Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðạo Binh Ma Thứ Năm: Dã Dượi Buồn ngủ

24/07/201208:03(Xem: 7536)
Ðạo Binh Ma Thứ Năm: Dã Dượi Buồn ngủ

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Mười Ðạo Binh Ma

oo0oo

Ðạo Binh Ma Thứ Năm: Dã Dượi Buồn ngủ (Hôn Trầm Thụy Miên)

Những khó khăn do hôn trầm và thụy miên gây ra rất lớn lao cần được chú trọng đặc biệt. Dã dượi hay hôn trầm được dịch từ chữ Thina, nghĩa là tâm yếu kém, teo lại, co rút lại, đặc cứng và nhầy nhụa, không thể nắm giữ đối tượng thiền một cách chắc chắn.

Thinalàm cho tâm yếu kém nên nó cũng tự động kéo theo sự yếu kém của thân. Tâm lười biếng đần độn này không thể giữ tư thế ngồi của bạn thẳng thắn và vững chắc. Khi đi kinh hành thì chân như kéo lê lười biếng. Khi hôn trầm, dã dượi có mặt thì sự hăng say tinh tấn vắng mặt. Tâm trở nên trơ cứng mất cả tính chất hoạt động sắc bén.

Ngay cả một thiền sinh có sự tinh tấn vững chãi lúc đầu, nhưng sự dã dượi cũng vẫn chế ngự khiến họ phải nỗ lực tinh tấn hơn nữa để đốt cháy loại phiền não này. Khi dã dượi xâm chiếm thì mọi lực lượng tích cực của thân sẽ bị bất động hóa ít nhất một phần, tình trạng này được gọi chung một tên là Thina-middha (dã dượi buồn ngủ). Sự tinh tấn và chánh niệm, chánh tư duy cũng bị yếu đuối, giảm và đình trệ hiệu năng. Khi Thina, dã dượi, có mặt, thì sẽ kéo theo middha, buồn ngủ; vì middha là một tâm không hoạt động, không có khả năng, không tự chủ, thụ động và trì trệ, không bén nhạy, hôn mê, bần thần, thiu thỉu, buồn ngủ.

Về phương diện thực hành, chúng ta chẳng cần phải phân tích, tìm hiểu sâu xa hai phiền não này. Chúng ta chỉ cần biết một cách tổng quát là đủ. Giống như bị nhốt kín trong một phòng giam nhỏ hẹp, dã dượi ngăn cản không cho tâm sở tốt đẹp có cơ hội tiến hành nhiệm vụ của mình. Dã dượi và buồn ngủ làm cản trở sự phát triển của các tâm sở tốt đẹp khác nên nó là chướng ngại. Cuối cùng, dã dượi buồn ngủ sẽ làm cho việc hành thiền của thiền sinh hoàn toàn đình trệ. Mí mắt bắt đầu nặng, đầu bỗng nhiên gục về phía trước. Làm thế nào để chế ngự tình trạng tai hại này?

Một lần nọ khi Ðại Ðức Mục Kiền Liên, một trong hai vị đại đệ tử của Ðức Phật, hành thiền trong rừng bị dã dượi buồn ngủ chế ngự. Tâm của Ðại Ðức Mục Kiền Liên lúc bấy giờ co cứng lại và ngưng đọng như một cục bơ đông cứng vì lạnh. Ðức Phật biết được, đến gần Ðại Ðức Mục Kiền Liên và hỏi: "Này Mục Kiền Liên, thầy đang dã dượi, đang buồn ngủ và đang gục phải không?". Ðại Ðức Mục Kiền Liên liền trả lời: "Bạch Ðức Thế Tôn, đệ tử đang ngủ gục".

Ðức Phật nói: "Này Mục Kiền Liên, Như Lai sẽ chỉ cho thầy tám cách để chế ngự dã dượi, buồn ngủ".

