Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sức sống và sự phát triển tốt đẹp của xã hội

07/12/201306:48(Xem: 8926)
Sức sống và sự phát triển tốt đẹp của xã hội
Sức sống và sự phát triển tốt đẹp của xã hội 

Nguyễn Thế Đăng

suc-song-va-su-phat-trien-xh-contentKhông ai không muốn xây dựng xã hội mình đang sống thành một xã hội ổn định, có sức sống phát triển bền vững và tốt đẹp. một xã hội tốt đẹp khi có:

- Một hướng đi tiến bộ được đa số đồng thuận tin tưởng.

- Một sự ổn định trật tự, nghĩa là có tinh thần chịu chấp nhận nhũng kỷ luật chung bắt nguồn từ trung tâm.

- Chia sẻ với nhau và cùng tham dự những giá trị chung.

- Tin tưởng nhau hợp tác với nhau để xây dựng, có những trách nhiệm chung.

- Phân công xã hội không phài để chia rẽ mà để đoàn kết, nghĩa là sự phân công không do áp đặt mà do tự nguyện.

- Sự chia sẻ hài hòa giữa trung tâm và ngoại vị, giữa trên và dưới, giữa mạnh và yếu…

Xã hội tốt đẹp là môi trường, là điều kiện sống để tạo lập Con Người viết hoa, con người phát triển về mọi mặt, và toàn thiện. Để có được một xã hội như vậy, như đã từng xảy ra trong lịch sử nhiều nước. Phật giáo có Năm giới và Mười Việc Thiện. Đây là những điều phổ quát cho cả loài người. chúng ta thấy rằng không có một tôn giáo nào, một nền văn hóa nào nói rằng giết người là tốt, nói dối là tốt..; rằng để hoàn thiện mình, cần phải giết người, cần phải nói dối.

Nội dung của giới là không làm hại bản thân, không làm hại người khác và sự sống chung quanh. Đó chỉ mới là yếu tố “không nên làm điều xấu ác”, còn yếu tố: “nên làm tất cả mọi điều tốt thiện” thì càng tích cực và tốt đẹp hơn nữa. Ở đây chúng ta chỉ nói về phần “không nên làm”. Tôi ăn uống một thứ gì rồi thuận tay vứt bao plastic bừa bãi. Nếu trong một trăm người mà có vài người như tôi thì trong cả nước, một ngày chúng ta vứt ra gần cả triệu bao, một năm là 300 triệu bao. Ai dọn? Chỉ một cử chỉ của cánh tay gây thiệt hại bao nhiêu về kinh tế?

Mỗi ngày có bao nhiêu tai nạn do uống rượu, lái ẩu? Một người bị thương đưa vào bệnh viện chăm sóc tốn bao nhiêu tiền bạc, bao nhiêu công sức của bác sĩ, y tá – thay vì lo cho những bệnh nhân khẩn cấp khác – thì phài hao phí vì điều không đáng có, có thể tránh được. Phạm giới là tự phá hoại mình, làm hao tổn tài nguyên và năng lượng của mình, thay vì dùng chúng để cống hiến cho sự tốt đẹp của xã hội. Chẳng lẻ càng phát triển người ta càng tốn thêm tiền để có thêm cảnh sát và xây thêm nhà tù? Những công ty lương thực biết chất kia là độc, pháp luật cấm, nhưng vẫn dùng vì rẻ, nên gây bệnh tật cho mọi người. Thiệt hại không nhỏ. Một công ty nhà nước lấy ngân sách thay vì mua máy móc mới thì đem về những thứ đáng ra đã phế thải chỉ sử dụng được một hai năm rồi bỏ. Thiệt hại cho xã hội.

