Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổ Khánh Anh với công việc trước tác, phiên dịch

17/10/201318:01(Xem: 8317)
Tổ Khánh Anh với công việc trước tác, phiên dịch
HT_Khanh_Anh

Tổ Khánh Anh

với công việc trước tác, phiên dịch

(Bài thuyết trình gởi về đóng góp trong Đại Lễ Hiệp Kỵ Về Nguồn lần thứ 7

tại chùa Cổ Lâm Seattle,Hoa Kỳ từ ngày 27 đến ngày 29.9.2013)

Cư sĩ Quảng An diễn đọc

 

Cư Sĩ Diệu Danh diễn đọc



Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi, vào những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên và năm 1917 lúc Ngài 22 tuổi đã xuất gia tu học tại chùa Quang Lộc, tỉnh Quảng Ngãi với Pháp danh là Chơn Qúy. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh thuộc thế hệ truyền thừa thứ 7. Ngài sinh năm 1895 và viên tịch năm 1961.

Ngài nhờ có căn bản Hán học vững chắc trước khi đi xuất gia, nên khi vào chùa ở tuổi 22 , lúc Ngài dạo qua những kinh điển bằng chữ Hán, với Ngài không khó lắm để hiểu những phần căn bản của giáo lý nầy. Đây là một lợi điểm của những vị đương thời. Vì thuở ấy những khoa thi bằng Hán văn của triều đình nhà Nguyễn vẫn chưa chấm dứt, nên Nho Học giữ một thế đứng quan trọng trong nhân gian thuở bấy giờ. Chúng ta cũng nên biết rằng năm Ngài xuất gia cũng là năm sắp chấm dứt chiến tranh thế giới lần thứ nhất(1914-1918). Năm Ngài 30 tuổi(1925) sau khi thọ giới Tỳ Kheo và Bồ Tát, Ngài đã trở thành một vị giảng sư Phật Học nổi tiếng lúc đương thời.

Kể từ năm 1927 Ngài đã xuôi Nam và suốt trong những tháng năm còn lại của đời Ngài, Ngài đã trải qua những chức vụ như Trụ Trì tại các chùa Long An hay làm Pháp Sư giảng dạy Phật Pháp cho Tăng Ni cũng như Phật Tử tại các chùa Giác Hoa ở Bạc Liêu, chùa Hiền Long ở Vĩnh Long. Nơi đâu Ngài trụ cũng như giảng dạy giáo lý Phật Đà, nơi đó có đông đảo chư Tăng Ni cũng như Phật Tử đến đảnh lễ để cầu học giáo pháp thậm thâm vi diệu ấy.

Vào những năm 1935 Ngài đã hợp tác với cố Hòa Thượng Khánh Hòa, Hòa Thượng Huệ Quang, Hòa Thượng Pháp Hải v.v... để lãnh đạo Hội Lưỡng Xuyên Phật Học đặt tại chùa Long Phước, tỉnh Trà Vinh và Ngài cũng đã chính thức mở Phật Học Đường ở đây để đào tạo Tăng tài, nhằm truyền trì mạng mạch Phật Pháp cho Tăng Ni cũng như cộng tác với tạp chí Duy Tâm, là cơ quan truyền bá đạo Phật của Hội. Chúng ta nên nhớ rằng thời gian nầy Nam Kỳ vẫn còn thuộc Pháp. Do vậy việc chủ trương đào tạo Tăng Ni, Phật tử theo khuynh hướng của Đạo Phật không phải là chuyện đơn thuần. Tinh thần nầy có lẽ Ngài và Quý Tổ khác đã ảnh hưởng mạnh mẽ con đường cải cách Phật Học của Ngài Thái Hư Đại Sư bên Trung Hoa. Ngài Thái Hư chủ trương phải cách mạng Phật Giáo bằng ba tiêu điểm. Đó là: Cách mạng Giáo Chế, Cách Mạng Giáo Hội và Cách Mạng Giáo Sản. Đây cũng là những tiêu đề mà Tôn Dật Tiên đã chủ trương cách mạng cho Trung Quốc vào năm Tân Hợi (1911). Đó là: Dân sinh, Dân Tộc và Dân Quyền. Tuy tinh thần Tam Dân chủ nghĩa nầy của Tôn Dật Tiên không thành công trọn vẹn tại Trung Hoa lục địa, nhưng cũng đã được Tưởng Giới Thạch kế thừa qua tinh thần dân chủ ấy, để sau đó lan tràn qua Đài Loan từ những năm sau đệ nhị thế chiến(1939-1945) và ngày nay Đài Loan là một đảo quốc tự do phát triển theo chủ trương của Tôn Trung Sơn tự thuở nào. Khiến cho thế giới phải ngưỡng vọng về một quốc gia tự do dân chủ chỉ mới hơn 100 năm lịch sử truyền thừa mà ngay cả Trung Hoa lục địa ngày nay cũng chưa thể sánh kịp.

