Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi nét về Tu Viện Quảng Đức

11/11/201307:01(Xem: 34878)
Đôi nét về Tu Viện Quảng Đức

 

Tu Viện Quảng Đức
Quang Duc Monastery
Viện Chủ : TT Thích Tâm Phương
Trụ Trì : TT Thích Nguyên Tạng
105 Lynch Rd
Fawkner, Vic 3060. Australia
Tel 03-93573544 
Website: www.quangduc.com
 



Đôi nét về
Ngôi Tu Viện Quảng Đức





Quảng Đức Tự, ngôi Chùa thiêng, Phật hiện anh linh nơi xứ lạ
Vững Đạo Tâm, tu Chánh Pháp, Đạo vàng giải thoát cõi tâm linh

Cách phi trường quốc tế Melbourne 15 phút lái xe, theo Western Ring Road và exit vào Hume High Way, sau đó quẹo trái từ đường Sydney road, đi vào con đường Lynch thân thương, khách hành hương sẽ nhìn thấy một quần thể kiến trúc nổi bật trong vùng cư dân này, đó là Bảo Tháp Tứ Ân và cổ lầu của chánh điện Tu Viện Quảng Đức, tọa lạc tại số 105 Lynch Road, vùng Fawkner, đây là ngôi Tu Viện Phật Giáo duy nhất trong thành phố Moreland, thuộc vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria. Ngôi Tu Viện này do Thượng Tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990 trên xứ sở Nam Bán Cầu này.

TT Thích Tâm Phương sinh năm 1955 tại làng Vĩnh Thái, Thành Phố Nha Trang trong một gia đình thâm tín Phật Pháp, Thầy có hai người em ruột cũng xuất gia tu học đó là Sư Cô Thích Nữ Tâm Vân hiện trụ trì Chùa Thiên Long, quận Phú Nhuận, Sàigon và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, hiện là Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức.

TT Tâm Phương từng là huynh trưởng Gia Đình Phật tử An Dưỡng, sau đó phát tâm xuất gia tu học với Hòa Thượng Thích Như Ý, sau đó Thầy về tu học tại Chùa Pháp Vân, Gia Định Sàigon và tiếp đó Thầy đã phát tâm nhập thất tu tịnh và lễ bộ Vạn Phật ròng rả suốt một năm tại Chùa Linh Sơn Pháp Ấn, Suối Dầu, Nha Trang, trước khi lên đường vượt biễn tìm tự do vào năm 1986. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển đông, con tàu của Thầy đã được cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cứu vớt và đưa đến Đảo Kuala Lumpur, Malaysia. đến định cư tại Sydney vào đầu năm 1987 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Úc bảo lãnh. Sau đó Giáo Hội đã cử Thầy về trụ trì Chùa Quang Minh tại vùng Footscray. Sau hai năm trụ trì và làm việc cho Giáo Hội, vì bệnh duyên, nên Thầy đã xin rời Chùa Quang Minh và ra lập ngôi Tu Viện Quảng Đức tại vùng Broadmeadow vào mùa An Cư năm 1990 tại số 30 Bamburgh St, Vùng Broadmeadows, Melbourne.

Tu Viện Quảng Đức, được đặt tên của một vị Bồ Tát Việt Nam, đó là Bồ tát Thích Quảng Đức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, Quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, người đã vì sự sống còn của PGVN, mà thiêu thân cúng dường để đòi hỏi quyền bình đẳng Tôn Giáo vào thời Pháp nạn năm 1963.

Ngôi Tu Viện Quảng Đức cách đây 20 năm, được thành lập theo phương cách truyền thống của Phật Giáo VN ở hải ngoại là “cải gia vi tự”. Sau 5 năm sinh hoạt tại vùng Broadmeadows, Thầy Trụ Trì đã nỗ lực khôi phục lại tín tâm cho hàng Phật tử địa phương, giúp họ từng bước ổn định đời sống tâm linh trên hành trình tỵ nạn tha hương. Tuy nhiên sau một thời gian sinh hoạt, Tu Viện Quảng Đức đã gặp phải khó khăn đối với Hội Đồng Thành Phố địa phương và những người láng giềng bản địa, bắt buộc chùa phải dời đến một địa điểm mới.

