Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế gian như hằng mộng (bài viết của HT Thích Như Điển, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

09/04/201312:47(Xem: 7601)
Thế gian như hằng mộng (bài viết của HT Thích Như Điển, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

hoa sen 3a

Thế gian hằng như mộng

HT. Thích Như Điển

Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh

Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước

 

Trong cuộc sống vốn dĩ mang tính chất vô thường biến đổi nầy, chẳng có gì mang tính chất nhất định cả. Vì vậy chư Phật và chư Tổ Sư đã vì đời mà khuyên nhủ chúng ta rằng: "Không có gì là thực tướng. Tất cả chỉ là mộng huyễn mà thôi"! Thế nhưng ai là người đã liễu ngộ được điều nầy và ai là người "xúc sự vô tâm" trước mọi hoàn cảnh biến dịch của đất trời vạn vật ?

Tsunami đã xảy ra vào cuối tháng 12 năm 2004 vừa qua tại các nước Đông Nam Á Châu, quả đã chứng minh được điều đó. Điều được chứng minh rõ ràng là nhà cửa, sinh mạng, của cải, đất đai, ruộng vườn, công danh, sự nghiệp v.v... tất cả chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ đã trở thành một cái không to tướng vô nghĩa. Người có nhà cao cửa rộng đã trắng tay không còn một tấc đất. Người có địa vị tột đỉnh trong xã hội, sau một cơn thịnh nộ của đất trời cũng trở thành vô nghĩa và lúc ấy chỉ còn một xác chết không hồn, vô chủ, chẳng ai thừa nhận. Một mỹ nữ, một tăng nhơn, một em bé, một cụ già v.v... tất cả cũng chỉ là không. Không tất cả. Chẳng có gì là thực tướng, mặc dầu bình sinh ta vẫn thấy có tướng nam, tướng nữ, tướng giàu, tướng nghèo, tướng cao, tướng thấp, tướng đẹp, tướng xấu v.v... tất cả chỉ là ảo ảnh và bọt nước. Mà đã là giả cảnh, huyễn mộng thì có ai có thể níu kéo lại với cuộc đời nầy. Dẫu cho đó là Thần Thánh, người có quyền ban ơn giáng họa đi chăng nữa thì cái không thể cãi lại vô thường vẫn là một sự thật mà ít ai trong chúng ta có thể chấp nhận một cách dễ dàng được.

Mặc dầu chúng ta già; nhưng nếu có ai đó khen ta trẻ, ta vẫn vui và nếu có ai đó thật tình bảo rằng chúng ta già, thì chúng ta buồn và không chấp nhận. Vậy thì già và trẻ, tốt và xấu, hơn và thua, trắng và đen v.v... nó cũng chỉ là một sự đối đãi của cuộc đời mà vốn thật tướng của nó là không có thật. Do vậy Đức Phật mới dạy cho chúng ta rằng: "Cuộc sống ở thế gian nầy là giả tạo, huyễn mộng".

Cũng bởi chúng ta cho rằng cuộc đời nầy là thật có; nên chúng ta mới khổ đau khi người thân ra đi, khi của cải bị đánh rơi; khi không còn được thương yêu nói lời dịu ngọt nữa. Cũng bởi cho là thật có ông Bác sĩ, bà Kỹ sư, cô Y tá v.v.. nên mới vin vào đó mà chấp ngã và nâng cao cái ngã của mình hơn cái ngã của người khác và rồi còn bao nhiêu cái thuộc về ngã còn đèo bồng theo phía sau nữa. Cũng vì tất cả cái nhìn của ta đều hữu tướng, chứ chưa thật biết vốn cái gì có hình tướng đều bị vô thường chi phối và tất cả cái gì có, đều là hư vọng cả. Như có danh, có tiền, có tình, có của, có sắc đẹp v.v...

Phật dạy trong kinh Kim Cang rằng: Quá khứ là những gì đã qua. Vị lai là những gì chưa đến. Còn hiện tại biến đổi trong từng phút giây sanh diệt. Do vậy mà chúng ta biết được rằng tất cả mọi vật trên thế gian nầy đều bị vô thường chi phối. Chẳng có cái nào đứng yên, không có cái nào tồn tại; nên Phật bảo rằng: Các pháp đều luôn đổi thay. Không có pháp nào đứng yên một chỗ, ngay cả pháp xuất thế gian, chứ đừng nói đến pháp thế gian. Vậy thì cái nhìn của Đức Phật về cuộc đời và sự vật sẽ như thế nào? Ngài nhìn đời như sau:

Thế gian hy sinh diệt

Du như hư không hoa

Trí bất đắc hữu vô

Nhi hưng Đại Bi tâm

Nghĩa là:

Thế gian lìa sanh diệt

Giống như hoa hư không

Trí chẳng có và không (được và mất)

