Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Lam Sơn Tịnh Độ

30/07/201318:51(Xem: 9763)
Chùa Lam Sơn Tịnh Độ

200-x-314=1


CHÙA LAM SƠN TỊNH ĐỘ

Mười ngày qua tôi đã đến sống và tu tập ở chùa Lam Sơn Tịnh Độ thuộc Thị xã Bình Long – tỉnh Bình Phước. Mười ngày sống trong một cái cốc dành cho khách viếng thăm chùa, ăn ngủ và tu tập cùng với đại chúng đã mở ra cho tôi một cái nhìn mới mẻ về sự nhiệm màu của đạo Phật.

Tôi đã tận mắt chứng kiến nhiều chuyện màu nhiệm từ công phu tu tập của một vị Hiền Tăng, cải hóa được chúng sanh. Phép màu này chỉ có ở một vị Thầy tu hành khép mình trong giới luật.

Con xin mạn phép Thầy Thích Huệ Viên, kể lại chuyện này cho mọi người nghe, mong thầy hoan hỷ. Thưa quý vị, nếu quí vị tin, đó là phước báu của quí vị, nếu quí vị không tin là sự thật cũng không sao, chuyện này có thể chứng minh bằng người thật việc thật. Bạn cứ đến chùa xem thử, chứng kiến những điều tôi đã trải qua trong mười ngày qua.

Chuyện thứ nhất: Hạnh Bồ Tát cứu độ cho chúng sanh:

Lạc bến mê cuộc đời quay đầu là bờ, lấy Đạo Phật làm tâm, tâm hạnh trổ hoa lành, người hung ác trở nên khiêm nhường.

Chú Ngọc là một cư sĩ, chỉ sống được trong chùa Lam Sơn Tịnh Độ là một câu chuyện dài. Trước khi qui y, chú là một tay ăn chơi lêu lổng tại Thị xã Bình Long, xe Honda chỉ chạy bằng một bánh, kéo dài cả mấy chục mét. Sau khi quy y, bản tính ngang bướng và ngã mạn gây khẩu nghiệp nói năng lung tung, bừa bãi, chú vô chùa ở nhưng không được bền, hết chùa này đến chùa kia, chú đi khắp nơi nhưng vẫn không ở được. Chú quay về với thầy Huệ Viên ở chùa Lam Sơn Tỉnh Độ.

Vì tính ngã mạn nên chú khó lòng chịu nghe lời ai, nhưng chú xác định là chỉ có thầy Huệ Viên mới hướng dẩn và độ được cho chú tu thân thành người Phật tử tốt được. Nghĩ vậy chú quay về xin thầy cho chú vào chùa ở lại, lần này quyết tâm tu đến khi xuất gia cạo đầu thành một vị tăng mới được.

Thầy Huệ Viên bảo chú: Nhiều lần chú rời bỏ chùa mà đi, và đến ở khắp các chùa khác. Nếu chú quyết định quay lại Chùa lần này hãy suy nghĩ kỹ. Quyết tâm rồi chú phải làm một việc, làm được mới ở lại chùa này tu được. Ngày mai đúng 7 giờ sáng chú đến trước cha, mẹ sám hối, xong rồi ra đường lạy Phật từ nhà đến chùa theo phương pháp: tam bộ nhất bái (cứ ba bước đi một bước lạy Phật). Từ nhà chú đến chùa khoảng 2 cây số, phải lạy ngang qua thị xã. Thật không dễ với một thanh niên ngang tàng, nhưng chú đã làm được.

Chú bây giờ là một cư sĩ trong chùa, mỗi ngày lo tu tập dưới sự hướng dẫn của Thầy. Mặc dù chú vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng sự chuyển hóa của chú là một tấm gương sángcho mọi Phật tử khác.

Chuyện thứ hai: Hóa độ chúng sanh bỏ dao quy y.

Một hôm Thầy Huệ Viên được một Phật tử gọi điện thoại nhanh với giọng gấp gáp, Thầy ơi! Thầy trốn đi, người say rượu rất hung hăng vào chùa kiếm thầy Huệ Viên để uy hiếp.

Thầy vẫn điềm nhiên ngồi trong chùa. Người thanh niên rất hung hăng, tóc dài gần tới lưng, cổ đeo nanh cọp, áo ba lỗ, quần cụt xông vào chùa.

Không hiểu sao khi người thanh niên chạy vào chùa rồi, anh ta bỏ dao, đi kiếm áo tràng trong chùa mặc vào rồi bước tới đảnh lễ thầy Huệ Viên đàng hoàng, không còn vẻ hung hăng nữa. (Đây gọi là phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật).

