Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Tị nạn ở Ấn Độ

27/11/201312:01(Xem: 20662)
28. Tị nạn ở Ấn Độ

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



28. Tị nạn ở Ấn Độ










Có một cuộc đón rước long trọng ở Tawang, ngay bên kia biên giới Tây Tạng và Ấn Độ, nơi các viên chức Ấn Độ đến gặp chúng tôi. Không có người nào ở Ấn Độ biết là chúng tôi đã trốn khỏi Lhasa, trừ con trai tôi, Gyalo Thondup, vì cậu ta đã liên lạc với các chiến sĩ Khampa. Ở Tawang, một viên chức Ấn Độ biết nói một chút tiếng Hoa cứ nói "hang hao" (rất tốt) mỗi lần tôi cho ông ta bánh mì mà tôi đã nướng. Sau ba ngày ở Tawang, chúng tôi đi Bomdila, rồi đi Tezpur, nơi chúng tôi được Gyalo Thondup và các viên chức chính phủ chào đón, kể cả Thủ Tướng Nehru. Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp ở đó. Rồi chúng tôi đi Siliguri, nơi nhiều người Tây Tạng chào đón chúng tôi. Khi gặp con gái Jetsun Pema và các cháu, tôi không thể nói được gì cả, mà chỉ rơi nước mắt.

Ở Mussorie chúng tôi được dành cho một cuộc tiếp đón lớn. Các vệ sĩ và quân đội Ấn Độ giữ an ninh, và thật là thoải mái khi đã được an toàn. Chính phủ rất tử tế và đáp ứng mọi nhu cầu của chúng tôi. Chúng tôi có sự tự do riêng tư và được yên ổn ở đây, người Trung Quốc đã ở xa rồi, không làm cho tôi hoảng sợ được nữa, như họ đã làm trong mấy năm cuối cùng của tôi ở Lhasa. Chúng tôi đi chơi trong những công viên lớn và xem chiếu bóng. Tôi chưa bao giờ uống cà phê ở Lhasa, nhưng bây giờ cà phê là món đồ uống ưa thích của tôi ở các quán ăn. Tôi không thích xe kéo ở Ấn Độ, vì tôi không thích cảnh một người chạy bộ kéo một cái xe hai bánh với một hay hai hành khách ngồi ở trên. Thành phố Mussoorie có đầy người Tây Tạng, chúng tôi sống ở đó một năm. Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức những cuộc họp báo và nói với nhiều người về tình trạng Tây Tạng.

Sau đó chúng tôi chuyển tới Dharamsala, và trú ngụ ở Swargashram. Ngôi nhà này thường bị dột nhiều. Hồi ở Trung Quốc tôi đã được chụp tia X quang và người ta nói rằng tôi có một khối u giống như một cái túi ở trong cổ họng, và những mảnh thức ăn có thể kẹt ở trong đó. Họ nói rằng cần phải giải phẫu khối u này, nhưng họ không giải phẫu vì tuổi của tôi đã cao. Tôi đã không tin họ, vì tôi thấy mình không có vấn đề gì với khối u này. Khi trở về Lhasa, trong một bữa tiệc đãi những người Trung Quốc, tôi bỗng cảm thấy hình như có một cái gì kẹt trong cổ họng của mình. Từ lúc đó, tôi có rắc rối với cổ họng. Ở Mussoorie tôi gặp khó khăn lớn khi ăn, và ở Dharamsala tình trạng của tôi càng trở nên xấu hơn.

Diki Tsering and taring

Cuối cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên tôi đến nước khác để chữa căn bệnh này. Tôi không muốn đi, vì tôi nghĩ rằng mình sẽ chết trong cuộc giải phẫu. Rồi con trai Norbu của tôi đưa tôi đi khám bệnh ở Calcutta. Vị bác sĩ cũng nói về căn bệnh của tôi giống như các bác sĩ ở Trung Quốc, ông ta nói rằng tôi cần được giải phẫu. Một bác sĩ người Anh ở đó nói ông ta sẽ giải phẫu cho tôi nếu tôi đi Anh Quốc. Ông ta nói rằng tôi bị một chứng bệnh hiếm có, trong mười ngàn người mới có một người mắc phải. Vì vậy tôi trở về Dharamsala để chào từ giã Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trên đường đi tôi gặp tai nạn xe hơi, vì chiếc xe bị nổ bánh. Tôi bị thương và bất tỉnh trong một tiếng đồng hồ.

