Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh lắng nghe.

09/04/201313:24(Xem: 10877)
Hạnh lắng nghe.

ducphatthichca

HẠNH LẮNG NGHE

Thích Thái Hòa

Nammô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Cùng tất cả trại sinh ngày Hạnh quý mến,

Trong Lục Độ Tập Kinh, có dạy: “Thà mất nước không thà mất hạnh”. Thà mất nước, là thà mất biên cương, lãnh thổ, chứ không thà mất hạnh. Mất hạnh là mất văn hoá, mất nếp sống đạo đức, mất thuần phong mỹ tục, mất nhân tính, mất đi lý tưởng sống. Mất nước là mất biên cương, mất lãnh thổ, mất chủ quyền quốc gia, mà còn Hạnh, nghĩa là còn nền đạo đức của một dân tộc, còn nền văn hoá của một dân tộc, còn thuần phong mỹ tục của một dân tộc, và còn lý tưởng sống của một dân tộc, thì việc mất chủ quyền về chính trị, mất biên cương, mất lãnh thổ của dân tộc, sớm muộn gì cũng có thể phục hồi lại được, nhưng một dân tộc không mất biên cương, lãnh thổ mà mất Hạnh thì vĩnh viễn mất nước.

Cũng vậy, người phật tử chúng ta, dù mất sinh mạng, nhưng không mất lý tưởng, thì chúng ta vẫn còn là một con người nguyên vẹn trong lý tưởng giác ngộ.

Muốn duy trì hạnh nguyện của người Phật Tử ngành nữ, chúng ta cần phải thực hành hạnh lắng nghe của Bồ Tát Quán Thế Âm. Chúng ta thực hành muôn hạnh cũng không ra ngoài hạnh ấy.

Muốn duy trì hạnh Đại Trí và Đại Bi của Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta phải duy trì hạnh ấy bằng chính thực hành hạnh lắng nghe. Đạt được hạnh lắng nghe là chúng ta có thể thành tựu được các hạnh tinh tấn, bố thí, nhẫn nhục, thiền định, và trí tuệ ngay trong cuộc sống nầy.

Tâm chúng ta luôn luôn xáo động, thân chúng ta luôn luôn manh động, thì làm thế nào để chúng ta có thể ngồi yên để lắng nghe người khác nói.

Hạnh lắng nghe là luôn lắng nghe người khác khen mình và lắng nghe người khác chỉ trích mình, bôi nhọ mình mà mình vẫn giữ được thái độ trầm lặng, mỉm cười và thương xót, đó mới là người thực hiện hạnh lắng nghe, hạnh ấy chỉ người lớn mới có khả năng thực hiện được.

Thực hiện hạnh lắng nghe cũng là thực hiện hạnh bố thí, để làm vơi bớt niềm đau của người, chúng ta lắng nghe người khác nói với tâm tư điềm tỉnh, không sợ hãi đó là chúng ta đã bố thí tâm không sợ hãi cho người.

Người đời có hai cái sợ, một là cái sợ bên trong và hai là cái sợ bên ngoài. Chúng ta lắng nghe người khác khen và chê ta, mà không hề có sự sợ hãi cả bên trong lẫn bên ngoài, như vậy là từ trong hạnh lắng nghe, chúng ta đã thành tựu hạnh vô uý.

Chỉ thực hành hạnh lắng nghe thôi, là chúng ta cũng thực hành được khẩu nghiệp, thân nghiệp và ý nghiệp thanh tịnh vậy. Như vậy, chúng ta đã thành tựu trì giới ba la mật.

Lắng nghe người khác nói hoặc nghe người khác tâm sự nỗi buồn của họ, một cách hoan hỷ, đó là ta đã thành tựu được hạnh nhẫn nhục ba la mật. Nơi nào cũng lắng nghe, lúc nào cũng lắng nghe, lắng nghe tất cả những tiếng kêu đau thương của hết thảy mọi người, mọi loài là chúng ta thành tựu được tinh tấn ba la mật.

Lắng nghe tiếng khen chê mà tâm không bị xao động, bất động trước khen chê, thị phi của cuộc đời là ta thành tựu thiền định ba la mật.

Từ sự lắng nghe dẫn ta đến trí tuệ. Ta lắng nghe để thấy rõ chơn vọng của cuộc đời, thấy rõ tác nhân, tác duyên của mọi vấn đề, thấy rõ nhân quả nghiệp báo của mọi vấn đề, như vậy là ta thành tựu trí tuệ ba la mật.

Bồ Tát Quán Thế Âm nhờ thực hành hạnh lắng nghe mà thành tựu viên mãn Lục độ.

Quý vị là ngành nữ, tay yếu chân mềm có nhiều lo âu và sợ hãi. Sợ hãi dông bão giữa cuộc đời, cũng như dông bão trong lòng mình nổi lên và cần có nơi nương tựa, nên hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm là hạnh mà quý vị có thể nương tựa để thực tập tạo ra chất liệu an ổn trong đời sống hàng ngày.

