Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Câu Chuyện Về Bộ Tam Y Quý Giá

15/03/201405:36(Xem: 30905)
23. Câu Chuyện Về Bộ Tam Y Quý Giá
Mot cuoc doi bia 02

Câu Chuyện
Về Bộ Tam Y Quý Giá
Và Đức Phật Metteyya (Di Lặc) Vị Lai







Chiều ngày thứ ba, lệnh bà Mahā Pajāpati Gotamī cùng với cung nga thể nữ theo hầu, đến đại viên Nigrodhārāma dâng lên đức Phật một bộ tam y quý giá. Câu chuyện về bộ tam y ấy có nhiều tình tiết rất hy hữu...

Trong lần đức Phật về thăm quê nhà cùng với giáo đoàn thanh tịnh, thấy uy đức của ngài, lệnh bà Gotamī phát khởi đức tin trong sạch, tự nghĩ:“Ta muốn cúng dường cái gì đó cho xứng đáng, khác thường lên đức Thế Tôn mà nghĩ hoài không ra! Một món ăn dù sơn hào hải vị, nhưng ăn xong là hết! Ngọc ngà châu báu, tràng hoa, hương liệu thì các vị sa-môn không thọ dụng! Sập trầm hương, nệm lông thú... cũng không được phép! Hay là tự tay ta hãy làm nên một bộ y quý trọng...”

Thế rồi, sau khi hình bóng đức Phật và giáo đoàn vừa rời khỏi Kapilavatthu, lệnh bà Gotamī cho truyền thợ kim hoàn đến hoàng cung, lấy vàng trong kho đúc bảy chậu vàng rất lớn. Xong rồi, lệnh bà chuẩn bị đất trồng. Đất này không phải là đất bình thường - có dính tạp chất và xú uế. Bao nhiêu lá thơm, rễ thơm, vỏ thơm, cành thơm, cỏ thơm, hoa thơm... lệnh bà cho ủ thành từng đống, từng đống... Mấy tháng sau, từng đống thơm ấy biến thành đất, lấy đất ấy bỏ vào chậu vàng làm chất liệu để ươm bông vải. Rồi chính tự tay lệnh bà săn sóc tưới tắm hằng ngày... Nước tưới bao giờ cũng hòa với sữa tươi và hương thơm. Và bón thêm phân – thì bao giờ phân ấy cũng là các chất thơm ủ đống lại mà thành. Những cây bông vải lớn lên rất nhanh. Tự tay lệnh bà lại thu hái - những trái bông vải có màu vàng óng ánh như mạ vàng mười. Sau đó, lệnh bà chỉ đạo dọn sạch, tẩy uế cả một cung phòng đẹp đẽ rồi cho thỉnh mời những thợ dệt tài hoa đến làm việc. Lệnh bà trả lương rất cao cho thầy thợ, nhưng với điều kiện là họ phải thọ trì bát quan trai giới, tắm giặt hằng ngày và áo quần phải luôn luôn tinh tươm, sạch sẽ... Ròng rã mấy tháng, ba tấm vải mới hoàn thành...

Lúc ấy, tại đại viên Nigrodhārāma, đức Phật đang thuyết pháp – có hai hàng trưởng lão ngồi xung quanh cùng với hội chúng chư tăng và cư sĩ có đến mấy nghìn người. Thời pháp vừa dứt, lệnh bà Gotamī đội mâm vàng trên có ba tấm y, đi bằng hai đầu gối từ ngoài vào, sau lưng là mấy chục cung nga, thị nữ...

- Bạch đức Thế Tôn! Đây là ba tấm y đã tự tay tôi trồng cây bông vải, tự chăm sóc tưới bón bằng hương thơm, tự tay tôi thu hái, kéo sợi, sau đó thuê thợ dệt - thọ trì bát quan giới thanh tịnh - làm việc trong một căn phòng tẩm hương! Đây là cả một tấm lòng quý kính, thanh tịnh của tôi đối với đức Thế Tôn - những mong ngài thọ nhận để cho tôi có chút ít phước báu trong ngày vị lai...

Đợi cho lệnh bà tác bạch ba lần, đức Phật nói:

- Bộ tam y ấy quý báu lắm vì nó hội đủ ba yếu tố thanh tịnh: Tự tay làm và hoan hỷ trước khi ươm trồng, tự tay làm và hoan hỷ trong khi thu hái, kéo sợi, tự tay làm và hoan hỷ mang đến cúng dường! Vậy này di mẫu! Di mẫu hãy dâng bộ tam y ấy lên tăng – vì dâng cúng dường lên tăng - phước báu còn cao thượng hơn là dâng cúng đến Như Lai nữa! Di mẫu hãy chú tâm lắng nghe, Như Lai sẽ giải thích điều ấy...

