Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Quan Tâm và Tôn Trọng Việc Hành Thiền

24/07/201208:03(Xem: 7766)
02. Quan Tâm và Tôn Trọng Việc Hành Thiền

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Các Yếu Tố Trợ Giúp Ngũ Căn Bén Nhạy

oo0oo

Yếu tố thứ hai: Quan Tâm và Tôn Trọng Việc Hành Thiền

Yếu tố thứ hai làm cho ngũ căn bén nhạy là quan tâm và tôn trọng việc hành thiền. Ðiều quan trọng là phải hành thiền với lòng tôn kính nhất và thật thận trọng, cẩn mật. Một trong những cách có hiệu quả và giúp đỡ bạn có được thái độ tôn trọng và cẩn mật trong việc hành thiền là hãy suy tưởng đến những lợi ích do việc hành thiền đem lại. Ðiểm thiết thực và lợi ích trong việc hành thiền minh sát, chánh niệm trên thân, thọ, tâm, pháp là tâm ý được thanh lọc khỏi các bợn nhơ, chế ngự được lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, diệt thân bệnh và tâm bệnh, chứng đạt các thánh quả và giác ngộ Niết Bàn. Ðức Phật gọi đó là thiền Tứ Niệm Xứ, có nghĩa là tu tập Chánh Niệm trên Thân, Thọ, Tâm và Pháp. Thật vậy, Thiền Tứ Niệm Xứ hay Thiền Minh Sát có giá trị thật lớn lao.

Nhớ đến những lợi ích của việc hành thiền sẽ tạo phấn khởi khiến bạn thận trọng và tỉ mỉ trong việc quan sát các đối tượng đang xảy ra qua sáu giác quan. Trong một khóa thiền tập, bạn phải cố gắng làm các động tác một cách chậm rãi. Cứ xem sự chánh niệm của bạn như đang ở trong thời kỳ thơ ấu. Làm chậm các tác động giúp chánh niệm có cơ hội theo kịp các chuyển động của thân và ghi nhận chúng từng chi tiết một.

Kinh điển làm sáng tỏ đặc tính thận trọng, tỉ mỉ này qua hình ảnh một người băng qua sông trên một cây cầu nhỏ hẹp chỉ vừa một người đi. Dưới sông thì nước chảy xiết. Nếu vô ý rơi xuống thì chắc chắn sẽ bị dòng nước cuốn trôi. Dĩ nhiên là người này không thể nhảy hay chạy trên cầu. Anh ta phải thận trọng đi từng bước một.

Thiền sinh cũng có thể được so sánh với một người bưng một bát dầu đầy đến miệng và phải đi trên một đoạn đường dài mà không được làm đổ một giọt dầu. Bạn hãy tưởng tượng xem một người bưng một bát dầu đầy như vậy phải thận trọng như thế nào! Thiền sinh cũng phải thận trọng duy trì sự chánh niệm như vậy trong mọi lúc.

Ví dụ điển hình thứ hai này cũng được chính Ðức Phật đưa ra. Một nhóm tỳ khưu ngụ trong rừng để hành thiền, nhưng sau giờ ngồi họ đứng dậy vội vã, chẳng chánh niệm. Lúc di chuyển từ nơi này đến nơi khác, họ cũng chẳng thận trọng. Họ nhìn chim, nhìn cây, nhìn mây, nhìn trời, chẳng thu thúc tâm chút nào. Hành thiền một thời gian lâu nhưng họ chẳng đạt kết quả gì.

Thấy các thầy tỳ khưu này không tiến bộ, Ðức Phật tìm hiểu nguyên nhân và chỉ cho các vị tỳ khưu thấy rõ khuyết điểm. Khuyết điểm lớn lao nhất của các thầy là thiếu tôn trọng pháp bảo, trong lý thuyết cũng như trong thực hành. Trong dịp này, Ðức Phật giảng dạy cho các thầy và đưa ra hình ảnh người mang bát đầy dầu. Chuyện người mang bát đầy dầu này như sau:

Lúc bấy giờ, ở kinh đô, có một cô gái rất đẹp, hát hay, múa giỏi. Nhân một buổi lễ, cô vừa hát, vừa múa trên đường. Nhiều người đi theo cô ta để xem, các thanh niên bị sức quyến rũ của cô ta nên đi theo rất đông. Nhà vua muốn kiểm nghiệm xem năng lực của sự chú tâm nên ra lịnh cho một tù nhân bị án tử hình bưng một bát đầy dầu đi sau cô gái. Nhà vua hứa rằng nếu tử tội sau khi đi một vòng mà không làm đổ dầu thì sẽ được tha án tử hình; ngược lại, nếu làm rơi một giọt dầu nào thì sẽ bị chém ngay tức khắc. Trong đoàn ca múa, đi đầu là cô gái rất đẹp đang ca múa; thứ hai là anh chàng bưng bát dầu; và đằng sau anh ta là tên đao phủ thủ, với chiếc rìu rất lớn, sẵn sàng để chém xuống đầu nếu tử tội làm rơi một giọt dầu. Người tù, chú tâm vào việc bưng bát dầu, thận trọng từng bước đi theo cô gái. Ði một vòng quanh thành phố nhưng người tù không làm rơi giọt dầu nào nên được nhà vua gọi vào hỏi: " Nãy giờ anh nghe cô gái hát, xem cô gái múa, anh có thấy thích không?" Người bị án tử hình trả lời: "Nãy giờ tôi chẳng thấy cô gái múa, và cũng chẳng nghe được tiếng hát của cô ta, bởi vì tôi mải lo chăm chú vào việc bưng bát dầu. Tôi sợ chết nên không dám lơ đễnh chút nào."

Sau khi được khích lệ và phấn chấn bởi những lời dạy của Ðức Phật, các vị tỳ khưu tinh tấn và thận trọng tỉ mỉ trong việc hành thiền. Và kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn, họ đều giác ngộ.

Bạn có thể kiểm nghiệm lại điều này bằng cách thận trọng, tỉ mỉ trong việc hành thiền. Làm chậm lại mọi tác động, đi, đứng một cách chậm rãi, cung kính. Cung kính pháp hành, cung kính trong từng tác động, thì chính bạn sẽ thấy rõ kinh nghiệm. Càng làm các tác động chậm bao nhiêu, bạn càng tiến bộ nhanh chóng trong pháp hành bấy nhiêu.

Dĩ nhiên, bạn cần phải áp dụng điều này một cách thông minh, sáng tạo để thích hợp với mọi hoàn cảnh và mọi trường hợp. Nhiều trường hợp bạn phải làm nhanh, như lái xe trên xa lộ mà bạn lái quá chậm thì sẽ gây ra tai nạn và bạn có thể chết hay ngồi tù. Các bệnh viện thì trái lại, bệnh nhân phải được chăm sóc nhẹ nhàng, thận trọng và được phép đi chậm rãi. Nếu bác sĩ và y tá thúc hối bệnh nhân phải có tác động mau lẹ để việc làm được nhanh chóng, tiết kiệm thời giờ cho nhà thương, thì bệnh nhân sẽ đau đớn và có thể mau chết.