TT Tâm Phương, cố Huynh Trưởng Cấp Dũng Nguyễn Đại Bột, Nhà báo Long Quân, anh Võ Đại Sinh, anh Ngọc Thiện Lý, anh Quảng Tịnh Thiều Văn Bình, chị Hồng Hạnh Tú Hoài…. là những người đầu tiên đặt chân đến ngôi trường Fawkner với diện tích rộng 8000 mét vuông, để tìm hiểu và cuối cùng đã đi đến quyết định mua với giá $350,000 Úc kim. Chư Tăng Ni và Phật tử ở đây phải biết ơn ông Thủ Hiến Jeff Kennet đã ra lệnh cho Bộ Giáo Dục bán đi 200 ngôi trường đã xuống cấp trầm trọng để xây dựng trường mới, nhờ vậy mà ngôi trường tiểu học cũ kỹ ngày nào bỗng chốc đã trở thành ngôi phạm vũ Quảng Đức trang nghiêm như chúng ta thấy ngày hôm nay.

Quảng Đức Tự, Dấu chân vàng, Phật Đà ngời ánh đạo
Thuận Duyên Lành, Quy Chánh Pháp, Tăng Chúng Sáng hạnh tu

Sau nhiều tháng tái tạo, sửa sang, trang trí cho thành hình một ngôi Tu viện. Ngày 20/11/1997, Tu viện đã tổ chức an vị Phật và Khánh Tạ thật trọng thể và trang nghiêm tại địa điểm mới này.

Đến năm 1998, Tu viện đã xây dựng thêm: Hàng rào mặt tiền (dài 90m), Cổng Tam Quan, Tượng đài Quan Âm Lộ Thiên, Vườn Lâm Tỳ Ni, Vườn Lộc Uyển...Vì Tu viện vốn là một trường học được xây dựng trên 100 năm, tất cả mọi thứ đều xuống cấp, nên buộc lòng phải xây cất điện Phật để đáp ứng nhu cầu tu học cấp bách của Phật tử xa gần dù trong thời điểm khó khăn nhất về kinh tế.

Ngày 10 tháng 12 năm 2000, Tu viện đã tổ chức lễ Đặt Viên Đá đầu tiên để tiến hành công trình xây dựng. Sau ba năm dài kiến thiết, ngôi chánh điện và hội trường sinh hoạt được xây dựng hoàn thành tốt đẹp.

Tiếp đó là Đại lễ khánh thành Tu Viện Quảng Đức đã được long trọng tổ chức vào ba ngày 10, 11 và 12 tháng 10 năm 2003, đánh dấu một chặng đường mười ba năm có mặt Tu Viện Quảng Đức trên xứ Úc. Trong dịp lễ khành thành này, Thượng Tọa Tuệ Sỹ từ quê nhà đã gởi tặng Tu Viện câu đối như sau:

Quảng mạc thiên hoang cố lý, nhi phế hưng cạnh tẩu kinh đào, phiến diệp phù nang, quải nạp đằng la thử ngạn.
Đức hành thế khoát tham phương, tỉ triêu lộ hàm huy diệu cảnh, không hoa thuỷ nguyệt, huyền hà bích lạc thần châu.

Có nghĩa là:

Chốn cũ dặm dài man mác, bởi phế hưng xô dậy sóng cồn, chiếc lá thuyền nan, vá áo chép kinh đất khách;
Đức tu mấy bước mù xa, tợ sương sớm nắng hồng đọng bóng, hoa trời trăng nước, ngân hà dằng dặc quê cha.


Sau 6 năm tạm ngưng xây dựng, vào mùa Phật Đản năm 2008, TT Trụ Trì Thích Tâm Phương đã phát nguyện xây thêm Tăng Xá Quảng Đức và Bảo Tháp Tứ Ân, và Tăng Xá , đây là công trình xây dựng quan trọng thứ hai của Tu Viện do kiến Trúc Sư Nguyễn Kiến Thành, dưới sự cố vấn của Thượng Toạ Thích TÂm Phương, đóng góp nhiều công sức. 

