Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Uống Nước Nhớ Nguồn

11/12/201307:51(Xem: 7179)
Uống Nước Nhớ Nguồn

uong nuoc nho nguon

Người tu gánh vác được giáo pháp của Phật, làm lợi ích cho đời đều là những người trước hiếu thảo với cha mẹ. Kế đến biết quí kính Thầy Tổ là bậc tiền bối đã duy trì Phật pháp tồn tại, ngày nay chúng ta mới biết để tu hành. Nếu đi tu chỉ muốn cho thân mình được nhàn hạ sung sướng, mà không nghĩ đến công ơn của những bậc tiền bối, không nghĩ đến sự tiếp nối, thì không làm được việc gì để cho người sau nương theo tu học, thật là một đời tu vô nghĩa vô ích. Nghiệm lại, tôi thấy tôi là người có nhiều phước, gặp được bậc thầy (cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa) là một tấm gương hiếu thảo, luôn biết ơn những bậc tiền bối và có lòng thương chúng sanh, đem hết khả năng ra phục vụ đạo pháp mà không bao giờ thấy mệt mỏi chán nản.

Thế nên, tôi nghĩ đời tôi nếu ngày nào đó, tôi không làm được việc gì nữa thì tốt hơn là theo Phật. Tôi không muốn sống đời vô ích, chỉ biết dung dưỡng cho thân mình, mà không nghĩ tới đạo, không làm lợi ích cho chúng sanh, sống như vậy không có ý nghĩa. Hiện tại Tăng Ni có duyên phước gặp được thầy tốt bạn lành, phải ráng làm sao cho đời tu của mình là một đời tu cực kỳ hữu ích cho đạo cho đời. Ðừng để đời tu của mình là đời ăn nhờ, ở đậu, không lợi ích gì cho ai, khiến cho thế gian phỉ báng chê cười, uổng đi một đời tu và mai kia cũng không ra gì hết. Tôi thường nhắc nhở Tăng Ni phải noi gương những bậc tiền bối, phải học và phải huân tập cái hay, cái cao đẹp của các Ngài, cố gắng làm cho được. Tập theo gương tốt đó để tạo cho đời tu của mình thành một phương thuốc giúp đời, chứ không phải là con mọt hay con sâu trong đạo để cho đời phiền trách.

Thầy tôi dạy người muốn làm việc lớn, đem lợi ích cho đạo cho đời phải gầy dựng cho mình một khả năng, nếu không có khả năng thì không làm gì được. Muốn làm việc gì phải có khả năng về việc đó. Ví dụ muốn sáng tác dịch thuật hay giảng dạy giáo lý, phải có học lực khá về nội điển lẫn ngoại điển mới làm được. Muốn tu thiền phải có khả năng về thiền mới tu được. Nói rộng hơn, học và tu theo Phật, chúng ta phải có khả năng hiểu đạo thấu suốt, mới truyền bá Phật pháp thấu suốt được. Nếu không hiểu thấu suốt thì khó cho việc truyền bá Phật pháp. Hơn thế nữa, chúng ta là người tu hành theo lời Phật dạy, phải là người biết đường và đi trước, tức là có kinh nghiệm tu hành mới hướng dẫn cho người sau được. Biết đường và đi trước dẫn đường là khả năng phải có của người tu. Nếu hướng dẫn người tu mà không biết đường đi tới giác ngộ, không có khả năng đi trước để dẫn đường thì e rằng không hướng dẫn được. Thế nên làm Phật sự phải có khả năng.

