Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

31. Cứu cánh của việc thành Phật là đi về đâu?

02/01/201205:43(Xem: 13258)
31. Cứu cánh của việc thành Phật là đi về đâu?

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An

31. CỨU CÁNH CỦA VIỆC THÀNH PHẬT LÀ ĐI VỀ ĐÂU?
    Hiện tại, mật tông và thiền tông rất thịnh hành. Mật tông cho rằng cứu cánh là “tức thân thị Phật”, thiền tông là “kiến tánh minh tâm” hay “kiến tánh thành Phật”.
    Đây là vấn đề chúng ta không thể không nhận thức cho rõ, càng không thể hàm hồ. Trong kinh điển, Phậtbảo của chúng ta Phật, là Phạn văn Ấn Độ, Trung Hoa chuyển ngữ là Phật.Thật ra, chữ này không thể phiên dịch, vì sao? Vì trong quá khứ có đưa ra năm loại danh từ không thể phiên dịch. Trong đó có danh từ thuộc loạitôn kính không dịch. Danh từ Phật đối với chúng ta rất tôn trọng, cho nên để nguyên âm Phạn, nghĩa là trí tuệ, là giác ngộ. Trí tuệ và giác ngộ, hai danh từ này lý giải rất dễ dàng. Song Phật là một danh từ mà chúng ta lý giải là siêu việt, vì trí tuệ của Ngài là trí tuệ viên mãn của các trí tuệ, giác ngộ viên mãn trong các giác ngộ. Nói một cách khác, đối với vũ trụ và nhân sinh, đời quá khứ hay vị lai, không điều gì mà Ngài không hiểu, không biết. Người nào đạt đến cảnh giới đó cũng đều gọi là Phật. Nếu hiểu được nghĩa rốt ráo của chữ Phật rồi, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa “tức thân thị Phật” của mật tông. Vậy chúng ta có thể thành tựu được hay không? Đó là nói hiện tại trong một đời, hoặc giảtu hành trong một thời gian ngắn. Nhưng đối với vũ trụ nhân sinh, liệu chúng ta có thể thấu suốt chân tướng được hay không? Nếu vẫn như cũ, nóimột cách khác là vẫn chưa thành Phật, thì cũng không được gì. Mật tông giảng nói “tức thân thành Phật”, nhưng thiền tông có một điểm tiến bộ hơn. Vì sao? Vì thiền tông có điều kiện, đó là minh tâm kiến tánh, kiến tánh mới thành Phật. Ai có đủ khả năng đạt đến trình độ minh tâm? “Minh”là một động từ, do đó có thể biết, hiện tại tâm của chúng ta vẫn chưa minh, vì còn mê cảm. Sở cầu tu học theo thiền tông là phá trừ mê cảm, khôi phục lại tự tánh. Khi chúng ta còn mê trong Phật pháp gọi là tâm, đến khi giác ngộ gọi là tánh. Chúng ta cần phải biết “tâm” với “tánh” làmột. Cho nên tâm một khi đã minh rồi gọi là bổn tánh. Nhà Phật còn gọi là chân như. Lúc nào kiến tánh, minh tâm rồi, lúc đó chúng ta mới được gọi là Phật, không còn là phàm phu. Nói cách khác, phàm phu và Phật chỉ khác nhau ở điểm đó. Phàm phu chúng ta mặc áo ăn cơm, Phật và Bồ tát vẫn mặc áo ăn cơm. Phàm phu chúng ta có công việc của mình, Phật và Bồ tát mỗi người cũng có công việc của các vị ấy. Nói trên mặt sự tướng thìcó hai, chỉ khác nhau ở chỗ cảnh giới không đồng. Phật và Bồ tát có trítuệ chân thật, chân chính là vô sở bất tri, vô sở bất năng. Nếu chúng ta hiểu rõ đạo lý và sự thật đó rồi thì hai câu nói trên cũng có thể hiểu được. Điều này trong kinh luận, các bậc cổ đức không có chú giải, mà trên sự thật không có một người bình thường nào có thể làm được. Nói đến “tức thân thị Phật” của mật tông , trong Văn Sao của đại sư Ấn Quangnói rất rõ: Tôi không cần phải nói nhiều. Cách đây không lâu, tôi có gặp lão tổ cư sĩ Hoàng Niệm. Oâng là một người truyền mật tông, bản thânông là một Kim Cang Thượng Sư. Ông không dối gạt người, ông thành thậtnói với tôi. Thời đại ngày nay, người có đủ căn cơ để học mật tông không có. Nói một cách khác, muốn học mật tông thành tựu trong một đời thật không dễ tìm ra một người. Thiền tông cũng khó khăn như vậy. Cho nên, Phật dạy trong kinh Đại Tập, thời mạt pháp chỉ có nương vào đới nghiệp vãng sinh của pháp môn tịnh độ mới dễ dàng thành tựu, vả lại chắcchắn sẽ thành tựu lớn nữa. Do đó, chúng ta phải tuân theo lời giáo huấncủa Phật Thích Ca, mới xứng đáng là đệ tử của Ngài. Nỗ lực niệm Phật, ychiếu theo ba kinh một luận của tịnh độ mà tu học, tương lai lâm chung,nhất định chúng ta sẽ đạt được kết