Sau một năm xây dựng, Tăng Xá đã hoàn tất và được cắt băng khành thành nhân dịp lễ khai mạc chiêm bái Phật Ngọc vào ngày 5-12-2009 vừa qua và hôm nay Bảo Tháp Tứ Ân đã xây dựng hoàn tất như ước nguyện để mừng lễ khành thành và Đại Lễ Kỷ Niệm Chu Niên 20 năm thành lập Tu Viện Quảng Đức trên đất Úc, được tổ chức trong 3 ngày 22, 23 và 24 tháng 10 năm 2010 nhằm lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm 19 tháng 09 âm lịch năm Canh Dần. 

Ngày 06/07/2014, nhân khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15 của Giáo Hội tổ chức ngay tại Tu Viện Quảng Đức, sự tùng sự, Tu Viện đã tổ chức Lễ An Vị Tôn Tượng Phật A Di Đà Lộ Thiên và tấn phong TT Thích Nguyên Tạng trở thành đệ nhị trụ trì Tu Viện Quảng Đức.

 


tvquangduc

Về kiến Trúc Tu Viện Quảng Đức:

Đến thăm Tu Viện Quảng Đức, sau khi leo lên 25 bậc cấp, khách hành hương có ấn tượng sâu sắc khi đứng trước tòa kiến trúc của điện Phật. Bên trên mặt tiền của Chánh Điện được trang trí với 8 bức phù điều đắp nổi rất công phu và độc đáo kể về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ Đản Sanh, Vượt Thành Xuất Gia, Cắt tóc xuất gia, Sáu Năm Khổ Hạnh, Hàng Phục Ma Quân, Thành Tựu Đạo Quả, Chuyển Pháp Luân và Nhập Niết Bàn. Bên dưới hai câu đối ở hai cột chính nói lên ý nghĩa của tên Tu Viện do HT Thích Bảo Lạc đề tặng:


Quảng khai phương tiện như thị văn, như thị tư, như thị tu trì. 

Đức nhiếp hàm linh chân thật ngữ, chân thật ý, chân thật hành nghi

Có nghĩa là:

Quảng phương tiện, khai môn Vô lậu học, Văn – tư – tu chân thật pháp nhiệm mầu;
Đức độ sanh, niệm đầu tịnh ba nghiệp, Thân – khẩu – ý ứng hiệp với hành nghi.

Hai cột bên ngoài cùng cũng là hai câu đối viết bằng tiếng Việt do TT Thích Quảng Hiện ghi tặng Tu Viện Quảng Đức nhân dịp Ngài viếng thăm Úc Châu vào mùa An Cư năm 2000:


Quảng độ chúng sanh giữ trái tim son ngời Phật Pháp
Đức thương muôn loại đốt thân trí tuệ cứu quần sanh.

Tu Viện gồm một tầng trệt, một tầng lầu, Tăng Xá và Bảo Tháo Tứ Ân. Tầng trệt là hội trường sinh hoạt, dung chứa khoảng 700 người, bên trái hội trường là quả Đại Hồng Chung cao 1m50, nặng 1000 kg, bên phải là trống Bát Nhã, trước giảng đường có hai câu đối nói lên ý nghĩa đạo hiệu của Thầy Trụ Trì:

Tâm Từ toả khắp, rời quê hương dốc cả tín tâm, xây nền Chánh Pháp

Phương thảo thơm xa, nơi Úc quốc, trút dâng chí nguyện phụng sự nhân sinh

Tầng lầu có sân thượng rộng và hành lang chạy dọc theo 2 bên hông Chánh Điện; bên trong, Chánh điện thờ Phật là một tòa phạm vũ nguy nga, có thể dung chứa 300 người. Công trình chạm khắc phù điêu ở đây có bao lam Cửu Long rất tinh xảo, đặc biệt trên hương án thờ Phật chạm khắc các ngôi chùa danh tiếng trong nước như chùa Một Cột ở miền Bắc, Tháp Linh Mụ Huế, Tháp Vĩnh Nghiêm ở Sàigòn

Bàn thờ Phật được thiết trí rất trang nghiêm, chính giữa thờ tôn tượng đồng Đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen cao , bên dưới là pho tượng Phật Ngọc cao ; hai bên là hai tôn tượng Hộ Pháp Già Lam được mạ vàng. Hai bên có hai câu đối tiếng Việt nói ý nghĩa tên của Tu Viện:

Quảng Bá năm châu đèn trí tuệ sáng ngời Chánh Pháp truyền đi khắp xứ
Đức truyền bốn biển nước từ bi rưới mát đạo mầu trải rộng mười phương.

