Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình người giác ngộ

16/12/201311:21(Xem: 6868)
Tình người giác ngộ

ducphatthichca


TÌNH NGƯỜI GIÁC NGỘ

(Câu Chuyện Nhà Vua Bhatrihari, Vị Đạo Sư Đệ Nhứt

Giải Thoát Về Tình Yêu Tục Lụy)



“Người thanh tịnh như vầng trăng êm ả

Không bao giờ buồn cũng chẳng hề vui

Không thương riêng ai chưa từng hờn dỗi

Tình thiêng liêng bao phủ khắp muôn loài”

Diệu Tịnh

Lần hành hương chùa Phổ Hiền tại Kansas City, Missouri tôi được cơ may gặp đạo hữu Diệu Tịnh một nhà giáo và là một nhà thơ đã đọc cho tôi nghe những vầng thơ trên đây. Tôi thành kính hoan hỷ và tri ân một tâm hồn hướng về chân-thiện-mỹ, Phật, Pháp, Tăng mà lời nói và đời sống thật nhẹ nhàng, sáng suốt.

Lời Phật dạy:

Buồn một chút là dạo chơi địa ngục;

Vui một chút là dạo chơi thiên đàng;

Tịnh một chút là thân, tâm an lạc.

Nhân được đọc tập tuyển thơ tình cổ kim do đại học Oxford University xuất bản dưới tựa đề “Book of Love Poetry” tôi đặc biệt chú ý đến hai bài thơ của nhà vua Bhatrihari sáng tác cuối thế kỷ thứ VII và tôi đã phát tâm chuyển dịch ra thơ Việt như sau:

Bài thứ 1:

Nữ hoàng ấy trong tim ta ngự trị

Lại đem lòng yêu mến kẻ thất phu.

Chàng tứ chiến không yêu nàng đâu nhé!

Lại chung đôi với một ả giang hồ.

Mở lòng ra cô gái xót thương thân phận

Bẽ bàng oan trái của đời ta

Vậy sao quỷ thần không giải thoát oan gia

Của ả ấy, chàng kia, của tình yêu tục lụy

Của nữ hoàng và kể cả của ta.

Bài thứ 2:

Những ngày xưa chung đôi, ta đồng ý

Rằng em là tôi và tôi cũng là em.

Tình đời ngang trái khiến lìa đôi

Nên bây giờ em là em hờ hững

Và tôi cũng là tôi lạnh lùng.

Nếu muốn hiểu hai bài thơ trên đây đầy đủ hơn chúng ta nên tìm hiểu câu chuyện đời của nhà vua Bhatrihari mà sau này xuất gia được đạo Sử Ấn Độ công nhận là vị đạo sư đệ nhất giải thoát về tình yêu.

Nhà vua Bhatrihari rất thương yêu bà hoàng hậu Pingala. Nhưng hoàng hậu Pingala lại đem lòng thương yêu một chàng trai tứ chiến. Chàng trai tứ chiến có mối tình riêng đậm đà nồng nàn với một cô gái giang hồ. Thật là éo le ngang trái.

Một nhà ẩn sĩ trong rừng sâu thường ngày ăn rau rừng và uống nước suối, sống giản dị và dễ dàng để tập trung thân, tâm, trí, tánh vào việc tu học nguyện cầu tịnh Phật quốc độ và thành tựu chúng sanh theo hạnh nguyện Bồ Tát. Một ngày nọ nhà ẩn sĩ hái được trái trường sinh bất tử, một loại trái hiếm và quý. Với tâm nguyện từ bi, hỷ xả và vô ngã vị tha, ẩn sĩ không muốn ăn trái trường sanh bất tử lại muốn đem “cúng dường” nhà vua Bhatrihari. Từ rừng sâu nhà ẩn sĩ đã đi về cung điện:

“Ngữ ngôn bất khả tư nghì

Chân dung hạnh phúc, bước đi thanh nhàn”

Thanh Trí Cao



thich tam ngoanTác giả Thích Tâm Ngoạn

Và đích thân dâng lên nhà vua trái trường sinh bất tử. Nhà vua không ăn riêng trái quý mà lại để dành tặng cho hoàng hậu Pingala để chứng tỏ tình yêu thương của mình. Hoàng hậu Pingala cũng không ăn riêng trái quý mà để dành tặng cho chàng trai tứ chiến trong một lần hẹn hò lén lút cùng chàng. Chàng trai tứ chiến cũng không ăn riêng trái quý mà lại để dành tặng cho cô gái giang hồ để chứng tỏ tấc lòng:

Sông về gặp bến đồng tâm

Mây đoàn viên, gió tri âm đợi chờ.