Thiền sinh cũng phải tùy trường hợp mà áp dụng sự mau chậm cho thích đáng. Trong một khóa thiền hay trong mọi trường hợp, nếu đàng sau bạn có nhiều người đang chờ đợi, thì hãy làm việc với tốc độ bình thường. Tuy nhiên, phải luôn luôn nhớ rằng mục đích chính của bạn là phát triển chánh niệm. Thế nên, ngoài những lúc cần thiết phải làm mau hay làm với tốc độ bình thường, những lúc khác, nhất là khi chỉ có một mình thì hãy làm chậm lại các động tác. Bạn có thể ăn chậm, rửa mặt, đánh răng hay tắm một cách chậm rãi chánh niệm nếu sau lưng bạn không có ai đang sắp hàng chờ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/09/2013(Xem: 9079)
Cuối cùng ngày mong đợi cũng đến: Hành hương Tích Lan 02.07.2011 - 14.07.2011. Từ Thụy Sĩ xa xôi, một mình lẻ loi như cánh chim lạc đàn, tôi tìm về tổ ấm nhập đàn cùng thầy, bạn, những người quen và những người chưa quen ở Đức. Một chuyến đi xa, hành hương đến một nước xa lạ chưa hề nghĩ có ngày đặt chân tới, tôi háo hức như đứa trẻ sắp được mặc áo mới, hay cô dâu sắp về nhà chồng. Chuyến bay cất cánh từ phi trường Frankfurt Đức quốc lúc 22.40 thuận lợi cho tôi đủ nhân duyên để tham dự chuyến hành hương này.
16/09/2013(Xem: 7447)
Vấn đề tôi nói hôm nay là một chữ XẢ. Quí vị biết ngược với xả là gì không? Là cố chấp, nắm chặt. Cố là chặt, chấp là nắm; cố chấp là nắm chặt. Khác với nắm chặt là buông bỏ.
16/09/2013(Xem: 8548)
Hồ Bodensee tiếp giáp ba nước Áo, Đức, Thụy Sĩ vẫn còn đó, nhà Thi Thi ( Thi Thi Hồng Ngọc ) vẫn còn kia, trái đất tròn vẫn luôn tròn không méo, cho nên, chúng tôi hẹn gặp lại nhau không khó.Chỉ khó chăng tại lòng người “đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông „.Vâng, đúng vậy, tôi đã lừng khừng nửa muốn nửa không, ngán ngẫm khi nghĩ phải lủi thủi kéo valy một mình dù đoạn đường không dài, chỉ hai tiếng xe lửa từ nhà tôi qua Thi Thi rồi đến tu viện Viên Đức.
13/09/2013(Xem: 13247)
Mỉm cười không mệt, giận hờn mới mệt Yêu thương không mệt, ghen ghét mới mệt
13/09/2013(Xem: 11080)
Có lẽ Chủ tịch Jim Young Kim thấy nhân viên của World Bank (WB) đang bị sức ép thay đổi đè nặng lên vai nên đã đích thân mời Thiền sư Thích Nhất Hạnh tới thăm và nói chuyện.
07/09/2013(Xem: 6626)
Vào những năm 1974-1996, khi ấy tôi còn ở một ngôi chùa tọa lạc ngoại vi Thành phố. Trước đó, ngôi chùa nầy có một lần trùng tu lại, vì nguyên thủy của nó chỉ xây dựng bằng phương tiện vật liệu nhẹ như; mái, vách tôn, cột, kèo bằng gỗ thao lao, nền chùa lót bằng gạch tàu trông vẽ đơn sơ, mặt sân đất thoáng rộng, dân cư chung quanh còn thưa thớt lắm, nên không gian ở đây còn yên tĩnh hơn bây giờ nhiều.
07/09/2013(Xem: 8753)
Như cuộc sống hiện giờ có ba việc ăn, uống, thở, trong đó chúng ta lo việc nào nhiều nhất? Thường người ta lo ăn nhiều nhất. Tối ngày chạy lo ăn, nhưng thật ra nếu nhịn ăn mấy ngày có chết không? Không chết. Kế đó là uống, nhịn uống hai ba ngày mới chết. Ðến thở, nhịn bao lâu chết? Trong tích tắc, thở ra mà không hít vô là chết. Vậy mà người ta lại quan trọng ăn với uống, còn thở ra sao thì không biết. Rõ ràng việc tối quan trọng lại lơ là, còn việc không quan trọng thì dồn hết tâm lực vào đó. Như vậy mới thấy cái lầm lẫn của chúng ta thật đáng thương.
06/09/2013(Xem: 8613)
Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông. Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà.
04/09/2013(Xem: 8771)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ, v.v… Trong những cái sợ này có cả sợ ma. Không phải chỉ có con nít mới sợ ma mà nhiều người lớn cũng sợ ma. Muốn hết sợ ma thì cần phải suy tư về thực chất của sợ và ma.
04/09/2013(Xem: 15475)
Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp Chùa Việt trên đất khách. Vom Mekong an die Elbe. Buddhistisches Klosterleben in der vietnamesischen Diaspora.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]