Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu Chuyện Thiền Ở Trúc Lâm - Huế

09/04/201317:36(Xem: 7022)
Câu Chuyện Thiền Ở Trúc Lâm - Huế


Câu Chuyện Thiền Ở Trúc Lâm - Huế
Điều ngự tử Tín Nghĩa

OnTrucLam


Ảnh này Ôn gởi cho Tín Nghĩa, chụp bên giò Ý thảo nở rộ toàn màu trắng.

Ngày còn ở quê nhà, tôi làm nghề gõ đầu trẻ từ Tiểu học lên Trung học, từ Huế vào Đà Nẵng. Sau tháng Tư đen, cũng như bao nhiêu nhà giáo lớp vào tù cải tạo, lớp vượt biên, lớp âm thầm sống cho qua ngày đoạn tháng. Trong số đó có bản thân tôi. Khi đang còn ở trong chúng Trúc Lâm, theo ẩn náu hạnh đức nghiêm từ của Sư phụ để tu tập tiếp. Hằng ngày, khi thì lên núi đốn củi, hái rau, khi thì làm nông thuyền, hòa đồng cuộc sống với đại đa số quần chúng trong giai đoạn đổi đời này. Tôi là vị tu sĩ đầu tiên ngồi lên máy cày để cày ruộng cho chùa và cày giúp cho một số chùa thiếu phương tiện như Hồng Ân, Khải Ân(quận Nam Hòa), Thiên Hưng, v.v… ; sau tôi là có thầy Hải Ấn, nay là ngôi vị Hòa thượng, Trú trì Tổ Đình Từ Đàm Huế và cũng là vị tu sĩ Bác sĩ duy nhất tại miền Trung Việt Nam.
Hằng ngày, ngoài công việc đồng áng, nông thuyền, tôi thường cùng với giáo sư Lê Văn Phước nghiên cứu và chơi Phong lan(Giáo sư Phước hiện giờ đang sinh sống với gia đình ở San Jose).Cũng nhờ anh Phước mà tôi biết nhiều về Phong lan và cũng vì được Sư phụ thích Phong lan nên tôi gần như được khuyến khích và đam mê. Những giò lan trước khi tôi ra đi gồm những giò tên tuổi như : Hồ điệp, Ý thảo, Hoàng phi điệp, Nhất điểm hồng, Nghinh xuân, Thủy tiên, Phượng vĩ, Nhện hùm, Thạch học, v.v.. Tôi có cả thảy trên ba mươi loại, đều ghi tên và ngày tháng có được, rất đầy đủ ; có giò thì treo lủng lẵng bằng gỗ mít, có giò thì để vào chậu đất nung, nhưng cũng treo lủng lẵng, chứ không để vào những chiếc đôn sành xưa ; vì : thứt nhấtlà không đủ những chiếc đôn để dùng,thứ hailà không đủ chỗ để bài trí. Nếu để thấp thì dễ bị những con sâu chiếu hay giun đất bò vào ăn những rễ non, chồi non mới ra, giò lan khó phát triển và có thể bị hư thối luôn. Còn một số khác trùng tên, nhưng không có chỗ để bài trí thì tôi gắn vào các cây gần nhà, phần lớn là những cây mít. Đến mùa Phong lan nở hoa, tất cả giàn phong lan trong sân chữ khẩu cùng trên những cây mít đều có hoa nở trắng hoặc vàng. Đẹp nhất là màu Hoàng phi điệp và Ý thảo. Ngày tôi đã ở hải ngoại, khi thành lập Tổ ình Từ Đàm Hải Ngoại tại Dallas rồi. Sư phụ tôi nghe được và vui mừng, ngài thương tình chụp một cái ảnh sát bên chậu Ý thảo treo ở nhà Tây, nơi Sư phụ tôi ngủ nghỉ và sau khi Ngài hậu Phật cũng thiết trì bàn thờ, Long vị và Di ảnh của Ngài ở gian giữa. Ngài biểu quý huynh đệ gởi ra cho Tín Nghĩa làm kỷ niệm, dù sao cũng là công hạnh của Tín Nghĩa. Hiện giờ bức ảnh ấy vẫn còn, và tôi cũng có ghép ảnh của tôi vào đó để gởi về Ngài làm lưu niệm năm Nhâm tuất - 1982. Bức ảnh ấy, ảnh lớn chính là của Ngài, ở giữa là giò lan Ý thảo và phần thấp thì một chiếc ảnh nho nhỏ của tôi mạo muội ghép vào.
