Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 31

25/12/201113:22(Xem: 11783)
Thư số 31
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 31]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

L. con,

Cách đây gần một năm, khi con đến vấn đạo, Thầy nhớ là đã phân tích những nguyên nhân của phiền não khổ đau và con đường đi đến giải thoát ra khỏi những trói buộc ấy. Một cách tóm tắt, con đường đó là một đời sống sáng suốt, định tĩnh và trong lành. Hôm nay Thầy nhắc lại một số nét chính yếu để con nắm vững nguyên lý đời sống giác ngộ.

Đời sống bao gồm hai phương diện: ngoại cảnh và nội tâm. Có những tác động từ bên ngoài do những định luật khách quan về vật lý, xã hội, thời tiết, thiên nhiên, và cả siêu nhiên nữa. Có những tác động từ bên trong do những định luật khác về sinh lý, tâm lý, nghiệp báo v.v... Hai mặt trong và ngoài tương giao qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Khi sự tương giao này diễn ra trong mê mờ (vô minh) thì sẽ phát sinh vọng động (ái dục, hành) và tạo thành một chuỗi nhân quả liên quan (duyên khởi). Khi sự tương giao này diễn ra trong sáng suốt (tuệ) thì nội tâm được trầm tĩnh (định) và đời sống trở nên trong lành (giới).

Có hai loại người, một là người có nội tâm phụ thuộc vào hoàn cảnh. Họ bị ngoại cảnh thu hút, cuốn trôi, ràng buộc và nhận chìm. Tất nhiên là họ phải gặt lấy những hậu quả bất an. Hai là người có nội tâm không lệ thuộc vào ngoại cảnh. Họ sống tự chủ, tự tại, an nhiên, thanh tịnh và dĩ nhiên hưởng được đời sống thanh thoát.

Sự tác động của ngoại cảnh gọi là duyên, chủ định của nội tâm gọi là nhân. Với người bị ngoại cảnh chi phối thì duyên lôi cuốn nhân. Với người không bị ngoại cảnh chi phối thì nhân thắng được duyên, tuy tùy duyên mà vẫn tự chủ.

Tùy duyên có nghĩa là thuận theo hoàn cảnh. Như vậy phải là một người có nhân vững vàng (nội tâm ổn định, sáng suốt, tự chủ) thì mới có thể tùy duyên, bằng không sẽ bị duyên lôi cuốn, hoặc chạy theo duyên, nghĩa là nhắm mắt đưa chân, vui đâu chúc đó, thiện ác theo người, không phân tà chánh, đó là người phóng dật.

Tùy duyên còn có một nghĩa khác là tùy lúc tùy nơi mà xử sự ứng tiếp, để có thể tùy sở trụ xứ thường an lạc.Khổng giáo cũng dạy “tùy cảm nhi ứng, tùy ngộ nhi an”. Vậy tuy tùy duyên mà vẫn bất biến mới là tùy duyên một cách đúng đắn.

Hoàn cảnh có xấu, có tốt, có thuận, có nghịch, phải luôn luôn sáng suốt, định tĩnh, trong lành thì mới đủ sức bén nhạy đểtùy cảm nhi ứng,tùy ngộ nhi an. Chỉ cần thiếu tỉnh thức (chánh niệm, tỉnh giác) là bị chìm vào biển trùng trùng duyên khởingay.

Nhưng xấu tốt, thuận nghịch không căn cứ ở vừa lòng hay không vừa lòng. Cái gì vừa lòng chưa hẳn đã tốt, cái gì trái ý chưa hẳn đã xấu. Thường người đời xử sự theo tư kiến, tư dục nên họ lấy thước đo vừa lòng và trái ý của họ để làm chuẩn, và như thế thì không thể tránh khỏi sự va chạm với những người chung quanh, vì tư kiến, tư dục của mỗi người mỗi khác.

Cùng một hoàn cảnh mà mỗi người xử sự mỗi khác, đưa đến hậu quả, dĩ nhiên cũng ở mỗi người khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì sự tương giao giữa nội tâm và ngoại cảnh diễn ra trong mê mờ (vô minh, không tỉnh thức) đã phát sinh những vọng động (ái dục) sai khác.