Chỉ cần vi phạm hai giới mà thôi, giới tham (phạm điều thiện thứ tám) và giới dối trá (giới thừ tư) thì chúng ta đã làm thiệt hại về kinh tế đến không thể thống kê được. sự suy thoái kinh tế thế giới năm 2008, từ Mỹ kéo theo cả thế giới cũng là hậu quả của lòng tham quá đáng và cách làm ăn không thật vượt quá những quy định của luật lệ trong nhiều năm của một số nhà kinh tế tài chánh. Hóa ra sự tham lam thái quá của một số rất ít người giàu đã gây ra sự nghèo khó của rất đông người khác.

Bệnh Sida và nạn nhân ma túy là do tà dâm và say sưa không tự chủ mà ra. Những căn bệnh này đã tiêu tốn bao nhiêu tiền của và công sức của xã hội. Chúng ta phài kết luận rằng những tệ nạn xã hội làm tiêu hao sức sống và xã hội đều do không giữ giới mà có.

Một trong những sức mạnh kinh tế là tiết kiệm, nhất là ở các nước còn nghèo. KHông hoang phí, biết quý trọng tiền bạc, biết tiết kiệm nguyên liệu là một thái độ từ việc giữ giới.

Chúng ta không thể nói hết về những tổn hại do phạm giới gây ra trong mọi lĩnh vực của xã hội đi theo chiều xuống thấp. Mà làm tổn hại làm hư hỏng xã hội tức là làm tổn hại hư hỏng chính đời sống của mỗi chúng ta, vì mỗi chúng ta sống là sống trong xã hội. Trong viễn tượng này, chúng ta thấy rằng giữ được giới là những yếu tố tích cực để xây dựng một xã hội tốt đẹp và phạm giới là những yếu tố tiêu cực phá hoại một xã hội tốt đẹp. Nhưng những tác nhân nào làm cho xã hội biết giữ gìn giới? Đó là: 1. Xã hội, 2. Pháp luật, 3. Lương tâm, và 4. Sự nhận biết về định luật nhân quả và nghiệp báo. Trong đó, định luật nhân quả khiến người ta phải giữ giới từ trong tâm ý, cho nên tin và hiểu nhân quả là cái hữu hiệu nhất. Xã hội phải dạy cho những thành viên của nó tin và hiểu định luật nhân quả thì xã hội ấy mới tiến bộ đến chỗ ngày càng tốt đẹp hơn.

Xã hội luôn luôn đòi hỏi bình đẳng như là điều kiện để sống còn và để phát triển của nó. Người ta bình đẳng trước công luận xã hội, bình đẳng trước pháp luật. Nhưng người ta còn bình đẳng trước giới luật. Giới luật là bình đẳng, không chừa một ai dù người ấy đang ở địa vị nào, hoàn cảnh nào, vì giới luật đặt căn bản trên định luật nhân quả. Tất cả chúng ta đều bình đẳng trước định luật nhân quả, vi như Đức Phật nói: Chúng sanh là kẻ thừa tự duy nhất những hành động (nghiệp) của mình”.Không có sự bình đẳng nào tuyệt đối hơn.

Tất cả chúng ta đều bình đẳng trước giới luật, nghĩa là chúng ta đều bình đằng trước tự do. Đó là sự tự do không làm điều xấu ác, và tự do làm tất cả mọi điều tốt thiện. Đó là sự tự do của tiến bộ, chứ không phải tự do của thoái bộ. Nhờ giới mà một cá nhân trưởng thành, trở thành một công dân tốt. Trưởng thành là thế nào? Biết tự chủ, biết nói không với cái xấu gây tổn hại cho mình và cho người, và biết nói vâng với mọi điều tốt đem lại lợi lạc cho mình và cho người.

Xã hội hiện đại trên thế giới đã chuyển qua thời đại hậu công nghiệp hay như có người quan niệm là đã chuyển qua thời đại hậu khoa học (ý kiến của Christopher T.Hill, giáo sư về Công nghệ và Chính sách công, Đại học George Mason, Virginia, trong bài “Xã hội hậu khoa học và những gợi suy cho Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Quân, Tia Sángsố 18, tháng 9/2010) . chúng ta thì chưa đến đó. Chúng ta chỉ sắp bước vào thời đại công nghiệp. Nhưng mặc dù ở đâu trên con đường phát triển kinh tế thì giới cũng là nền tảng cho sự phát triển lành mạnh về mọi mặt của xã hội.

