Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Mùa An Cư thứ tư

26/10/201320:20(Xem: 28895)
17. Mùa An Cư thứ tư

Mot cuoc doi bia 02



MÙA AN CƯ THỨ TƯ

(Năm 584 trước TL)




Tứ Đại Thiên Vương






Tin đức Phật về, cả Rừng Trúc như xôn xao hẳn lên. Dường như nắng thì trong hơn, dịu hơn và mây bay cũng nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Rồi muôn chim chợt nhiên ca hót vang lừng. Sự sống trôi chảy dạt dào, tuôn tràn khắp đầu cây ngọn cỏ. Tôn giả Uruvelākassapa, Bhaddiya và Mahā Moggallāna dẫn theo Nanda và Rāhula đi đón ngài.

Cả hai nhóm tỳ-khưu đảnh lễ nhau rồi theo sự hướng dẫn của tôn giả Mahā Moggallāna, họ tản mác đến các cốc liêu đã được sắp đặt sẵn.

Sau khi thăm hỏi các vị trưởng lão, đức Phật ngồi xuống cho vừa tầm Rāhula, cất giọng dịu dàng:

- Con học được có nhiều không, Rāhula?

- Nhiều lắm, bạch đức Thế Tôn! Rồi chú bé sa-di liến thoắng tiếp – Tôn giả Mahā Moggallāna dạy hài nhi nhiều lắm, không những bắt học thuộc mà còn thực hành! Hài nhi còn được đi bát nữa. Đức vua Seniya Bimbisāra và hoàng hậu Videhi thường cho thị nữ mang đến cho hài nhi rất nhiều thực phẩm ngon, có cả mật, đường, sữa và rất nhiều trái cây!

- Nếu con dùng không hết thì phải làm sao?

- Trước khi dùng, hài nhi lựa thứ gì ngon nhất, tốt nhất dâng thầy, các vị trưởng lão và cả chú Nanda nữa!

- Ừ, vậy là ngoan lắm!

Rāhula nụ cười tươi rạng, gật đầu; trông có vẻ ốm gầy nhưng khá rắn rỏi. Đức Phật nắm tay Rāhula bước đi.

- Thế nào hở Nanda? Đức Phật quay qua nói chuyện với ông hoàng si tình - Ở đây khung cảnh mát mẻ, thanh bình; tâm các vị trưởng lão cũng thanh bình và mát mẻ! Còn ông, tại sao, ngọn lửa nào - lửa ngọn hay lửa than - cứ thiêu đốt tim gan làm cho sắc mặt ông héo khô và tàn tạ như thế?

- Đệ tử sẽ cố gắng! Nanda cúi đầu đáp - Sẽ cố gắng nhiều hơn nữa!

- Không cần phải cố gắng nhiều lắm đâu, Nanda! Đức Phật ân cần giáo giới - Chỉ việc thở thôi, thở cho điều hoà; và chỉ cần an trú liên tục, nhất tâm trên hơi thở - thì lửa ngọn, lửa than gì chúng cũng tự động tắt ngấm! Đừng tự hại mình nữa, Nanda!

Tỳ-khưu Nanda cảm thấy rất hổ thẹn, nhưng vì lửa lòng vẫn chưa tắt, chưa nguôi! Còn đức Phật thì thấy chưa phải thời, nên không nói nhiều.

Qua mùa nắng mà Trúc Lâm vẫn xanh tốt. Đây đó có đào thêm giếng. Các công trình nơi này nơi khác dường như có gia cố thêm cho chắc bền hơn.