quả thù thắng. Hiện tại cũng như quá khứ, có rất nhiều người vãng sinh thể hiện nhiều thoại tướng bất khảtư nghì. Nghe thấy đó để làm gương cho chúng ta noi theo. Mật tông tức thân thành Phật, chúng ta không có thấy qua, cũng không có nghe nói. Hòang Niệm lão tổ cũng không dám nói Ngài tức thân thành Phật. Lão pháp sư Đàm Hư có nói, đến năm 90 tuổi hơn mới vãng sinh. Lúc sinh tiền có nói với mọi người, Ngài xem qua nhiều thiện hữu tri thức của thiền tông,song không thấy được một người nào khai ngộ, cũng như minh tâm kiến tánh, Ngài đều không thấy qua. Chẳng những không thấy mà Ngài còn không nghe. Như vậy đủ biết, tu mật và thiền thì khó, người bình thường không thể thành tựu được. Lục tổ Huệ Năng trong thiền tông nói rất rõ. Tổ chỉ tiếp dẫn những người thượng thượng căn, chúng ta tự xét lại mình có phảithuộc thượng thượng căn hay không? Như thế nào gọi là thượng căn? Phiềnnão nhẹ tức trí tuệ thâm sâu, nói một cách khác vọng tưởng phân biệt vàchấp trước rất ít. Lục căn lanh lợi, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, thântiếp xúc thông đạt rõ ràng, vả lại không bị mê lầm. Người có đủ những điều kiện đó mới được coi là bậc thượng thượng căn, mới có duyên, có tư cách để tu học pháp môn này. Nhưng điều kiện tu tập của mật tông lại rấtcao. Học mật tông nhất định sẽ có thể thành Phật, điều đó cho thấy mật tông rất quan trọng. Mật không phải là bí mật, trong Phật pháp không có bí mật. Phàm việc gì bí mật chứng tỏ là việc đó không tốt. Phật pháp nóimật là thâm mật, lý lẽ rất sâu, không thể dùng trí tuệ cạn cợt để có thể lĩnh hội được, cho nên mới nói là mật. Khi nào chúng ta chính thức bắt đầu học được mật? Trong kinh đại thừa giảng, phải đến địa vị thứ támcủa thập địa mới học được. Thử hỏi chính mình đã đạt được địa vị này chưa, đạt đến địa thứ tám của thập địa Bồ tát chưa? Thông thường, chúng ta nói tu hành muốn thành Phật, cần phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp. Đó là số mà người hiện tại gọi là thiên văn số. Thời gian đó được tính là bao nhiêu? Thật ra mà nói, khoảng thời gian đó hiện tại trong đời này không thể tính hết, trong đời quá khứ cũng không tính được, đời đời kiếpkiếp tính cũng không thể tính cụ thể được. Nếu tính cứ trong một ngày chúng ta phải đoạn trừ một phẩm vô minh, chứng được một phần chân tánh thì thời gian là bao lâu? Như vậy có thể thấy, chúng ta cần phải đoạn trừ phiền não kiến tư hoặc, vượt qua lục đạo luân hồi, chứng đến quả vị La hán, sau đó lại tiếp tục một bước nữa là phải phá trừ trần sa hoặc và vô minh hoặc, siêu vượt thập pháp giới, vẫn chưa được vào đâu. Chúng ta lại tiếp tục đoạn trừ một phẩm vô minh chứng được một phần pháp thân,thì lúc đó chúng ta mới bắt đầu tính được. Thực tế, trong kinh Hoa Nghiêm có nói, muốn thành Phật , chúng ta phải trải qua bốn mươi mốt vị pháp thân đại sĩ, ba A tăng kỳ kiếp , đó là nói với Bồ tát, không phải nói với hạng phàm phu, vì hạng phàm phu chúng ta không đủ tư cách. Tu xong A tăng kỳ kiếp thứ nhất, lần lượt tu viên mãn ba mươi địa vị, là thập trụ, thập hạnh và thập hồi hướng, đó là viên giáo. Chúng ta nên biết, qua A tăng kỳ kiếp thứ hai, phải tu viên mãn ba địa vị, là từ sơ địa cho đến thất địa. A tăng kỳ kiếp thứ ba lại tu tập viên mãn ba địa vị nữa là bát địa, cửu địa và thập địa. Do đó có thể thấy, càng tu lại càng khó, chúng ta nghĩ xem, người nào đạt đến địa vị thứ tám của Bồ tát, cũng mới chỉ bước vào thời kỳ đầu tiên của A tăng kỳ kiếp thứ ba. Nói một cách khác phải đến thời kỳ thứ ba trong ba A tăng kỳ kiếp mới được chính thức học mật. Như vậy,chúng ta làm sao có khả năng. Không thểcho rằng, truyền cho chúng ta mấy câu thần chú, ngày ngày trì chú, học mấy cách bắt ấn, gọi học mật, đó chẳng qua là hình thức chú không phải là học mật chân thật. Đây là điều mà người học Phật chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng, có vậy mới không mắc vào những quan niệm sai lầm đángtiếc.

