Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

An lạc, khát vọng của mọi cuộc hành trình

10/08/201305:19(Xem: 11665)
An lạc, khát vọng của mọi cuộc hành trình

hoa_hong (8)
AN LẠC – KHÁT VỌNG CỦA MỌI CUỘC

HÀNH TRÌNH

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có 26 phẩm, trong đó Đức Phật dành hẳn một phẩm nói về thái độ và quan niệm dấn thân trên mọi cuộc hành trình của tín đồ Phật giáo, cuộc hành trình nào cũng nhắm đến mục đích hạnh phúc an vui và thong dong tự tại. Đó là phẩm An Lạc (Sukkha Vagga).

An lạc, theo kinh văn Phật giáo, có hai phần : thân an lạc và tâm an lạc. Trên cuộc hành trình từ mê đến ngộ, từ phàm đến thánh, từ trầm luân đến giải thoát, mỗi hành giả phải biết trân trọng và tu dưỡng theo các yếu tố như sau:

  1. 1. Giữ gìn sức khỏe:

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Sức khỏe quý hơn vàng”. Tục ngữ Anh cũng có câu: “Sức khỏe tốt quý hơn tài sản: Good health is above wealth”. Đúng vậy, sức khỏe tốt là đầu mối của mọi thành tựu và sáng tạo. Trong cuộc hành trình vượt biển sanh tử luân hồi, hành giả không thể an tâm và hy vọng đến đích trên một con tàu mong manh. Cũng thế, trên bước đường hành quân diệt giặc tham lam, sân hận, si mê mà hành giả lúc nào cũng nhờ đấm bóp chân tay hay xoa dầu cạo gió thì khó mà ca khúc khải hoàn, hay thấy được áng nắng vàng lung linh trên màu xanh của lá. Cho nên, trên lộ trình tiến đến an lạc, để vừa đi vừa thưởng thức được tiếng chim hót ban mai hay dõi mắt nhìn theo những cánh cò loang loáng giữa bầu trời xanh biếc, hành giả phải ý thức rằng:

Sức khỏe là lợi ích,

Biết đủ là giàu sang,

Thành tín là họ hàng,

Niết bàn là hạnh phúc.

(PC. 204)

Đúng vậy, thân thể có tráng kiện thì tâm hồn mới minh mẫn, đầu óc không loạn động thì thần khí mới thong dong, thành tín với mọi người thì tiếng thơm được lan tỏa, thiện hữu tri thức nhờ vậy mỗi lúc một thân cận như bà con quyến thuộc, và hạnh phúc an lạc là ở đó. Ngoài ra, hành giả cũng phải biết tránh xa hai thái cực khổ hạnh và lạc thú, biết điều dưỡng thân tâm sao cho phù hợp với mọi tình huống trên lộ trình thanh tịnh lâu dài và gian khổ, bởi vì điều kiện thể lý như đói no ấm lạnh v.v… ảnh hưởng rất mạnh đến chiều hướng thoái hóa hay quá trình thăng hoa của mỗi hành giả.

Đói bụng bịnh tối trọng,

Thân xác khổ vô vàn,

Hiểu đúng sự thật ấy,

Đạt vô thượng niết bàn.

(PC. 203)

Niết bàn là sự dập tắt mọi quan niệm đối đãi, mọi chướng ngại vi tế hay thô lậu trong nội tâm con người, là cõi lòng thênh thang rộng mở, là ánh mắt từ ái bao dung, là vòng tay thân thương ôm trọn cả sơn hà đại địa. Hành giả phải thấy, phải biết, phải nâng niu và hãnh diện với sắc thân nhỏ bé nhưng khỏe mạnh của chính mình mà cảm ơn từng hạt gạo hạt mè, từng cọng rau lá cải, từng giọt sương trên lá, từng kẻ lạ người quen:

Lành thay ta vui sống,

Khỏe mạnh giữa yếu đau,

Giữa những người yếu đau,

Ta sống không đau yếu.

(PC. 198)

2. Xóa bỏ hận thù:

Yếu tố thứ hai trên bước đường dẫn đến an lành hạnh phúc là xóa bỏ lòng hận thù, trưởng dưỡng tâm từ ái, vì rằng:

Hận thù diệt hận thù,

Đời này không thể có,

Từ bi diệt hận thù,

Là định luật ngàn thu.

(PC. 5)

Chỉ có tình thương và sự hiểu biết mới xóa sạch được mọi vết hằn năm tháng, mọi ẩn ức ngấm ngầm, mọi mưu toan vay trả, mọi nghiệt ngã trên đời:

Chiến thắng gây thù hận,

Thất bại chuốc khổ đau,

Từ bỏ mọi thắng bại,

An tịnh liền theo sau.

