Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viễn Mộng Hiện Sinh Hay Đau Thương Của Kiếp Người

15/04/202015:27(Xem: 5368)
Viễn Mộng Hiện Sinh Hay Đau Thương Của Kiếp Người


hoasen_10

 
Viễn Mộng Hiện Sinh
Hay Đau Thương Của Kiếp Người
Thích Minh Chánh

 

Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó. Họ cứ cho tồn tại chính là thực hữu, nhưng không phải thế, Tồn tại là hiện tượng biểu hiện một cách có hệ thống trên phương diện kết hợp đủ các yếu tố điều kiện, còn thực hữu chính là bản chất của tồn tại. Lắm lúc không nhìn nhận đích xác, một số người trong chúng ta lại đem khái niệm sai lầm để gán ghép cho thực hữu.

          Vậy, thực hữu là gì? Thực hữu là bản chất của tồn tại và nơi mà tồn tại lấy đó làm nền tảng căn bản để phô diễn giữa dòng đời. Cái bạn và tôi đang cần là tồn tại, nhưng cái bạn và tôi dù muốn hướng tới hay không muốn hướng tới mà nó vẫn như như bất động, đó chính là thực hữu. Như vậy, thực hữu là sự linh động mầu nhiệm trong tôi và bạn cũng như trong mọi tồn tại hiện hữu.

          Tôi đi trên con đường dù hạnh phúc hay đau khổ, thì thực hữu không bao giờ biến động theo khái niệm của tôi. Thực hữu luôn có mặt trong mọi mọi hoạt biến của riêng tôi và vạn tượng. Nó hòa tan bất diệt trong từng khái niệm biến thiên cũng như mọi biến cố xảy ra giữa dòng đời. Tuy nhiên, vì là thực hữu nên nó không tự sinh ra và mất đi như bao cá thể khác. Nó thường xuyên có mặt trong tôi và tôi có mặt trong nó không thể tách rời. Mọi hoạt động của tôi từ ý nghỉ đến lời nói v.v đều hòa quyện với nó, nhưng không phải lúc nào tôi cũng cảm nhận được. Hạnh phúc hay khổ đau của tôi đều bị chi phối bởi khái niệm phân biệt, nhưng thực hữu thì thường hằng dù trong hạnh phúc hay khổ đau.

          Phương châm của đời người là hạnh phúc. Nhưng trong biến động của cuộc đời phải có thêm hiện diện của khổ đau mới thực sự biến tấu hết mọi nét đẹp của hiện hữu. Một người sống trong nhung lụa mà không bao giờ nếm trãi mùi vị thất bại hay bi thương, thì không bao giở hiểu hết giá trị đích thực của dòng đời và đôi lúc đâm ra nhàm chán và trở nên bất hảo. Dòng đời là thế, cứ sanh rồi cứ diệt theo bản chất tự nhiên bất biến và trong đó, thực hữu là một yếu tố luôn luôn có mặt, nhưng nó không có khái niệm duy nhất hay không duy nhất. Nó là cả một bầu trời của trí tuệ và từ bi với tính sáng suốt và yêu thương trùm khắp cả vạn hữu.

          Thiên đường hay địa ngục đều là khái niệm mơ hồ của kiếp nhân sinh mà thôi. Thiên đường thực sự đang phô diễn mầu nhiệm giữa dòng đời. Địa ngục cũng vậy. Cái địa địa ngục ấy thường xuyên tồn tại giữa bao la vạn tượng, nhưng vì tham đắm quá nhiều vào phù phiếm xa hoa mà chúng ta hiếm khi trực nhận. Nếu trực nhận được địa ngục và thiện đường luôn hiện hữu xung quanh mình, thì chúng ta không còn bở ngở trước những biến động bất chừng của xum la vạn tượng. Cũng như hai mùa mưa nắng vẫn đi đi về về dưới trời đất miền Nam Việt Nam. Mùa mưa lại ướt và mùa nắng lại khô. Mùa mưa cho chúng ta nhiều vị ngọt cam lồ từ những hạt mưa long lanh hiền dịu. Mùa nắng lại đem về từng sợi tơ óng ánh huyền nhiệm trong vô bờ hiện sinh. Tuy nhiên, có ai cảm nhận được điều đó khi mà cứ lao theo dòng đời với muôn vàn vội vã hoặc trầm tư trong tham vọng hay ưu bi sầu lụy?

