Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm về một Tu Viện (T. Viên Thành)

10/11/201318:48(Xem: 29982)
Cảm niệm về một Tu Viện (T. Viên Thành)

TVQD_Toan Canh tu xa_5


CẢM NIỆM VỀ MỘT TU VIỆN

Nhờ mang tên một vị Bồ Tát của Việt Nam trong thời hiện đại, Người đã có đủ đạo lực tự đốt mình để soi sáng nẻo vô minh, hầu cứu nguy Phật Giáo Việt Nam thoát khỏi cơn Pháp nạn, bởi chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, Tu viện Quảng Đức tại Melbourne đã nổi tiếng qua lễ khánh thành và đặc biệt là lễ suy tôn Hoà Thượng Thích Huyền Quang lên ngôi vị Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN vào năm 2003.

Sau đó còn gánh vác những trọng trách cho GHPGVNTNHN UĐL TTL. Vào năm 2004 Tu Viện cũng đã liên tục tổ chức Khoá An Cư lần thứ năm và khoá Tu Học Phật Pháp lần thứ tư (2004) và thứ bảy (2007) được nhiều thành công mỹ mãn. Qua những đóng góp và thành tựu ấy, Viên Thành cũng đã được hân hạnh có mặt tham dự được nhiều lần, và cũng đã để lại trong tâm khảm nhiều điều đáng trân trọng.

Một vị Trụ Trì xả thân vì tương lai Đạo Pháp, tu tập nghiêm minh qua việc trì tụng Thần Chú Đại Bi đã cảm ứng đến Chư Phật, Bồ Tát để có sự gia trì cho việc xây dựng Tu Viện được hoàn mãn tốt đẹp, sau đó mặc dầu bị bệnh nan y, nhưng cũng quên thân mình để chuyên lo tu tập và xây dựng liên tiếp những công trình cho Đạo: Tháp Tứ Ân, Tăng Đường được mọc lên, giúp cho Giáo Hội và Chư Tăng có yên nơi tu học, và nhất là Tháp Tứ Ân đã giúp cho Xá Lợi Phật, Bồ Tát có nơi cao quý để tôn thờ cho Phật Tử khắp nơi chiêm bái và những hương linh có được nơi trang trọng để Trí Linh và Trí Cốt mà ấm cúng nghe kinh siêu thoát, cho những gia đình có người vãng sanh được có nơi gởi gắm phần tâm linh và có nhiều cơ hội để về chùa nghe kinh, tu tập, nhất là vào những buổi chiều, tối, sau giờ nghỉ việc, sẽ có thời gian thảnh thơi để an lòng mà đến chùa, vừa có dịp lễ Phật, vừa đốt nhang cầu nguyện cho người thân, vừa có cơ hội tu học, gieo duyên với Tam bảo, không phải lo lắng khi phải ra nghĩa địa để thắp nhang cho người thân khi chiều tối thì thật là một điều đáng lạnh xương sống! Một mặt lo xây dựng nhưng cũng không quên nhiệm vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội cho Giáo Hội, Thượng Tọa Thích Tâm Phương cũng đã hăng say trong công việc vận động tạo quỹ, giúp đỡ những nạn nhân bị sóng thần, động đất ở khắp nơi và nhất là đến tận nơi, trao tận tay những món quà cho những nạn nhân bị bão lụt, sập cầu tại Việt Nam, từ đó hình như Thượng Toạ cũng đã quên đi bệnh tật, để có đầy đủ sức khoẻ mà thực hành các Phật sự.

Một vị Phó Trụ Trì vừa lo công việc Chùa vừa quản lý, xây dựng Trang nhà Quảng Đứcmang tin tức và Phật Pháp đến với muôn nhà, vừa đi học để hoàn thành chương trình Đại học, nhưng cũng luôn có mặt bất kỳ khoá hội họp hay tu tập nào của Giáo Hội, để kịp thời đưa lên mạng những hình ảnh sinh hoạt của Giáo Hội cho mọi người cùng biết, và nhất là luôn lưu lại kỷ niệm qua những Kỷ Yếu trong từng kỳ sinh hoạt. Không những hoàn thành những Phật sự tại địa phương Úc Châu, mà còn tham gia hoằng pháp tại Châu Mỹ và mở các cuộc Hành Hương về xứ Phật, đất Tổ và các nước Phật Giáo cho đồng hương Phật tử khắp năm châu có cơ hội chiêm bái và gieo duyên với Tam bảo. Đó là Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng Phó Tổng Thư Ký kiêm Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTNHN UĐL TTL nhiệm kỳ 2007 – 2011.

Một Sư Cô Tri sự, Thích Nữ Hạnh Nguyên ( Viên Tâm ) mặc dù đã lớn tuổi nhưng cũng phục vụ hết mình, vừa lo công việc đem no ấm hằng ngày lại cho hội chúng trong chùa, vừa lo quán xuyến những buổi Cơm chay gây quỹ để trang trải nợ nần trong việc xây dựng chùa và tiếp tục tạo quỹ để xây dựng các công trình khác. Tuy vậy vẫn dành thời gian để thực hiện các công tác TTXH cá nhân tại Việt Nam mỗi khi có dịp về thăm quê hương. Và cũng không quên về vấn an Sư Phụ ( Hoà Thượng Hội Chủ tại Nam Úc ) mỗi khi Tết về hay những ngày có hội tại chùa Pháp Hoa.

Một Tu viện rộng lớn, với nhiều hạng mục công trình, vừa lo xây dựng vừa đảm trách thành công những tổ chức tu học cho Giáo Hội, nhưng chỉ có ba người đảm nhiệm, thì thật là đáng trân trọng. Nay ghi lại những dòng nầy và gởi bài viết: “Những điều cần suy nghĩ để định hướng cho việc Tu tập và hoằng pháp lợi sanh”để cảm niệm công đức, cũng vừa đóng góp một chút gì vào Kỷ Niệm 20 năm thành lập Tu viện Quảng Đức.

Adelaide, Mùa Phật Đản 2634 - 2010
Thích Viên Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2012(Xem: 7878)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
16/10/2012(Xem: 15717)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
16/10/2012(Xem: 7015)
Sống Như Lai, ăn Như Lai, ngủ Như Lai, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai… Cho nên Phật cười. Cười tủm tỉm. Nụ cười vui mà từ bi, mà an lạc. Phương tiện Tuyệt vời thay phương tiện! Nhìn Phật mà không thấy phương tiện, ngheP hật mà không thấy phương tiện, chẳng tiếc lắm ru? Với năm đệ tử đầu tiên, cũng là bạn đồng hành ngày xưa, Phật chỉ cần nói Tứ diệu đế.
14/10/2012(Xem: 17866)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
12/10/2012(Xem: 10206)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 7449)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựu và thành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
11/10/2012(Xem: 7428)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
11/10/2012(Xem: 6383)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
10/10/2012(Xem: 9142)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính... Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
10/10/2012(Xem: 9009)
Tôi muốn nói một vài điều về sự hòa hợp tôn giáo. Đôi khi, sự xung đột liên quan đến niềm tin tôn giáo. Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo... Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]