Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vạn dặm nghìn trùng... (Dương Kinh Thành)

10/11/201319:36(Xem: 32416)
Vạn dặm nghìn trùng... (Dương Kinh Thành)
TVQD_ Den Quan Am 2

VẠN DẶM NGHÌN TRÙNG
HAI MƯƠI NĂM

Kính Tặng
Thượng Tọa Thích Tâm phương
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng.


Tôi nhớ thuở xa xưa, học đòi văn chương viết lách, chạm vào câu thơ “Cắt ruột lòng để ngoài vạn dặm…”, tuổi thanh xuân còn bận bịu màu áo lam, chưa thật sự té nhào vì nỗi đau sâu thẳm, chừng ngoảnh lại năm tháng dài, câu thơ ấy sống dậy ký ức xưa.

Quờ quạng tìm lại đống giấy úa vàng, trang còn trang mất, trang rách nát theo cơm áo gạo tiền với những buổi lo toan. Những còn mất, tình người cũng chao đảo, tiếc nuối xót đau, chỉ còn tâm đạo bên mình .

Rơi rớt dưới chân câu thơ Phùng Quán “Những phút ngã lòng-tôi vịn câu thơ mà đứng dậy”, điểm tựa nhất thời dù trong tôi đã có điểm tựa Phật tâm. Giờ nhìn lại đã hai mươi năm, thời gian ấy “cắt ruột lòng để ngoài vạn dặm”.

Có những cuộc chia ly nhau, đi lại nhớ Thâm Tâm " Đưa người ta không đưa qua sông, mà sao nghe có tiếng sóng vỗ trong lòng”. Da diết quá phải không người ở lại? Kẻ đi xa mang theo bóng áo vàng . Tôi cô đơn giữa bạt ngàn dự định, đến giờ phút này cũng vẫn là con tính cấp số chia .

Nhìn về Nam bán cầu kia, nắng mưa gió tuyết trộn quê hương vào nỗi nhớ, để tượng đài Bồ tát Quảng Đức ở đời không phân biệt, vọng tưởng về miền Tây Bắc nhỏ nhoi, như nhắc nhở với người ở lại rằng, trái tim người là đó-vẫn mang theo sẻ chia .

Hai mươi năm rồi, thời gian ấy chưa là bao, nhưng với những gian lao nơi quê người đất khách, hai mươi năm là cả một khối trí kim cương, kiên cường với nghịch duyên, trụ vững móng nền Tu Viện Quảng Đức. Mang tinh thần của trái tim Bồ Tát, nung nấu tâm cang, sưởi ấm gió nghịch mùa.

Để bây giờ sừng sững ngôi tháp Tứ Ân, hai mươi năm đó ân thủy thổ, chúng sanh, thầy, bạn. Mong muốn đáp đền trong muôn một, cao cao thêm dáng đứng một cội nguồn.

Tôi chưa có được diễm phúc nhìn tận mặt, chưa biết gió lạnh nắng tràn xứ Úc ra sao, nhưng cứ nhìn trong tâm khảm một chiều cao, Tu Viện Quảng Đức dạt dào tình đạo vị, nên nhớ thương, cất nó vào tâm hồn vị kỷ, xin chúc mừng thời gian ấy hai mươi năm.

Xin thắp dùm tôi ngọn nến thời gian, ngần ấy tháng năm để một chàng Hoàng Tử lớn dậy, dõng mãnh hiên ngang chiến đấu với nghịch duyên, cho tiếng Pháp Âm được lưu truyền đất khách.

Ở phương này vẫn thấy lá Phật kỳ bay.
Nào có phải vọng hải đài xa lắc .
Hai mươi năm tròn còn nhắc mãi chuyện xưa .

Sài gòn tháng 10-2010
DƯƠNG KINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2011(Xem: 7828)
Ở đây một trong những người thầy vĩ đại của thời đại chúng ta đặc biệt nói chuyện cùng những người trẻ và trình bày một triết lý thực tế của sự giáo dục không liên quan gì đến những cống hiến hiện nay trong hầu hết những trường học và đại học của chúng ta. Krishnamurti phơi bày những gốc rễ của sợ hãi và loại bỏ những thói quen được thiết lập sâu thẳm của truyền thống, mô phỏng, và thành kiến.
04/10/2011(Xem: 7495)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
02/10/2011(Xem: 8522)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
25/09/2011(Xem: 9394)
Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác...
25/09/2011(Xem: 8954)
Dịch giả trước đây đã nêu lên chủ đề này qua một bài viết ngắn vàongày 7 tháng 8 năm 2010, mang tựa đề là "CâuChuyện về Barlaam và Joasaph: hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôngiáo",(có thể xem bài này trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...). Thế nhưng quả là một sự ngạc nhiên kỳ thú là khilùng lại các tài liệu cũ thì tình cờ mới thấy rằng trước đó gần một năm Viện ĐạiHọc Phật Giáo Âu Châu (UBE : Université Bouddhhique Européenne) cũng đã đưa vấnđề này lên mạng trong số phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2009, tức là vào dịp nhữngngày lễ cuối năm ở Âu Châu. Bài viết này có thể xem như là một bài khảo cứu nêulên một số dữ kiện để chúng ta cùng suy tư về một vài khía cạnh nào đó của tôngiáo nói chung.
24/09/2011(Xem: 7160)
Từ xưa đến nay, thế giới liên tục xảy ra bạo động chiến tranh, khủng bố, kỳ thị chủng tộc, bạo động giữa các tôn giáo, thì vấn đề kiến tạo nền hòa bình cho thế giới rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa tìm ra một phương pháp thỏa đáng, trừ phi những quốc gia trên toàn cầu, cần phải thay đổi đường lối chính trị, văn hóa áp dụng tinh thần bất bạo động vào đời sống xã hội.
21/09/2011(Xem: 17071)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 7499)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng làđiều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
15/09/2011(Xem: 9615)
* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.
15/09/2011(Xem: 8404)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]