Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Uống Nước Nhớ Nguồn

11/12/201307:51(Xem: 7190)
Uống Nước Nhớ Nguồn

uong nuoc nho nguon

Người tu gánh vác được giáo pháp của Phật, làm lợi ích cho đời đều là những người trước hiếu thảo với cha mẹ. Kế đến biết quí kính Thầy Tổ là bậc tiền bối đã duy trì Phật pháp tồn tại, ngày nay chúng ta mới biết để tu hành. Nếu đi tu chỉ muốn cho thân mình được nhàn hạ sung sướng, mà không nghĩ đến công ơn của những bậc tiền bối, không nghĩ đến sự tiếp nối, thì không làm được việc gì để cho người sau nương theo tu học, thật là một đời tu vô nghĩa vô ích. Nghiệm lại, tôi thấy tôi là người có nhiều phước, gặp được bậc thầy (cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa) là một tấm gương hiếu thảo, luôn biết ơn những bậc tiền bối và có lòng thương chúng sanh, đem hết khả năng ra phục vụ đạo pháp mà không bao giờ thấy mệt mỏi chán nản.

Thế nên, tôi nghĩ đời tôi nếu ngày nào đó, tôi không làm được việc gì nữa thì tốt hơn là theo Phật. Tôi không muốn sống đời vô ích, chỉ biết dung dưỡng cho thân mình, mà không nghĩ tới đạo, không làm lợi ích cho chúng sanh, sống như vậy không có ý nghĩa. Hiện tại Tăng Ni có duyên phước gặp được thầy tốt bạn lành, phải ráng làm sao cho đời tu của mình là một đời tu cực kỳ hữu ích cho đạo cho đời. Ðừng để đời tu của mình là đời ăn nhờ, ở đậu, không lợi ích gì cho ai, khiến cho thế gian phỉ báng chê cười, uổng đi một đời tu và mai kia cũng không ra gì hết. Tôi thường nhắc nhở Tăng Ni phải noi gương những bậc tiền bối, phải học và phải huân tập cái hay, cái cao đẹp của các Ngài, cố gắng làm cho được. Tập theo gương tốt đó để tạo cho đời tu của mình thành một phương thuốc giúp đời, chứ không phải là con mọt hay con sâu trong đạo để cho đời phiền trách.

Thầy tôi dạy người muốn làm việc lớn, đem lợi ích cho đạo cho đời phải gầy dựng cho mình một khả năng, nếu không có khả năng thì không làm gì được. Muốn làm việc gì phải có khả năng về việc đó. Ví dụ muốn sáng tác dịch thuật hay giảng dạy giáo lý, phải có học lực khá về nội điển lẫn ngoại điển mới làm được. Muốn tu thiền phải có khả năng về thiền mới tu được. Nói rộng hơn, học và tu theo Phật, chúng ta phải có khả năng hiểu đạo thấu suốt, mới truyền bá Phật pháp thấu suốt được. Nếu không hiểu thấu suốt thì khó cho việc truyền bá Phật pháp. Hơn thế nữa, chúng ta là người tu hành theo lời Phật dạy, phải là người biết đường và đi trước, tức là có kinh nghiệm tu hành mới hướng dẫn cho người sau được. Biết đường và đi trước dẫn đường là khả năng phải có của người tu. Nếu hướng dẫn người tu mà không biết đường đi tới giác ngộ, không có khả năng đi trước để dẫn đường thì e rằng không hướng dẫn được. Thế nên làm Phật sự phải có khả năng.

Ðiều thứ hai, thầy tôi dạy phải bền chí. Bền chí là yếu tố cần thiết trong mọi công việc, nhất là sáng tác dịch thuật hay giảng dạy. Việc này đòi hỏi sự cần cù liên tục ngày đêm; không bền chí thì không thể đeo đuổi được lâu dài. Chỉ hứng thú nhất thời thì việc làm không tới nơi tới chốn. Việc tu cũng vậy, nếu không bền chí thì khi khỏe vui mới tu, khi buồn mệt không tu. Tu như thế không bao giờ có kết quả. Tại sao vậy? Vì tu là sức mạnh liên tục, nhờ liên tục mà chóng thành công. Tu là đi trên con đường dài muôn dặm, người đi được phải bền chí. Lúc khỏe vui cũng đi, lúc mệt yếu cũng cố gắng đi; khỏe vui đi nhanh, mệt yếu thì đi chậm. Ði không bao giờ dừng nghĩ, nếu dừng nghĩ thì không đến đích. Dù gặp khó khăn trở ngại, hoặc vấp ngã trật chân trầy mặt đôi ba phen, cũng phải cố gắng đứng lên đi cho đến đích, chứ không dừng nghỉ. Ðó là điều thiết yếu mà người tu phải có.

