có nhiều tài mọn.
Đọc ông Einstein, mỗi khi tôi có linh tính là điều gì có thể thích, tôi rất kiên trì. Quả là khi kiên trì thì thế nào cũng có ít nhiều kết quả. Có điều là khi nào thành công dễ dàng tôi chẳng học được gì mấy. Khi nào phải trầy da sứt vẩy mới thành đạt thì tôi lại học hỏi được nhiều. Tôi đã chứng nghiệm thành công và say mê sẽ đến khi mình biết kiên nhẫn trong những bước đầu ! Khám phá ra điều đó thì đã quá nửa đời người rồi.

 

3. Einstein : « Khả năng tưởng tượng quan trọng hơn là nhiều hiểu biết ».

Điều này rất sâu xa. Hồi bé các thầy cứ bắt học đủ thứ và học thuộc lòng như con vẹt. Bây giờ mới thấy là khả năng phát minh không bắt buộc phải biết nhiều hiểu rộng. Mình phải « học cách học », chứ không cần thuộc lòng càng nhiều thứ càng tốt. Thời đại mới có ông Google, hỏi gì cũng cho cả triệu tài liệu để đọc, thành ra vấn đề là phải biết cách chọn tài liệu để đọc, không cần giữ đủ thứ trong đầu nữa !

Khả năng tưởng tượng là chuyện khác. Vì tưởng tượng đi đến phát minh. Thời buổi này rất khó biết những tưởng tượng của mình là mới hay có người đã nghĩ đến rồi. Dù sao điều quan trọng là cái óc tưởng tượng và phát minh của mình. Một người bạn tôi khi viết xong luận án mới đọc được một bài khảo cứu trong đó một người khác vừa tìm ra kết quả của anh, trong một phạm vi rộng hơn. Không thể trách ông thầy hướng dẫn luận án bạn tôi được, vì ông thầy, tuy rất uyên bác, cũng không ngờ có người vừa thành công về chủ đề này rồi. Hội đồng giáo sư, sau khi bàn bạc, đã đồng ý cho bạn tôi trình luận án. Lý do là anh đã có óc phát minh, óc phát minh là điểm chính của nhà khảo cứu. Chuyện đến với anh là một trường hợp rất hãn hữu. Sau này anh đã viết cả trăm bài khảo cứu khác.

Tất cả các nghệ sỹ thành công đều có tưởng tượng và phát minh ! Bạn có đồng ý không ?

 

4. Einstein : « Học phải hành. Lý thuyết không đủ ».

Cái này thì phải áp dụng trong đời cũng như trong đạo. Kinh nghiệm riêng cho thấy cái gì tôi chưa thực tập thì tôi chưa hiểu. Chuyện công việc thì dĩ nhiên rồi. Nhưng chuyện nhỏ trong đời cũng vậy. Bạn thích ăn mà chỉ đọc sách thì không đủ. Làm bếp một chút thì khi ăn một món ngon sẽ thấy thú vị hơn nhiều. Vẽ một chút thì khi xem tranh thấy thích thú hơn. Mê hoa mà chỉ đọc sách hay ra vườn ngắm thì mau chán. Bà xã tôi có khi đứng cả giờ ngắm một bông hồng trên ban công mà tôi không thấy gì quyến rũ cho lắm. Khi tôi đóng góp vào việc trồng cây thì mới hiểu : cây hồng đó bà đã chăm chút từ hồi nó còn bé, và bông hoa này bà đã đặc biết cưng nó từ hồi nó mới nở ra.

Khi muốn ngồi thiền cho tới định tôi đọc rất nhiều bài và sách. Lúc đầu hành rất khó khăn. Sau nhiều cố gắng mới tìm ra một số thủ thuật, kiên nhẫn từ từ giảm từng bước một những cảm nhận với các giao động bên ngoài và bên trong. Bây giờ nhờ các thủ thuật đó tôi có thể ngồi yên ả trong nửa giờ bốn mươi lăm phút, và khi xả thiền ôn lại thấy quả là trong thời gian ngồi thiền đầu óc mình không suy nghĩ gì cả. Sau đó tôi trở lại đọc sách thì hiểu về ý nghĩa và hiệu quả của ngồi thiền một cách sâu sa hơn. Tôi nói cách ngồi của mình cho một người bạn để anh thử tập. Rồi hỏi kết quả ra sao, thì anh bạn nói không hoàn toàn đồng ý với phương pháp của tôi nhưng anh tìm ra cách khác không giống hẳn, rất hợp với anh và rất thành công. Anh đang tham khảo thêm. Thật là tuyệt !