Tám cách trị buồn ngủ

(1) Ðầu tiên là thay đổi thái độ. Khi bị buồn ngủ tấn công, ta có khuynh hướng đầu hàng và suy nghĩ: "Buồn ngủ quá. Ngồi sững sờ như vầy thì đâu có ích gì. Chi bằng đi ngủ vài phút để lấy lại sức". Bao lâu bạn còn có tư tưởng như vậy thì dã dượi buồn ngủ vẫn còn tiếp tục chế ngự.

Thay vì có một thái độ như thế, hãy quyết định: "Ta sẽ ngồi như vầy. Dù cho dã dượi buồn ngủ có đến nữa, ta vẫn không nhượng bộ". Ðó là sự thay đổi thái độ để tránh buồn ngủ. Sự quyết định này giúp chế ngự đạo binh ma thứ năm.

Một trường hợp khác làm thiền sinh buồn ngủ mặc dù trước đây không buồn ngủ, đó là trường hợp khi việc hành thiền trở nên dễ dàng và êm dịu, khi đó bạn ít nhiều đã thuần thục trong việc theo dõi chuyển động của bụng, và bạn chẳng cần cố gắng nhiều mà vẫn theo dõi được sự phồng xẹp, thế là bạn chẳng cần cố gắng nữa. Bạn dựa lưng vào tường theo dõi chuyển động của bụng một cách dễ dàng, tự nhiên. Do sự tinh tấn giảm thiểu này, dã dượi buồn ngủ nhảy vào. Nếu điều này xảy ra, bạn hãy cố gắng tập trung chánh niệm chú tâm một cách thận trọng hơn vào sự phồng xẹp hay gia tăng số lượng đề mục hành thiền.

Có một kỹ thuật đặc biệt là thêm nhiều đề mục. Ðiều này đòi hỏi nhiều cố gắng hơn là khi chỉ nhìn thuần đề mục phồng xẹp. Và cách này có hiệu quả hồi phục lại tình trạng tốt đẹp. Sự niệm thầm trong trường hợp này sẽ là phồng, xẹp, ngồi, đụng. Khi bạn niệm ngồi, bạn chuyển sự chú tâm chánh niệm của mình vào việc cảm giác toàn thân trong tư thế ngồi. Khi niệm đụng, bạn chú tâm vào cảm giác đụng ở một hay nhiều điểm nhỏ. Các điểm này có độ lớn bằng một đồng xu. Chỗ mông là nơi thuận tiện nhất. Trong suốt thời gian niệm đụng, bạn phải luôn luôn trở về cùng chỗ đã chọn dầu cho bạn không thể thấy cảm giác ở điểm đó đi nữa. Sự dã dượi càng nhiều thì bạn càng phải chọn nhiều điểm đụng, tối đa vào khoảng sáu điểm. Khi bạn đã trải qua hết các điểm đụng, hãy trở về với sự phồng xẹp và lập đi lập lại loại ghi nhận đụng, đụng này từ đầu. Kỹ thuật thay đổi điểm đụng có hiệu quả rất tốt đẹp, không sai chạy.

(2) Thuốc giải độc thứ hai để chữa trị buồn ngủ là nhớ lại những đoạn kinh đã biết hay đã thuộc lòng trước đây, gắng tìm hiểu những ý nghĩa sâu xa hơn. Nếu đã có lần ban đêm bạn không thể ngủ được vì đang suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩa của một vài chuyện gì, thì bạn sẽ hiểu rõ tác dụng của thuốc giải độc thứ hai mà Ðức Phật đã dạy để đối trị dã dượi buồn ngủ. Trong Vi Diệu Pháp, môn tâm lý học Phật giáo dạy rằng khi phân tích thành phần cấu hợp của tâm, ta sẽ thấy một tâm sở là vitakka, hay hướng tâm vào đối tượng. Tâm sở tầm này có khả năng khai mở và làm mát mẻ tâm, đó là thuốc trị liệu đặc biệt cho bệnh buồn ngủ.