Sau tai nạn này tôi giống như một em bé. Tôi không thể mặc quần áo mà cũng không thể ăn nếu không có sự giúp đỡ của một người hầu gái. Mười ngày sau tôi đi Anh Quốc, và đi cùng tôi là con trai Norbu và cô Taring, làm thông dịch viên cho tôi. Tới nơi, tôi đến bệnh viên ngay. Trong mười ngày đầu tôi được chữa những vết thương do tai nạn xe hơi, và sau đó tôi được giải phẫu. Một tuần sau tôi rời bệnh viện. Norbu đã trở về Ấn Độ sau mười ngày chúng tôi đến Anh Quốc.

Bà Gould, có chồng trước kia làm việc ở Lhasa trong sứ đoàn Anh Quốc, rất tử tế với tôi trong thời gian này. Bà thường đến thăm và đưa tôi đi ngoạn cảnh. Tôi ngụ ở một khách sạn ở gần biên giới trong ba tháng với cô Taring. Cô Taring rất tốt với tôi, và tôi biết chắc là cô đã phải trải qua một thời gian khó khăn. Có những khi tôi thức dậy trong đêm, cảm thấy nhớ những món ăn Tây Tạng, thế là cô Taring lại làm những món đó cho tôi trong bếp của khách sạn. Sau một số sai lầm thú vị, chẳng bao lâu cô đã nấu ăn giỏi. Tôi chú ý đến cái bếp ga mà tôi chưa bao giờ thấy ở Tây Tạng. Các nhân viên khách sạn cư xử với chúng tôi như người trong gia đình và chúng tôi thường làm những món ăn cho họ. Họ thích những món ăn này.

Một hôm cảnh sát đến cho chúng tôi biết là có những tên trộm cắp đang rình rập ở trong khu vực. Sợ quá Taring giấu tất cả những túi xách của chúng tôi xuống gầm giường. Tôi nói với cô rằng nếu một tên trộm lẻn vô phòng thì những thứ đầu tiên hắn thấy sẽ là mấy cái túi xách ở dưới gầm giường.

Diki and Dolma

Chúng tôi buồn khi phải rời khỏi khách sạn bên bờ biển, vốn đã là nhà của chúng tôi trong ba tháng. Gyalo Thondup và vợ đã bay sang thăm tôi rồi đưa tôi đi du lịch Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hồng Kông. Khi chúng tôi đến Hoa Kỳ, tôi nhận được tin mẹ tôi đã qua đời. Chúng tôi ở New York ba tuần rồi đi Washington, San Francisco, Nhật Bản và Hồng Kông trước khi trở về Ấn Độ. Tôi đã rời Ấn Độ trong bốn tháng rưỡi.

Norbu and his book

Khi chúng tôi trở về Dharamsala, con gái tôi, Tsering Dolma đang bệnh rất nặng. Cô ta đã mắc bệnh hai năm trước khi tôi đi Anh Quốc, và đã được giao việc trông coi Nhà Nuôi Trẻ Tây Tạng ở Dharamsala. Lúc đó chúng tôi không biết cô ta bị ung thư, nhưng cô ta vẫn luôn bị đau ở trong bụng. Cô ta đi Calcutta để chữa bệnh trong hai tháng, có tôi đi theo. Sau cùng cô ta được đưa đi Anh Quốc để điều trị.

Mười ngày sau khi đến Anh Quốc, con gái của tôi đã qua đời ở bệnh viện. Tôi đã có một giấc mộng kỳ lạ vào đêm cô ta chết. Trong giấc mộng tôi trông thấy những người ăn mày ở bên ngoài ngôi nhà của chúng tôi ở Dharamsala mặc y phục Tây Tạng một cách lỏng lẻo mà không cột dây lưng. Ở giữa họ là con gái của tôi, đang ăn cùng với họ. Tôi tức giận nghĩ "Cô ta đang làm cái gì ở đó vậy?". Rồi tôi giật mình thức dậy. Cô ta mặc một cái áo màu xanh buông lỏng. Tôi linh cảm là cô ta đã chết.