          Mưa và nắng vốn dĩ là hai mặt của thời tiết hiện tượng. Nhưng biết đâu trong đó lại có điều hiện hữu vô biên. Sự tương quan giữa mưa và nắng là một kết nối mầu nhiệm trên phương trời hiện thể. Bể dâu tang thương dù có đổi dời ra sao thì dưới lăng kính hiện sinh vẫn lộ lộ một bản chất thực tại bất di. Bản chất ấy là hơi thở và sức sống phong phú của dòng đời. Nó thổi một luồng sinh khí bất tận để cho vạn tượng tồn tại trong vô vàn hòa quyện biến tấu. Cơn mưa và cơn nắng chợt đến chợt đi, nhưng bản chất của chúng luôn bao dung dù mưa và nắng có thay hình đổi dạng ra sao đi nữa. Từng giọt mưa, từng giọt nắng phô diễn giữa sự thế khác nhau, nhưng bản thể vẫn dâng trào trong từng tuôn chảy vô bờ bất biến. Sự sống cũng vậy, nó có thể nhảy múa biến thiên, nhưng bản chất của sự sống vẫn bất di bất dịch giữa biến thiên nhảy múa.

          Một chút du dương của vô thường cũng đến thế thôi. Tâm tham lam, sân hận hay tâm trí tuệ, từ bi cũng là khái niệm của nhân sinh thế thái. Mọi hiện tượng đến rồi đi theo trùng trùng duyên khởi. Tuy nhiên, cái bất biến của duyên khởi vẫn luôn có mặt tích cực trong mọi hiện tượng.  Cái mà chúng ta thường gọi là bản hữu hay bản chất của hiện tượng luôn phô diễn giữa muôn trùng  tồn tại hiện hữu. Nó chính là cố quận của bao tàn phai trên mọi nẽo đường về lưu biến. “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng” cũng chứa đựng bao la vạn trạng của tiên thiên thực hữu.

          Hoa tàn nguyệt tận, trên mặt hiện tượng giới, là vô thường tan biến. Nhưng sự hạn hữu và bất tận của chúng luôn luôn là đề tài vạn hóa giữa muôn trùng sanh diệt và bất diệt theo ẩn hiện của dòng đời. Sự ẩn hiện ấy chứa cả bầu trời thong dong của bản thể mà khi cần, nó sẽ ló dạng dưới mọi biến cố lưu tồn dù trong sâu thẳm vô thức. Bình minh về để xua tan mọi khái niệm của các giọt sương còn ngái ngủ trên cành lá, nhưng chính hoàng hôn mới là gã si tình luôn tìm cách níu kéo những bụi mờ yêu thương rác rưởi của bình minh. Và cứ thế, bình minh và hoàng hôn bắt tay nhau, tuy không hội tụ đúng thời, đẩy đưa dòng đời hiện tượng đến đi qua thời gian gian vô cùng và không gian vô hạn.

          Cũng vậy, đêm và ngày xô đẩy nhau nhịp nhàng qua từng  khái niệm sanh diệt khiến cho hoa tàn nguyệt tận trong lận đận truân chuyên. Cứ thế, mộng gối đầu mộng liên tục biến thiên giữa đêm và ngày của trào lưu bất biến. Hương đời rũ xuống một màu tang thương của vô thường hiện khởi. Bao cái đẹp, cái xấu ùa về trên mọi ngõ nghách của sự thể. Hương của hoa hay hương của cát bụi cũng chỉ là mùi hương mà đêm ngày lướt qua cho thêm thi vị, nhưng đêm và ngày chẳng bao giờ có khái niệm nếm ngưởi. Hương vẫn bay. Đêm và ngày vẫn say trong cái say không hề dín dáng đến cảm quan của suy luận. Cái cảm quan của suy luận chỉ là khái niệm phân tích khi mà các giác quan tiếp xúc với dòng đời hiện tượng trên so đo tính toán. Đêm và ngày cứ trôi chảy tự nhiên nên chúng không bào giờ bị giới hạn trong cảm quan suy luận.

          Khái niệm và suy luận chỉ bóp chết sự tuôn chảy mầu nhiệm của dòng đời chứ chúng không hề tô điểm thi vị cho dòng đời. Tuy nhiên, dòng đời là cả một trào lưu tuôn chảy vô hạn nên nó cũng không hề bị khái niệm và suy luận bóp chết trên mặt chân thể. Hoa tàn rồi hoa nở là sự tiếp diễn của một quá trình sanh diệt  bên hiện tượng dòng đời. Trăng đầy rồi lại khuyết cũng chỉ là biến thiên của vạn tượng mà thôi. Bởi vậy, sự sanh diệt, bản chất của nó, vốn dĩ là miên trường hiện hữu. Cái hiện hữu vô bờ của bất tận du dương trong thế giới đầy huyền ảo và mộng mị, nhưng cũng lắm điều kì diệu phô diễn giữa dòng lưu biến mà trên thực tại của chính nó là hiện khởi bất động.