Từ đó chúng ta cũng có thể so sánh về con đường phát huy của Phật Giáo tại Trung Hoa cũng như Việt Nam chúng ta ở vào thời kỳ đầu và giữa của thế kỷ thứ 20 ấy. Tuy tinh thần cách mạng của Thái Hư Đại Sư cũng không thành công mấy tại Trung Hoa, nhất là sau khi Trung Hoa đã chính thức trở thành Cộng sản vào năm 1949. Thế nhưng tinh thần ấy đã có các vị Đại Sư như: Bạch Thánh, Ngộ Minh, Tinh Vân, Thánh Nghiêm, Diễn Bồi, Tuyên Hóa.... kế thừa và Phật Giáo đã lan tỏa ra khắp Đông Tây ở các quốc gia vốn lâu nay chỉ có ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo. Ví dụ như Ngài Tuyên Hóa, Ngài Thánh Nghiêm, Ngài Tinh Vân ở Hoa Kỳ. Ngài Diễn Bồi ở Việt Nam, Tân Gia Ba. Ngài Ngộ Minh, Ngài Bạch Thánh ở Đài Loan v.v... Tinh thần cách mạng duy tân ấy đã ảnh hưởng đến những phong trào chấn hưng Phật Học của Phật Giáo Việt Nam tại ba Kỳ gồm Bắc, Trung và Nam. Đây giống như một cơn địa chấn lớn, mà hậu chấn động ấy vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay, dẫu đã trải qua hơn 100 năm lịch sử truyền thừa. Nếu thuở ấy không xuất hiện những bậc danh Tăng như các Ngài vừa kể, thì ngày nay còn đâu để truy tán công đức của các Ngài nữa.

Thời buổi năm 1945 là thời kỳ chuẩn bị chấm dứt chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong khi miền Bắc Việt Nam bị lâm vào trận đói năm Ất Dậu , khiến cho cả 2 triệu người chết đói vì chính sách cai trị hà khắc của người Nhật tại Việt Nam. Do vậy miền Nam cũng bị ảnh hưởng lây. Cho nên Tổ Khánh Anh đã về nhập thất tại chùa Phước Hậu ở Trà Ôn để tâm nghiên cứu Tam Tạng Thánh Điển. Trong cái rủi ro ấy lại có cái may nầy. Nếu không có những thì giờ nhập thất và nghiên cứu của Ngài thì ngày nay hậu bối chúng ta đã không có những tác phẩm như:

Hoa Nghiêm Nguyên Nhân Luận

Nhị Khóa Hiệp Giải

25 Bài Thuyết Pháp Của Thái Hư Đại Sư

Tại Gia Cư Sĩ Luật

Duy Thức Triết Học

Quy Nguyên Trực Chỉ

Khánh Anh Văn Sao(3 tập)
Nhi Khoa Hiep Giai
Ngày nay các học tăng vẫn còn xử dụng các quyển như: Nhị Khóa Hiệp Giải, Quy Nguyên Trực Chỉ, Hoa Nghiêm Nguyên Nhân Luận để học hỏi tại các Phật Học Viện cũng như những Đại Học Phật Giáo.

Nhị Khóa Hiệp Giải chính là sớ giải và chú thích rõ ràng từng câu, từng chữ, từng ý, từng lời của hai thời công phu khuya và công phu chiều. Đây được chú dịch từ nguyên bản chữ Hán nhan đề là: Thiền Môn Nhật Tụng. Tác phẩm nầy xuất xứ từ Trung Hoa trong những thế kỷ trước và ngày nay cũng đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Đức v.v… nhằm giới thiệu những bản văn tụng theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa Trung Hoa. Việt Nam chúng ta ảnh hưởng không nhỏ qua lối truyền thừa Phật Giáo từ xa xưa. Do vậy Nhị Khóa Hiệp Giải của Ngài Khánh Anh đã làm tỏa sáng niềm tin cũng như cách hành trì của những Tăng Ni Phật Tử thuở ấy và ngay cả ngày nay nữa.

Bên Trung Hoa, Ngài Thái Hư Đại Sư chủ trương người Cư Sĩ cũng phải có giới luật để tu tập. Cho nên Ngài mới cho soạn bộ Ưu Bà Tắc Giới Kinh. Tuy nói là Ưu Bà Tắt, nhưng thực tế trong ấy, kinh nầy đa phần chủ trương theo tinh thần Lục Độ Ba La Mật và Bồ Tát Giới. Căn cứ theo xưa thì người Cư sĩ tại gia vẫn phải thọ Bồ Tát 10 giới trọng và 48 giới nhẹ, nhưng dựa theo tinh thần trong Kinh Ưu Bà Tắc Giới Kinh nầy, Ngài Thái Hư Đại Sư đã tạo thành 6 giới trọng và 28 giới nhẹ để người Cư sĩ tại gia dễ hành trì. Từ đó Việt Nam chúng ta cũng ảnh hưởng không ít trong vấn đề giới luật của người Cư sĩ tại gia trong hiện tại.