Ở Hoa Kỳ tôi không thấy những thứ phong lan như vừa kể trên, đa phần là Hồ điệp đủ màu, hoa lớn hơn ở Việt Nam. Việt Nam hoa Hồ điệp cây nhỏ và thấp, hoa nhỏ, chỉ có màu tím than. Giò phong lan có đầu tiên tại Trúc Lâm là Hồ điệp, do một vị sư thân tín với Sư phụ chúng tôi kính tặng, nhưng chưa có hoa bao giờ. Chúng tôi chỉ thấy ở cây chính của vị sư kia mà thôi.
Cũng nhờ thích Phong lan, nên dễ dàng tìm đường vượt biên. Vì đi đến đâu, trước ghi-đong xe tôi cũng có một giò lan treo tòn ten. Những lúc đi vào vùng hơi lạ, sợ thiên hạ để ý, hoặc sợ chính quyền sở tại theo dỏi, thì giò lan là phương tiện trả lời nếu bị xét hỏi. Tình trạng xét hỏi như thế, tính đến ngày vượt biên ít nhất cũng trên hai chục lần. Lần nào cũng mất một giờ bị kiểm tra là chuyện thường. Đi riết rồi, anh chàng công an địa phương tên Luyến cũng dễ dàng và vui vẻ mỗi khi ra xã để xin cấp Giấy đi lại. Chàng công an này, quý thầy cô và dân vùng quanh Trúc Lâm đặt cho tôi một biệt danh là Ông Thầy Phong Lan. Đặc biệt anh chàng công an này, lúc mới đầu, đi vào chùa nào anh cũng gọi quý thầy cô là anh và chị ; nhưng quý thầy cô vui vẻ từ từ hướng dẫn cho anh ta biết lần và từ đó, mỗi khi gặp quý thầy cô cũng bắt đầu chấp tay niệm A Di Đà Phật theo thổ ngữ Quảng Bình.
Có một chuyện mà tôi không bao giờ quên cùng với anh chàng Luyến này là : Một đêm gần kỵ tổ Trúc Lâm, anh cũng la cà vào ngồi chơi với quý thầy. Anh vào chùa tự nhiên chứ không còn e dè như lúc chưa quen biết, nên anh vào chấp tay vái chào quý thầy và cùng ngồi chơi. Anh cũng lột súng để một bên cùng uống trà. Trong câu chuyện vui nói qua nói lại thì đồng cười xòa và quên là Sư phụ đang nghỉ ở liêu phòng, đã làm ồn lên. Từ trên liêu Sư phụ, ngài nghe khó chịu, đêm khuya, tuổi già khó ngủ, ngài đi xuống thấy tất cả ai ai cũng cười la ồn ào, Sư phụ tôi từ từ bước tới tặng quý thầy gần nhất một bạt tai, và Ngài còn cất tiếng :
- Đồ Cộng Sản.
Đại chúng thấy vậy, tất cả hơi xa tầm tay của ngài thì mạnh ai nấy chạy trốn kể cả chàng công an nầy.
Chúng tôi nghe ôn dạy : Đồ Cộng Sản, mà chàng Công an Luyến này là Cộng Sản thiệt, dân Quảng Bình cũng phải chạy.
Sau khi thấy không khí bắt đầu vắng lặng, anh chàng công an Cộng Sản thứ thiệt này hoàng hồn, nhè nhẹ lần mò vào chỗ ngồi cũ để tìm lại khẩu súng lục đã bỏ lại, lấy mang vào rồi còn chấp tay vừa vái chào quý thầy, vừa cười đưa hàm răng khểnh màu ngà, cởi xe đạp đi vào trong đêm tối một mình, dưới cơn mưa rả rích của tháng mười.
Chúng tôi, lớn nhỏ ra dấu hiệu bảo Cu Nóc đi vào thăm dò trước.(Cu Nóc là chú điệu nhỏ nhất chùa, chúng tôi đặt tên, nay là ngôi vị Thượng tọa Thích Phước Sơn,chùa Vạn Phước, Sài Gòn, một tay trống cừ khôi như Ôn Trúc Lâm vậy. Cũng là cháu gọi Ôn bằng Ông Nội chú).Chính tôi cũng đã từng dạy tán tụng cho chú. Khi tôi bước chân xuống thuyền để tìm tự do, thì chú vẫn còn là điệu chúng Trúc Lâm.