          Chiếc lá cuối cùng vẫn rơi, gió vẫn bay theo bao nhiêu lớp trùng khơi vạn biến. Trên đỉnh cao của sự thế, bàng bạc ê chề của kiếp mộng tan hoang, mọi hiện tượng cứ loang loáng ùa về trong vô thức vĩnh cữu. Hóa ra, cái mà chúng ta thường nắm bắt để tự khẳng định mình đều toàn là hư ảo. Tuy nhiên, sự hư ảo ấy vẫn hòa quyện vào trong từng sát na sanh diệt của hiện tượng. Cũng như chiếc lá, cũng như gió mây v.v, tất cả đều hiện hữu rồi lụi tàn theo dòng chảy bất tận. Con  đường hiện sinh chung tình với cuộc mộng cứ lao xao trong nhảy múa cho bến bờ trăm năm vang vọng khúc khải hoàn sanh diệt. Mọi thứ sẽ bình lặng trôi đi qua từng sát na sinh hoại của sự thế. Đến rồi đi muôn thuở vẫn là điệp khúc du dương của hiện tượng vạn hữu. Nghiêng ngã giữa đời, kẻ lãng du tìm về cố quận trong từng hạt bụi của kiếp người tàn rụi trên bề mặt sanh tử. Mọi kì vọng và thất vọng đều tan chảy theo dòng biến hiện vô biên.

          Trên bề mặt bất tận của kiếp người, những hữu hạn và vô hạn cứ xoắn vào nhau rồi bò lăn bò lốc trong mọi ngỏ nghách biến hiện, nhưng không bao giờ va vấp lẫn nhau. Chúng quyện vào như bao cuộn khói bay nghi ngút trời rồi lan tỏa khắp nơi trong không gian vô tận. Mọi biến động đều tan hoang trong sâu thẳm của khái niệm và nhận định mang đậm tính chất cố hữu. Từ đó, khơi nguồn cho dòng chảy tâm thức tuôn trào ào ạt trong trò đời tùy duyên bất bất biến. Nao nao giữa vạn thiên sanh diệt, còn đó một chút vu vơ của trăm năn vương vấn của khối duyên nghiệp chất chồng. Từng khía cạnh của sầu bi cũng ùa về mơn trớn trong biển sóng tâm tư tương tự như an vui hạnh phúc. Mọi thứ đều hoán đổi lẫn nhau mà chẳng  hề vướng bận hay không. Hoa tàn rồi lại nở, cứ thế, giữa vô biên của muôn trùng, ly hợp tiếp nối như chưa bao giờ ngừng dứt. Cái này tiếp nối cái kia tạo ra một dòng chảy lung linh huyền nhiệm dưới bể đời tan nát rêu phong. Cái huyền nhiệm của sự thể là khi tâm hòa quyện với hiện tượng hay thế giới nội tại và ngoại tại cùng nhau trào lưu biến.