Tại hương phòng, thị giả Upavāna đã đốt hai ngọn nến để hút khí ẩm, xông một lò trầm để xua khí tạp. Đức Phật ngồi lắng nghe công việc tại Trúc Lâm trong gần bốn tháng qua do tôn giả Mahā Moggallāna tường trình. Đức Phật hài lòng vì Trúc Lâm vẫn phát triển bình thường, còn có thêm mấy trăm tân tỳ-khưu tại kinh thành và các nơi khác gởi về. Đức Phật đặc biệt lưu ý các tôn giả Mahā Moggallāna, Uruvelākassapa, Bhaddiya - đối với một số tỳ-khưu mới gia nhập; họ thiếu trình độ giáo dục sơ đẳng, tính khí nông nổi, cả tác phong và tư cách lúc ăn nói, lúc trì bình khất thực dễ làm mất niềm tin của đại chúng. Điều này quan trọng lắm đấy! Phải lưu tâm nhắc nhở, giáo giới họ một cách thường xuyên. Như vậy là chúng ta còn thiếu giáo thọ sư. Sau an cư mùa mưa, phải rút Sāriputta và một số các trưởng lão ở các nơi khác về đây phụ giúp. Kỳ Viên chừng hơn mươi năm sau mới hội đủ nhân duyên phát triển. Lại nữa, trong mấy năm tới, các quốc độ bên bờ Bắc sông Gaṅgā sẽ có rất nhiều việc làm, các vị tỳ-khưu A-la-hán ưu tú phải phát tâm, phải khởi tâm, phải vận dụng từ, nhẫn, xả và các phương tiện trí nhiều hơn nữa! Hiện nay, các lực lượng chống đối yên lắng một thời gian nhưng vẫn còn âm ỉ ở đâu đó, có lẽ phải hỗ trợ thêm duyên lành, ít năm sau, ở vùng này mới yên được.

Hôm kia, đức Phật trì bình khất thực một mình, sau đó lên thẳng núi Gijjhakūṭa (Linh Thứu), ở trong một hang đá. Đêm ấy, ngài phóng hào quang sáu màu, vì biết là hội chúng chư thiên và phi nhơn đã đến. Thêm vào đó, núi Linh Thứu cũng sáng rực lên bởi thần lực của chư thiên. Tứ đại thiên vương dẫn thuộc hạ tuỳ tùng đến rất đông, trình diện đức Phật một số thần dân đại biểu để đảnh lễ ngài, chào mừng ngài, tán thán ngài và dĩ nhiên còn muốn nghe pháp nữa.

Đa văn thiên vương (Vessavaṇa) cai quản phương bắc - có thân màu lục, vương bào, y giáp, mũ miện đều màu lục; tay phải cầm cờ chiến thắng, trên tay trái có con chuột màu bạc phun ngọc. Tháp tùng Bắc thiên vương có rất nhiều chư thiên, dạ-xoa và loài kim-xí-điểu Suppanna và Citrā (1). Tăng trưởng thiên vương (Virūḷha), trị vì phương nam - có thân màu xanh, vương bào, y giáp, mũ miện đều màu xanh; tay cầm thanh gươm xanh - biểu tượng trí tuệ chém vô minh. Tháp tùng Nam thiên vương cũng rất đông chư thiên, dạ-xoa và cưu-bàn-trà (Kumbhaṇḍa) (2)Trì quốc thiên vương (Dhataraṭṭa), lãnh nhiệm phương đông - có thân màu trắng, vương bào, y giáp, mũ miện đều màu trắng; tay cầm cây đàn đặc biệt của cõi trời - mỗi lần đàn lên là làm cho tâm của người nghe trở nên thanh tịnh. Tháp tùng Đông thiên vương cũng có hằng trăm chư thiên, dạ-xoa và rất đông càn-thát-bà (Gandhabha) (1)với rất nhiều cây đàn hình thù kỳ dị - đủ để tạo nên một dàn nhạc vi diệu! Thứ tư là Quảng mục thiên vương (Virūpakkha) – có thân màu đỏ, vương bào, y giáp, mũ miện đều màu đỏ; tay phải cầm con rắn canh giữ ngọc maṇi. Tháp tùng Tây thiên vương cũng có cả một hội chúng chư thiên, dạ-xoa và rất nhiều rồng (Nāga) (2). Cả bốn hội chúng này vân tụ đầy đặc cả không gian. Một số đến chỉ vì tò mò, muốn chiêm ngưỡng quý tướng và mỹ tướng của đức Thế Tôn. Một số đến chỉ muốn hợp tấu vài khúc nhạc để ca tụng tán thán oai đức của bậc Toàn Giác đã chấn động các cõi trời. Một số dạ-xoa chưa có đức tin thì hờ hững, đứng một bên hoặc bỏ đi ra bên ngoài. Còn một số đông thiên chúng, dạ-xoa, sau khi nghe pháp, họ đồng thuận quy y rồi phát lời nguyện hộ trì Tăng chúng, Giáo pháp cho được dài lâu...