Giới bao trùm mọi hoạt động của con người. Phạm giới là phạm chính chúng ta, làm tổn hại thân khẩu ý của chúng ta. Chúng ta cứ xem có một tổn hại nào, một tai nạn hay một tai họa nào của chúng ta mà không do từ phạm giới mà ra? Vì giới là nền tảng của sự phát triển và tiến hóa của con người nên nó vẫn gắn bó với con người chừng nào còn có con người.

Một xã hội mà không ai nói dối lừa gạt ai, không ai giết hại hay tìm cách giết hại ai, không ai tìm cách khơi gợi hay hành động tà dâm với ai, không ai say sưa khiến mất tự chủ và rủ rê người khác say sưa đến mất tự chủ…đó là xã hội lý tưởng mà con người mãi mãi hướng đến. Xã hội đó từng lúc hiện hữu trong những thời đại thịnh vượng mọi mặt của lịch sử Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa…Chúng ta biết xã hội đó rất khó thành lập trên trái đất này – nó cần có đủ phước đức và trí huệ của cả một dân tộc. Nhưng ít nhất xã hội ấy đang có mặt hiện giờ ở đây dù trong dạng tiềm năng. Nó là năm giới trong lòng mỗi chúng ta.

Giới thì rất cũ, nhưng vẫn luôn luôn mới. Như con người đã rất cũ nhưng vẫn luôn luôn mới. Bởi vì giới là con đường của con người.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 115