Ra đến hải ngoại này, mỗi lần tâm sự qua điện thoại hoặc gặp nhau với Pháp đệ Thượng tọa Thích Tâm Minh(hiện là Tọa chủ chùa Trúc Lâm tại Úc Đại Lợi)về chuyện Sư phụ dạy chúng. Hai chúng tôi cũng cười và cũng đồng lòng rằng bây giờ hai chúng ta thiếu một ân huệ và phước báu to lớn : Không còn được Ôn rược chạy như xưa. Rồi cũng đồng ý với nhau rằng : Ở Trúc Lâm mà không bị Ôn rược, không bị Ôn bạt tai là chưa phải chúng điệu Trúc Lâm. Chúng tôi thành thân đến ngày hôm nay là nhờ cái Rược, cái Bạt tai đầy thiền vị ấy.
Nhơn đây, tôi xin trích một đoạn ngắn của thầy Trung Hải Nhuận, viết trong cuốn Tưởng niềm về Ôn Mật Hiển như sau, qua bài“Biển Trời Cùng Xanh”
. . . “Ở xứ Huế vào những thập niên 60-70, hễ nghe đến chùa Trúc Lâm thì ai cũng thích vì cảnh trí thâm u, rừng thông rợp bóng, tiếng chim líu lo. Thế nhưng, hễ nghe đến Ôn Trúc thì ai cũng cảm thấy hơi ớn lạnh. Vì sợ Ôn lắm ! Cái cảm giác chung là thấy mình bất an khi đứng trước Ôn, như kẻ đi đêm hay sợ ma, họ sợ Ôn lắm. Có người cho rằng sợ Ôn vì Ôn rất nghiêm, có lẽ đúng một phần. Nếu là Tăng Ni mà ai sơ ý gặp Ôn không chào là Ôn kêu lại cho ăn một “bớp” ngay tại chỗ. Vì Ôn cho rằng vị đó học Luật không thuộc, Thầy của vị ấy dạy đệ tử không nghiêm, nên không chào hỏi bậc bề trên. Giới cư sĩ gặp Ôn họ cũng có cảm giác hơi sợ vì có cái gì đó khó nói khó tả. Mà thật trông hình tướng của Ôn cũng thấy sợ rồi ! Có người nói Ôn là chủ của thế giới siêu nhiên, là người của Mật tôn, nên nhiếp phục được Ma cho nên Ma nó sợ. Ma sợ thì người cũng phải sợ theo vì Ma với người có quan hệ mật thiết với nhau. Có người nói là do đức độ tu hành của Ôn …
Vâng, đại thể nói về Ôn Trúc là họ nói vậy. Ở Huế từ lớn chí nhỏ ai mà không biết Ôn Trúc. Thứ đến phải nói Ôn là vị Trú trì của ngôi cổ tự, là người nối tiếp dòng dõi Trúc Lâm rất nổi tiếng ở Huế. Ôn lại là nhà tu hành nghiêm túc nên mọi người khó tiếp cận. Trong cái khó tiếp cận đó thì dáng vẻ bên ngoài của Ôn cũng đã góp phần không nhỏ. Vóc dáng Ôn mảnh khảnh, ốm người, mắt sâu, da hơi ngăm đen, dáng đi nhanh nhẹn như con Báo. Đặc biệt là đôi mắt đen ấy, khi Ôn nhìn vào ai thì cứ như xoi xỉa vào tận tim gan của người ấy, sắc hơn dao cạo nên mọi người đều sợ, nhất là bọn trẻ con. Nên hễ nghe đến Ôn Trúc là họ sợ lắm, ngán lắm. Đó là cảm giác của bọn học Tăng chúng tôi khi nghe kể về Ôn.” . . .

Và,
. . . “Riêng Ôn Trúc thì hơi đặc biệt hơn. Đặc biệt ở chỗ Ôn rất trọng người có tu, có học, có tài. Nếu người đó bằng Ôn hay hơn Ôn nhưng là người được Giáo hội giao phó trách nhiệm thì Ôn rất tôn trọng sự sắp đặt ấy, mặc dù người đó ít tuổi hơn Ôn. Ôn luôn luôn trung thành với Giáo hội. Khi đã nhận trách nhiệm, Ôn bao giờ cũng làm gương và đi đầu trong công việc. Ôn luôn trọng người có tài lo cho đạo. Ôn là bậc đàn anh nhưng khi Giáo hội giao cho đàn em như các thầy Thiện Minh, Trí Quang, Mật Nguyện, Thiện Siêu… lãnh đạo thì Ôn rất hoan hỷ.” . . .
