Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Tị nạn ở Ấn Độ

27/11/201312:01(Xem: 20660)
28. Tị nạn ở Ấn Độ

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



28. Tị nạn ở Ấn Độ










Có một cuộc đón rước long trọng ở Tawang, ngay bên kia biên giới Tây Tạng và Ấn Độ, nơi các viên chức Ấn Độ đến gặp chúng tôi. Không có người nào ở Ấn Độ biết là chúng tôi đã trốn khỏi Lhasa, trừ con trai tôi, Gyalo Thondup, vì cậu ta đã liên lạc với các chiến sĩ Khampa. Ở Tawang, một viên chức Ấn Độ biết nói một chút tiếng Hoa cứ nói "hang hao" (rất tốt) mỗi lần tôi cho ông ta bánh mì mà tôi đã nướng. Sau ba ngày ở Tawang, chúng tôi đi Bomdila, rồi đi Tezpur, nơi chúng tôi được Gyalo Thondup và các viên chức chính phủ chào đón, kể cả Thủ Tướng Nehru. Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp ở đó. Rồi chúng tôi đi Siliguri, nơi nhiều người Tây Tạng chào đón chúng tôi. Khi gặp con gái Jetsun Pema và các cháu, tôi không thể nói được gì cả, mà chỉ rơi nước mắt.

Ở Mussorie chúng tôi được dành cho một cuộc tiếp đón lớn. Các vệ sĩ và quân đội Ấn Độ giữ an ninh, và thật là thoải mái khi đã được an toàn. Chính phủ rất tử tế và đáp ứng mọi nhu cầu của chúng tôi. Chúng tôi có sự tự do riêng tư và được yên ổn ở đây, người Trung Quốc đã ở xa rồi, không làm cho tôi hoảng sợ được nữa, như họ đã làm trong mấy năm cuối cùng của tôi ở Lhasa. Chúng tôi đi chơi trong những công viên lớn và xem chiếu bóng. Tôi chưa bao giờ uống cà phê ở Lhasa, nhưng bây giờ cà phê là món đồ uống ưa thích của tôi ở các quán ăn. Tôi không thích xe kéo ở Ấn Độ, vì tôi không thích cảnh một người chạy bộ kéo một cái xe hai bánh với một hay hai hành khách ngồi ở trên. Thành phố Mussoorie có đầy người Tây Tạng, chúng tôi sống ở đó một năm. Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức những cuộc họp báo và nói với nhiều người về tình trạng Tây Tạng.

Sau đó chúng tôi chuyển tới Dharamsala, và trú ngụ ở Swargashram. Ngôi nhà này thường bị dột nhiều. Hồi ở Trung Quốc tôi đã được chụp tia X quang và người ta nói rằng tôi có một khối u giống như một cái túi ở trong cổ họng, và những mảnh thức ăn có thể kẹt ở trong đó. Họ nói rằng cần phải giải phẫu khối u này, nhưng họ không giải phẫu vì tuổi của tôi đã cao. Tôi đã không tin họ, vì tôi thấy mình không có vấn đề gì với khối u này. Khi trở về Lhasa, trong một bữa tiệc đãi những người Trung Quốc, tôi bỗng cảm thấy hình như có một cái gì kẹt trong cổ họng của mình. Từ lúc đó, tôi có rắc rối với cổ họng. Ở Mussoorie tôi gặp khó khăn lớn khi ăn, và ở Dharamsala tình trạng của tôi càng trở nên xấu hơn.

Diki Tsering and taring

Cuối cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên tôi đến nước khác để chữa căn bệnh này. Tôi không muốn đi, vì tôi nghĩ rằng mình sẽ chết trong cuộc giải phẫu. Rồi con trai Norbu của tôi đưa tôi đi khám bệnh ở Calcutta. Vị bác sĩ cũng nói về căn bệnh của tôi giống như các bác sĩ ở Trung Quốc, ông ta nói rằng tôi cần được giải phẫu. Một bác sĩ người Anh ở đó nói ông ta sẽ giải phẫu cho tôi nếu tôi đi Anh Quốc. Ông ta nói rằng tôi bị một chứng bệnh hiếm có, trong mười ngàn người mới có một người mắc phải. Vì vậy tôi trở về Dharamsala để chào từ giã Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trên đường đi tôi gặp tai nạn xe hơi, vì chiếc xe bị nổ bánh. Tôi bị thương và bất tỉnh trong một tiếng đồng hồ.