Hoan hỷ về thời pháp, kính ngưỡng hào quang thù thắng của đức Phật; Trì quốc thiên vương nâng cây đàn lên - như vị nhạc trưởng điêu luyện, với mấy ngón tay bạch ngọc vừa vuốt nhẹ dây đàn - là cả giàn âm thanh của càn-thát-bà như đồng lúc khởi tấu một khúc nhạc chưa hề có ở nhân gian. Và lạ lùng làm sao, đằng sau âm điệu du dương, trầm bổng là mùi hương của cây, của lá, của hoa, của những hương liệu dị kỳ tỏa ngát giữa không gian! Chưa thôi, giữa dòng âm thanh như những làn sóng thanh khí, mềm mại, uyển chuyển, dịu dàng như nâng bổng tâm hồn lên cao, lên cao mãi, như hòa nhập với mây xanh là lời ca phiếu diễu, phiêu bồng bằng ngôn ngữ của cõi trời - không phải ai cũng nghe được, cũng hiểu được...

Đức Phật mỉm nụ hoa sen - lắng nghe thử mấy ông trời nhạc sĩ này ca tấu cái gì...

Họ ca rằng:

“- Ôi! diễm tuyệt làm sao!

Huyền nhiệm xiết bao!

Như vầng mây trắng

Kết thành đài hoa

Ngườihiện xuống giữa trần gian

Sạch trong, vô nhiễm!

Như hạo khí nghiêng chao đỉnh Sineru

Nghiêng chao thiên vương bốn cõi

Ngườibước ra khỏi Marā

Bước ra khỏi vô minh tối ám!

Như một mặt trời

Như một vầng trăng

Hợp hôn giờ hoàng đạo

Giáo pháp bất tử của Người

Ban phát bởi từ tâm và trí tuệ

Lừng lững giữa vô cùng

Lừng lững giữa thế gian

Lừng lững không thời gian

Chưa bao giờ lặn tắt!”

Đến ngang đây thì âm ba, cung bậc thay đổi đột ngột, như réo rắt hơn, dìu dặt hơn, tình tứ hơn:

“- Ôi! người ôi!

Có thấy chăng,

Như chiếc cầu vồng lung linh bảy sắc

Vút qua giữa nghìn trùng hư vô

Vút qua giữa bít bùng khổ đau, sự chết

Để đón em-bất-diệt-vô-sanh

Để đón tình yêu Nibbāna tinh khôi, vĩnh cửu!

Chàng càn-thát-bà hát ca

Nàng dạ-xoa khiêu vũ

Từ cung điện miền Đông dập dờn xiêm lụa

Đến bảo tháp non Tây yêu kiều tiên nữ

Và cả Bắc, Nam thánh thót cung đàn

Ôi trái tim, nhịp đập miên man

Trào cảm xúc hương mạn-thù thơm ngát 

Víu bắt hạt sương

Như đôi mắt em long lanh, tinh anh, trong suốt

Víu bắt niềm vui

Như mùa xuân em - tươi rạng nụ cười

Và nắng ấm sát-na tâm

Lấp lánh tiếng lời

Cho từng hạt bụi đời

Thành giọt bảo châu trong vắt!”

Đến đây thì ca từ, âm tiết có vẻ chậm rãi, yên bình và thanh thản:

“- Ôi!

Trần gian có nghe chăng,

Ngàn lá, ngàn hoa nẩy hương, nẩy ngọc

Và gió và mây hòa chan, náo nức

Biển thẳm, non sâu phơi phới, hỷ hoan

Giáo hội đức Tôn Sư mở sáng con đường

Vô lượng a-tăng-kỳ cung nghinh, chiêm bái

Hãy lắng nghe ca từ

Chim Ca-lăng-tần-già líu lo, mê mải

Tán thán Người- nhân cách thiên thu!

Tán thán Người- mở xiềng xích ngục tù

Cho vô lượng chúng sanh

Duyên lành siêu thoát

Cho trời và người thanh bình, an lạc!”