Mà tăng tâm Đại Bi

Nghĩa đen đã giải thích như trên. Còn nghĩa bóng là ý gì? Đó là - dưới cái nhìn của Phật và chư vị Bồ Tát, thế gian nầy chẳng có sanh mà cũng chẳng có diệt. Vì sanh diệt chỉ là một hiện tượng mà thôi. Khi đã gọi là hiện tượng thì chúng không thể có thật tướng, mà chỉ có sự biến đổi. Ví như không khí chỗ nầy trống thì chỗ kia đến choán chỗ. Sự sinh ra và mất đi cũng chỉ là sự thay đổi vị trí chứ không mất mà cũng chẳng còn. Vì tất cả những hiện tượng ấy cũng giống như hoa đốm trên hư không, vốn là điều chẳng thật có. Sở dĩ chúng ta thấy hoa đốm. Vì lẽ mắt ta bị hoa chứ hư không thực tế không có hoa đốm. Đó chỉ là ảo giác của con người. Dưới con mắt trí tuệ của bậc Đại Nhân thì chẳng có sự có mà cũng chẳng có sự không. Vì có không, chỉ là một sự đối đãi trong cuộc đời nầy. Điều quan trọng của chúng ta là phải phát khởi tâm từ bi khi quan sát sự vật thì chính tâm ấy mới giúp ta hiểu rõ được lẽ thật của cuộc đời.

Giáo lý của Đạo Phật lấy cái không để lập luận cho mọi sự hiện hữu trên thế gian nầy; nên tam pháp ấn (vô thường, khổ, vô ngã) hoặc tứ pháp ấn (vô thường, khổ, không, vô ngã) làm căn bản cho mọi nhận thức. Nếu mọi cách nhận định mà đi xa nguyên tắc nầy, tức giáo lý ấy không phải là giáo lý của Đạo Phật. Tại sao giáo lý của Đạo Phật lấy cái không để nhận định về mọi pháp? Vì lẽ thực tướng của các pháp là không và vì để đánh mạnh vào sự hiểu biết ấy và phải thực hành giáo lý ấy cho sâu xa nên kinh Bát Nhã, Trung Quán luận, Kim Cang đều là những bộ kinh quan trọng hướng dẫn chúng ta chứng thực được với thực tướng của cái không ấy; từ đó ta mới có thể hiểu rõ được bộ mặt thật của thế gian nầy là gì.

Giả dụ rằng có người nào đó hỏi tôi rằng: Tại sao Thầy đi xuất gia? Thay vì tôi sẽ trả lời theo sự tò mò của họ, thì tôi sẽ hỏi lại họ rằng: Tại sao anh không xuất gia? Khi anh trả lời rõ được câu hỏi ấy, tức anh sẽ hiểu tại sao tôi xuất gia. Ví dụ câu tự trả lời của anh là: à, à... vì tôi, vì thế nầy, vì thế kia. Vì tôi có gia đình, tôi đang có sự nghiệp, tôi đang có con cái, của cải v.v... Rõ ràng là anh đã bị những cái có ấy chi phối cho nên anh đã không đi tu. Vậy thì người đã đi tu là ít ra đã thoát ra ngoài một phần nào sự chi phối ấy. Vì họ biết nhìn nhận vào mặt thật của cuộc đời, của sự vật. Chứ không phải vì người ta chán đời mà người ta đi tu; hoặc giả vì thất tình, mất công danh sự nghiệp mà đi tu v.v... đi tu như thế thì biết bao giờ mới thoát khỏi được sự sanh tử triền phược của thế gian nầy.

Có người nói tôi đã tỉnh rồi; nhưng sau đó lại say nữa thì sự tỉnh ấy nó chỉ có tính cách đối đãi mà thôi. Một ngày nọ tôi đi thăm người ta triển lãm về cơ thể học của con người. Họ chia thân thể nầy ra từng mảnh nhỏ và khi đến phần buồng phổi thì người ta chia ra loại phổi có hút thuốc lá nó nguy hại và đen đóm như thế nào; còn loại phổi không hút thuốc lá nó đỏ và hồng như thế nào, ai xem cũng hiểu rõ là cái hại và không hại của sự hút thuốc lá; nhưng khi mới rời khỏi căn phòng triển lãm chẳng được bao lâu thì chính những người khi nãy ở bên trong khi xem thấy sự tai hại của việc hút thuốc lá, đã thán lên là hút thuốc nguy hiểm như thế đó! Phổi nám đen như vậy, mà chính bây giờ, ngay lúc nầy khi mới ra khỏi hội trường, họ đã vội bật quẹt đốt thuốc, rít thật mạnh, nhả khói phì phà; làm như là suốt đời họ chưa bao giờ được hút như thế. Quả thật là: Biết thân ta vẫn biết mà tiếc thân ta vẫn tiếc là vậy.