Thầy Huệ Viên điềm nhiên, từ tốn đỡ người thanh niên ngồi xuống ghế, nói chuyện rồi Thầy lấy kéo cắt luôn mớ tóc dài của anh ta. Thầy còn tháo gỡ luôn sợi dây nanh cọp của người thanh niên một cách đường hoàng, giữ sợi dây nanh cọp lại không cho anh ta đeo nữa. Người thanh niên đó nay đã trở thành phật tử rồi.

Từ đó về sau chú hay đến chùa lễ Phật và được thầy khuyên bảo.

Chuyện thứ ba: Tà ma phải kinh sợ vị Thầy Chánh Kiến:

Chính mắt tôi được Thầy cho xem đoạn phim quay lại trong điện thoại người phụ nữ trẻ bị tà ma nhập, la hét om sòm và hôm tôi lên chùa, người phụ nữ ấy vẫn còn ngây ngây, chưa biết đọc kinh, chỉ ngồi nhìn quanh xem đại chúng đọc kinh trong chánh điện. Mấy hôm tôi ở trong chùa, cô ấy đã hồi phục nhanh chóng, ăn uống, làm việc, đọc kinh, lạy Phật mỗi ngày cùng với tôi bình thường. Tôi có hỏi cô ấy về những ngày bị bệnh vừa qua, cô cười và nói em không nhớ gì hết.

Thầy chữa bệnh bằng cách cho lạy Phật và tụng kinh mỗi ngày. Người thân của cô gái phát nguyện lạy Phật mỗi ngày 1000 lạy, lạy trong 20 ngày và cô gái hết bệnh. (Thầy dạy : Như thế mới gọi tu là chuyển nghiệp).

Cô gái tên Hạnh, pháp danh Tâm Hiếu. Hiện nay cố gái ấy vẫn mỗi ngày cùng gia đình đến chùa lạy Phật, sám hối, buổi tối quay về nhà.

Chuyện về chữa bệnh tà ma của Thầy chắc phải viết hết một cuốn sách dày cũng chưa hết. Những chuyện không dễ ai tin cho được mà chỉ tin khi bạn chứng kiến tận mắt.

Chuyện thứ tư: Lòng tin Chánh kiến chữa hết bệnh hiểm nghèo:

Cô Chín, một phụ nữ gầy gò ốm yếu, nhìn cô như người sắp chết. Mấy hôm tôi ở trong chùa, cô cùng ăn, cùng lạy Phật, cùng làm việc trong chùa với tôi. Nhìn cô tôi không cần nghe cô kể, tôi cũng hiểu cô thoát chết nhờ lòng tin vào Phật Pháp mãnh liệt.

Trong người cô bây giờ đủ thứ bệnh hiểm nghèo: từ hen suyễn, ung thư, suy nhược, thần kinh….

Bác sĩ chê cô rồi nên cô bán nhà ở quận 8 xuống Bình Phước ở với em mình. Lúc mới vào chùa, cô đi lê từng bước chân yếu ớt. Muốn lên Chánh điện thật khó khăn vô cùng. Từ ngày lạy Phật, niệm Phật, ở trong chùa để trị bênh bằng tâm linh. Không uống một viên thuốc nào nữa, chỉ lạy Phật mỗi ngày. Đến nay cô đã mạnh khỏe không còn bệnh tật đe đọa nữa.

Chuyện thứ năm:

Một hôm Thầy cùng Phật tử chở ba pho tượng Tam Thánh xuống nhà của phật tử gần đó để làm Lễ an vị Phật. Tôi được chứng kiến thêm nhiều điều màu nhiệm nữa.

Người phật tử mà Thầy làm Lễ an vị Phật giúp cho ngày hôm ấy pháp danh là Đạo Hảo. Đây cũng là một tay không sợ trời đất gì hết một thời quá khứ, bây giờ quy y Phật Pháp và mở phòng thuốc Nam hơn ba năm nay, khám bệnh phát thuốc miễn phí cho tất cả mọi người có nhu cầu và không lấy tiền ai hết. Rất nhiều người từ các tỉnh đổ xô về chữa bệnh, nhận thuốc miễn phí. Mỗi tuần làm việc vào ngày chủ nhật và thứ 2. Bình quân mỗi ngày cấp phát 2.000 thang thuốc. Vậy là 2 ngày có tới 4.000 thang thuốc.