Sau tai nạn này tôi giống như một em bé. Tôi không thể mặc quần áo mà cũng không thể ăn nếu không có sự giúp đỡ của một người hầu gái. Mười ngày sau tôi đi Anh Quốc, và đi cùng tôi là con trai Norbu và cô Taring, làm thông dịch viên cho tôi. Tới nơi, tôi đến bệnh viên ngay. Trong mười ngày đầu tôi được chữa những vết thương do tai nạn xe hơi, và sau đó tôi được giải phẫu. Một tuần sau tôi rời bệnh viện. Norbu đã trở về Ấn Độ sau mười ngày chúng tôi đến Anh Quốc.

Bà Gould, có chồng trước kia làm việc ở Lhasa trong sứ đoàn Anh Quốc, rất tử tế với tôi trong thời gian này. Bà thường đến thăm và đưa tôi đi ngoạn cảnh. Tôi ngụ ở một khách sạn ở gần biên giới trong ba tháng với cô Taring. Cô Taring rất tốt với tôi, và tôi biết chắc là cô đã phải trải qua một thời gian khó khăn. Có những khi tôi thức dậy trong đêm, cảm thấy nhớ những món ăn Tây Tạng, thế là cô Taring lại làm những món đó cho tôi trong bếp của khách sạn. Sau một số sai lầm thú vị, chẳng bao lâu cô đã nấu ăn giỏi. Tôi chú ý đến cái bếp ga mà tôi chưa bao giờ thấy ở Tây Tạng. Các nhân viên khách sạn cư xử với chúng tôi như người trong gia đình và chúng tôi thường làm những món ăn cho họ. Họ thích những món ăn này.

Một hôm cảnh sát đến cho chúng tôi biết là có những tên trộm cắp đang rình rập ở trong khu vực. Sợ quá Taring giấu tất cả những túi xách của chúng tôi xuống gầm giường. Tôi nói với cô rằng nếu một tên trộm lẻn vô phòng thì những thứ đầu tiên hắn thấy sẽ là mấy cái túi xách ở dưới gầm giường.

Diki and Dolma

Chúng tôi buồn khi phải rời khỏi khách sạn bên bờ biển, vốn đã là nhà của chúng tôi trong ba tháng. Gyalo Thondup và vợ đã bay sang thăm tôi rồi đưa tôi đi du lịch Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hồng Kông. Khi chúng tôi đến Hoa Kỳ, tôi nhận được tin mẹ tôi đã qua đời. Chúng tôi ở New York ba tuần rồi đi Washington, San Francisco, Nhật Bản và Hồng Kông trước khi trở về Ấn Độ. Tôi đã rời Ấn Độ trong bốn tháng rưỡi.

Norbu and his book

Khi chúng tôi trở về Dharamsala, con gái tôi, Tsering Dolma đang bệnh rất nặng. Cô ta đã mắc bệnh hai năm trước khi tôi đi Anh Quốc, và đã được giao việc trông coi Nhà Nuôi Trẻ Tây Tạng ở Dharamsala. Lúc đó chúng tôi không biết cô ta bị ung thư, nhưng cô ta vẫn luôn bị đau ở trong bụng. Cô ta đi Calcutta để chữa bệnh trong hai tháng, có tôi đi theo. Sau cùng cô ta được đưa đi Anh Quốc để điều trị.

Mười ngày sau khi đến Anh Quốc, con gái của tôi đã qua đời ở bệnh viện. Tôi đã có một giấc mộng kỳ lạ vào đêm cô ta chết. Trong giấc mộng tôi trông thấy những người ăn mày ở bên ngoài ngôi nhà của chúng tôi ở Dharamsala mặc y phục Tây Tạng một cách lỏng lẻo mà không cột dây lưng. Ở giữa họ là con gái của tôi, đang ăn cùng với họ. Tôi tức giận nghĩ "Cô ta đang làm cái gì ở đó vậy?". Rồi tôi giật mình thức dậy. Cô ta mặc một cái áo màu xanh buông lỏng. Tôi linh cảm là cô ta đã chết.