Đức Phật ra dấu cho người thị nữ nâng mâm vàng, đợi lệnh bà yên tĩnh ngồi xuống; ngài mới nói:

- Di mẫu biết không, Như Lai rồi sẽ nhập diệt; còn giáo pháp được truyền thừa mai hậu, phương này và phương khác đều là công đức của tăng. Đây là lý do chính yếu, quan trọng mà di mẫu nên cúng dường đến tăng!

Nếu di mẫu cúng dường cho Như Lai thì sự cúng dường ấy ẩn chứa tình cảm riêng tư, thiên vị, ích kỷ và hạn hẹp - được gọi chung là cá-nhân-thí – kết quả của phước báu ấy sẽ rất giới hạn vậy. Cúng dường đến tăng thì ly thoát được tình cảm riêng tư, thiên vị, ích kỷ và hạn hẹp - được gọi là tập-thể-thí - kết quả của phước báu này sẽ vô lượng, vô biên... Vì lợi ích và hạnh phúc lâu dài cho di mẫu mà Như Lai làm như vậy, chứ Như Lai cũng hiểu rõ sự dụng tâm lao khổ của di mẫu lắm chứ...

Thấy lệnh bà Gotamī đã thấy ra vấn đề - đức Phật muốn giảng rộng đề tài cho toàn thể hội chúng cùng tiếp thu.

- Này chư tỳ-khưu và hai hàng cư sĩ áo trắng! Đức Phật cao giọng giảng - Có mười bốn loại cá-nhân-thí khác nhau, nhân khác nhau, quả khác nhau, phước báu thù thắng, vi diệu, cao thấp, nhiều ít - đều khác nhau:

Thù thắng đệ nhất là đức Chánh Đẳng Giác.

Thù thắng đệ nhị là đức Phật Độc Giác.

Vi diệu, đệ tam là chư vị A-la-hán.

Vi diệu, thứ tư là những sa-môn đang nỗ lực để chứng đắc đạo quả A-la-hán.

Cao thượng, thứ năm là những sa-môn đắc quả A-na-hàm.

Cao thượng, thứ sáu là những sa-môn đang nỗ lực để chứng đắc đạo quả A-na-hàm.

Cao thượng, thứ bảy là những sa-môn đắc quả Tư-đà hàm.

Cao thượng, thứ tám là những sa-môn đang nỗ lực để chứng đắc đạo quả Tư-đà-hàm.

Cao thượng, thứ chín là những sa-môn đắc quả Tu-đà-hoàn.

Cao thượng, thứ mười là những sa-môn đang nỗ lực để chứng đắc đạo quả Tu-đà-hoàn.

Thứ mười một, có phước báu giới hạn – là những đạo sĩ ngoại đạo đắc ngũ thông.

Thứ mười hai, phước báu ít hơn nữa – là tại gia cư sĩ có giới đức.

Thứ mười ba, phước báu càng ít hơn nữa – là người không có giới hạnh.

Thứ mười bốn, chỉ chút ít phước báu là động vật, thú vật...

Nghỉ hơi một lát, đức Phật giảng tiếp:

- Mười bốn đối tượng để cúng dường, bố thí nêu trên - quyết định của phước báu, phần lớn là tùy thuộc tâm thanh tịnh nhiều, ít hoặc còn ác nghiệp, tham sân, phiền não của nhân, vật thọ nhận. Ví dụ, người không có giới và thú vật thì rất ít phước báu. Còn nữa, người cúng dường, bố thí đang ở trong trạng thái tâm và trí nào? Thanh tịnh, không thanh tịnh, hỷ, không hỷ, có trí, không trí, tà kiến, không tà kiến, tự ý hay không tự ý, tùy thích, tình cảm riêng tư, tâm từ, tâm bi, tâm xả, cầu nhân quả hay không cầu nhân quả, để diệt phiền não, được phú quý, gieo duyên hay mong được năm quả báo: Sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức khỏe, trí tuệ? Các trạng thái tâm và trí ấy cũng quyết định phần lớn đến phước quả! Ngoài ra, bố thí cho thú vật có ân với người – cho quả khác hơn với thú vật không có ân với người! Có ân thì phước lớn hơn! Bố thí cho thú vật hiền lành phước báu lớn hơn các loại động vật hoang dã, độc hại, hung bạo – như rắn rít, cọp beo. Với người đói khổ, nghèo nàn nhưng tâm tánh hiền lành, chất phác, quả phước chắc hẳn lớn hơn kẻ ngu si, ác độc, hung dữ!