Không thể điều chỉnh sự dị biệt, mâu thuẫn này giữa con người bằng cách thay đổi hoàn cảnh, vì nó chỉ là điều kiện phụ (duyên), mà phải thay đổi nội tâm (nhân).

Điều chỉnh nội tâm không phải là ép buộc nó phải theo một khuôn mẫu nào mà ta đã chủ định. Vì như thế là vẫn còn theo tư kiến, tư dục, và chắc chắn vẫn tạo hố sâu cách biệt với người khác.

Nội tâm sẽ biết cách tự xử thích ứng với hoàn cảnh khi ta để cho nó được tự do thư thái nhất, nghĩa là để cho nó được sáng suốt - định tĩnh - trong lành.

Đừng hiểu tự do tâm linh theo nghĩa buông thả cho nó muốn làm gì thì làm, vì như vậy có nghĩa là tự trói buộc sâu dày vào vô minh, ái dục, đúng vậy không?

Khi con không thích hợp với ngoại cảnh, với những người chung quanh, không có nghĩa là hoàn cảnh nghịch với con (nghịch duyên). Khi con thích hợp với ngoại cảnh, với những người xung quanh, cũng không có nghĩa là hoàn cảnh thuận với con (thuận duyên).

Tác động từ ngoại cảnh được đánh giá thuận hay nghịch theo hai cách:

1. Theo cách nhìn của tư kiến, tư dục, tức như Thầy đã nói, cái gì vừa lòng là thuận, cái gì trái ý là nghịch. Đó là cách nhìn thế tục.

2. Theo cách nhìn của đạothì tác động ngoại giới nào làm tăng trưởng điều bất thiện như dục, ái, tham, sân, hận, oán thù, dao động, xáo trộn, phóng dật, ích kỷ, ngã mạn v.v... Nói chung là tham, sân, si thì đó là nghịch duyên, dù nó có đem lại cho ta cái gọi là hạnh phúc, an lạc trần thế. Với nghịch duyên này ta phải thận trọng, cảnh giác, phòng hộ, giữ gìn đừng để nó lôi cuốn ta vào bất thiện và hậu quả là bất an, đau khổ.

Tác động ngoại giới nào làm tăng trưởng thiện pháp như không tham, không sân, không si, từ, bi, hỷ, xả, vị tha, định tĩnh, hiền thiện, khinh an, thư thái, chánh trực, nhu hòa v.v... thì đó là thuận duyên, dù nó có đem lại thiệt thòi đau khổ về mặt vật chất.

Có những hạnh phúc trần thế chỉ làm cho ta mất đi niềm an lạc thật sự của tâm hồn. Trái lại có những thiệt thòi đối với thế giới bên ngoài lại là niềm hạnh phúc của nội tâm. Vì không thấy chân lý này con người luôn chạy theo sự vừa lòng đối với ngoại cảnh mà họ cho là hạnh phúc. Nhưng như Nikos Kazantzaki nói “mảnh đất bình an chỉ có trong tâm hồn bạn” thì quả đúng là “tâm hồn tịch tịnh là hạnh phúc tối thượng” (Santì paramam sukham).

Như vậy vấn đề không phải ở chỗ làm thế nào để thích hợp với hoàn cảnh, với những người chung quanh, mà vấn đề là nội tâm ta có thật sự tự do, nghĩa là có thật sự sáng suốt, định tĩnh, trong lành hay không mà thôi.

Khi ta không cần cố gắng tìm cách thích ứng với hoàn cảnh, mà chỉ cần một nội tâm ổn định, trong sáng và tỉnh thức, thì lúc đó ta lại thấy dễ dàng thích ứng với hoàn cảnh một cách chính xác và tự nhiên hơn. Nghĩa là tâm ta sẽ biết cách thích ứng tùy theo hoàn cảnh thuận hay nghịch. Tuy thích ứng nhưng không nhất thiết phải thuận theo hoàn cảnh, vì dù thuận hay nghịch thì nội tâm vẫn được tự do.