Nhờ thực tập hạnh lắng nghe, quý vị không những có khả năng cứu đời, mà còn làm nơi nương tựa cho các con và em của mình, và cuộc sống của quý vị trở thành linh hoạt trong mọi tình huống, như Bồ Tát Quán Thế Âm linh hoạt chuyển vận bánh xe chánh pháp để độ đời.

Nơi nào có bất công, kỳ thị, thì nơi đó có Bồ Tát Quán Thế Âm xuất hiện. Bồ Tát Quán Thế Âm đã hoá thân thành Quan Âm Diệu Thiện để chữa lành bệnh cho cha. Bồ Tát Quán Thế Âm đã hoá thân thành Quan Âm Thị Kính bị bà mẹ chồng hiểu lầm, đã nhẫn nhục kiên trì, không nổi tâm thù oán, sân hận. Bồ tát Quán Thế Âm đã hiện Tiêu diện đại sĩ để nhiếp phục loài đầu trâu mặt ngựa, khiến chúng trở về với đạo đức lương thiện.

Do đó, chúng ta thực tập hạnh lắng nghe của Bồ Tát Quán Thế Âm, hy sinh vì hiếu như Quan Âm Diệu Thiện, chấp nhận mọi ngộ nhận để đem lại lợi ích cho xứ sở như Quan Âm Thị Kính, và phải biểu hiện đại hùng lực như Tiêu diện đại sĩ để cứu nước, cứu dân, và nghe bất cứ nơi nào có tiếng gọi bị áp bức, thì bồ tát liền xuất hiện ở đó, dưới nhiều hình thức để lắng nghe và cứu hộ.

Trong thời đại ngày nay của chúng ta, là thời đại quá ư là ngoại giao, ngôn ngữ được sử dụng hết sức điêu luyện và xảo trá, lại thêm nền văn minh tin học, lượng thông tin bùng vỡ, có những người đã lợi dụng văn minh tin học để loan truyền những tin tức không chuẩn xác, chỉ nhắm tới mưu lợi cho cá nhân, phe nhóm hay chủ nghĩa mà không phải vì hạnh phúc và an lạc cho thế giới con người, nên vào thời đại của chúng ta hiện nay, việc thực tập hạnh lắng nghe để khám phá và phát hiện sự thật lại là một pháp môn hết sức cần thiết để cứu mình và cứu đời. Lắng nghe là một phép lạ để khám phá sự thực của mọi tâm hồn, và mọi thông tin từ mọi phía đến với chúng ta.

Trong thời đại hiện nay, chúng ta nói nhiều thì sẽ bị lỗi nhiều, nói ít thì ít lỗi, không nói thì không có gì để lỗi. Chỉ im lặng và thực hiện, là mỗi chúng ta cũng đều trở thành hoá thân của Bồ tát Quán Thế Âm làm cho trần gian cạn vơi đi những hư dối và tủi luỵ.

