Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Người Chăn Bò Khéo Giỏi

15/03/201408:28(Xem: 29412)
36. Người Chăn Bò Khéo Giỏi
blank

Người Chăn Bò Khéo Giỏi


Chiều hôm sau, chiều hôm sau nữa, lối lên thượng nguồn con sông ấy càng ngày càng hẹp, nước cạn dần nhưng trong dần. Đức Phật và đại chúng cũng trú ngụ qua đêm ở bìa rừng kế cận. Rồi hình ảnh quen thuộc của những đàn bò thong thả gặm cỏ bên sông lại hiện ra. Và vào lúc thích hợp, đúng thời nhất, đức Phật lại tiếp tục câu chuyện về người chăn bò.

- Thế nào, Sotthiya? Đức Phật bắt đầu buổi giảng pháp thoại bằng cách hỏi vị tỳ-khưu chăn bò thuở trước - Muốn cho đàn bò được thịnh vượng, thịnh mãn, tăng bội lợi ích thì người chăn bò khéo giỏi cần thiết phải trang bị cho mình những hiểu biết như thế nào?

- Thưa! Tỳ-khưu Sotthiya đáp - Đầu tiên là phải nhận biết bò của mình một cách rành rõi, nếu không sẽ nhầm lẫn bò của người khác. Ví dụ đàn bò có trăm con thì phải lấy màu sắc, hình dáng, tướng riêng biệt của mỗi con mà phân biệt. Người chăn bò tài giỏi chỉ cần liếc mắt một cái là biết mình có bao nhiêu con màu nâu đậm, bao nhiêu con màu nâu vàng, bao nhiêu con màu vàng nhạt, bao nhiêu đực, cái, già, tơ, mới sinh; bao nhiêu con có tướng chung như vậy, tướng riêng như vậy, nhất nhất đều biết rõ như trong lòng bàn tay của mình.

Đức Phật mỉm cười:

- Đúng vậy! Thế còn điều thứ hai?

- Dạ thưa! Thứ hai là phải để ý các loại sâu, các loại bọ, bò chét, các loại côn trùng thường ẩn nấp trong lông lá để hút máu, rồi chúng làm tổ đẻ con trong đó nữa, làm cho con bò ngày càng gầy yếu và mất sức đi.

Thứ ba, nếu trường hợp như vậy thì phải chịu khó kỳ cọ, tắm rửa cho chúng thật sạch sẽ.

Thứ tư, ban đêm phải tìm cách đốt khói, xông khói cho muỗi mòng, lằn bọ tránh xa đàn bò!

Thứ năm, khi con nào bị thương do cào xước, do va quệt đâu đó có máu chảy thì phải tìm cách hái lá, nhai lá đắp lên vết thương rồi băng bó cho nó.

- Còn gì nữa không, Sotthiya?

- Thưa, còn nhiều lắm! Thứ sáu là phải biết những khúc sông, khúc suối chỗ nào nước uống được, chỗ nào nước quá nhiễm bẩn không uống được.

Thứ bảy, là phải biết đường đi, lối lại nào là an ổn, an toàn nhất.

Thứ tám, phải biết bến sông chỗ nào có thể lội qua được, chỗ nào không thể.

Điều quan trọng thứ chín, là phải biết bãi cỏ nào là tốt, là ngon có lợi cho dinh dưỡng của bò.

Thứ mười, là lúc bò cái có con, có sữa thì phải biết cách bảo vệ cả mẹ, cả con; mẹ thì phải tẩm bổ thêm mạ, lúa mạch, đôi khi nấu thêm cháo đậu, cháo kê; và quan trọng nữa là nên lấy sữa chừng mực, vừa phải để dành phần cho bò con; đừng quá tham lam vắt kiệt sữa của nó.

Cuối cùng, thứ mười một là phải biết chăm sóc, bảo vệ những con bò đực già, đầu đàn; vì nó anh cả, nó dẫn đầu làm gương và dẫn dắt đàn.

Vậy, tất thảy có mười một điều mà một người chăn bò tài giỏi cần biết, phải biết để cho đàn bò mạnh khỏe, thịnh vượng, tăng thịnh lợi ích, bạch đức Thế Tôn!

- Khá lắm, này Sotthiya! Đức Phật khen ngợi rồi nói - Một vị tỳ-khưu sống trong giáo pháp của Như Lai, nếu được gọi danh xứng đáng phẩm hạnh sa-môn thì cũng phải biết thành tựu mười một pháp như người chăn bò thiện xảo kia vậy!

Rồi đưa mắt nhìn đại chúng một vòng, đức Phật tiếp tục:

- Nếu điều đầu tiên của người chăn bò là phải biết màu sắc, hình dáng và tướng riêng biệt thì một vị tỳ-khưu cũng phải như thật biết các loại sắc, sắc nào thuộc sắc bốn đại và sắc nào do sắc bốn đại tạo thành. Ngoài ra, vị tỳ-khưu cũng phải biết phân biệt các tướng, tướng chung, tướng riêng, tướng của người ngu và nghiệp tướng của người ngu, tướng của người trí và nghiệp tướng của người trí.