Hai mươi lăm bài thuyết pháp của Ngài Thái Hư Đại Sư bằng chữ Hán đã được Tổ Khánh Anh dịch ra tiếng Việt. Ngày nay chúng ta chưa bắt gặp được văn bản chính nào của những tư tưởng nầy. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng cũng không vượt ra khỏi tinh thần của cách mạng giáo chế, cách mạng Giáo Hội và cách mạng Giáo sản như Ngài đã chủ trương. Vì sao phải cách mạng? Vì lẽ cần phải thay đổi. Phật Giáo không thể đứng yên một chỗ để nhìn thấy giáo lý của Đức Phật ngày nay con người ứng dụng không còn đúng phép nữa. Tăng Ni phải có những quy định rõ ràng. Giáo Hội phải có tính cách pháp nhân, pháp lý và tài sản của Giáo Hội là tài sản chung của Đoàn Thể Tăng Già cũng như Phật tử chứ không phải của riêng một vị Tăng hay Ni nào.

Quy Nguyên Trực Chỉ cũng là một bản văn bằng chữ Hán do Ngài Tông Bổn (1020-1099) bên Trung Hoa biên soạn, nhưng đã được Tổ Khánh Anh phiên dịch, trước tác rõ ràng và đã trở thành một tác phẩm gối đầu giường cho những ai muốn nghiên tầm về triết lý tính Không của Phật Giáo. Đây là một tác phẩm dựa trên căn bản của Tánh Không, của Đại Trí Độ Luận và của Đại Thừa Khởi Tín Luận. Là một tác phẩm rất quan trọng đối với người xuất gia cũng như tại gia.

Chỉ tiếc rằng 3 tập Khánh Anh Văn Sao ngày nay chưa thấy lưu hành. Nếu có được những tập biên khảo nầy của Tổ Khánh Anh để hậu thế học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, thì quả là phước báu vô song.

Nếu cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN(1964-1973) không có nhân duyên được Tổ Khánh Anh cho xuất gia vào năm 8 tuổi (1927) và được Tổ Khánh Anh ban cho Pháp danh là Như Quả, nối dòng pháp thứ 41 của Lâm Tế và thế hệ thứ 8 của Pháp Phái Chúc Thánh thì chắc rằng sự nghiệp biên dịch, trước tác, sáng tác không đồ sộ như ngày nay chúng ta có được. Đây chính là thành quả mà Tổ Khánh Anh đã trực tiếp khai tâm và hướng đạo cho cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa lúc bấy giờ. Ngày nay ai đó trong hàng ngũ xuất gia hay tại gia, khi nghe đến danh hiệu của Ngài Thiện Hoa đều hiểu rõ, nhưng nghe Pháp Hiệu của Tổ Khánh Anh chúng ta thấy xa mờ, nhưng nếu không có những bóng mờ ẩn hiện trong thời buổi xa xưa ấy, thì chúng ta không có một bình minh lịch sử của Phật Giáo Việt Nam chúng ta tại Hải ngoại cũng như Quốc nội như ngày hôm nay. Trong Hoa Nghiêm Nguyên Nhân Luận Ngài cũng đã chỉ rõ ra rằng: Nếu cái nầy không thì cái kia cũng sẽ không và nếu cái nầy có thì cái kia sẽ có. Không không, có có ấy là một chuỗi nhân duyên dài nối kết lại với nhau, mà Phật Giáo không đi ra ngoài những định luật của sự tồn tại cũng như quy ẩn ấy.

Người xưa thường nói: “Nhìn con cái thì sẽ biết cha mẹ như thế nào”. Ngày nay chúng ta nhìn vào lịch sử cận đại với những Ngài Thiện Hoa, Trí Tịnh, Thiện Hòa v.v… chúng ta không thể không vinh danh vị Tổ Sư Khánh Anh. Vì lẽ nếu không có Ngài Khánh Anh vào Nam từ những năm 1927 ấy, thì Phật Giáo Miền Nam cũng thiếu đi những bậc chân tu thạc đức, mà ngày nay sử sách vẫn còn ghi. Từ tên gọi ấy những ngôi chùa rải rác đó đây trên quê hương đất Việt hay tại Hải ngoại ngày nay đa phần lấy Đạo Hiệu Khánh Anh của Ngài để đặt tên cho ngôi chùa của mình trụ trì, nhằm xiển dương giáo pháp nhiệm mầu của Đấng Như Lai. Trong đó có ngôi chùa Khánh Anh tại Evry Pháp Quốc, do cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm thành lập, cũng không thua kém gì những ngôi phạm vũ huy hoàng của Trung Hoa hay Nhật Bản tại Hải ngoại ngày nay.

Xin chấp tay nguyện cầu cho giáo pháp của Đức Như Lai luôn bền vững trên quả địa cầu nầy. Vì chư Phật cũng thường hay dạy rằng: “Kẻ nào hiểu được Pháp, kẻ đó sẽ hiểu Phật và kẻ nào hiểu Phật, kẻ ấy sẽ hiểu được Pháp”.

Kính nguyện Quý Ngài pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ và Phật sự dễ thành.

Viết xong vào một sáng mùa Thu tại Tu Viện Viên Đức, Ravensburg Đức Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 2013.
Tỳ Kheo Thích Như Điển
Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc.





***

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2010(Xem: 6798)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 7366)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 11904)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 9652)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 20427)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 6852)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 19227)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 8930)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
18/12/2010(Xem: 9009)
Nghiệp: Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]