Cầu nguyện Đức Bồ tát Quán Thế Âm, gia hộ cho tất cả chúng ta thực tập hạnh Lắng Nghe một cách thành công.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2018(Xem: 8309)
Người xưa sáng tác thơ ca là để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trước thời cuộc, “Thi ngôn chí”, Bà Bang Nhãn làm thơ cũng không ngoài mục đích đó. Cuối thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước, bà không khỏi đau buồn trước cảnh non sông gấm vóc của cha ông đã nằm trong tay giặc. Sự xuất hiện những bài thơ “Qua cửa Hàn”, “Vịnh Ngũ Hành Sơn” bộc lộ một tâm sự yêu nước thiết tha mà vô cùng kín đáo của bà đã đưa bà bước lên một vị trí xứng đáng trên văn đàn.
14/12/2018(Xem: 9064)
Câu chuyện xôn xao dư luận những ngày qua là những cái tát ở Quảng Bình và Thủ đô Hà Nội. Xôn xao ở đây không chỉ là những cái tát mà là chính là tại sao cô giáo lại ra lệnh cho các học sinh tát bạn mình, thậm chí chính cô giáo, tấm gương sáng về đạo đức trong bạn và trong tôi lại giơ tay tát học trò. Chuyện gì nên nông nỗi này!
11/12/2018(Xem: 7883)
Bài viết này bàn về khả năng tên gọi 12 con giáp có gốc là tiếng Việt cổ, chú trọng đến chi thứ 12 là Hợi, đặc biệt cho năm Kỷ Hợi sắp đến (5/2/2019). Bài này đánh số là 5B vì là phần tiếp theo của các bài 5, 5A cùng một chủ đề - các bài 5 và 5A đã được viết cách đây nhiều năm. Trong thời gian soạn bài
10/12/2018(Xem: 7190)
Buổi sớm mai ngày cuối tuần. Đang đọc sách và thưởng trà. Tự nhiên nhớ đến thầy Vạn Lợi, một vị tu sỹ đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam trên Sóc Sơn và tại viện Trần Nhân Tông. Nhấc máy gọi cho thầy. Thầy Vạn Lợi nhấc máy hàn huyên. Rồi thầy rủ đi Hưng Yên, về chùa Cổ Am.
10/12/2018(Xem: 5712)
Sáng nay nhận tờ lịch đón năm mới 2019 đầu tiên đến nhà. Vẫn là Báo Giác Ngộ như mọi năm. Ảnh Lịch mang chủ đề "Sen". Thư pháp tiếng Việt bình dị chân phương của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lịch có 7 tờ, lật giở từng tờ, đọc và suy ngẫm, thích nhất là tờ lịch của tháng 9&10, câu "Có Bùn mới có Sen", bởi:
09/12/2018(Xem: 6240)
CẤU TRÚC THÂN TÂM Nguyên bản: The Inner Structure Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
04/12/2018(Xem: 5357)
Từ khi đọc được lời dạy của Sư Ông Thích Nhất Hạnh trong TRÁI TIM CỦA BỤT rằng , có người đến tuổi trung niên rồi 60 hay nhiều hơn nữa mà chưa bao giờ có đủ thì giờ để ngắm nhìn sâu sắc vào một đóa hoa đang nở trong vườn hay ngắm ánh trăng đang tỏa sáng bên song cửa vào đêm rằm ....tôi chợt tư duy nghĩ lại những gì thật sự gọi là giá trị một đời người , thế nào là hạnh phúc một đời người và phải chăng ta chưa biết được mình đang là người hạnh phúc ...
01/12/2018(Xem: 8116)
Nếu trong lúc chúng con tụng chú Lăng Nghiêm mà phát âm không hoàn toàn chính xác thì có sao không? Ngày xưa có một ông lão tu hành rất chân thật, nên lúc nào ông cũng không rãnh rỗi. Ông lão làm gì? Ông lão trì chú, tức là trì “Lục Tự Đại Minh Chú.” Nhưng ông lão tu hành này niệm không đúng. Bởi vì ông đã không hỏi cho rõ ràng cách đọc như thế nào, mà lại tự ý đặt ra. Hoặc là ông có hỏi qua, nhưng vì trí nhớ không mấy gì tốt, cho nên người ta dạy: khi chữ khẩu (口) bên cạnh chữ Án (奄) thì có âm đọc là Án (奄)Vì thế mà ông nghĩ rằng khi chữ khẩu có thêm chữ Ngưu (牛), thì nhất định cũng đọc là Ngưu. Thật ra chữ đó không phải phát âm là Ngưu (牛) mà có âm đọc là Hồng (吽). Thế là ông lão niệm câu chú Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông lão cứ như vậy mà niệm rất thành tâm, rất hứng thú. Với lòng nhiệt tâm và nghị lực trì niệm của ông, thì thật là bao nhiêu sức mạnh của chữ ngưu ( trâu ) đó như phát xuất ra vậy.
29/11/2018(Xem: 7577)
Trong cương vị Thống Đốc tiểu bang Hawaii, bản thân là một Phật tử và là da màu, David Yutaka Ige suy nghĩ thế nào trong thời đại của Tổng Thống Trump, một người Thiên Chúa Giáo không gương mẫu và là một chính khách không tin các nghiên cứu về biến đổi khí hậu? Tạp chí Lion’s Roar đã có bài phỏng vấn Thống Đốc David Yutaka Ige về nhiều phương diện, đặc biệt về suy nghĩ của một Phật tử như Ige. Ông David Ige sinh ngày 15/1/1957, giữ chức Thống Đốc tiểu bang Hawaii từ năm 2014, và tái thắng cử năm 2018. Là một đảng viên Dân Chủ, trước đây từng là Thượng nghị sĩ cấp tiểu bang Hawaii (1996-2014), Dân biểu cấp tiểu bang Hawaii (1985-1995).
27/11/2018(Xem: 8259)
Bài này là phần 3 trong loạt bài viết về hiện tượng đồng hóa âm thanh trong ngôn ngữ với tâm điểm là tiếng Việt. Phần 1 bàn về cách dùng ròng rọc < rọc rọc, phưng phức < phức phức, nơm nớp < nớp nớp, phấp phất/phất phới/phân phất < phất phất và khám bệnh < khán bệnh. Phần 2 bàn về cách dùng Huyền Trang < Huyền Tảng/Tráng, Tịnh Độ < Tịnh Thổ. Phần 3 chú trọng vào cách dùng tẩm liệm so với tấn/ tẫn/tẩn liệm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]