Điều thứ hai của người chăn bò là phải biết trừ khử các loại sâu bọ, bò chét thì một vị tỳ-khưu cũng phải biết từ bỏ, trừ diệt dục tầm, sân tầm, hại tầm, các ác, bất thiện pháp khi chúng vừa khởi lên, phải làm cho chúng không được tồn tại; nếu không chúng sẽ làm tổn hại sinh mạng học giới, luật giới, sinh mạng pháp hành của các vị.

Nếu điều thứ ba của người chăn bò là phải biết tắm rửa, kỳ cọ cho sạch sẽ thì vị tỳ-khưu cũng phải gia công, ráng sức làm cho thân khẩu ý được trong sạch bởi mười nghiệp lành.

Điều thứ tư, nếu người chăn bò biết đốt khói, xông khói để xua đi muỗi lằn thì vì tỳ-khưu cũng phải biết giảng nói học pháp cho các hàng cận sự để họ tránh xa những lỗi lầm, những ác pháp, trược hạnh, ác niệm.

Điều thứ năm của người chăn bò là phải biết băng bó các vết thương do bị cào xước chảy máu thì vị tỳ-khưu cũng phải biết gìn giữ, thu thúc, hộ trì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý bởi vì chúng rất dễ bị cào xước, bị tổn thương bởi sắc đẹp, vị ngon, âm thanh quyến rũ.

Điều thứ sáu, người chăn bò biết nơi nào có nước uống được thì vị tỳ-khưu cũng phải chứng đạt nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, uống được giọt nước trong mát tự đầu nguồn pháp bảo.

Điều thứ bảy, người chăn bò biết được lộ trình an toàn thì vị tỳ-khưu cũng phải biết rõ con đường “Thánh đạo tám ngành”, lộ trình giác ngộ, giải thoát, an toàn ngoài sanh tử y như thế.

Điều thứ tám, người chăn bò biết khúc sông nào, bến sông nào bò có thể lội qua thì vị tỳ-khưu cũng cần phải biết đi tìm gặp các vị đa văn, các bậc thiện trí, những bậc trì pháp, trì luật để học hỏi, để phá nghi, để càng ngày càng thông tỏ chánh pháp.

Điều thứ chín, người chăn bò khéo léo biết chỗ bò có thể ăn cỏ ngon thì vị tỳ-khưu cũng phải biết tìm đến bãi cỏ Tứ niệm xứ để tu tập, để nếm thưởng như chân như thật pháp vị giải thoát, là nguồn dinh dưỡng tối hậu cho tâm, cho tuệ của một hành giả phạm hạnh.

Điều thứ mười, người chăn bò phải biết bảo vệ cả mẹ và con, đừng nên vắt sữa cho đến khô kiệt thì vị tỳ-khưu khi thọ dụng y áo, vật thực, sàng tọa, dược phẩm do tín thí cúng dường cũng phải biết chừng mực, tiết độ, vừa đủ, đừng nên lạm dụng quá đáng lòng tin của hai hàng cận sự nam nữ.

Điều thứ mười một, người chăn bò chăm sóc, bảo vệ con bò đực già lão, đầu đàn thì vị tỳ-khưu cũng phải biết cung kính, quý trọng các bậc tôn túc trưởng lão, tu lâu năm, lạp lớn, những bậc thượng tôn, thượng thủ tăng đoàn và giáo hội cả trước mặt lẫn sau lưng.

Này đại chúng tỳ-khưu! Nếu người chăn bò đầy đủ mười một pháp sẽ làm cho đàn bò tăng thịnh tốt đẹp như thế nào thì một vị tỳ-khưu cũng cần thiết phải có đủ mười một pháp như thế thì mới có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thịnh mãn trong pháp và luật của Như Lai!