(PC. 201)

Bao lâu còn ôm lòng thắng bại, bấy lâu còn uất khí nghẹn ngào. Hành giả trên lộ trình thánh đạo ắt phải tự thân quán chiếu, rèn luyện tư duy theo lộ trình ban vui cứu khổ, giải trừ nội kết thì mới tận hưởng được cảnh thái hòa, hỷ lạc:

Lành thay ta vui sống,

Từ ái giữa oán thù,

Giữa những người oán thù,

Ta sống không thù oán.

Lành thay ta vui sống,

Không chướng ngại ngấm ngầm,

Tận hưởng nguồn hỷ lạc,

Như chư thiên Quang âm.

(PC. 197, 200)

Đức Phật khuyên môn đệ của Ngài phải sống bằng kinh nghiệm dấn thân theo suối nguồn của thánh đạo thì mới cảm nhận được cảnh thong dong tự tại giữa đất trời bao la.

3. Đoạn trừ tham dục:

Yếu tố thứ ba là đoạn trừ tham dục, tham dục là năng lực xung động phấn khích để đạt đến mục tiêu trong lòng người, và ai ai cũng có ít nhiều tham dục, như tham tiền bạc của cải, tham nhan sắc mặn mòi, tham tiếng tăm lừng lẫy, tham ăn trước ngồi trên, tham ngủ nghỉ thoải mái v.v…, trong đó tham quyền uy thế lực là sâu nặng nhất, ác liệt nhất. Thảo nào Đức Phật thường khuyến cáo những Sa môn hay lăng xăng rổn rảng, khoái phô trương danh tướng mà quên nhìn lại công hạnh của chính mình:

Kẻ ngu ham danh hão,

Khoái ngồi trước Sa môn,

Ưa quyền trong tu viện,

Thích mọi người suy tôn.

(PC. 73)

Tham dục thôi thúc con người cứ theo đà lao tới như chiếc xe đổ dốc bị đứt thắng, hay con thiêu thân húc đầu vào ánh lửa ban đêm. Chỉ người trí mới có đủ nghị lực nắm giữ và buông xả vị thế của mình một cách nhẹ nhàng thanh thản như nâng tách trà lên và đặt tách trà xuống, và do đó người trì thường được cái nhẹ nhàng giản dị bên trong và cái ung dung tự tại bên ngoài:

Lành thay ta vui sống,

Vô dục giữa khát khao,

Giữa những người khát khao,

Ta sống không khao khát.

(PC. 199)

An lạc hạnh phúc còn được lưu xuất từ sự dập tắt mọi ý niệm tham lam, sân hận, si mê; từ ý thức thân bất tịnh, thọ thị khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã; và nhất là từ quyết tâm thánh hóa của chính hành giả:

Lửa nào bằng lửa tham,

Ác nào bằng ác hận,

Khổ nào bằng khổ thân,

Vui nào bằng tịch tịnh.

(PC. 202)

4. Xa lánh si mê:

Si mê là nguyên nhân của mọi trần lao phiền não và suy thoái trên đời. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Giới phàm phu tu hành mà không được thân cận với các bậc thiện hữu trí thức, tôn đức minh sư, chỉ loanh quanh với hạng vào ra xoay xở thì khó mà tránh tủi hổ:

Sống với kẻ si mê,

Ắt bốn bề sầu tủi,

Gần gũi người ngu muội,

Khổ như gần kẻ thù,

Thân cận bậc trí tu,

Vui như gặp thân thuộc.

(PC. 207)

5. Thân cận hiền đức:

Hiền đức là người nội tâm không vướng mắc, ngoại cảnh không vọng cầu, chuyên thọ trì giới luật, thường đọc tụng kinh văn, khéo giảng giải nghĩa lý; là nguời cảm thông, lân mẫn và huớng dẫn kẻ khác trên lộ trình tiến đến an lạc, giải thoát với tâm lượng thênh thang rộng mở và rạng rỡ như ánh trăng rằm:

Nên gần bậc hiền trí,

Bậc trì giới đa văn,

Bậc đạo hạnh, thánh tăng,

Bậc thiện nhơn, túc trí,

Thân cận vậy thật quý,

Như trăng theo đường sao.

(PC. 208)

Thân cận với các bậc học rộng hiểu nhiều, tâm hồn cao thượng, đức độ khiêm cung thì chắc chắn sẽ vơi dần sầu muộn, vui hưởng thái hòa, trí tuệ thăng hoa, sống đời ân ích.