Chúng tôi nhận được điện báo tin buồn ba giờ sau đó. Khi con rể của tôi từ Anh Quốc trở về, tôi hỏi anh ta con gái tôi mặc y phục gì lúc qua đời. Anh ta nói rằng, vài phút trước khi cô ta ra đi, anh ta đã khoác lỏng lẻo một cái áo gấm màu xanh. Cô ta được hỏa táng ở đó và chúng tôi tổ chức tụng kinh cầu siêu cho cô ta. [1]

Pema

Năm 1960, Thubten Tigme Norbu nhận một chỗ giảng dạy tại Đại Học Washington ở Seattle, tiểu bang West America. Ở đó ông quyết định hoàn tục để lập gia đình. Sau đó ông là một giáo sư ở Đại Học Indiana và đã về hưu. Ông đã viết hai cuốn sách "Tibet is my country" và "Tibet".

Lobsang Samten cũng lập gia đình, và trông coi Trung Tâm Y Tế Tây Tạng cho đến khi qua đời vào năm 1985. Tsering Dolma là giám đốc Làng Thiếu Nhi Tây Tạng, nhà nuôi trẻ mồ côi và trẻ nghèo, cho đến khi bà qua đời, để lại chức vụ này cho em gái út là Jetsun Pema. Jetsun Pema đã viết cuốn "Tibet, my story", một cuốn tiểu sử tự thuật được xuất bản năm 1997. Gyalo Thondup là người có năng lực chính trị lớn trong cộng đồng người tị nạn Tây Tạng và là một doanh gia thành công với nhiều mối liên hệ quốc tế, và đã liên tục thu nhận sự ủng hộ trên khắp thế giới dành cho Tây Tạng cho tới khi ông về hưu.

Sức khỏe của bà Diki Tsering đã suy giảm trong những năm cuối cùng của bà. Vào năm 1980, em gái của bà từ Tây Tạng đến thăm, mang những tin buồn về những sự kiện và tình trạng ở quê nhà. Những người ở gần bên bà nói rằng bà không bao giờ hồi phục từ sự đau lòng vì nghe kể về sự hủy diệt người dân và những nơi chốn mà bà đã yêu thương.

Mùa đông năm đó bà Diki Tsering qua đời ở ngôi nhà của bà, Kaskmir Cottage, ở Dharamsala. Con trai Lobsang Samten và vợ của Tendzin Choegyal là Rinchen có ở đó với bà. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm bà lần cuối cùng, ngài khuyên bà đừng sợ và bà nói rằng mình không sợ. Ngài nhắc bà thiền quán về bức tranh "thangka" vẽ về chư Phật, chư Bồ Tát và trì chú. Cuối cùng bà muốn ngồi dậy và bà đã qua đời trong khi đang tham thiền. Toàn thể gia đình tụ họp để tổ chức lễ tang cho bà. Bà được hỏa táng ở Dharamsala, và người Tây Tạng ở khắp nơi cầu nguyện cho bà.