Chuyện thiền ở Tổ Đình Trúc Lâm qua sự dạy dỗ chúng điệu và quần chúng xa gần dù là dân giả hay trí thức còn nhiều lắm, vì trang báo có hạn, chúng tôi tạm ngưng ở đây. Nếu có dịp chúng tôi xin hầu chuyện tiếp.
Nhơn đây là số kỷ niệm Phật đản lần thứ 2557, mà Sư phụ chúng tôi thì hầu Phật đúng vào ngày Phật đản, Rằm tháng Tư Nhâm thân(Chủ nhật, ngày 17-05-1992)để tưởng niệm về Ngài ; đồng thời cũng nhắc lại một câu lịch sử không những chỉ tồn đọng trong giới thiền môn mà cả đại khối quần chúng từ Cố đô Huế, miền Trung và cả toàn cõi Việt Nam chúng ta nữa.
Đó là câu Ngài dạy :
“Làm thầy tu thì đừng sợ chết, nếu sợ chết thì đừng làm thầy tu.”,đã được Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, kính cẩn nhắc lại trước khi phò nhục thân của Ngài nhập tháp.
Ngài Thiện Siêu đã nhận mạnh :
. . . “Làm sao chúng tôi quên được những tháng ngày cùng lao cọng khổ, chung lo Phật sự, đạo phong của Hòa Thượng thì trác việt, nếp sống thì bình dị, nói năng thì khẳng quyết hùng hồn.
Chính lời nói này của Hòa Thượng đã làm cho Tăng ni và Phật tử chúng tôi kiên trì trong lý tưởng, đem lại lợi ích cho loài người và tất cả chúng sanh.” . . .

Mùa Đản sanh 2557 - Trọng hạ Quỵ tỵ


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2015(Xem: 10718)
Ngày 16.11.2015, sau cuộc khủng bố đẫm máu ở Paris, phóng viên Murali Krishnan của „Làn Sóng Đức Quốc - Deutsche Welle“ đã có cuộc phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Ấn Độ. Tổ chức Deutsche Welle là một cơ quan truyền thông lớn của nước Đức, thành lập từ năn 1924, phát thanh và hình hơn 30 ngôn ngữ trên toàn thế giới, là thành viên của Đài Truyền Hình ARD. Xin trích dịch toàn bài phỏng vấn từ tiếng Đức từ trang Web của Deutsche Welle.
21/11/2015(Xem: 12507)
Các họa sĩ trên khắp thế giới đã và đang vẽ tranh để cổ vũ Paris đứng lên sau thảm kịch ngày 13/11 vừa qua. Sau sự kiện khủng bố Pháp 13/11 làm 128 người chết và hàng trăm người khác bị thương, nước Pháp- kinh đô ánh sáng, thành phố của tình yêu nay phủ đầy tang tóc. Cả thế giới đều chấn động trước tin một thành phố giữa lòng Châu Âu lại bị tấn công thảm khốc như vậy, đồng thời gửi lời chia buồn tới thân quyến các nạn nhân. Instagram, Twitter, Facebook khắp nơi đều ngập tràn những bức tranh vẽ động viên Paris sớm vượt qua sự việc tang thương lần này.
20/11/2015(Xem: 11910)
Viện trưởng cho biết: “Từ khi hành nghề bác sĩ, tôi chưa từng gặp và điều trị một căn bệnh nào kỳ quái như vậy. Bệnh nhân này trong vòng 3 năm đã phải phẫu thuật tới 5 lần, mỗi lần phẫu thuật tính chất lại nặng hơn so với lần trước, cuối cùng thậm chí đến một tay một chân cũng phải cắt bỏ, chỉ trong phút chốc người bệnh này đã trở thành một người tàn tật với duy nhất một tay một chân. “ Bệnh nhân kỳ lạ này có tên là Văn Lai, có một lần anh bị con rùa (thường được gọi là giáp ngư) cắn đứt một góc ở ngón út bàn tay. Lúc đầu, người này đến bệnh viện để điều trị cơn đau, cho rằng không có vấn đề gì, nhưng sau đó hai tuần, vết thương bắt đầu bị viêm sưng lên. Sau khi tiến hành kiểm tra y tế cho thấy vi trùng đã xâm nhập vào các khớp xương, bắt buộc phải cắt cụt ngón tay út, sau khi anh bị cắt đứt ngón tay út thì chỉ còn lại chín ngón tay.