Ca dao

Cô nhận được trái quý, rất ngạc nhiên và lo lắng hậu quả rủi may ai ngờ, bèn hỏi chàng trai trái quý từ đâu đem lại. Chàng thành thật khai báo chính hoàng hậu đích thân tặng cho chàng và cũng chính hoàng hậu được nhà vua đích thân tặng cho bà và nhà vua đã được vị ẩn sĩ ở rừng sâu đích thân dâng tặng cho nhà vua. Được biết rõ sự tình, cô gái mở lòng:

Lắng lòng lại cho thời gian ngừng đọng,

Mở lòng ra để trải rộng không gian

Khuyết Danh

Với tất cả tấm lòng thương kính nhà vua, cô gái không ăn riêng trái quý trường sinh bất tử lại đích thân dâng lên nhà vua Bhatrihari. Với phước trí vẹn toàn trong tay nhận được hai lần tái quý trường sinh bất tử, nhà vua đã có kinh nghiệm khổ đế:

Con người là kẻ học nghề

Mà thầy là kẻ ê chề đớn đau.

Chẳng ai tự biết mình đâu

Nếu chưa từng trải đớn đau ê chề.

Trước khi từ giã ngai vàng điện ngọc nhà vua đã làm hai bài thơ để khẳng định hệ lụy tình cảm cần được chuyển hóa và thăng hoa. Sau đó nhà vua đã xuất gia hành đạo và đạo Sử Ấn Độ công nhận vua Bratrihari là vị đạo sư đệ nhất giải thoát về tình yêu.

Nhân mùa Vua Lan xá tội vong nhân, tự tứ Tăng, Phật hoan hỷ, xin được kính ghi chép bài “ Thành Đạo” thơ dịch của Trúc Thiên từ nguyên tác Anh ngữ của Wiresekere, người Tích Lan

“Tôi chứng được chăng quả phước tròn đầy

Như đức Phật đêm trăng trònVesakh ?

-Được, nếu vọng động chẳng che mờ đôi mắt,

Người đừng buông nẻo đạo đức từ tôn.

Phải chăng Ngài thành đạo buổi trăng tròn

Đêm Vesakh nhờ chư thiên hướng dẫn?

-Không, chính họ vẫn cúi đầu chiêm ngưỡng

Trước ánh từ vô ngại trải vô biên.

Giúp được tôi thành đạo chứ, chư thiên?

-Không ai cả, ngoài ngôi cao Tam Bảo

Vào cõi tịnh soi đường người chứng đạo.

Sanh tử, không; phiền não cũng là không.

Chư Pháp không thường- Ngài vốn tỏ thong

Và nhân thế như cành sen sương điểm

Thoáng đẹp phù du, sắc màu hư huyễn

Tan tác rơi, còn lại chút bùn vương

Nên giã từ ngôi báu, đắp tình thương

Và phấn đấu lên đường tìm chân lý

Nên rời bỏ vợ con, Ngài quyết chí

Và viên thành đêm Vesakh trăng thanh

Rồi uy nghi ngôi chánh giác trọn lành

Dưới gốc Bồ Đề trang nghiêm dịu mát

Ngài chỉ con đường, con đường giải thoát,

Con đường vào thanh, Niết Bàn tâm.

Khi ngọn lửa tham hết ngún âm thầm,

Khi chiếc áo Từ Bi ngời ánh sáng

Khi hết oán thù, khi vơi ngả mạn

Là con đường giải thoát, đạo kề bên

Phật-Pháp –Tăng đạo Bát Chánh tỏ bày

Phạm hạnh giả ai người không nắm giữ.

Trời nào giúp ư, thần nào cản chứ

Người tiến vào Diệu Đế, chứng đường tu

Rồi đến khi siêu thoát khỏi luân hồi

Người tự tại đứng lên mà tỏ ngộ

Một phiến hư tâm cạn nguồn đau khổ

Phước huệ đầy chứng nhập cõi Thường Vui

______________

Cước chú.-Trong Kim Cang chư gia có bài kệ:

Người đời quý của báu,

Ta trọng sát na tịnh

Của báu thường hư hoại

Tịnh rồi hằng thấy tánh

Thích Tâm Ngoạn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2013(Xem: 11555)
Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật cũng như thế. Người học Phật ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, trăm hoa đua nở, tài liệu, kinh điển Phật Pháp, phương tiện thông tin đầy đủ và hữu hiệu, nên việc tìm hiểu, thực hành giáo Pháp, nếu muốn
29/08/2013(Xem: 10099)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
27/08/2013(Xem: 7623)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
23/08/2013(Xem: 10141)
Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
22/08/2013(Xem: 8667)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
22/08/2013(Xem: 11615)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
16/08/2013(Xem: 7592)
Từ năm 1955-1975, những ai học tại trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang nói riêng ít nhiều gì cũng được ngắm nét chữ tài hoa, bay bướm; bài giảng ngắn gọn, hàm súc và cốt cách phong lưu, nho nhã của thầy Võ Hồng. Chúng tôi thường kháo nhau: “Kim Trọng hào hoa đến thế là cùng.”
16/08/2013(Xem: 14271)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
16/08/2013(Xem: 7929)
Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất.
14/08/2013(Xem: 10334)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]