Năm mới, mong ai ai cũng được an khang hoan hỷ, giũ sạch hận thù, diệt trừ si mê, cận kề hiền đức; ai ai gặp nhau cũng tay bắt mặt mừng, vui cười rạng rỡ trong tình huynh đệ trên trái đất này.

(Đã đăng trong nguyệt san Giác Ngộ số 22, đặc biệt Xuân Mậu Dần, 1998)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2012(Xem: 21809)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
14/09/2012(Xem: 8582)
Tất cả những pháp môn tu chỉ nhằm chuyển hóa tâm thức, vì chỉ có chuyển hóa tâm thức. Nhìn trên căn bản, mỗi người tu Phật cần thực hành hai phương diện. Thứ nhất, hành giả phải có khả năng rút khỏi xã hội một thời gian nhất định nào đó, có thể vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc vài năm... Thứ hai, có khả năng đem những kinh nghiệm từng trãi nơi tịnh tu vắng vẻ cống hiến lại cho cuộc đời, cho những người hữu duyên và cho chính cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta. Như hơi thở ra và hơi thở vào, cả hai đều cần thiết như nhau. mới phổ độ chúng sanh một cách chân thật.
14/09/2012(Xem: 8914)
Mấy năm trước, nhân dịp Đức Dalai Lama đến thăm thung lũng Lahoul nơi chúng tôi tu tập ở Ấn Độ; lúc đó Ngài trú lại một tuần để thăm viếng, ban lễ điểm đạo và giảng pháp. Sau buổi thuyết pháp dài mấy tiếng đồng hồ, tôi hỏi một phụ nữ Lahoul rằng: “Bác có biết Đức Dalai Lama giảng gì không?”. Bác gái trả lời: “Dạ, con không hiểu nhiều nhưng con biết Ngài giảng là, nếu ta có lòng từ bi thì đó là điều tốt”. Đúng vậy, cơ bản là như thế. Đâu có gì đáng nói hơn thế nữa phải không? Nếu chúng ta có lòng từ bi, điều đó không tốt lắm sao? Vậy từ bi nghĩa là gì?
12/09/2012(Xem: 6354)
Đã có một trong những sự phát triển sâu xa , xuất hiện từ thế kỷ 20 , tác động đến đời sống của hàng tỷ người , nhưng vẫn chưa được chú ý rộng rãi . Bên cạnh những biến đổi đầy ấn tượng về chính trị và xã hội , những phát triển về khoa học và công nghệ , cùng những hệ thống mới trong lãnh vực vận tải và truyền thông , các sử gia tương lai chắc chắn sẽ quan tâm đến sự tự do tương đối . Họ sẽ nhận thức rằng chính sự tự do tương đối đã trước hết diễn dịch rồi sau đó định hình cho cá tính của từng con người ; cuối cùng mang lại quyền tồn tại cho loài người . Tuy những yếu tố quen thuộc tạo nên tự ngã , như là tính cách sắc tộc , khu vực định cư , dòng dõi , gia đình …vẫn hiện diện , nhưng những yếu tố đó không còn quan trọng vì một chuỗi những yếu tố độc đặc mới xuất hiện trong thế kỷ 20 . Cho nên khi đã hoàn toàn chấp nhận các ý niệm dân chủ tự do như một bản chất thực nghiệm làm nền để xác định ý nghĩa của việc làm người , hiếm khi chúng ta xem xét những ý niệm đó đã làm biến đổi hình th
12/09/2012(Xem: 7374)
Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào?
11/09/2012(Xem: 7661)
Người Phật tử khi đã hiểu đạo thì phải lấy hạnh khiêm tốn làm đầu, phải biết khiêm tốn thấp mình thưa hỏi đạo lý thì mới học được điều hay lẽ phải mà biết được cội nguồn của giác ngộ, giải thoát. Người Phật tử phải nên nhớ rằng muốn mình thật sự khiêm tốn thì ngay bước đầu chúng ta phải tập nhẫn nhịn đối với những việc trái ý nghịch lòng, nhẫn không có nghĩa là hèn nhát.
01/09/2012(Xem: 12215)
Phật tính [1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
30/08/2012(Xem: 8562)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
27/08/2012(Xem: 9994)
Trước cuộc ra đi vĩ đại nhất trong lịch sử loài người của Bồ-tát Siddharttha, Yasodhara đã gạt lệ nhớ thương và đơn thân nuôi dưỡng Rahula ròng rã bảy năm trường trong cô đơn, khắc khoải.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]