Ðiều thứ ba, thầy tôi dạy làm việc phải có sức khỏe, sức khỏe cũng là yếu tố cần thiết trong mọi công việc. Sức khỏe kém thì thì thân thể mỏi mệt, tinh thần bì quyện (mỏi mệt), không thể ngồi lâu và không đủ sáng suốt để phiên dịch, sáng tác hay giảng dạy. Tu cũng vậy, phải khéo giữ sức khỏe không nên hủy hoại. Ðừng nghĩ phải ép xác, phải hành hạ thân cho kiệt quệ mới là tu. Tu như vậy không tới đâu hết, mà phải điều hòa sức khỏe cho tốt, nhờ sức khỏe tốt tinh thần mới minh mẫn, công phu tu hành mới tới nơi tới chốn. Ðức Phật Ngài đã từng tu khổ hạnh, sức khỏe kiệt quệ trầm trọng, Ngài tuyên bố con đường khổ hạnh không nên đi, vì không đem lại sự sáng suốt giác ngộ.

Ðiều thứ tư, thầy tôi dạy làm việc gì phải thích thú việc đó. Nói cách khác là phải yêu nghề. Làm thầy tu phải yêu sự nghiệp thầy tu, nếu chán thì không tu trọn đời được. Ngài nói dù có khả năng, có sức khỏe và bền chí, nhưng nếu không thích thú thì khó mà thành tựu, nhất là việc phiên dịch, sáng tác hay giảng dạy. Có thích thú mới vượt qua những khó khăn nhọc nhằn, khi thành công cảm thấy vui mừng thì mới làm được. Việc tu cũng vậy, nếu chúng ta tu mà thấy khó nhọc chán ngán thì đời tu sẽ thối chuyển. Thế nên người tu tinh thần phải phấn phát, nhất là tọa thiền, nếu cảm thấy uể oải mệt nhọc thì sẽ hôn trầm hoặc trạo cử, xả thiền trước giờ qui định. Ngược lại nếu vui thích, tinh thần phấn chấn thì tọa thiền không chán, không mệt. Tinh thần phấn chấn giúp cho công phu tu tập được kết quả tốt. Ðó là những kinh nghiệm của bậc thầy để lại, chúng ta phải ráng học và thực hành.

Sau đây tôi nhắc cho tất cả Tăng Ni luôn luôn nhớ, đời tu là cuộc sống thanh cao siêu thoát, chứ không phải là kiếp sống tầm thường của kẻ tàn phế. Nhiều người tu có quan niệm như người tàn phế vô dụng, nghĩ vào chùa để cho yên thân nhàn hạ, chứ không thấy cuộc sống của người tu là cao thượng siêu thoát. Từ cách sống hằng ngày đến sự tu hành, chúng ta phải vươn lên; xử sự với mọi người, chúng ta là bậc thầy, chứ không phải là người chiêu đãi mời khách, không phải là kẻ thương mại khoe hàng. Chúng ta phải biết người tu là bậc thầy, có trách nhiệm chỉ cho người đời những cái mê lầm đau khổ để cho họ tránh, không phải mời khách đến cho đông để chúng ta có phương tiện sống cho thoải mái. Phải biết bổn phận mình là người cầm đuốc soi đường, ai đến với mình nếu không sáng nhiều thì cũng được một phần sáng nhỏ, để cho họ bớt tối tăm mê mờ. Do đó người tu phải có đời sống cao thượng đẹp đẽ, chớ sống quá tầm thường thấp kém.

