Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh nguyện

14/08/201307:35(Xem: 10282)
Hạnh nguyện

HT_Tri_Thu_5
HẠNH NGUYỆN

(Tưởng niện tôn sư: Hòa thượng Thích Trí Thủ)

Pháp tử: TỊNH MINH




Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.

Hình như tuổi tác và hạ lạp của Ôn không có biên cương ngăn cách với tính tình hồn nhiên, tươi mát của chúng điệu. Cứ nhìn Ôn chơi cầu ném (boule), cờ tướng, là ta thấy rõ chân tướng từ ái hòa điệu của Ôn. Ôn thích chúng điệu luyện tập thể dục thể thao, Ôn lo cho chúng điệu từng trái cầu lông, từng quả bóng chuyền, từng chiếc mũ vải v.v… Ôn không sợ chúng điệu vì thế mà đánh mất oai nghi tế hạnh mà chỉ sợ chúng điệu èo uột xanh xao hay ngơ ngác chậm lụt. Mỗi khi nghe Tăng chúng khỏe mạnh hay tu học thành đạt ở cấp độ nào, gương mặt Ôn cũng hiện rõ nét vui mừng hoan hỷ. Ôn không những chăm lo yêu quý Tăng chúng mà còn xót thương che chở cho những anh em không may phải xa chùa xa bạn. Ôn sợ đàn con của Ôn bị hất hủi thăng trầm theo thế nghiệp đổi thay. Tâm tư tình cảm của Ôn lúc nào cũng dành trọn cho hàng môn đệ. Một hôm Ôn tâm sự:

“Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh,

Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh”.

Đúng rồi! Chính vì tâm niệm này mà cả đời Ôn gắn liền với các Phật học viện, gắn liền với Tăng chúng, gắn liền với mọi khung cảnh không gian và thời gian. Ôn không ngại núi đồi trắc trở mà chỉ lo thiếu bóng Thánh Hiền, Ôn không quản nước sông khô cạn mà chỉ lo vắng mặt rồng thiêng.

Ôi! Hạnh nguyện của Ôn là kết tinh của hàng triệu triệu hạt kim cuơng để rồi lung linh phản chiếu ra muôn màu muôn vẻ. Ôn đã giáo hóa chúng con không chỉ bằng bảng đen phấn trắng, bằng ngôn ngữ văn tự, bằng kinh điển truyền thừa mà bằng cả ánh mắt hiền hòa, nụ cười âu yếm, dáng đi thanh thoát, thế đứng đường đường; bằng cả những nhịp tay uyển chuyển đưa lên khi Ôn lễ Phật, bằng cả những ngữ điệu trầm hùng khi Ôn xưng tán Như Lai. Ôn đã truyền hơi ấm cho chúng con, Ôn đã tắm gội chúng con bằng hương hoa thánh thủy, Ôn đã nuôi dưỡng chúng con bằng giọt sữa đề hồ, Ôn đã sắm sửa hành trang cho biết bao Tăng Ni Phật tử lên đường đạo hạnh.

Ôn thường dạy chúng con:

“Chư Phật lưỡng túc tôn,

Tri pháp thường vô tánh,

Phật chủng tùng duyên khởi,

Thị cố thuyết nhất thừa”.

Chúng con nguyện khắc cốt ghi lòng lời dạy vàng ngọc của Ôn: “Phật chủng tùng duyên khởi”. Vâng, “Phật chủng tùng duyên khởi”.

Âm hưởng của Ôn chân tình, nhân hậu, cao quý và thanh thoát quá, văn tự biểu tượng của chúng con không đủ sức chuyên chở ý nghĩa vòi vọi của hạnh nguyện Ôn. Đành rằng biểu tượng không phải là thực thể, ngôn ngữ diễn đạt không phải là chân lý thường hằng, song xin Ôn cho phép chúng con được vay mượn một số những biểu tượng sai biệt của hồng trần để tỏ bày chút tình thiêng liêng bất diệt.

Kính xin Ôn xót thương hỷ xả và chứng giám cho chúng con.

(Đã đăng trong đặc san kỷ yếu chung thất Ôn Già Lam, tháng 5 năm Giáp Tý, 1984, sau đăng lại trong Hòa Thượng THÍCH TRÍ THỦ kỷ yếu, văn phòng Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ấn hành, DL.1993 - PL. 2536)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2011(Xem: 7300)
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.
26/01/2011(Xem: 6607)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
25/01/2011(Xem: 12873)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
25/01/2011(Xem: 8172)
Chúng ta cứ ngỡ rằng vào Niết bàn là vào một cảnh giới rực rỡ, có đủ thứ sung sướng, tươi đẹp… Tưởng Niết bàn như vậy là Niết bàn tưởng tượng. Niết bàn là vô sanh, vô sanh mà hằng tri hằng giác, chứ không phải vô sanh mà vô tri vô giác.
24/01/2011(Xem: 9080)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
23/01/2011(Xem: 7130)
Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng.
20/01/2011(Xem: 18465)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
19/01/2011(Xem: 9904)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
19/01/2011(Xem: 12966)
Những nguyên tắc sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]