Họ được khám, nhận thuốc miễn phí, sau đó lạy Phật và ăn chay trong thời gian uống thuốc trị liệu.

Chỉ có những vị Thầy Chánh Kiến mới có được những người phật tử thuần thành như chú Đạo Hảo.

Chú trị tất cả các bệnh có thể chỉ bằng cây lá thuốc Nam và Phật pháp. Ai có nhu cầu xin liên lạc với:

Cư sĩ Đạo Hảo – Tổ 1 – Khu Phố Bình Ninh II, Phường Hưng Chiến, Thị Xã Bình Long tỉnh Bình Phước. Điện thoại: 0973. 839.608

Những chuyện mà tôi được thấy, được nghe đều là chuyện thật 100%. Nếu lòng tin của bạn không đủ mạnh, xin mời bạn hãy đến Thị xã Bình Long, Tỉnh Bình Phước để hỏi về Thầy Huệ Viên, trụ trì chùa Lam Sơn Tịnh Độ. Bất kỳ ai cũng có thể chỉ dẫn cho bạn nhiệt tình đường đến chùa.

Mong rằng sau khi bạn đến thăm chùa, bạn sẽ có thêm nhiều câu chuyện mới kể cho những người khác nghe để làm vinh danh những người con Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Ngày 17/7/2013

Người viết: Như Nguyện

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 8453)
Trong tâm mỗi chúng sanh đều có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát. Nhân dịp vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Bồ Đề Hải xin đăng một bài giảng của Hòa Thượng vào ngày 16 tháng 3 năm 1976 trong dịp Quán Âm Thất.
08/04/2013(Xem: 8320)
Mấy ngày vừa qua, thành phố Houston- Texas, mưa thật nhiều. Không biết lượng nước mưa từ đâu đổ dồn về, có lúc kéo dài 21 ngày liên tục. nhiều vùng bị lụt, nhiều nơi bị những cơn giông làm sụp nhà cửa. Theo tin tức đã có 13 người chết.
08/04/2013(Xem: 9655)
Cuộc đời hoằng pháp của Đức Thích Ca được nhân loại chiêm ngưỡng, khảo nghiệm dưới nhiều góc độ: giải thoát học, tôn giáo học, khoa học, triết học, sử học... Song, tất cả đều có chung một mẫu số rằng: "Suốt 25 thế kỷ qua, Đức Phật, người sáng lập ra đạo Phật ...
08/04/2013(Xem: 21245)
Sa di nam, tiếng Phạn là Sramanera, và Sa di ni là Sramanerika. Sa di thường được dịch là tức từ. Tức là chấm dứt, quyết tâm chấm dứt nếp sống hệ lụy và khổ đau. Từ là thương yêu, học hỏi thương yêu mọi người và mọi loài bằng trái tim của một vị bồ tát, không vướng mắc, không phân biệt. Sa di cũng có nghĩa là cần sách, nghĩa là chuyên cần và luôn luôn được nhắc nhở.
08/04/2013(Xem: 10974)
Chợt thấy xuân mời, vào một sáng ngồi rơi im lặng, hơi thở bay vào trong phong bão, cơn say tỉnh cơn gió mỉm cười, lay cánh mai
08/04/2013(Xem: 7691)
“Tu Bồ Đề! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn sơ nhựt phần dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí; trung nhựt phần diệc dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí; hậu nhựt phần diệc dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí, như thị vô lượng bách thiên vạn ức kiếp dĩ thân bố thí. Nhược phục hữu nhơn văn thử kinh điển tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ; hà huống thơ tả, thọ trì đọc tụng, vi nhơn giải thuyết”.
08/04/2013(Xem: 6577)
Như mọi người đều biết, Đạo Phật trong suốt những thập niên qua đã có nền tảng khá vững chắc tại phương Tây. Riêng tại Đức, sự tìm hiểu và tu tập giáo lý Phật Đà của người bản xứ ngày càng nhiều thấy rõ. Ở điểm này có rất nhiều lý do để dẫn chứng.
08/04/2013(Xem: 9786)
Trong giới hạn lịch sử ngắn ngủi của loài người trên trái đất, theo nhà khảo cổ Pete Rainier, tính từ thời thượng cổ đến nay, có hơn 1000 tôn giáo đã xuất hiện. Trong đó, có chừng một trăm tôn giáo còn đứng vững cả trăm năm và một chục tôn giáo đứng vững cả ngàn năm.
08/04/2013(Xem: 8157)
Chủ yếu Ðạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ; trước phải giác ngộ nhiên hậu mới ...
08/04/2013(Xem: 12340)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]