Ðiều thứ hai, thầy tôi dạy phải bền chí. Bền chí là yếu tố cần thiết trong mọi công việc, nhất là sáng tác dịch thuật hay giảng dạy. Việc này đòi hỏi sự cần cù liên tục ngày đêm; không bền chí thì không thể đeo đuổi được lâu dài. Chỉ hứng thú nhất thời thì việc làm không tới nơi tới chốn. Việc tu cũng vậy, nếu không bền chí thì khi khỏe vui mới tu, khi buồn mệt không tu. Tu như thế không bao giờ có kết quả. Tại sao vậy? Vì tu là sức mạnh liên tục, nhờ liên tục mà chóng thành công. Tu là đi trên con đường dài muôn dặm, người đi được phải bền chí. Lúc khỏe vui cũng đi, lúc mệt yếu cũng cố gắng đi; khỏe vui đi nhanh, mệt yếu thì đi chậm. Ði không bao giờ dừng nghĩ, nếu dừng nghĩ thì không đến đích. Dù gặp khó khăn trở ngại, hoặc vấp ngã trật chân trầy mặt đôi ba phen, cũng phải cố gắng đứng lên đi cho đến đích, chứ không dừng nghỉ. Ðó là điều thiết yếu mà người tu phải có.

Ðiều thứ ba, thầy tôi dạy làm việc phải có sức khỏe, sức khỏe cũng là yếu tố cần thiết trong mọi công việc. Sức khỏe kém thì thì thân thể mỏi mệt, tinh thần bì quyện (mỏi mệt), không thể ngồi lâu và không đủ sáng suốt để phiên dịch, sáng tác hay giảng dạy. Tu cũng vậy, phải khéo giữ sức khỏe không nên hủy hoại. Ðừng nghĩ phải ép xác, phải hành hạ thân cho kiệt quệ mới là tu. Tu như vậy không tới đâu hết, mà phải điều hòa sức khỏe cho tốt, nhờ sức khỏe tốt tinh thần mới minh mẫn, công phu tu hành mới tới nơi tới chốn. Ðức Phật Ngài đã từng tu khổ hạnh, sức khỏe kiệt quệ trầm trọng, Ngài tuyên bố con đường khổ hạnh không nên đi, vì không đem lại sự sáng suốt giác ngộ.

Ðiều thứ tư, thầy tôi dạy làm việc gì phải thích thú việc đó. Nói cách khác là phải yêu nghề. Làm thầy tu phải yêu sự nghiệp thầy tu, nếu chán thì không tu trọn đời được. Ngài nói dù có khả năng, có sức khỏe và bền chí, nhưng nếu không thích thú thì khó mà thành tựu, nhất là việc phiên dịch, sáng tác hay giảng dạy. Có thích thú mới vượt qua những khó khăn nhọc nhằn, khi thành công cảm thấy vui mừng thì mới làm được. Việc tu cũng vậy, nếu chúng ta tu mà thấy khó nhọc chán ngán thì đời tu sẽ thối chuyển. Thế nên người tu tinh thần phải phấn phát, nhất là tọa thiền, nếu cảm thấy uể oải mệt nhọc thì sẽ hôn trầm hoặc trạo cử, xả thiền trước giờ qui định. Ngược lại nếu vui thích, tinh thần phấn chấn thì tọa thiền không chán, không mệt. Tinh thần phấn chấn giúp cho công phu tu tập được kết quả tốt. Ðó là những kinh nghiệm của bậc thầy để lại, chúng ta phải ráng học và thực hành.

Sau đây tôi nhắc cho tất cả Tăng Ni luôn luôn nhớ, đời tu là cuộc sống thanh cao siêu thoát, chứ không phải là kiếp sống tầm thường của kẻ tàn phế. Nhiều người tu có quan niệm như người tàn phế vô dụng, nghĩ vào chùa để cho yên thân nhàn hạ, chứ không thấy cuộc sống của người tu là cao thượng siêu thoát. Từ cách sống hằng ngày đến sự tu hành, chúng ta phải vươn lên; xử sự với mọi người, chúng ta là bậc thầy, chứ không phải là người chiêu đãi mời khách, không phải là kẻ thương mại khoe hàng. Chúng ta phải biết người tu là bậc thầy, có trách nhiệm chỉ cho người đời những cái mê lầm đau khổ để cho họ tránh, không phải mời khách đến cho đông để chúng ta có phương tiện sống cho thoải mái. Phải biết bổn phận mình là người cầm đuốc soi đường, ai đến với mình nếu không sáng nhiều thì cũng được một phần sáng nhỏ, để cho họ bớt tối tăm mê mờ. Do đó người tu phải có đời sống cao thượng đẹp đẽ, chớ sống quá tầm thường thấp kém.