Nhân (nội tâm) tốt có nghĩa là không bị lệ thuộc vào duyên (hoàn cảnh), độc lập trong mọi điều kiện, vì vậy mà ở trong điều kiện (thuận hay nghịch) nào cũng không mất tự tánh. Nếu thích ứng được hiểu theo nghĩa này thì mới nên thích ứng.

Tóm lại, con muốn thích ứng với hoàn cảnh, với những người chung quanh, thì trước hết con phải:

1. Sáng suốt biết rõ thân tâm mình trong mọi hành vi động tịnh, từng giây từng phút. Nếu quên mình thì phải sớm tự tỉnh thức.

2. Trầm tĩnh và chú tâm vào chính mình đừng để tâm buông lung vọng động theo ngoại cảnh, vẫn giữ sự chú tâm định tĩnh bên trong. Nếu có vọng động thì chú tâm vào chính vọng động đó, sẽ định tĩnh lại ngay.

3. Khi hành động, nói năng, suy nghĩ hay không thì thân khẩu ý đều phải hiền thiện, chánh trực hợp đạo lý. Nếu có tà ý liền tinh tấn chú tâm tỉnh giác thì tâm sẽ tự trở về đường ngay. Nếu con giữ được tâm bình hạnh trựcnhư thế, thì con sẽ thấy dù cho không cần thích ứng, nó vẫn thích ứng dễ dàng và chính xác. Trái lại nếu con chỉ cố gắng thích ứng bên ngoài thì con sẽ bị tha hóa, tự đánh mất mình.

Ngoại cảnh tuy là duyên, là phụ, nhưng với người nội tâm (nhân) không vững, thì nó vẫn có một sức cuốn hút (cả thuận lẫn nghịch) rất mãnh liệt có thể làm xáo trộn, hủ hóa, tha hóa hoặc hỗn loạn nội tâm. Chính vì thế mà nội tâm phải luôn luôn sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Mong con thấy ra điều đó.

Chúc con mạnh khỏe và sống một đời sống nội tâm vững vàng trong thời gian công tác ở hải ngoại.