Chúng tôi nhận được điện báo tin buồn ba giờ sau đó. Khi con rể của tôi từ Anh Quốc trở về, tôi hỏi anh ta con gái tôi mặc y phục gì lúc qua đời. Anh ta nói rằng, vài phút trước khi cô ta ra đi, anh ta đã khoác lỏng lẻo một cái áo gấm màu xanh. Cô ta được hỏa táng ở đó và chúng tôi tổ chức tụng kinh cầu siêu cho cô ta. [1]

Pema

Năm 1960, Thubten Tigme Norbu nhận một chỗ giảng dạy tại Đại Học Washington ở Seattle, tiểu bang West America. Ở đó ông quyết định hoàn tục để lập gia đình. Sau đó ông là một giáo sư ở Đại Học Indiana và đã về hưu. Ông đã viết hai cuốn sách "Tibet is my country" và "Tibet".

Lobsang Samten cũng lập gia đình, và trông coi Trung Tâm Y Tế Tây Tạng cho đến khi qua đời vào năm 1985. Tsering Dolma là giám đốc Làng Thiếu Nhi Tây Tạng, nhà nuôi trẻ mồ côi và trẻ nghèo, cho đến khi bà qua đời, để lại chức vụ này cho em gái út là Jetsun Pema. Jetsun Pema đã viết cuốn "Tibet, my story", một cuốn tiểu sử tự thuật được xuất bản năm 1997. Gyalo Thondup là người có năng lực chính trị lớn trong cộng đồng người tị nạn Tây Tạng và là một doanh gia thành công với nhiều mối liên hệ quốc tế, và đã liên tục thu nhận sự ủng hộ trên khắp thế giới dành cho Tây Tạng cho tới khi ông về hưu.

Sức khỏe của bà Diki Tsering đã suy giảm trong những năm cuối cùng của bà. Vào năm 1980, em gái của bà từ Tây Tạng đến thăm, mang những tin buồn về những sự kiện và tình trạng ở quê nhà. Những người ở gần bên bà nói rằng bà không bao giờ hồi phục từ sự đau lòng vì nghe kể về sự hủy diệt người dân và những nơi chốn mà bà đã yêu thương.

Mùa đông năm đó bà Diki Tsering qua đời ở ngôi nhà của bà, Kaskmir Cottage, ở Dharamsala. Con trai Lobsang Samten và vợ của Tendzin Choegyal là Rinchen có ở đó với bà. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm bà lần cuối cùng, ngài khuyên bà đừng sợ và bà nói rằng mình không sợ. Ngài nhắc bà thiền quán về bức tranh "thangka" vẽ về chư Phật, chư Bồ Tát và trì chú. Cuối cùng bà muốn ngồi dậy và bà đã qua đời trong khi đang tham thiền. Toàn thể gia đình tụ họp để tổ chức lễ tang cho bà. Bà được hỏa táng ở Dharamsala, và người Tây Tạng ở khắp nơi cầu nguyện cho bà.