Thứ nữa, tu là làm việc phi thường, người có tâm niệm thấp hèn yếu đuối không thể làm được. Thế nên lúc nào cũng phải rèn luyện cho mình có tâm hồn cao cả, ý chí vươn lên, quyết vượt khỏi vòng trần tục, thì chúng ta mới có đủ tư cách và khả năng phi thường để làm việc phi thường. Như vậy mới xứng đáng là bậc thầy, còn nếu dung dưỡng tâm yếu hèn thì sẽ trở thành người hư tệ. Chúng ta phải cương quyết và can đảm làm được việc khó làm, để đạt mục đích tối hậu của người tu là giác ngộ. Tôi mong tất cả Tăng Ni luôn luôn nhớ, việc làm của mình là việc phi thường, chứ không phải vào chùa làm Tăng, để cầu chén cơm manh áo, chỗ ở nhàn hạ rảnh rang. Ðường người tu là đường dốc đứng đầy chông gai, chúng ta phải tận lực xông pha lên tận đỉnh, không phải nhàn nhàn tản bộ dưới dốc là đến. Vì vậy chúng ta phải nung đúc quyết tâm, bền lòng thực hiện cho bằng được hạnh tu giải thoát.

Tôi thấy nhiều người chưa tu mà có tâm rất thật thà đáng mến. Ngược lại nhiều người tu mà có tâm lợi dưỡng, cầu danh thì thật là quá tệ. Tăng Ni đã có duyên ở chùa, phải quyết tâm nỗ lực tu cho xứng đáng là người xuất gia. Ðừng làm cây lục bình ở dưới sông, nước lên thì trôi lên, nước rút thì trôi xuống. Phải tự quyết định đời mình, vì không ai bắt mình vào chùa, mà mỗi người tự phát nguyện đi tu, để giải khổ cho mình và độ người hết khổ. Thế mà sau khi cạo tóc ở chùa, tới giờ tụng kinh thì bê tha, tỏ ra mỏi mệt không muốn tụng, tới giờ ngồi thiền thì ngáp dài ngáp vắn không muốn ngồi. Như vậy có phải tự mình phản bội chí nguyện xuất gia của mình không? Tư cách đó không phải là tư cách của người quyết chí thoát trần. Vậy tất cả Tăng Ni phải cố gắng tu hành cho xứng đáng là người xuất gia thoát tục, để mai kia nhắm mắt theo Phật, thì những việc mình làm để lại cho người sau là cái gương tốt, mới không hổ thẹn một đời tu và đền được cái ơn khó đền.