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2020(Xem: 5947)
Giáo sư Lewis Lancaster sinh ngày 27 tháng 10 năm 1932, Giáo sư danh dự của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á (East Asian Languages and Cultures) tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, đã từng là Chủ tịch, Giáo sư phụ trợ, Chủ tịch Hội đồng xét Luận án (Chair of the Dissertation Committee) của đại học University of The West (California) từ năm 1992. Ông còn là Giáo sư Danh dự của khoa Ngôn ngữ Đông Á (East Asian Languages), Khoa trưởng Khoa Phật học (Buddhist Studies) thuộc đại học UC Berkeley; và đã từng giữ chức vụ Viện trưởng (2004-2006).
02/08/2020(Xem: 6276)
Trong khoảng chục ngày nay, các báo Việt Nam đưa tin toàn chuyện dịch bệnh CoViD-19 , vì nó đang đe dọa trở lại sau một thời gian 3 tháng tạm thời im ắng. Ngay lúc này, giở ra đọc lại sách Chớ quên mình là nước - Tạp văn, khảo luận về nước và môi trường của Văn Công Tuấn mà tôi đã được tác giả gởi tặng từ một tháng trước, ý thức về tầm quan trọng đối với môi trường sống của tôi càng trở nên đậm nét.
02/08/2020(Xem: 8436)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì một mục đích duy nhất làm cho tất cả chúng sanh được giác ngộ, thoát khỏi khổ đau được an lạc giải thoát. Vì thế, trong kinh nói: “Như Lai thị hiện nơi cuộc đời này, là để xua tan bóng tối vô minh và chỉ cho nhân loại con đường đi đến sự đoạn tận của khổ đau”.
01/08/2020(Xem: 6128)
Cư sĩ Sandy Huntington sinh ngày 24 tháng 2 năm 1949, ông sinh ra và trưởng thành tại East Lansing, Michigan, một thành phố thuộc quận quận trong tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ và học đại tại bang Michigan. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông đi du lịch đến Na Uy, học tiếng Na Uy và bắt đầu say mê học ngôn ngữ và văn học suốt đời.
01/08/2020(Xem: 5121)
Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người.Từ thời cổ xưa con người sống trong hang đá rừng rậm chưa có chữ viết chưa có lời nói, nên con người phát biểu tình cảm hay ý muốn bằng âm thanhgầm gừ,ậm ừ … từ trong cổ họng, hoặcbiểu lộ bản năng cảm xúc bằngánh mắt hay cử chỉ quơ tay động chân.Đời sống của con người lúc ấy không mấy khác với đời sống của thú rừng hoang dã.
29/07/2020(Xem: 6692)
Tại Việt Nam, nơi có dân số khoảng 97 triệu nhân khẩu, Vương quốc Campuchia với dân số khoảng 16,24 người, đều không có trường hợp tử vong do đại dịch Virus corona chủng mới. Tại Vương quốc Thái lan, nơi có dân số 70 triệu người, có 58 người tử vong do nhiễm Covid-19 (Lưu ý: So với Vương quốc Anh, nơi có dân số gần 66 triệu người, đã có hơn 45.000 người chết). Về việc phòng chống đại dịch Virus corona, tại sao các quốc gia nêu trên lại hoạt động phòng chống đại dịch tốt hơn các quốc gia khác trên thế giới? Họ đều là những quốc gia Phật giáo. Sự thành công của công tác phòng chống đại dịch hiểm ác này có liên quan gì đến văn hóa Phật giáo bản địa không?
10/07/2020(Xem: 8272)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
09/07/2020(Xem: 7326)
Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là mục tiêu tu hành: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Những điều này là căn bản làm người, là nền tảng tu hành, và là tiêu chuẩn của chánh quyền. Sáu Đại Tông Chỉ này là sáu con đường sáng. Nếu nhớ được sáu đại tông chỉ này, quý vị có thể thành Phật. Tôi đưa ra sáu đại tông chỉ này cho những người muốn thành Phật, thành Bồ Tát, muốn thành Thanh Văn, A La Hán. Đây là những tông chỉ quan trọng nhất. Nếu thực hành được, quý vị có thể dùng suốt đời, mà vẫn không tận dụng hết được!
08/07/2020(Xem: 6467)
Không còn nghi ngờ gì nữa, khẩu trang đã đóng một vai trò trung tâm trong các chiến lược đối đầu với dịch bệnh COVID-19 của chúng ta. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa SARS-CoV-2 mà còn nhiều loại virus và vi khuẩn khác. Cũng không khó để nhận ra rằng khẩu trang đã và đang có xu hướng trở thành quà tặng, chương trình khuyến mãi của nhiều hoạt động kinh doanh. Chạy đua xu hướng "bán hàng tặng kèm khẩu trang", trên các website thương mại điện tử, nhiều gian hàng cũng đua nhau áp dụng hình thức kinh doanh này. Kết quả như thế nào? Nhiều gian hàng đã thấy được hiệu quả rõ rệt khi lượt khách đặt mua tăng mạnh, họ đã vượt qua cơn ế ẩm nhờ tặng kèm khẩu trang. Tương tự, các nhà hàng, tiệm nails, cửa hàng…đều đang theo xu hướng tặng khẩu trang cho khách, vừa để tuân theo trật tự “bình thường mới” trong xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của cả khách hàng và chính mình. Thử tưởng tượng, quý vị bước vào một tiệm nails nhưng quên mang theo khẩu trang, không sao, nhân viên mang cho quý vị m
05/07/2020(Xem: 4976)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, trong một ngôi làng gọi là Taktser ở đông bắc Tây Tạng, trong một gia đình nông dân. Đức Thánh Thiện được công nhận vào lúc hai tuổi, phù hợp với truyền thống Tây Tạng, như tái sanh của người tiền nhiệm, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Đức Phật Từ Bi, nguyện tái sanh để phụng sự loài người. Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là “Đại dương của trí tuệ.” Người Tây Tạng thường liên hệ đến Đức Thánh Thiện như Yeshe Norbu, “Viên ngọc ước,” hay đơn giản là Kundun, có nghĩa là “Thị Hiện.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]