Sau điện Phật là Tổ Đường, thờ tôn tượng Bồ Đề Đạt Ma cùng Chư Tôn Đức viên tịch gồm 200 hình ảnh slideshow trên màn hình vi tính, đứng đầu trong danh sách này là Tổ Sư Liễu Quán (1670-1742), ngài quê ở Phú Yên ra Huế vào cuối thế kỷ 17 để tu tập và cuối cùng đắc pháp với Thiền Sư Tử Dung. Tổ Liễu Quán đã trở thành Sơ Tổ của Thiền Phái Lâm Tế Liễu Quán, trước khi viên tịch đã để lại bài kệ truyền pháp cho đời sau:


Thiệt tế đại đạo, tánh hải thanh trừng

Tâm nguyên quảng nhuận, đức bổn từ phong

Giới định phước huệ, thể dụng viên thông

Vĩnh siêu trí quả, mật khế thành công

Truyền trì diệu lý, diễn xướng chánh tông

Hạnh giải tương ưng, đạt ngộ chơn không.

Tu Viện Quảng Đức là đệ tử truyền thừa theo Thiền phái này. Bên trên bàn thờ Tổ là bức hoành phi viết 4 chữ Hán “ Truyền đăng tục diệm .Hai bên là câu đối khắc trên bản gỗ do Hòa Thượng Thích Huyền Tôn gởi tặng:


Quảng đại Tâm, pháp giới tùy duyên quy diệu dụng

Đức lưu Phương, Tăng già nhập thế hiển chơn như.


Có nghĩa là:



Tâm lớn bao la, cõi pháp giới theo duyên quay về nơi diệu dụng
Đức tỏa muôn phương, bậc Tăng già nhập thế bày tỏ lẽ Chơn Như

Đối diện bàn thờ Tổ là Án thờ hình Bồ Tát Quảng Đức , hai bên có hai câu đối tiếng Việt nói lên ý nghĩa tri ân và báo ân:

Ơn Tam Bảo Sư Môn Phụ Mẫu Trọn Đời Luôn Ghi Nhớ
Nghĩa Chúng Sanh Đàn Việt Tổ Quốc Suốt Kiếp Nguyện Đáp Đền.

Hai bên là hai bàn thờ Hương Linh quá vãng ký tự tại Tu Viện, từ năm 2008, Tu Viện đã thiết kế màn hình vi tính để trên 1000 hình chư Hương Linh hiển thị 24 trên 24 giờ.

Nhìn từ bên ngoài của Tu Viện, có mái ngói đều uốn cong theo kiểu chùa Á Đông, giữa đỉnh nóc có bánh xe pháp luân và các góc chạm hình đầu rồng và phượng.

Ngoài vườn chùa có các tượng đài lộ thiên như Phật Thích Ca Thuyết Pháp, Phật Thích Ca Thiền Định, Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn, Phật A Di Đà phóng quang, tượng đài Phật Di Lặc, Bồ Tát Quan Âm lộ thiên, 18 pho tượng A La Hán, đặc biệt có Phật tích Vườn Lộc Uyển với Đức Phật lăn chuyển bánh xe Chánh Pháp cùng năm anh em ngài Kiều Trần Như.

Nhìn chung, nhờ kết hợp tinh hoa kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố của phong cách kiến trúc phương Tây, Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne, Úc Châu đã trở thành một trong những danh lam của Phật Giáo Việt Nam ở Hải Ngoại nói chung và nói riêng tại Úc Châu./.