Nguon: thuongchieu.net

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2018(Xem: 8041)
TƯỞNG NIỆM NHÀ THƠ PHÙ DU VĨNH HIỀN Chùa Diên Thọ (Thị trấn Thành), nơi đặt trụ sở của Ban Trị Sự Huyện Hội Phật Giáo Diên Khánh- Khánh Hòa. Linh cốt của bào huynh Vĩnh Hiền, nhà thơ Phù Du, được ký gửi nơi đây để tựa nương đạo lực bao trùm của Tam Bảo.
21/12/2018(Xem: 7610)
Chúng ta đang sống trong chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, nên quỹ đạo bốn mùa (xuân hạ thu đông) hay 12 con giáp (Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi) luôn xoay chuyển. Năm 2019 là xuân Kỷ hợi, năm con heo, xin được nói chuyện về heo.
15/12/2018(Xem: 7963)
Người xưa sáng tác thơ ca là để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trước thời cuộc, “Thi ngôn chí”, Bà Bang Nhãn làm thơ cũng không ngoài mục đích đó. Cuối thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước, bà không khỏi đau buồn trước cảnh non sông gấm vóc của cha ông đã nằm trong tay giặc. Sự xuất hiện những bài thơ “Qua cửa Hàn”, “Vịnh Ngũ Hành Sơn” bộc lộ một tâm sự yêu nước thiết tha mà vô cùng kín đáo của bà đã đưa bà bước lên một vị trí xứng đáng trên văn đàn.
14/12/2018(Xem: 8774)
Câu chuyện xôn xao dư luận những ngày qua là những cái tát ở Quảng Bình và Thủ đô Hà Nội. Xôn xao ở đây không chỉ là những cái tát mà là chính là tại sao cô giáo lại ra lệnh cho các học sinh tát bạn mình, thậm chí chính cô giáo, tấm gương sáng về đạo đức trong bạn và trong tôi lại giơ tay tát học trò. Chuyện gì nên nông nỗi này!
11/12/2018(Xem: 7568)
Bài viết này bàn về khả năng tên gọi 12 con giáp có gốc là tiếng Việt cổ, chú trọng đến chi thứ 12 là Hợi, đặc biệt cho năm Kỷ Hợi sắp đến (5/2/2019). Bài này đánh số là 5B vì là phần tiếp theo của các bài 5, 5A cùng một chủ đề - các bài 5 và 5A đã được viết cách đây nhiều năm. Trong thời gian soạn bài
10/12/2018(Xem: 6800)
Buổi sớm mai ngày cuối tuần. Đang đọc sách và thưởng trà. Tự nhiên nhớ đến thầy Vạn Lợi, một vị tu sỹ đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam trên Sóc Sơn và tại viện Trần Nhân Tông. Nhấc máy gọi cho thầy. Thầy Vạn Lợi nhấc máy hàn huyên. Rồi thầy rủ đi Hưng Yên, về chùa Cổ Am.
10/12/2018(Xem: 5426)
Sáng nay nhận tờ lịch đón năm mới 2019 đầu tiên đến nhà. Vẫn là Báo Giác Ngộ như mọi năm. Ảnh Lịch mang chủ đề "Sen". Thư pháp tiếng Việt bình dị chân phương của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lịch có 7 tờ, lật giở từng tờ, đọc và suy ngẫm, thích nhất là tờ lịch của tháng 9&10, câu "Có Bùn mới có Sen", bởi:
09/12/2018(Xem: 5894)
CẤU TRÚC THÂN TÂM Nguyên bản: The Inner Structure Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
04/12/2018(Xem: 5114)
Từ khi đọc được lời dạy của Sư Ông Thích Nhất Hạnh trong TRÁI TIM CỦA BỤT rằng , có người đến tuổi trung niên rồi 60 hay nhiều hơn nữa mà chưa bao giờ có đủ thì giờ để ngắm nhìn sâu sắc vào một đóa hoa đang nở trong vườn hay ngắm ánh trăng đang tỏa sáng bên song cửa vào đêm rằm ....tôi chợt tư duy nghĩ lại những gì thật sự gọi là giá trị một đời người , thế nào là hạnh phúc một đời người và phải chăng ta chưa biết được mình đang là người hạnh phúc ...
01/12/2018(Xem: 7853)
Nếu trong lúc chúng con tụng chú Lăng Nghiêm mà phát âm không hoàn toàn chính xác thì có sao không? Ngày xưa có một ông lão tu hành rất chân thật, nên lúc nào ông cũng không rãnh rỗi. Ông lão làm gì? Ông lão trì chú, tức là trì “Lục Tự Đại Minh Chú.” Nhưng ông lão tu hành này niệm không đúng. Bởi vì ông đã không hỏi cho rõ ràng cách đọc như thế nào, mà lại tự ý đặt ra. Hoặc là ông có hỏi qua, nhưng vì trí nhớ không mấy gì tốt, cho nên người ta dạy: khi chữ khẩu (口) bên cạnh chữ Án (奄) thì có âm đọc là Án (奄)Vì thế mà ông nghĩ rằng khi chữ khẩu có thêm chữ Ngưu (牛), thì nhất định cũng đọc là Ngưu. Thật ra chữ đó không phải phát âm là Ngưu (牛) mà có âm đọc là Hồng (吽). Thế là ông lão niệm câu chú Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông lão cứ như vậy mà niệm rất thành tâm, rất hứng thú. Với lòng nhiệt tâm và nghị lực trì niệm của ông, thì thật là bao nhiêu sức mạnh của chữ ngưu ( trâu ) đó như phát xuất ra vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]