          Con đường của hiện sinh cũng chỉ là phù du. Mọi biến cố phô diễn giữa dòng đời là nền tảng đích thực để chứng minh sự phù du đó. Covid cũng vậy, nó là phù du của ảo ảnh trong cái thế giới gọi là “có sanh ắt có tử”. Nổi buồn và niềm vui, thành công và thất bại cũng chỉ là trò đùa của nhân sinh thế thái. Cía mà nhân loại đang đau khổ và tìm cách diệt trừ đau khổ ấy diễn ra từng giây từng phút hiện hành trong khi các bộ óc khoa học đích đáng lại khoanh tay đứng nhìn đồng loại của chính mình chết dần chết mòn. Hỏi vì sao ư! Duyên và nghiệp, hay nói đúng hơn là các hành động điên rồ của con người đã tạo ra mọi biến cố bất lương để rồi tìm cách hủy diệt nó theo vô vọng hay hy vọng của ý thức. Than ôi, kiếp người là thế, nhân quả tuần hoàn và hương tàn bàn lạnh dù có nổ lực để duy trì, tìm kiếm mọi thứ để trừ khử nhau trên bề mặt hiện sinh.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2020(Xem: 7977)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cầu nguyện thôi chưa đủ” Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma https://time.com/5820613/dalai-lama-coronavirus-compassion/ Dịch giả: Trúc Lam 14-4-2020 Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tại sao chúng ta cần chiến đấu chống virus Corona với lòng từ bi.
19/04/2020(Xem: 5460)
Sức Mạnh nơi Niềm Hy Vọng Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Dailai Lama’s Power of Hope) Ann Curry Hình ảnh Saumya Khandelwal Hoang Phong chuyển ngữ (Trích từ một tập san lâu đời và uy tín của nước Mỹ là National Geographic, số tháng 8, 2019 Bản chuyển chuyển ngữ dưới đây được dựa vào ấn bản tiếng Pháp của tập san này)
19/04/2020(Xem: 7312)
Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…
17/04/2020(Xem: 7403)
Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.
16/04/2020(Xem: 7875)
Trong nếp sống cộng đồng của người Việt Nam nói riêng và một vài nước Á Đông nói chung, truyền thống thờ kính chư Phật, thánh thần và những người thân trong gia đình luôn được gìn giữ cũng như thể hiện một cách rất thành kính. Phật giáo ngay từ lúc du nhập đã nhanh chóng góp phần và nâng cao thêm ý nghĩa thờ lạy ấy mà không đánh mất đi giá trị chân lý của chính mình. Ngược lại, qua việc thờ lạy luôn giúp khắc sâu thêm đạo nghĩa Tứ Ân làm trọng của mỗi một con người. Do đó, những ai không biết thờ kính tổ tiên đều không là người của xứ sở, đất nước này. Thậm chí còn bị xem là thành phần mất gốc, phàn bội nòi giống tổ tiên, ông bà mình.
16/04/2020(Xem: 6835)
Trưởng Cư sĩ Richard Reoch là cựu Giám đốc Truyền thông của Tổ chức Ân xá Quốc tế và hoạt động trong Chiến dịch Toàn cầu chống Tra tấn. Ông đã hợp tác với nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên người Anh Sting (Gordon Matthew Thomas Sumner CBE) và nhiều tổ chức nhân đạo, thành lập Quỹ Rừng mưa nhiệt đới (Rainforest Foundation) để bảo vệ rừng mưa Amazon, bảo vệ các bộ lạc thiểu số tại khu vực Amazon. Ông là một trong những người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đặc biệt về sự biến mất quá nhanh của các khu rừng mưa trên thế giới.
15/04/2020(Xem: 6377)
Phản ứng của Bồ tát Đối với Đại dịch Viruscorona (The Bodhisattva Response to Coronavirus) Các bạn thân mến, Chúng ta có một sự lựa chọn. Như các dịch bệnh, động đất, lốc xoáy và lũ lụt, là một phần của chu kỳ sống trên hành tinh trái đất. Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Với lòng tham lam, hận thù, sợ hãi và thiếu hiểu biết? Điều này chỉ mang lại nhiều khổ đau. Hay với sự hào phóng, trong sáng, kiên định và tình yêu thương? Đây là thời gian dành cho tình yêu thương.
12/04/2020(Xem: 6936)
Nhiều người đổ lỗi cho “đại dịch Viruscorona” (the coronavirus epidemic:https://time.com/tag/covid-19/) trên toàn cầu hóa, và nói rằng cách duy nhất để ngăn chặn nhiều dịch bệnh như thế là trừ khử toàn cầu hóa thế giới. Cách ly, hạn chế đi lại, giảm thiểu buôn bán. Tuy nhiên trong khi kiểm dịch ngắn hạn là điều cần thiết để ngăn dịch bệnh, thì sự cô lập lâu dài sẽ dẫn đến nền kinh tế bị suy sụp, lại không cung cấp bất kỳ phương dược hiệu nghiệm nào để chữa lành các loại bệnh truyền nhiễm vô cùng độc hại. Chỉ là điều trái ngược. Thực sự thuốc giải độc dành cho dịch bệnh hiểm ác không phải là sự phân biệt, mà là sự hợp tác.
11/04/2020(Xem: 7029)
'' Trời kêu ai nấy dạ'' là một câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe nhiều người dùng. Câu này được sử dụng khi nào ? Đó là khi một người nào đó cảm thấy cái chết của một số người khác hay của chính họ thật quá dễ dàng và đơn giản, và con người dường như nhỏ bé trước tiếng gọi của tử thần.
10/04/2020(Xem: 6589)
Nếu bình thường thì giờ nầy chúng tôi đang ở “hộp đêm” trong bụng máy bay Eva trên đường về Quê hương và đang vượt nửa sau Thái Bình Dương. Nhưng dòng sống là con nước Vô Thường biến tướng chẳng bao giờ ngừng nghỉ: Đang phẳng lặng; chợt gợn sóng, ba đào, cuồng lưu, rồi rỗng lặng… sự thay đổi ốn ào hay lặng lẽ cứ triền miên nối đuôi xuất hiện cách nhau cả nghìn năm hay bất ngờ trong từng nháy mắt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]