Mọi người trong chúng ta ai cũng biết sự nguy hiểm của thuốc lá và rượu đối với sức khỏe như thế nào; nhưng bỏ được thuốc lá và rượu không phải là điều dễ. Mà vốn dĩ những thứ nầy do ta tự huân tập mà thành, chứ khi sinh ra đâu có đứa bé nào đã biết hút thuốc và uống rượu đâu. Đó là chưa kể những loại tham, sân, si có những cội nguồn đã ăn sâu vào trong vô lượng kiếp về trước nữa, làm sao có thể xả bỏ được.

Cái giả còn chưa biết được thì làm sao biết được cái chơn; mà cái chơn ấy có được là cũng từ cái giả ấy mà ra; chứ cái chơn như thật tánh ấy vốn không phải từ nơi xa lạ đến đây. Cũng ví như khi trái cam còn trên cành, khi còn xanh ta hái lấy để ăn, thí chắc chắn quả cam ấy sẽ chát và chua; nhưng trải qua thời gian năm thắng thì trái cam ấy khi chín sẽ ngọt. Câu hỏi được đặt ra là: Chất ngọt kia từ đâu đến? Có rất nhiều người tra lời rằng: Nhờ đất, phân bón, ánh sáng mặt trời v.v... những câu trả lời như thế không sai; nhưng thực tế là không hoàn toàn đúng. Câu trả lời đúng nhất là: Chất ngọt ấy từ chất chua kia mà thành cũng như phiền não và Niết Bàn an lạc là một chứ không phải là hai và Bồ Đề tức sự giác ngộ không đâu khác hơn là từ phiền não mà biến hóa ra Bồ Đề. Nếu chúng ta biết tu học và giải quyết vấn đề nan giải ấy thì mọi việc sẽ thành tựu. Đôi khi chúng ta chỉ biết chạy trốn vấn đề chứ không đối diện với vấn đề. Còn giải quyết vấn đề là vấn đề khó khăn hơn nữa, cần phải đối diện thẳng với vấn đề và chấp nhận vấn đề thì mới có thể giải quyết vấn đề được. Còn đa phần chúng ta hay chạy trốn vấn đề hơn là đối diện để chấp nhận và giải quyết vấn đề.

Ở đây sự vô thường sanh diệt cũng thế. Chúng ta chỉ nghĩ rằng vấn đề đó của người khác chứ không phải là vấn đề của mình và vì không phải là vấn đề của mình cho nên ta chẳng quan tâm. Nên khi vấn đề đến, ta rất ngỡ ngàng và lo sợ. Mới đây có người đến nhà xác để đưa tiễn một người thân và trông thấy nhiều quan tài quá thì người kia hỏi tôi rằng:

- Thưa Thầy: Tại sao có nhiều người chết quá vậy?

Tôi trả lời:

- Không lẽ sanh ra đời, ai cũng sống mãi không chết sao? Bởi lẽ người ta chỉ vui khi có đứa bé ra đời; chứ đâu có ai lo nghĩ là một ngày nào đó mình cũng phải chết đi. Vì chết là một định luật, đâu có ai thoát khỏi.

Người kia lại tiếp:

- Chắc là Thầy quen với sự chết rồi nên Thầy không sợ ma?

Tôi bảo:

- Ngay cả ma nó cũng chẳng có thật tướng thì lấy gì để mà sợ. Sở dĩ ta sợ ma vì ta tin rằng có con ma như thế, như thế; nhưng đa phần con ma ấy là ma tưởng tượng mà thôi. Cũng giống như ta nằm chiêm bao thấy bao cảnh tiệc tùng mà ta tham dự ở Việt Nam hay ở những nơi khác; nhưng khi mở mắt ra thì chẳng có tiệc gì cả. Vì sao vậy? Đó chỉ là sự huân tập của chủng tử trong nhiều nơi, nhiều lần; nên mới hiện ra như vậy. Còn thực tướng của chơn như rõ ràng là không có sự đối đãi, mất còn, đến đi, hai một v.v...

Rõ ràng là mộng. Tất cả chỉ là mộng, ngay cả thân người nầy cũng chỉ là mộng; nhưng chúng ta vẫn nói nó là thật có; mà đâu có gì là thật, khi mà đất, nước, gió, lửa mỗi thứ tan rã theo mỗi nơi. Khi 4 chất lớn nầy tan rã thì không khí trả về cho không khí, đất đai trả về cho đất đai, nước và lửa cũng lại như thế. Có cái gì là còn và có cái gì là mất đâu. Tất cả chỉ là một sự thay đổi. Ta đến đây cũng chỉ để chấp nhận và hứng chịu những sự khổ đau cũng như hưởng được một chút an lạc hạnh phúc mà ta cho là hiện thực; nhưng trong thực tế của tánh không, thì tất cả chỉ là ảo giác; tất cả chỉ là ảo ảnh của cuộc đời.