Khúc hợp xướng chấm dứt, cả bốn hội chúng đồng reo hò rung chuyển cả không gian.

Đức Phật nói:

- Này, Trì quốc thiên vương! Ngươi và hội chúng càn-thát-bà của ngươi ca tụng, tán thán Như Lai – mà sao ở đấy có lẫn lộn một khúc tình ca như thế?

- Chúng đệ tử chỉ biết cúng dường bằng ngôn ngữ và âm thanh – Trì quốc thiên vương đáp - Và đấy là tấm lòng của chúng đệ tử - bạch đức Thế Tôn!

- Nó hay đấy! Đức Phật mỉm cười – Như Lai mong rằng, các ngươi “hộ trì chánh pháp” cũng hay như thế!

Tứ đại thiên vương đồng khấu đầu phát nguyện:

- Tất thảy chúng đệ tử sẽ đồng tâm hộ trì Tam Bảo và hộ trì quốc độ! Tuy nhiên, bạch đức Thế Tôn! Trong hội chúng do chúng con cai quản vẫn còn rất nhiều dạ-xoa nhiều thần lực và ít thần lực; chúng không tin tưởng Tam Bảo, vẫn đang còn sống với ác giới, bất chánh, tà tâm... Chuyện đã xảy ra, đang xảy ra, nơi này và nơi kia – chúng hủy báng Tam Bảo, phá rối sự tu tập của tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, sa-di, sa-di-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di... Vậy, trong bốn chúng, khi đang an cư tu tập ở bất cứ đâu, dẫu trong rừng sâu, động vắng, nghĩa địa, miếu hoang, giữa xóm làng... nếu cảm thấy bất an, sợ hãi, cảm giác sợ phi nhân quấy phá thì xin đức Thế Tôn cho phép họ đọc to lên, đọc tụng lớn tiếng tên của những dạ-xoa, đại dạ-xoa, quân sư, đại quân sư có nhiều oai lực, có nhiều thần lực sau đây, thì tức khắc sẽ được an ổn. Đó là: “ Inda, soma, vā varuna, Bhāradvaja, Pajāpati, Candana, Kāmasettha, Khinnughandu, Nighandu, Panāda vā Opamanna.”(1)

Đức Phật chấp thuận. Họ vô cùng hoan hỷ, đảnh lễ ngài rồi biến mất giữa không gian.

Một tháng an cư diễn ra bình thường. Đức Phật thuyết rất nhiều thời pháp ở đây và cũng rất nhiều thời pháp ở núi Linh Thứu. Đặc biệt, đức Phật thuyết một thời pháp nói về trị quốc, an dân; phải cải cách chính sách cho dân giàu nước mạnh, muôn người an vui, hạnh phúc - tại triều đình đức vua Seniya Bimbisāra, gồm mười điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất là rà soát lại các tội tử hình, tội chung thân khổ sai, giảm miễn các hình phạt quá đau đớn về thân thể. Các hình thức như lóc thịt, năm ngựa phanh thây, chặt đầu ba khúc, chặt chân, chặt tay... đều phải bị bãi bỏ; chỉ gia trọng tội hình bằng cách tăng gia sản xuất, làm việc tại các xưởng công nghệ; và do thành quả lao động, các năm tù tội sẽ được giảm khinh.

Thứ hai là các ông chủ ngân hàng giảm bớt tiền cho vay quá nặng lãi; các ông chủ nghiệp đoàn, chủ các công nghệ, công xưởng phải trả đồng lương cho thầy thợ tương ứng khả năng và sức lao động để cho họ đủ ăn đủ mặc.

Thứ ba là tôn kính, cúng dường các sa-môn, đạo sĩ; giữ gìn truyền thống văn hóa, các phong tục, mỹ tục, các lễ tiết, lễ hội, cúng tế tổ tiên và mùa màng!

Thứ tư, người cày phải có ruộng, giảm thuế nông nghiệp, cung cấp phân, giống và hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Khuyến khích các ngành nghề thủ công. Giảm bớt thuế má lâm sản, khoáng sản và hải sản.

Thứ năm là cấm ngược đãi, áp bức nữ giới; đối xử tốt với gia nhân, người làm công, giới chiên-đà-la.