    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    02/09/2013(Xem: 9376)
    Ông hoàng tử Hạnh Phúc
    30/08/2013(Xem: 11444)
    Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật cũng như thế. Người học Phật ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, trăm hoa đua nở, tài liệu, kinh điển Phật Pháp, phương tiện thông tin đầy đủ và hữu hiệu, nên việc tìm hiểu, thực hành giáo Pháp, nếu muốn
    29/08/2013(Xem: 10022)
    Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
    27/08/2013(Xem: 7533)
    Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
    23/08/2013(Xem: 10039)
    Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
    22/08/2013(Xem: 8538)
    Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
    22/08/2013(Xem: 11461)
    Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
    16/08/2013(Xem: 7512)
    Từ năm 1955-1975, những ai học tại trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang nói riêng ít nhiều gì cũng được ngắm nét chữ tài hoa, bay bướm; bài giảng ngắn gọn, hàm súc và cốt cách phong lưu, nho nhã của thầy Võ Hồng. Chúng tôi thường kháo nhau: “Kim Trọng hào hoa đến thế là cùng.”
    16/08/2013(Xem: 14169)
    Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
    16/08/2013(Xem: 7828)
    Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất.
    facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
    Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
    nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

    May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
    Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
    may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
    the Land of Ultimate Bliss.

    Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
    Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
    Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
    Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
    Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
    Website: http://www.quangduc.com
    http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
    Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
    [email protected]