Này chư tỳ-khưu và hai hàng cư sĩ áo trắng! Đức Phật nói tiếp - Và sau đây là bảy loại tập-thể-thí, phước quả bao giờ cũng thù thắng hơn mười bốn cá-nhân-thí vừa rồi:

Thứ nhất, thù thắng, vĩ đại và cao thượng nhất là cúng dường đến giáo đoàn tăng đông đảo, có cả Như Lai.

Thứ hai, cúng dường đến giáo đoàn tăng đông đảo – không có Như Lai.

Thứ ba, cúng dường đến hội chúng tăng trong một ngôi chùa, một tịnh xá, một tự viện.

Thứ tư, cúng dường một chúng tỳ-khưu do tăng phân phối, chỉ định.

Thứ năm, cúng dường một số đông tỳ-khưu, tùy theo sức mình, không lựa chọn.

Thứ sáu, cúng dường bốn năm vị tỳ-khưu trở lên do tăng chỉ định.

Thứ bảy, cúng dường một vị tỳ khưu tại tư gia do tăng chỉ định.

Người cúng dường trong bảy loại tập-thể-thí ấy - sở dĩ cao thượng, thù thắng, vì họ không hề nghĩ đến mình, nhân quả của mình – mà chỉ nghĩ đến Tam Bảo, lợi ích của Tam Bảo; chỉ nghĩ đến tập thể tăng, hộ độ tăng, lợi ích cho tăng; chỉ nghĩ đến sự phát triển giáo pháp thịnh mãn trong tương lai. Cho đến nỗi, khi họ thỉnh một vị về nhà - do tăng chỉ định - vị ấy phá giới, không có giới, họ cũng không quan tâm, không phân biệt, chỉ nghĩ là cúng dường đến tăng – thì phước báu ấy được trải dài cả a-tăng-kỳ kiếp! Tại sao vậy? Vì cá nhân thì có kẻ tốt, người xấu, có giới và không giới - nhưng tăng là đại biểu cho một hội chúng thánh phàm tăng quá khứ, thánh phàm tăng hiện tại, thánh phàm tăng đương lai - hội chúng tăng ấy bao giờ cũng thanh tịnh!

Thời pháp của đức Phật như một trận mưa lành mát mẻ làm cho tất cả mọi người thấy rõ sâu cạn, xa gần, gốc ngọn, nhân quả của sự bố thí - nhất là lệnh bà Gotamī - bà đã vô cùng hoan hỷ.

Đức Phật biết còn có chuyện nên lặng lẽ mỉm cười khi thấy lệnh bà dâng tam y đến ngài Sāriputta. Tôn giả không thọ nhận, mỉm cười nói: “Lệnh bà nên dâng cho vị khác, tôi đã có đủ ba y”. Đến lượt tôn giả Mahā Moggallāna, ngài cũng nói: “Tôi cũng đã có đủ ba y rồi”. Tôn giả Mahā Kassapa thì mỉm cười: “Tôi đã quen mặc y vải lượm, sẽ có vị khác cần hơn”. Rồi cứ thế, bộ tam y quý giá được trôi chảy qua mấy chục vị trưởng lão, lướt qua mấy trăm vị tân tỳ-khưu rồi dừng lại nơi vị tỳ-khưu vừa mới thọ giới... Lệnh bà Gotamī thấy mình tủi thân, buồn muốn khóc!

Biết tâm tư của lệnh bà, đức Phật sẵn có cái bát gần bên, ngài cầm lên tay, lâm râm chú nguyện rồi thảy cái bát ra giữa quãng không, cái bát biến mất... Ngài nói:

- Ở nơi này, vị tỳ-khưu nào có thần thông lực, có đại thần thông lực, hãy đi tìm kiếm giúp cái bát ấy rồi mang về đây cho Như Lai!

Thế rồi, tôn giả Sāriputta xin phép đức Phật, vận dụng thần thông lực bay khắp tam thiên, đại thiên thế giới, trở về, thưa là không thể tìm ra! Tôn giả Mahā Moggallāna, bậc đệ nhất thần thông, sau khi tìm không ra, bay lên cõi Phạm thiên, Đẩu-suất, Đao-lợi... hỏi chúa các vị trời – cũng không thấy! Rồi lần lượt các vị khác, cũng thử vận may, và dĩ nhiên là không thể...