[1]Trong những năm cuối cùng của đời mình, bà Diki Tsering tiếp tục chăm sóc cho mọi người trong gia đình, đặc biệt là con út của bà, Tendzin Choegyal. Bà lo cho người con trai này được giáo dục tốt ở St.Josehp's College tại Darjeeling. Cuối cùng ông đã hoàn tục vì thấy không thể dung hòa được được nền văn hóa hiện đại mà ông đã chọn với đời sống tu hành. Hiện nay ông đang trông coi một nhà khách ở Dharamsala.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2019(Xem: 7329)
Một ngày như mọi ngày, không có gì thay đổi, giống hệt như ngày hôm qua, không có gì vui, không có gì mới, là nỗi kinh hoàng của con người. Căn bệnh buồn nản, chán đời (depressed) mà trong nước gọi là trầm cảm đã được ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khóc than trong bản nhạc “Một ngày như mọi ngày” như sau:
10/04/2019(Xem: 6553)
Ban sơ, Phật giáo là một phong trào cải cách chống lại uy quyền Vệ-đà, nghi lễ Bà-la-môn và hệ thống giai cấp đầy bất công cuả xã hội Ấn độ . Thời Đức Phật, khuynh hường nầy phát triển rộng khắp dưới sự lãnh đaọ của Đức Phật, đạo Phật được số đông dân chúng và gai cấp thống trị ủng hộ. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 9 DL, Ấn giáo tung đòn phản công: tư tưởng đạo Phật được cố ý đem vào Ấn giáo và Đức Phật lịch sử được tuyên bố là một Hóa thân của thần Vệ Nữu. Những gì trước đây là điểm hấp dẫn của Phật giáo nay cũng được tìm thấy trong Ấn giáo.
09/04/2019(Xem: 5669)
Con Cháu Hiếu Ông Bà Vui Tươi Lắm Hãy Giành Nhau Phụng Dưỡng Phước Đức Nhiều Chính Người Già Là Ruộng Phước Phì Nhiêu Sau Tam Bảo, Cùng Neo Đơn Khốn Khó…(2)
09/04/2019(Xem: 6794)
MỞ RỘNG GIÚP ĐỞ Nguyên bản: Extending Help Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Monday, February 25, 2019
07/04/2019(Xem: 8775)
Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do. Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
04/04/2019(Xem: 8172)
Chuẩn bị lên đường, bạn dặn tôi đến nơi nhớ điện thư cho biết năm nay (2018) Bồ Đề Đạo Tràng có gì lạ. Tôi đáp ngay: vâng, sẽ cố gắng. Nhưng xin hiểu giùm. Nếu ai đó trong ba năm qua, năm nào cũng đến đấy thì khó thấy chuyện lạ. Chuyện gì cũng quen. Từ con đường đi có chỗ ổ gà phải tránh, cổng vào chùa khép đến chỗ nào thì nghe tiếng kêu két két, anh bán hàng góc chùa Tây Tạng lúc nào cũng cười tươi. Kể cả bà già ăn xin cũng là người cũ, ngồi ủ rũ y nguyên chỗ cũ. Chuyện gì cũng thấy như năm ngoái mình đã thấy. Nhưng, nói vậy mà việc ấy cũng có cái hay của nó: tự nhiên sao mình có cảm giác thật thân quen, như đi xa về lại thăm nhà. Thành ra muốn vừa lòng bạn nhưng không lẽ lặp lại chuyện đã từng kể cho bạn nghe những năm rồi. Rồi bỗng … quên luôn!
02/04/2019(Xem: 7857)
Cuốn sách “Quan Âm Quảng Trần” được ra mắt cách đây 7 năm (2010), được in lần thứ hai và ba vào năm 2012 & 2014 tại NXB Tổng hợp, Phương Đông, và lần thứ tư này tại NXB Hồng Đức, Tp. HCM, Việt Nam. Trong lần in thứ tư này, tác giả vẫn giữ lại nội dung như lần đầu ra mắt. Tuy nhiên, để sách hữu dụng và phục vụ tốt hơn, kỳ này nhiều lỗi được chỉnh sửa, có thêm hình xen kẽ, nhiều thuật từ Pali với Phạn được đính kèm, có thêm phần tóm gọn và các câu hỏi đàm luận ở cuối mỗi chương và đặc biệt tác phẩm được chuyển gữ sang tiếng Anh: “The Commentary of Avalokiteśvara Bodhisattva. “ Tác giả muốn đặc biệt tri ân đệ tử Tỳ-kheo-ni Viên Quang đã giúp tác giả trong việc trình bày, xuất bản cũng như phát hành sách. Trường Đại Học Riverside, Tiểu bang Cali, Hoa Kỳ Mùa Xuân, ngày 07 tháng 01 năm 2018
30/03/2019(Xem: 9800)
Trong pháp hội Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền Bồ Tát sau khi khen ngợi công đức thù thắng của Phật đã nói với đại chúng rằng muốn trọn nên công đức như Phật thì phải tu mười điều rộng lớn như sau: Một là lễ kính các đức Phật. Hai là khen ngợi các đức Như Lai. Ba là rộng sắm đồ cúng dường. Bốn là sám hối các nghiệp chướng. Năm là tùy hỷ các công đức.
27/03/2019(Xem: 8801)
KHOÁ TU HỌC ‘THIỀN CHÁNH NIỆM’ DÀNH CHO GIỚI TRẺ VÀ NGƯỜI BẢN XỨ TẠI BANG NEW JERSEY-THIỀN VIỆN THANH TỪ (Thích Thiện Trí) Sau hai ngày hướng dẫn thiền "Chánh Niệm và khoá học Từ Bi Tâm" với Giáo Sư Thiele tại Đại Học Vanderbilt, tôi lại tiếp tục khăn gói lên đường tới Thiền Viện Thanh Từ tại bang New Jersey để hướng dẫn tiếp hai ngày cho khoá thiền mới dành cho giới trẻ và người bản xứ do Thầy trụ trì và giới trẻ tại Thiền Viện tổ chức.
25/03/2019(Xem: 5027)
Không hiểu sao dạo này chị hay khóc ! Hồ lệ đầy tràn ...cần phải làm vơi ? Đọc xong sách quý " Bánh xe cuộc đời " Bao xúc cảm ...chợt ....giọt dài giọt ngắn .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]