Thứ nữa, tu là làm việc phi thường, người có tâm niệm thấp hèn yếu đuối không thể làm được. Thế nên lúc nào cũng phải rèn luyện cho mình có tâm hồn cao cả, ý chí vươn lên, quyết vượt khỏi vòng trần tục, thì chúng ta mới có đủ tư cách và khả năng phi thường để làm việc phi thường. Như vậy mới xứng đáng là bậc thầy, còn nếu dung dưỡng tâm yếu hèn thì sẽ trở thành người hư tệ. Chúng ta phải cương quyết và can đảm làm được việc khó làm, để đạt mục đích tối hậu của người tu là giác ngộ. Tôi mong tất cả Tăng Ni luôn luôn nhớ, việc làm của mình là việc phi thường, chứ không phải vào chùa làm Tăng, để cầu chén cơm manh áo, chỗ ở nhàn hạ rảnh rang. Ðường người tu là đường dốc đứng đầy chông gai, chúng ta phải tận lực xông pha lên tận đỉnh, không phải nhàn nhàn tản bộ dưới dốc là đến. Vì vậy chúng ta phải nung đúc quyết tâm, bền lòng thực hiện cho bằng được hạnh tu giải thoát.

Tôi thấy nhiều người chưa tu mà có tâm rất thật thà đáng mến. Ngược lại nhiều người tu mà có tâm lợi dưỡng, cầu danh thì thật là quá tệ. Tăng Ni đã có duyên ở chùa, phải quyết tâm nỗ lực tu cho xứng đáng là người xuất gia. Ðừng làm cây lục bình ở dưới sông, nước lên thì trôi lên, nước rút thì trôi xuống. Phải tự quyết định đời mình, vì không ai bắt mình vào chùa, mà mỗi người tự phát nguyện đi tu, để giải khổ cho mình và độ người hết khổ. Thế mà sau khi cạo tóc ở chùa, tới giờ tụng kinh thì bê tha, tỏ ra mỏi mệt không muốn tụng, tới giờ ngồi thiền thì ngáp dài ngáp vắn không muốn ngồi. Như vậy có phải tự mình phản bội chí nguyện xuất gia của mình không? Tư cách đó không phải là tư cách của người quyết chí thoát trần. Vậy tất cả Tăng Ni phải cố gắng tu hành cho xứng đáng là người xuất gia thoát tục, để mai kia nhắm mắt theo Phật, thì những việc mình làm để lại cho người sau là cái gương tốt, mới không hổ thẹn một đời tu và đền được cái ơn khó đền.