Đức Phật thấy cả hội chúng bất lực, ngài nói:

- Này Ajita - vị tân tỳ-khưu bất đắc dĩ nhận bộ tam y quý báu – Ông có thể cầu may hoặc do phước của ông, đi tìm cái bát của Như Lai xem thử thế nào!

Tân tỳ-khưu Ajita rúng động, tự nghĩ:“Thật là chuyện hy hữu, diệu kỳ, phi thường thay! Tất cả các ngài đều là những bậc thánh nhân vô lậu, đều là những vị đại A-la-hán, đại thần thông lực – đi tìm không ra cái bát! Còn ta là ai, ta là gì, một kẻ phàm phu thiểu trí, vô năng, tham sân phiền não dẫy đầy - đức Thế Tôn lại bảo ta hãy đi tìm bát? Cái thấy biết bất khả tư nghì của đức Tôn Sư chắc là có duyên cớ gì đây, vậy ta hãy nghe lệnh ngài!” Nghĩ thế xong, tâm tư Ajita phát sanh phỉ lạc chưa từng có, đến đảnh lễ đức Phật rồi bước ra hiên, ngó lên không trung, phát lời đại nguyện: “Nếu tôi xuất gia theo giáo pháp của đức Thế Tôn – mà vì lý do kiếm tìm hỷ mãn tứ sự, tham cầu hỷ đắc danh vọng, lợi dưỡng – thì xin cho cái bát đừng trở lại tay tôi! Nhược bằng, tôi xuất gia có tâm thành tín, trong sạch, cần cầu nỗ lực tấn tu phạm hạnh, mục đích diệt trừ tham sân phiền não, chứng đắc đạo quả vô thượng, độ mình, độ người – thì xin cho cái bát hãy rơi xuống tay tôi!”

Sau lời nguyện, điều phi thường xảy ra: Không biết từ đâu đó, cái bát của đức Phật đã nằm trên tay của thanh niên tân tỳ-khưu Ajita!

Hội chúng trông thấy hiện tượng kỳ diệu, vô cùng hoan hỷ! Riêng lệnh bà Gotamī thì bao nhiêu thương thân tủi phận đều tiêu tan, một ý nghĩ như ánh sáng tuệ bừng lên: “Chỉ một vị tân tỳ-khưu mà oai lực đã như thế - huống hồ là uy đức của hội chúng tăng đoàn gồm có cả đức Phật? Ồ! Ta đã hiểu giá trị của tập thể thí rồi!”

Muốn để cho niềm vui của lệnh bà được hỷ mãn, đức Phật chợt tuyên bố:

- Vị tân tỳ-khưu Ajita trẻ tuổi này – mai sau sẽ là một vị Phật, một đức Chánh Đẳng Giác oai lực vô song, có ngoại hiệu là Metteyya! Như vậy là di mẫu không những vừa cúng dường bộ tam y quý giá lên tăng – mà còn cúng dường lên một vị Phật hậu lai nữa!