Thứ sáu là khuyến khích sự học cho con em, cấm bóc lột sức lao động trẻ em.

Thứ bảy là lập các trại chẩn bần, cứu tế, mở bệnh xá - chữa bệnh và cấp phát thuốc men cho dân.

Thứ tám, mở thêm các hí trường lộ thiên, các nhà nghỉ cộng cộng, cơ sở vệ sinh; làm thêm các công viên, vườn hoa, trồng thêm cây xanh.

Thứ chín, nạo vét kênh mương, đào thêm giếng nước ở các trấn thành cũng như ở xóm làng.

Thứ mười, cấm buôn bán người làm nô lệ. Cấm giết súc vật để cúng tế.

Do chính sách cải cách tiến bộ, vì dân và cho dân thật sự - được giáo hóa bởi đức Phật nên uy tín của giáo hội ăn sâu vào quần chúng. Các giáo phái khác ở đây vẫn được đức vua tôn trọng, đối xử công bằng – nhưng họ cũng bị co cụm dần trước sự phát triển lớn mạnh của giáo pháp chơn chánh đầy lẽ phải và tình thương giữa cuộc đời và trong lòng người.




(1)- Loài hóa sanh - phước báu thù thắng hơn loại do noãn, thai và thấp sanh – uy lực hơn cả loài rồng.

(2)- Là những vị thiên đặc biệt có khả năng đàn, ca, xướng, hát; có vị trú hương rễ cây, có vị trú hương lõi cây, có vị trú hương giát cây, có vị trú hương của hoa, có vị trú hương của vị, có vị trú hương của hương - đời sống tinh thần khá thanh khiết, phước báu cao hơn cõi người rất nhiều..

(1)Loại hóa sanh, phước báu thù thắng hơn các loại rồng do noãn, thai, thấp sanh (Tất cả những phi nhơn này có nhiều dị bản giải thích khác nhau; và tên gọi quỷ, thần hoặc dạ-xoa – có khá nhiều sai khác).

(2) Các loài rồng, cách giải thích cũng tương tợ trên.

(1)Xem thêm Trường bộ kinh II, kinh Ātanatiya.. Ở đây chỉ trích một ít – là dấu hiệu sớm nhất của Mật tông sau này!