Thân ái chào con.
Thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 8488)
Thú thật, chuyện đèn lu tỏ của nhà ai đó tôi không rành lắm, chỉ dám nói chuyện đèn nhà mình thôi. Đó là cái đèn bàn ăn, nó có tất cả năm bóng, loại Halogen, hằng ngày rọi sáng cho những bữa ăn gia đình trên chiếc bàn tròn. Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có,
15/08/2014(Xem: 15032)
•Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dười hòa, nhẫn nhục đìều mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc hoàn thành cho người là việc tốt. •Khi tỉnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. •Lúc đi, lúc đứng, lúc nằm, lúc ngồi, lúc ăn, lúc mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn, hoặc niệm nho nhỏ hoặc niệm thầm.
15/08/2014(Xem: 6963)
Chắc là sắp sắp lại được thiền và được có những cảm xúc tuyệt diệu như lần này mà thôi Tôi luôn tự nghĩ mình là người có nhiều duyên lành với Phật pháp. Tôi có một người mẹ chuyên tâm học Phật và mở lối cho tôi đến với con đường tu tập từ khi còn rất nhỏ. Tôi có cơ hội nhiều lần đi chùa lễ Phật, tụng kinh. Tuy nhiên, tôi lại chưa từng có cơ hội được trải nghiệm một khóa tu dù chỉ một ngày và chưa từng có một giây ngồi thiền trước khi đến với Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng.
15/08/2014(Xem: 9878)
Sau thời kinh, ở phương đông trời cũng vừa ửng sáng. Sa di Thiện Thiên như thói quen đi mở hết các cánh cửa sổ của chánh điện cho ánh sáng và gió sớm lùa vào. Chẳng bao lâu toàn chánh điện đã chan hòa ánh sáng báo hiệu một ngày như mọi ngày sinh hoạt của tịnh xá Ngọc Hưng. Chánh điện tịnh xá Ngọc Hưng nền tráng xi-măng, có những đường nứt thật rõ. Gần bục thờ được trải 4 chiếc chiếu nylon để tăng chúng lễ lạy hai thời công phu. Nhìn từ cuối chánh điện, tượng Đức Bổn sư Thích Ca và những đồ thờ bằng kim loại sáng bóng như mới được đánh dầu đồng trong dịp Đản Sinh vừa qua.
14/08/2014(Xem: 12245)
Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) đã từ chức vào năm 2007, và chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do khi chưa làm được một năm, sau thất bại thảm hại của đảng này khi bầu cử Thượng viện. 12 tháng 9 năm 2007 : Nhiệm kỳ của ông lại bị phá hỏng vì hàng loạt cuộc từ chức của các Bộ trưởng Nội các và vụ tiết lộ về việc để mất số liệu lương hưu. Ông từ chức sau một năm tại nhiệm với lý do sức khỏe. Bảy tháng sau, Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) bị bệnh hay quên lãng và đã thử thách mình bằng cách dùng phương pháp trị liệu "Tọa thiền" ngồi thiền tại Chùa Zenshōan (臨済宗國泰寺)một ngôi chùa thuộc Thiền phái Lâm Tế ở huyện Yanaka, Tokyo.
14/08/2014(Xem: 16005)
Vào một buổi sáng lạnh mùa đông năm 2007, tại một ga metro ở Washington DC, một thanh niên với chiếc đàn vĩ cầm, đứng chơi những bài nhạc nổi tiếng của Bach, Schubert, Massenet… trong vòng 45 phút. Trong khoảng thời gian ấy có khoảng chừng 2 ngàn người đi ngang qua, đa số đang trên đường đến sở làm của họ. Dường như không một ai có vẽ chú ý đến sự có mặt của anh. Sau khoảng 3 phút, một người đàn ông đứng tuổi đi qua và nhận thấy có một nhạc sĩ đang đứng đó chơi vĩ cầm. Ông đi chầm chậm, dừng lại chừng vài giây, và rồi lại vội vã đi tiếp cho kịp giờ của mình.
12/08/2014(Xem: 9330)
Chồng là Tiến sĩ, Giám đốc một Bệnh viện đa khoa ở miền đất Tổ trung du, vợ là chủ một ảnh viện áo cưới khá nổi tiếng, họ sinh được 2 người con 1 trai 1 gái đẹp như tranh vẽ, thông minh học giỏi. Cuộc sống sung túc, hạnh phúc là niềm mơ ước của biết bao gia đình ấy sẽ chẳng có gì đặc biệt, nếu như không có một ngày người ta sững sờ khi bắt gặp ở trên ngọn núi thiêng của Tam Đảo cảnh tượng 2 vợ chồng vị Tiến sĩ này đang chắp tay cúi lạy và xưng hô là “con” với chính…2 đứa con nhỏ do mình sinh ra…
12/08/2014(Xem: 6396)
Kính bạch thầy, Mười bảy tháng bảy hôm nay là tròn 2 năm thầy ngừng thở. Hai năm thật rồi ư…. Nhanh quá thầy ơi. Đêm qua con đã ngủ 1 giấc rất sâu, hình như được 2 -3 tiếng. Và con tỉnh dậy lúc gần 4 giờ sáng để ngồi thư giãn ít phút trước khi viết thư này gửi thầy, tâm sự cùng thầy…
08/08/2014(Xem: 6736)
Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai. Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta. Chúng ta có thể tiếp xúc, cảm nhận được hạnh phúc và an lạc ở bất cứ thời gian và không gian nào. Khi chúng ta ý thức rõ về sự sống, chúng ta biết gạn lọc tất cả những cái gì làm cho sự sống của chúng ta bị cáu bẩn, thì sự thanh trong của cuộc sống tự nó sẽ hiện ra.
07/08/2014(Xem: 15129)
Chưa ai thực thụ hay đã “định cư„ Cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà để biết thế nào rồi...hiện hồn về kể cho chúng ta nghe. Thế nhưng bấy lâu, dựa theo kinh sách và óc tưởng tượng của mọi người đều phác họa một cảnh giới cực lạc đầy hoa thơm cỏ lạ, suối róc rách reo, chim muông ca hót, mây lững lờ trôi, gió vi vu thổi, rừng cây sum sê ăn trái, núi bốc hương thơm, sông hồ cá lững lờ lội, và cả châu báu kim cương, mã não, hổ phách…đầy đường đầy nhà muốn lúc nào cũng có…!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]