Lệnh bà Gotamī sụp lạy, vô cùng tri ân; đến đây, bà mới hiểu trọn vẹn sự dụng tâm chu đáo, vô lượng bi mẫn của đức Toàn Giác đối với bà.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2020(Xem: 6570)
Tại Việt Nam, nơi có dân số khoảng 97 triệu nhân khẩu, Vương quốc Campuchia với dân số khoảng 16,24 người, đều không có trường hợp tử vong do đại dịch Virus corona chủng mới. Tại Vương quốc Thái lan, nơi có dân số 70 triệu người, có 58 người tử vong do nhiễm Covid-19 (Lưu ý: So với Vương quốc Anh, nơi có dân số gần 66 triệu người, đã có hơn 45.000 người chết). Về việc phòng chống đại dịch Virus corona, tại sao các quốc gia nêu trên lại hoạt động phòng chống đại dịch tốt hơn các quốc gia khác trên thế giới? Họ đều là những quốc gia Phật giáo. Sự thành công của công tác phòng chống đại dịch hiểm ác này có liên quan gì đến văn hóa Phật giáo bản địa không?
10/07/2020(Xem: 8171)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
09/07/2020(Xem: 7205)
Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là mục tiêu tu hành: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Những điều này là căn bản làm người, là nền tảng tu hành, và là tiêu chuẩn của chánh quyền. Sáu Đại Tông Chỉ này là sáu con đường sáng. Nếu nhớ được sáu đại tông chỉ này, quý vị có thể thành Phật. Tôi đưa ra sáu đại tông chỉ này cho những người muốn thành Phật, thành Bồ Tát, muốn thành Thanh Văn, A La Hán. Đây là những tông chỉ quan trọng nhất. Nếu thực hành được, quý vị có thể dùng suốt đời, mà vẫn không tận dụng hết được!
08/07/2020(Xem: 6357)
Không còn nghi ngờ gì nữa, khẩu trang đã đóng một vai trò trung tâm trong các chiến lược đối đầu với dịch bệnh COVID-19 của chúng ta. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa SARS-CoV-2 mà còn nhiều loại virus và vi khuẩn khác. Cũng không khó để nhận ra rằng khẩu trang đã và đang có xu hướng trở thành quà tặng, chương trình khuyến mãi của nhiều hoạt động kinh doanh. Chạy đua xu hướng "bán hàng tặng kèm khẩu trang", trên các website thương mại điện tử, nhiều gian hàng cũng đua nhau áp dụng hình thức kinh doanh này. Kết quả như thế nào? Nhiều gian hàng đã thấy được hiệu quả rõ rệt khi lượt khách đặt mua tăng mạnh, họ đã vượt qua cơn ế ẩm nhờ tặng kèm khẩu trang. Tương tự, các nhà hàng, tiệm nails, cửa hàng…đều đang theo xu hướng tặng khẩu trang cho khách, vừa để tuân theo trật tự “bình thường mới” trong xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của cả khách hàng và chính mình. Thử tưởng tượng, quý vị bước vào một tiệm nails nhưng quên mang theo khẩu trang, không sao, nhân viên mang cho quý vị m
05/07/2020(Xem: 4873)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, trong một ngôi làng gọi là Taktser ở đông bắc Tây Tạng, trong một gia đình nông dân. Đức Thánh Thiện được công nhận vào lúc hai tuổi, phù hợp với truyền thống Tây Tạng, như tái sanh của người tiền nhiệm, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Đức Phật Từ Bi, nguyện tái sanh để phụng sự loài người. Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là “Đại dương của trí tuệ.” Người Tây Tạng thường liên hệ đến Đức Thánh Thiện như Yeshe Norbu, “Viên ngọc ước,” hay đơn giản là Kundun, có nghĩa là “Thị Hiện.”
25/06/2020(Xem: 6553)
Câu nói: ướp xạ xông hương như đã trở thành quen thuộc với mọi người nên cũng chẳng mấy ai quan tâm tới, tuy nhiên áp dụng “xông ướp” vào huân tập là điều không đơn giản, nên cần phải quan tâm sâu rộng hơn tới hai điểm: thứ nhất là từ Hán Việt có những nghĩa: tập nhiễm, xông ướp, in sâu nơi tâm thức; thứ hai là khó hiểu, vì không thể hình dung rõ ràng. Huân tập là động từ như lực làm thay đổi tâm sinh lý con người rất tinh vi nên cần phải gia tâm hơn, vì nó ảnh hưởng về hai mặt tiêu cực và tích cực, cũng như thiện và bất thiện.
24/06/2020(Xem: 5142)
Tạo ra một cuộc sống Hạnh phúc cho riêng bản thân và gia đình là ưu tiên hàng đầu của hầu hết người Mỹ. Mặc dù những điều cụ thể làm cho chúng ta Hạnh phúc có thể khác nhau đối với mỗi chúng ta, nhưng tất cả chúng ta đều biết Hạnh phúc khi chúng ta trải nghiệm nó: Đó là cảm giác hài lòng chung mà chúng ta đang sống một cuộc sống có mục đích, thỏa mãn.
24/06/2020(Xem: 5597)
Một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với tư thế ngồi cao 13,7 mét (45-foot) được dựng lên ở khu Chittagong Hill, Bangladesh trên cơ sở của ngôi Già lam Tainkhalipara Sanghamitva Seva Sangha Vihar (TSSSV) đã trở thành một biểu tượng của sự hợp nhất cộng đồng trong một khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sự xung đột và bất ổn.
24/06/2020(Xem: 5754)
Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa lịch sử và khảo cổ học cho biết, những bức bích họa tranh tường màu sắc rực rỡ và tàn tích Phật giáo được khai quật tại Cộng hòa Uzbekistan, một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3, đã làm sáng tỏ sự hấp dẫn về sự lan tỏa nghệ thuật Phật giáo dọc theo con đường tơ lụa cổ đại.
24/06/2020(Xem: 8463)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]