(3) Kỹ thuật thứ ba để chống lại dã dượi buồn ngủ là đọc to một số đoạn kinh đã thuộc. Nếu đang hành thiền chung nhóm thì dĩ nhiên bạn phải đọc vừa đủ mình nghe để khỏi quấy rầy người khác.

(4) Nếu bạn vẫn chưa tỉnh lại, phải nhờ cậy vào những biện pháp khác. Ðó là những biện pháp mạnh hơn như: kéo tai, xát hai tay vào nhau, chà xát chân, tay, mặt, v.v... Sự kích thích này làm cho máu chạy đều khiến bạn tỉnh táo lại.

(5) Nếu buồn ngủ vẫn còn, hãy đứng dậy và từ từ chánh niệm đi rửa mặt. Bạn có thể nhỏ thuốc vào mắt cũng được.

(6) Nếu các cách trên đều thất bại, hãy nhìn vào ánh sáng như ánh sáng mặt trăng, ánh đèn. Nhớ là không được nhìn vào mặt trời, vì nhìn vào mặt trời sẽ làm hư mắt. Ánh sáng có thể làm bạn tươi tỉnh lại. Tâm sáng suốt là một loại đèn. Nhờ nó, bạn có nhìn thấy chuyển động phồng xẹp từ lúc khởi đầu đến lúc chấm dứt.

(7) Nếu mọi biện pháp đều thất bại, bạn hãy thử đi kinh hành trong chánh niệm.

(8) Nếu cuối cùng mà bạn vẫn không thắng được sự buồn ngủ thì hãy đi ngủ, và đi ngủ trong chánh niệm. Nếu vào giường mà không cảm thấy buồn ngủ thì hãy theo dõi sự phồng xẹp. Nếu dã dượi buồn ngủ kéo dài nhiều ngày, có thể do bịnh bón sinh ra thì phải tìm cách trị bịnh táo bón.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2012(Xem: 8066)
Điều 1- Người Phật tử chân chính nương tựa đức Phật, người thầy dẫn đường giúp cho nhân loại biết cách hướng thượng, từ nay cho đến trọn đời không tu theo Trời, Thần, Quỷ, vật, nhưng vẫn tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống.
09/07/2012(Xem: 6609)
Điều 1- Người Phật tử chân chính, trước khi làm gì và đi theo quan điểm của ai, chúng ta cần phải tìm hiểu, suy tư chiêm nghiệm, sau khi thấy rõ lợi ích thiết thực, không làm tổn hại người vật, ngay khi đó chúng ta mới tin và bắt đầu thực hành theo.
07/07/2012(Xem: 9213)
Tôn giáo là phương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
06/07/2012(Xem: 9595)
Trước tiên xin cảm ơn Ngài vô cùng vì đã nói chuyện với chúng tôi sáng nay. Thưa Đức Thánh Thiện, Ngài vừa nói chuyện với sinh viên ở San Diego về 'lòng từ bi không biên giới', bây giờ tôi muốn hỏi Ngài trước hết về 'lòng từ bi trong biên giới'. Ngài nghĩ Hoa Kỳ có phải là một quốc gia từ bi không?
05/07/2012(Xem: 15183)
Truyen Tam Phap Yeu Giang Giai
05/07/2012(Xem: 8072)
Người đẹp thì dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng như trong đạo, khả ái và dễ thương là một phước báo. Tuy vậy lợi điểm này đôi khi cũng bất cập hại và không ít người tu phải lao đao vì cái "đẹp" của mình.
04/07/2012(Xem: 9311)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
01/07/2012(Xem: 15160)
Ai mong ước trở về Chân-Thiện-Mĩ Cũng phải vào nguồn tỉnh thức tâm linh Cần hướng đến mẫu số chung: Vô Ngã
26/06/2012(Xem: 7957)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
26/06/2012(Xem: 13381)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]