 

5. Einstein : « Mỗi ngày nên có một cái gì mới. Đừng sống hôm nay như ngày hôm qua ».

Khi các con còn trẻ, trong bữa tối gia đình tôi đặt lệ phải kể cái gì mình làm hôm nay coi là mới mẻ không giống hôm qua. Ai cũng thi đua rất vui. Với bọn trẻ thì rất dễ vì ngày nào chúng cũng có bài học mới. Người lớn thì nhiều khi phải suy nghĩ mới tìm ra điều đáng nói, có khi còn gượng gạo ! Tôi nhớ một cuốn phim có kể chuyện một người mẹ gặp tai nạn có nguy cơ bị mất trí. Các con phải thay nhau vào nói chuyện dài dài với bà để giữ cho bà tỉnh táo không bị u mê. Các con nói : « dễ lắm chỉ cần kể với mẹ hôm qua con làm cái này cái kia là thiếu gì chuyện ! ». Đến lượt người con dâu. Người này nói với bà một chút rồi ngồi yên...Rồi bật lên khóc nức khóc nở. Bởi vì bấy giờ người con dâu mới nhận ra rằng, ngày này qua ngày kia, mình chỉ có ngần ấy việc, cứ làm đi làm lại, kể ra chỉ trong năm phút là hết không còn gì mà nói nữa.
Các bạn nên cẩn thận, nếu hôm nay mà chỉ làm như hôm qua thì hôm nay bạn đã sống một ngày thừa.

 

Vi Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/06/2012(Xem: 7951)
Đây là lần đầu tiên chúng tôi được thăm viếng và làm quen quý Phật tử. Qua lời giới thiệu của Thầy chúng tôi, sáng nay chúng tôi được phép thay nhọc cho Thầy nói chuyện Phật pháp tại Thiền tự Vạn An cùng quý Phật tử. Lâu nay ở quê nhà, có một số Phật tử phát tâm tu học và đủ điều kiện thực hành công phu tu tập. Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một các
17/06/2012(Xem: 6589)
Điều 1- Người Phật tử chân chính phải nên siêng năng chuyên cần học hỏi, có tư duy, có suy xét, có chiêm nghiệm và biết cách áp dụng lời Phật dạy. Xem tam tạng kinh điển gồm có kinh, luật, luận là những lời dạy minh triết, là món ăn tinh thần nhằm giúp cho ta biết cách dứt ác làm lành. Điều 2- Người Phật tử chân chính, nên cố gắng sắp xếp thời gian thuận tiện để đến các trung tâm văn hóa Phật giáo, các lớp giáo lý phổ thông ở các chùa, thiền viện, các buổi thuyết pháp vào ngày sám hối, ngày vía Phật, Bồ-tát.
16/06/2012(Xem: 6502)
Điều 1- Ý thức được khổ đau do giết hại gây ra, người Phật tử chân chính phát nguyện không sát sinh hại vật dưới mọi hình thức, nhất là sự sống của con người, động vật và thiên nhiên. Phải biết tôn trọng và thể hiện tình thương yêu và bảo vệ sự sống của muôn loài.
16/06/2012(Xem: 6506)
Điều 1- Người Phật tử chân chính thờ phượng hình ảnh tượng Phật, Bồ-tát, A-la-hán và Thánh Tăng để được chiêm bái, học hỏi qua công hạnh độ sinh, không biết mệt mỏi, nhàm chán mà vẫn an nhiên tự tại để làm gương sáng cho cuộc đời, nhằm làm chỗ dựa tinh thần cho bản thân, gia đình và xã hội.
14/06/2012(Xem: 8610)
Tình yêu thương có năng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
05/06/2012(Xem: 36032)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
27/05/2012(Xem: 12089)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
27/05/2012(Xem: 9102)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
26/05/2012(Xem: 8018)
Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.
26/05/2012(Xem: 8845)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]