Tham khảo: Kinh Đại hội, Trường A-hàm, Tuệ Sỹ dịch và chú, NXB Phương Đông, năm 2008 – có dấu ấn Mật tông rất rõ – do Hán tạng phiên âm chứ không dịch nghĩa. Kinh tương đương của Nikāya thì rất mờ nhạt về Mật tông.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2020(Xem: 6570)
Tại Việt Nam, nơi có dân số khoảng 97 triệu nhân khẩu, Vương quốc Campuchia với dân số khoảng 16,24 người, đều không có trường hợp tử vong do đại dịch Virus corona chủng mới. Tại Vương quốc Thái lan, nơi có dân số 70 triệu người, có 58 người tử vong do nhiễm Covid-19 (Lưu ý: So với Vương quốc Anh, nơi có dân số gần 66 triệu người, đã có hơn 45.000 người chết). Về việc phòng chống đại dịch Virus corona, tại sao các quốc gia nêu trên lại hoạt động phòng chống đại dịch tốt hơn các quốc gia khác trên thế giới? Họ đều là những quốc gia Phật giáo. Sự thành công của công tác phòng chống đại dịch hiểm ác này có liên quan gì đến văn hóa Phật giáo bản địa không?
10/07/2020(Xem: 8171)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
09/07/2020(Xem: 7205)
Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là mục tiêu tu hành: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Những điều này là căn bản làm người, là nền tảng tu hành, và là tiêu chuẩn của chánh quyền. Sáu Đại Tông Chỉ này là sáu con đường sáng. Nếu nhớ được sáu đại tông chỉ này, quý vị có thể thành Phật. Tôi đưa ra sáu đại tông chỉ này cho những người muốn thành Phật, thành Bồ Tát, muốn thành Thanh Văn, A La Hán. Đây là những tông chỉ quan trọng nhất. Nếu thực hành được, quý vị có thể dùng suốt đời, mà vẫn không tận dụng hết được!
08/07/2020(Xem: 6358)
Không còn nghi ngờ gì nữa, khẩu trang đã đóng một vai trò trung tâm trong các chiến lược đối đầu với dịch bệnh COVID-19 của chúng ta. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa SARS-CoV-2 mà còn nhiều loại virus và vi khuẩn khác. Cũng không khó để nhận ra rằng khẩu trang đã và đang có xu hướng trở thành quà tặng, chương trình khuyến mãi của nhiều hoạt động kinh doanh. Chạy đua xu hướng "bán hàng tặng kèm khẩu trang", trên các website thương mại điện tử, nhiều gian hàng cũng đua nhau áp dụng hình thức kinh doanh này. Kết quả như thế nào? Nhiều gian hàng đã thấy được hiệu quả rõ rệt khi lượt khách đặt mua tăng mạnh, họ đã vượt qua cơn ế ẩm nhờ tặng kèm khẩu trang. Tương tự, các nhà hàng, tiệm nails, cửa hàng…đều đang theo xu hướng tặng khẩu trang cho khách, vừa để tuân theo trật tự “bình thường mới” trong xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của cả khách hàng và chính mình. Thử tưởng tượng, quý vị bước vào một tiệm nails nhưng quên mang theo khẩu trang, không sao, nhân viên mang cho quý vị m
05/07/2020(Xem: 4874)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, trong một ngôi làng gọi là Taktser ở đông bắc Tây Tạng, trong một gia đình nông dân. Đức Thánh Thiện được công nhận vào lúc hai tuổi, phù hợp với truyền thống Tây Tạng, như tái sanh của người tiền nhiệm, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Đức Phật Từ Bi, nguyện tái sanh để phụng sự loài người. Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là “Đại dương của trí tuệ.” Người Tây Tạng thường liên hệ đến Đức Thánh Thiện như Yeshe Norbu, “Viên ngọc ước,” hay đơn giản là Kundun, có nghĩa là “Thị Hiện.”
25/06/2020(Xem: 6553)
Câu nói: ướp xạ xông hương như đã trở thành quen thuộc với mọi người nên cũng chẳng mấy ai quan tâm tới, tuy nhiên áp dụng “xông ướp” vào huân tập là điều không đơn giản, nên cần phải quan tâm sâu rộng hơn tới hai điểm: thứ nhất là từ Hán Việt có những nghĩa: tập nhiễm, xông ướp, in sâu nơi tâm thức; thứ hai là khó hiểu, vì không thể hình dung rõ ràng. Huân tập là động từ như lực làm thay đổi tâm sinh lý con người rất tinh vi nên cần phải gia tâm hơn, vì nó ảnh hưởng về hai mặt tiêu cực và tích cực, cũng như thiện và bất thiện.
24/06/2020(Xem: 5142)
Tạo ra một cuộc sống Hạnh phúc cho riêng bản thân và gia đình là ưu tiên hàng đầu của hầu hết người Mỹ. Mặc dù những điều cụ thể làm cho chúng ta Hạnh phúc có thể khác nhau đối với mỗi chúng ta, nhưng tất cả chúng ta đều biết Hạnh phúc khi chúng ta trải nghiệm nó: Đó là cảm giác hài lòng chung mà chúng ta đang sống một cuộc sống có mục đích, thỏa mãn.
24/06/2020(Xem: 5597)
Một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với tư thế ngồi cao 13,7 mét (45-foot) được dựng lên ở khu Chittagong Hill, Bangladesh trên cơ sở của ngôi Già lam Tainkhalipara Sanghamitva Seva Sangha Vihar (TSSSV) đã trở thành một biểu tượng của sự hợp nhất cộng đồng trong một khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sự xung đột và bất ổn.
24/06/2020(Xem: 5754)
Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa lịch sử và khảo cổ học cho biết, những bức bích họa tranh tường màu sắc rực rỡ và tàn tích Phật giáo được khai quật tại Cộng hòa Uzbekistan, một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3, đã làm sáng tỏ sự hấp dẫn về sự lan tỏa nghệ thuật Phật giáo dọc theo con đường tơ lụa cổ đại.
24/06/2020(Xem: 8466)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]