[1]Trong những năm cuối cùng của đời mình, bà Diki Tsering tiếp tục chăm sóc cho mọi người trong gia đình, đặc biệt là con út của bà, Tendzin Choegyal. Bà lo cho người con trai này được giáo dục tốt ở St.Josehp's College tại Darjeeling. Cuối cùng ông đã hoàn tục vì thấy không thể dung hòa được được nền văn hóa hiện đại mà ông đã chọn với đời sống tu hành. Hiện nay ông đang trông coi một nhà khách ở Dharamsala.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2019(Xem: 7290)
Thượng Tọa Horowpothane Sathindriya Thera hiện trú tại Trung tâm Thiền Định Phật giáo (Samadhi Buddhist Meditation Centre), ở Campbellfield, Victoria, Úc. Tất cả mọi người trong xã hội đều kiếm tìm hạnh phúc. Hòa bình, an lạc, thanh tịnh, thư giãn, tự tại và hạnh phúc là những điều chúng tôi muốn nói đến ở đây.
23/01/2019(Xem: 6580)
Chúng tôi quay trở lại Trung tâm Từ thiện và Hướng nghiệp Phật Tích lần thứ 3 trong năm 2018 với mục đích giao lưu và truyền động lực cũng như khát vọng vươn lên trong cuộc sống cho các em nhỏ sống tại trung tâm. Mỗi một lần đến Trung tâm Phật Tích chúng tôi đều luôn vô cùng bất ngờ và hạnh phúc bởi những gương mặt trẻ thơ, ngoãn ngoãn và đầy hoạt bát của các em
23/01/2019(Xem: 5647)
Đến dự lễ cúng Tất niên tại Chùa Tịnh Quang ở Suối Hiệp, được đọc và nghiền ngẫm lại "Mười Điều Tâm Niệm" ngay tại chỗ, tự dưng thấy hỗ thẹn vô cùng, thấy mình quá yếu đuối, hèn nhát, trước pháp Phật vi diệu mà mình đã từng được nghe, được đọc, được học. Lòng nặng trĩu, bèn lên chánh điện lạy sám hối...
23/01/2019(Xem: 7799)
Trong kho tàng văn chương truyền khẩu hay huyền thoại Việt Nam đã có nhiều chuyện duyên-nợ. Chẳng hạn chuyện tích Mưa Ngâu mà dân gian đã có thơ truyền tụng: Tục truyền Tháng Bảy mưa ngâu. Con Trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền. Một rằng duyên hai là rằng nợ. Sợi xích thằng ai gỡ cho ra.
17/01/2019(Xem: 7682)
Có nhiều người cho rằng cầu an cầu siêu là mê tín dị đoan rồi chê bai ... đối với những người đi cầu an cầu siêu. Lại có không ít người chưa hiểu biết về chuyện cầu an cầu siêu rồi lại rất cuồng tín, thậm chí làm ra những việc còn mang nhiều tội lỗi hơn như việc giết hại sinh vật cúng tế, đốt nhiều vàng bạc .... rồi muốn cầu Phật Thánh Thần ... gia hộ, thế nhưng tất cả những người trên ấy đều vô minh không thể mang lại phước đức mà còn tốn tiền, tốn thời gian và mất tiền của đã không có phước mà phải mang thêm tội lỗi chồng chất.
17/01/2019(Xem: 6204)
Có những kỷ niệm ta tưởng đã được cất giấu tận đáy sâu tâm hồn và sẽ phải mờ theo thời gian, theo sự đổi thay, sự trưởng thành của ta , nhưng không .....nó không hoàn toàn mất đi ...mà thật ra vẫn tồn tại trong cơ thể ta qua những hình thức vật lý hay khuôn mẫu mà ta ứng xữ và đó cũng chính là nguyên tắc mà tôi đã học về nghiệp ....hay nói đúng hơn là những trải nghiệm trong cuộc đời ....
15/01/2019(Xem: 14980)
“Một nữ cư sĩ đến gặp vị thầy trụ trì và nói: "Bạch Thầy, Con không đi chùa nữa!" Vị Thầy hỏi: – Vậy à, Đạo hữu có thể cho thầy biết lý do không?
14/01/2019(Xem: 7802)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - (phần 13) vài nhận xét về cách dùng tên bộ phận cơ thể ở phía dưới như lòng, bụng, dạ, ruột[1] cho đến vật âm mình! Nguyễn Cung Thông[2] Phần này bàn về một số cách dùng trong tiếng Việt như lòng, bụng, dạ, ruột thời các LM Alexandre de Rhodes và Jeronimo Maiorica sang An Nam truyền đạo. Đây là những ‘cầu nối’ để có thể giải thích một số cách dùng hiện đại. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đôn Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
14/01/2019(Xem: 6803)
Bài này là phần 4 trong loạt bài viết về hiện tượng đồng hóa âm thanh trong ngôn ngữ với tâm điểm là tiếng Việt. Phần 1 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) qua các cách dùng ròng rọc < rọc rọc, phưng phức < phức phức, nơm nớp < nớp nớp, phấp phất/phất phới/phân phất < phất phất và khám bệnh < khán bệnh. Phần 2 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (thanh điệu) qua các cách dùng Huyền Trang < Huyền Tảng/Tráng, Tịnh Độ < Tịnh Thổ. Phần 3 chú trọng vào cách dùng tẩm liệm so với tấn/ tẫn/tẩn liệm qua khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) như khán bệnh > khám bệnh. Bài này (phần 4) bàn về các dạng phong thanh (phong thinh), phong phanh và phong văn.
11/01/2019(Xem: 6232)
Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết một cái đã thành ma, thây ma. Chính vì thế đám ma là nghi thức hoặc tục lệ để khóc than, để tang, thăm viếng, tiễn đưa hoặc chôn cất, hỏa thiêu người chết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]