Viết tại Tu Viện Quảng Đức, Vu Lan 2010

Thích  Nguyên Tạng 












Logo_Dai Hoi ky 5-800



****


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2020(Xem: 5534)
Dường như đường đê mỗi lúc mỗi hẹp! Lại quanh co nữa! Lạ thay, lẽ ra tới đây lữ khách đã phải nhìn thấy ngã ba, có cây đa cổ thụ, có bụi tre mạnh tông cao vút mướt xanh, dẫn vào thôn Phương Viên, làng Đan Phượng rồi chứ? Lữ khách tự nhủ “Lâu qúa, không được về thăm quê nội nên cảnh trí đổi khác chăng? Cố lên! Ráng thêm chút nữa sẽ thấy đường rẽ vào làng mà!” Nhưng mây đen bỗng từ đâu kéo tới, rồi nước sông dâng cao, dâng cao… ….Nước từ sông Hồng cuồn cuộn dâng cao, như rượt đuổi bước chân siêu vẹo của kẻ phương xa, tìm về thăm quê cũ … Rồi, ầm! ầm! Mưa bão trút xuống cùng lúc với bờ đê mong manh vỡ tan, sụp đổ … Lữ khách nghe tự đáy lòng mình bật lên hai tiếng thảm thiết “Mẹ ơi!”
19/04/2020(Xem: 7251)
Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.
19/04/2020(Xem: 8102)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cầu nguyện thôi chưa đủ” Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma https://time.com/5820613/dalai-lama-coronavirus-compassion/ Dịch giả: Trúc Lam 14-4-2020 Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tại sao chúng ta cần chiến đấu chống virus Corona với lòng từ bi.
19/04/2020(Xem: 5581)
Sức Mạnh nơi Niềm Hy Vọng Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Dailai Lama’s Power of Hope) Ann Curry Hình ảnh Saumya Khandelwal Hoang Phong chuyển ngữ (Trích từ một tập san lâu đời và uy tín của nước Mỹ là National Geographic, số tháng 8, 2019 Bản chuyển chuyển ngữ dưới đây được dựa vào ấn bản tiếng Pháp của tập san này)
19/04/2020(Xem: 7458)
Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…
17/04/2020(Xem: 7524)
Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.
16/04/2020(Xem: 7982)
Trong nếp sống cộng đồng của người Việt Nam nói riêng và một vài nước Á Đông nói chung, truyền thống thờ kính chư Phật, thánh thần và những người thân trong gia đình luôn được gìn giữ cũng như thể hiện một cách rất thành kính. Phật giáo ngay từ lúc du nhập đã nhanh chóng góp phần và nâng cao thêm ý nghĩa thờ lạy ấy mà không đánh mất đi giá trị chân lý của chính mình. Ngược lại, qua việc thờ lạy luôn giúp khắc sâu thêm đạo nghĩa Tứ Ân làm trọng của mỗi một con người. Do đó, những ai không biết thờ kính tổ tiên đều không là người của xứ sở, đất nước này. Thậm chí còn bị xem là thành phần mất gốc, phàn bội nòi giống tổ tiên, ông bà mình.
16/04/2020(Xem: 6955)
Trưởng Cư sĩ Richard Reoch là cựu Giám đốc Truyền thông của Tổ chức Ân xá Quốc tế và hoạt động trong Chiến dịch Toàn cầu chống Tra tấn. Ông đã hợp tác với nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên người Anh Sting (Gordon Matthew Thomas Sumner CBE) và nhiều tổ chức nhân đạo, thành lập Quỹ Rừng mưa nhiệt đới (Rainforest Foundation) để bảo vệ rừng mưa Amazon, bảo vệ các bộ lạc thiểu số tại khu vực Amazon. Ông là một trong những người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đặc biệt về sự biến mất quá nhanh của các khu rừng mưa trên thế giới.
15/04/2020(Xem: 6485)
Phản ứng của Bồ tát Đối với Đại dịch Viruscorona (The Bodhisattva Response to Coronavirus) Các bạn thân mến, Chúng ta có một sự lựa chọn. Như các dịch bệnh, động đất, lốc xoáy và lũ lụt, là một phần của chu kỳ sống trên hành tinh trái đất. Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Với lòng tham lam, hận thù, sợ hãi và thiếu hiểu biết? Điều này chỉ mang lại nhiều khổ đau. Hay với sự hào phóng, trong sáng, kiên định và tình yêu thương? Đây là thời gian dành cho tình yêu thương.
15/04/2020(Xem: 5455)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó. Họ cứ cho tồn tại chính là thực hữu, nhưng không phải thế, Tồn tại là hiện tượng biểu hiện một cách có hệ thống trên phương diện kết hợp đủ các yếu tố điều kiện, còn thực hữu chính là bản chất của tồn tại. Lắm lúc không nhìn nhận đích xác, một số người trong chúng ta lại đem khái niệm sai lầm để gán ghép cho thực hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]