Thời pháp hy hữu, kỳ lạ, dễ hình dung, dễ nắm bắt hôm đó của đức Phật đã làm cho nhiều vị chứng quả thánh, trong đó có tỳ-khưu Sotthiya.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2015(Xem: 10042)
Hôm chủ nhật cuối tuần ngày 20.09.2015, lớp ngành Thanh Gia Đình Phật Tử Tâm Minh tại Chùa Viên Giác, Hannover do mình hướng dẫn đã thảo luận về đề tài "Duyên Khởi và Dòng người tỵ nạn tại Âu Châu". Vì sao mình chọn đề tài nóng bỏng này cho các em thảo luận? Bởi các em là những thanh thiếu niên đã có bằng tú tài hoặc đang học đại học, cần có một cái nhìn mọi sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng như ngay chính bản thân mình bằng lăng kính giáo lý Phật Đà, để phát lòng từ bi rộng lớn, chứ không phải từ bi "có điều kiện"! Điều này sẽ giúp cho các em tăng thêm sự hiểu biết về giáo lý thực dụng của Đức Thế Tôn khi trao đổi với bạn bè khác trong trường. Là một Phật tử, ta nên tập quán chiếu mọi pháp thế gian qua lăng kính Phật Giáo, thì sẽ nhận ra được "Phật pháp không ngoài thế gian giác!"
27/09/2015(Xem: 5722)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý. Chùa Đá Vàng hay Kyaiktiyo là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng thứ ba tại Myanmar, sau chùa Swedagon và đền Mahamuni, cách Yangon 200 km. Ngôi chùa nằm chơi vơi trên tảng đá khổng lồ ở vị trí chênh vênh cạnh vách núi cao 1.100 m. Những ai lần đầu nhìn đều cảm tưởng hòn đá sẽ lăn ngay xuống vực. Truyền thuyết Myanmar lý giải cho bố cục kỳ lạ này bằng câu chuyện của Đức Phật, tương truyền bảo tháp trên hòn đá chính là sợi tóc của ngài. Dù bạn có tin vào truyền thuyết hay không, trong khoa học địa lý đây là hiện tượng không thể lý giải.
27/09/2015(Xem: 10047)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai? Có một con cáo đã phát hiện ra một chuồng gà, nó bèn tìm cách tiếp cận nhưng vì cáo nhà ta quá mập nên không thể chui lọt vào chuồng để ăn gà. Thế là nó đành phải nhịn đói suốt ba ngày liền mới có thể vào được chuồng gà. Sau khi vào được, nó đã ăn no nê để bù lại những ngày nhịn đói, giờ đây chiếc bụng của cáo đã phình to ra, nên không thể nào ra được nữa, thế là cáo đành phải nhịn đói trở lại ba ngày mới có thể ra khỏi chuồng gà.
25/09/2015(Xem: 7775)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ở tuổi 80 của tôi thuộc thế hệ thế kỷ 20. Những người trẻ dưới 30 tuổi thuộc thế hệ của thế kỷ 21. Ngài thừa nhận rằng thế hệ của thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều vấn đề, bao gồm cả thiệt hại cho môi trường. Một số ý tưởng của họ, chẳng hạn như quan điểm cho rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng vũ lực hiện nay là hoàn toàn lỗi thời. Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bến phà Millbank Pier đi đến The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Jeremy Russell)
24/09/2015(Xem: 7931)
Khi chung ta bước đi, với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc lành cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên giới hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi. Có những điều khi tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào, chưa chắc một sớm một chiều mình hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phải đợi đến nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người rồi mình mới bừng tỉnh về một điều giác ngộ chưa trọn vẹn. Khi xưa mình nghe kể chuyện đức Phật Đản sanh, dưới bảy bước đi đều nở bảy đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé sang Làng Mai, chạm phải những công án Thiền của Ngài Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng bước nở hoa sen” thì mới vỡ òa nhiều khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại trong một góc tối của tâm trí nào đó.
24/09/2015(Xem: 8965)
Sau tiếng ré lên của cái chuông bấm ở cửa, mình đã nghe tiếng chìa khoá lách cách tra vào ổ khoá của cánh cửa song sắt ở bên trong. Một chập sau, cánh cửa "Trại Cải Huấn Thanh Thiếu Niên Phạm Pháp" (Jugendarrestanstalt, viết tắc là JAA) tại Nienburg nặng chịt, rít lên tiếng sắt cọ sát trên thềm xi măng, mở ra. Bước chân vào, vài câu chào hỏi trao đổi với cô giám thị. Cửa chánh đóng lại. Cô giám thị hướng dẫn mình đi qua một cánh cửa song sắt. Lại đứng chờ. Sau khi nó lại khóa lại, thì có cảm giác "mình đi lại tự do trong Trại Cải Huấn" được rồi! Tiến về phòng điều hành. Từ bên ngoài đã thấy ông "xếp" trại, ba nam giám thị, cô giám thị khi nãy; hai cô tác viên xã hội (Sozialarbeiterin) và thêm bốn thiếu nữ lạ mặt. Ông "xếp" trại giới thiệu bốn thiếu nữ lạ ấy cũng là tác viên xã hội ở các tù khác đến tìm hiểu kinh nghiệm hướng dẫn của "thầy JIP" - tên là Diệp, nếu đọc không bỏ dấu và theo âm Đức thì là "Dieb"; mà "Dieb" có nghĩa là "kẻ cắp"! Còn nếu phát âm tương đối đúng thì v
24/09/2015(Xem: 8983)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
21/09/2015(Xem: 7545)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?) thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy... như vầy...
21/09/2015(Xem: 10029)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
21/09/2015(Xem: 7958)
Khi mẹ mất, con cháu đều có mặt. Qua bao năm đất nước tang thương, chiến tranh khốc liệt, đàn con gian truân trong nghề nghiệp, trong lửa đạn. Có đứa vào quân đội, cả năm không thấy mặt, không biết ở đâu. Sau chiến tranh mọi người đều tìm cách bỏ xứ. Đứa trước đứa sau, qua rừng qua biển, rồi tìm cách đưa được mẹ sang xứ người. Các con làm lại sự nghiệp, các cháu học hành giỏi, thành công vượt mực. Ai cũng nói: “Cụ thật có phước, cụ thật có phước, được Phật độ !”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]