Nguon: thuongchieu.net

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2019(Xem: 7562)
Một ngày như mọi ngày, không có gì thay đổi, giống hệt như ngày hôm qua, không có gì vui, không có gì mới, là nỗi kinh hoàng của con người. Căn bệnh buồn nản, chán đời (depressed) mà trong nước gọi là trầm cảm đã được ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khóc than trong bản nhạc “Một ngày như mọi ngày” như sau:
10/04/2019(Xem: 6566)
Ban sơ, Phật giáo là một phong trào cải cách chống lại uy quyền Vệ-đà, nghi lễ Bà-la-môn và hệ thống giai cấp đầy bất công cuả xã hội Ấn độ . Thời Đức Phật, khuynh hường nầy phát triển rộng khắp dưới sự lãnh đaọ của Đức Phật, đạo Phật được số đông dân chúng và gai cấp thống trị ủng hộ. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 9 DL, Ấn giáo tung đòn phản công: tư tưởng đạo Phật được cố ý đem vào Ấn giáo và Đức Phật lịch sử được tuyên bố là một Hóa thân của thần Vệ Nữu. Những gì trước đây là điểm hấp dẫn của Phật giáo nay cũng được tìm thấy trong Ấn giáo.
09/04/2019(Xem: 5700)
Con Cháu Hiếu Ông Bà Vui Tươi Lắm Hãy Giành Nhau Phụng Dưỡng Phước Đức Nhiều Chính Người Già Là Ruộng Phước Phì Nhiêu Sau Tam Bảo, Cùng Neo Đơn Khốn Khó…(2)
09/04/2019(Xem: 6818)
MỞ RỘNG GIÚP ĐỞ Nguyên bản: Extending Help Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Monday, February 25, 2019
07/04/2019(Xem: 8804)
Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do. Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
04/04/2019(Xem: 8206)
Chuẩn bị lên đường, bạn dặn tôi đến nơi nhớ điện thư cho biết năm nay (2018) Bồ Đề Đạo Tràng có gì lạ. Tôi đáp ngay: vâng, sẽ cố gắng. Nhưng xin hiểu giùm. Nếu ai đó trong ba năm qua, năm nào cũng đến đấy thì khó thấy chuyện lạ. Chuyện gì cũng quen. Từ con đường đi có chỗ ổ gà phải tránh, cổng vào chùa khép đến chỗ nào thì nghe tiếng kêu két két, anh bán hàng góc chùa Tây Tạng lúc nào cũng cười tươi. Kể cả bà già ăn xin cũng là người cũ, ngồi ủ rũ y nguyên chỗ cũ. Chuyện gì cũng thấy như năm ngoái mình đã thấy. Nhưng, nói vậy mà việc ấy cũng có cái hay của nó: tự nhiên sao mình có cảm giác thật thân quen, như đi xa về lại thăm nhà. Thành ra muốn vừa lòng bạn nhưng không lẽ lặp lại chuyện đã từng kể cho bạn nghe những năm rồi. Rồi bỗng … quên luôn!
02/04/2019(Xem: 7866)
Cuốn sách “Quan Âm Quảng Trần” được ra mắt cách đây 7 năm (2010), được in lần thứ hai và ba vào năm 2012 & 2014 tại NXB Tổng hợp, Phương Đông, và lần thứ tư này tại NXB Hồng Đức, Tp. HCM, Việt Nam. Trong lần in thứ tư này, tác giả vẫn giữ lại nội dung như lần đầu ra mắt. Tuy nhiên, để sách hữu dụng và phục vụ tốt hơn, kỳ này nhiều lỗi được chỉnh sửa, có thêm hình xen kẽ, nhiều thuật từ Pali với Phạn được đính kèm, có thêm phần tóm gọn và các câu hỏi đàm luận ở cuối mỗi chương và đặc biệt tác phẩm được chuyển gữ sang tiếng Anh: “The Commentary of Avalokiteśvara Bodhisattva. “ Tác giả muốn đặc biệt tri ân đệ tử Tỳ-kheo-ni Viên Quang đã giúp tác giả trong việc trình bày, xuất bản cũng như phát hành sách. Trường Đại Học Riverside, Tiểu bang Cali, Hoa Kỳ Mùa Xuân, ngày 07 tháng 01 năm 2018
30/03/2019(Xem: 9807)
Trong pháp hội Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền Bồ Tát sau khi khen ngợi công đức thù thắng của Phật đã nói với đại chúng rằng muốn trọn nên công đức như Phật thì phải tu mười điều rộng lớn như sau: Một là lễ kính các đức Phật. Hai là khen ngợi các đức Như Lai. Ba là rộng sắm đồ cúng dường. Bốn là sám hối các nghiệp chướng. Năm là tùy hỷ các công đức.
27/03/2019(Xem: 8816)
KHOÁ TU HỌC ‘THIỀN CHÁNH NIỆM’ DÀNH CHO GIỚI TRẺ VÀ NGƯỜI BẢN XỨ TẠI BANG NEW JERSEY-THIỀN VIỆN THANH TỪ (Thích Thiện Trí) Sau hai ngày hướng dẫn thiền "Chánh Niệm và khoá học Từ Bi Tâm" với Giáo Sư Thiele tại Đại Học Vanderbilt, tôi lại tiếp tục khăn gói lên đường tới Thiền Viện Thanh Từ tại bang New Jersey để hướng dẫn tiếp hai ngày cho khoá thiền mới dành cho giới trẻ và người bản xứ do Thầy trụ trì và giới trẻ tại Thiền Viện tổ chức.
25/03/2019(Xem: 5033)
Không hiểu sao dạo này chị hay khóc ! Hồ lệ đầy tràn ...cần phải làm vơi ? Đọc xong sách quý " Bánh xe cuộc đời " Bao xúc cảm ...chợt ....giọt dài giọt ngắn .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]