20/11/2015(Xem: 6658)
Michel Henri Dufour là một người Pháp tu tập theo Phật giáo Theravada, viết và xuất bản nhiều sách trong số đó có quyển "Tự điển Phật giáo Pa-li - Pháp ngữ" (Dictionnaire Pali-Français du Bouddhisme", Eds des Trois Mondes, 1999, 351 tr.) được nhiều người biết đến. Các bài viết của ông thường rất ngắn, cô đọng, chính xác và thiết thực.
17/11/2015(Xem: 8142)
Mấy hôm nay tôi không vào ineternet nên không biết tình hình bên ngoài. Chỉ có 1 tin bằng tiếng Anh được dán lên bảng thông báo của tu viện nơi chúng tôi đang hành thiền, rằng khủng bố tấn công Paris và gần 200 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương. Con số đang thống kê. Nếu không là con Phật, nếu không tu tập tốt chúng ta có thể hoảng sợ và tâm ta có thể bất an. Nhất là khi chúng tôi đang ở Pháp.
14/11/2015(Xem: 9933)
Mới gặp lại chị, ai cũng thấy ngạc nhiên, hình như chị có gì khác khác trên khuôn mặt. Hỏi ra mới biết, chị vừa bị tai nạn giao thông, gãy lá mía sống mũi, phải làm lại. Với đàn bà, bị cái gì ảnh hưởng đến khuôn mặt là kinh khủng lắm, vì chị vốn là người xinh đẹp ở cơ quan tôi. Thế nhưng chị bảo gặp tai nạn mà sao không thấy kinh khủng lắm, vì vẫn gặp người tốt.
13/11/2015(Xem: 8869)
Nicolas sinh năm 1989. Em còn trẻ, còn rất trẻ. Tương lai của em là phía trước. Những ngày này em thực hành thiền cùng chúng tôi tinh tấn lắm. Em rất hay chạy bộ vào rừng. Ngày nào em cũng chạy. Hôm qua em bảo tôi lập 1 nhóm các thiền sinh chạy gần quanh đây, chạy quãng một vài trăm km thôi để gắn kết hơn, để hiểu và thương nhau hơn, để cùng bên nhau. Tôi giật mình – thế là được thiền chạy đấy em nhỉ. Khi tôi hỏi trong những cuốn sách về thiền đã đọc, em thích cuốn nào nhất, em nói ngay đó là “Buddha teaching” của thầy Thích Nhất Hạnh. Em đọc lần đầu tiên năm 2006.
12/11/2015(Xem: 9093)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Chah trước một cử tọa gồm các tỳ kheo Tây Phương, các sa di và cả người thế tục, và đặc biệt là dành cho cha mẹ của một tỳ kheo người Pháp sang thăm con xuất gia ở Thái Lan vừa được thụ phong tỳ kheo. Buổi giảng được tổ chức tại ngôi chùa Wat Pah Pong của nhà sư Ajahn Chah trên miền bắc Thái, vào ngày 10 tháng 10 năm 1977.
12/11/2015(Xem: 11137)
Đây là bài Pháp luận có Chủ đề: Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật? do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada tổ chức trong KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V tại San Diego, CA từ ngày 6 đến ngày 10, tháng 8 năm 2015. Thuyết trình đoàn gồm có Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Ni Sư Thích Thiền Tuệ, Cư Sĩ Quảng Thành Bùi Ngọc Đường, và cá nhân tác giả. Đây là phần thuyết trình của chúng con / chúng tôi. Nếu có chút vụng về gì trong khi truyết trình hay viết thành văn, kính mong quý Ngài và quý vị niệm tình mà tha thứ cho.
12/11/2015(Xem: 10403)
Chiều ngày 30 tháng 10 năm 2015 (18/09 năm Ất Mùi) tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi lễ hành chính dâng Y Kathina do Phái đoàn Đại diện Quốc Vương Thái Lan cúng dường. Phái đoàn Đại diện Vương Quốc Thái Lan có ông Prả-chuộp Chằy-yả-xán - Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Hội hữu nghị Thái - Việt, Đại diện Quốc Vương Phu-mí-phôn Á-đul-yá-đệt và Hoàng gia Thái Lan; cùng các thành viên, các Phật tử Thái Lan tháp tùng trong phái đoàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]