Một cuộc sống 30 năm, 60 năm, 80 năm hay nhẫn đến 100 năm đi nữa nó cũng chẳng là bao. Thời gian ấy so với đất trời vạn vật nầy hiện hữu cả mấy trăm triệu năm thì sự hiện hữu của ta giữa cuộc thế nầy nó cũng chỉ là hạt cát trong sa mạc, giọt sương mai dưới ánh nắng mặt trời; chỉ là một giọt nước trong biển cả đại dương. Tất cả đều vô nghĩa. Tất cả là một cái không to tướng. Ta phải quán sát như thế để ta thấy rằng ta không là gì cả. Vì ta không từ đâu đến mà cũng chẳng đi về đâu. Sự đến và sự đi của ta cũng chỉ là một ánh sáng nhỏ như con đom đóm giữa sa mạc hoang vu vậy thôi.

Ta đang sống cũng có nghĩa là ta đi dần đến chỗ chết. Ta đang khổ đau cũng có nghĩa là ta đang chuyển sự khổ đau ấy thành ra an lạc, hạnh phúc. Ta đang si mê cũng có nghĩa là ta đang hướng về bờ giác. Ta đang là chúng sanh cũng có nghĩa là ta sẽ đi đến con đường của chư vị Bồ Tát và chư Phật đã đi. Hãy quên đi niềm tự hào vô cớ, hãy quên đi tự ngã là gì, hãy quênđi tất cả. Chỉ nhớ một điều duy nhất là: Cái gì ở trên đời nầy cũng không có thật tướng; ngay cả lời khen hay tiếng chê, đẹp hay xấu v.v...

Khi người Phật Tử chấp nhận những nguyên tắc ấy thì chúng ta sống rất là bình an trong cuộc sống vốn chẳng an bình nầy; chúng ta sẽ được an lạc khi tâm chúng ta hoàn toàn không có thù hận ngự trị. Sống và chết như thế mới có một giá trị toàn hảo. Còn sống để mà sống, chết để mà chết, thì sự sống chết ấy nó hoàn toàn vô ý vị, chẳng có gì để đáng nói nơi đây và nhất là dưới cái nhìn của Đạo Phật. Đạo Phật đến với con người và giúp con người phải hiểu rõ cái bản lai diện mục của nó là gì và phải đối diện với tử sinh chứ không chạy trốn tử sinh. Nhìn và thực hiện giáo lý của Đạo Phật như thế, là một cái nhìn tích cực,chứ không phải tiêu cực như bao nhiêu người đã hiểu sai lầm về Đạo Phật. Do vậy ta có thể định nghĩa rằng: Đạo Phật không phải là đạo bi quan, cũng không phải là một đạo lạc quan, mà là một đạo thực tế cho cuộc đời nầy. Từ đó ta sống và đi vào đời rất thong thả tự nhiên như những Thiền sư đã thẳng tay vào chợ mà không bị chợ đời đàm tiếu thị phi, mà dẫu cho người đời có nhìn những vị ấy là gì gì đi nữa thì tất cả cũng chẳng là gì so với cái có và cái không trong cuộc đời nầy.

Thế gian hằng như mộng là thế. Chẳng có gì là thật tướng cả. Vì vậy chúng ta nếu chấp nhận những thực tế thì tánh chân như sẽ hiện về. Còn nếu chúng ta buông lung chạy nhảy, cố chạy trốn sự thật của cuộc đời thì suốt cả hành trình sanh tử ấy chẳng có ý nghĩa gì so với cái có và cái không to tướng kia. Dẫu cho là một bậc quân vương hay một bậc mẫu nghi trong thiên hạ đi nữa mà không ý thức được việc nầy thì khi chết đi cũng chẳng mang theo được cái gì ngoài cái nghiệp mà thôi. Phải ý thức như vua Trần Thái Tông rằng: "Trẫm xem ngai vàng như đôi dép bỏ" thì mới hiểu được thế nào là đạo và thế nào là giả tướng của cuộc đời. Nếu không, ai trong chúng ta cũng lao mình vào khổ đau và chốn bùn lầy nước đọng, mà chẳng biết mình đang bị hại bởi chính mình.

Viết bài nầy để tự đánh thức lấy mình và mong cho mọi người con Phật hiểu rõ được giả tướng của cuộc đời để tự tu tự độ và sớm vào chỗ an lạc giải thoát chơn như tuyệt đối, thì đó mới chính là chỗ nương nhờ của chúng ta đối với cái không thênh thang của Đạo Phật.

Viết xong vào một ngày vào hạ tại thư phòng

chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc.

---o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/08/2011(Xem: 7236)
Không ít những người lãnh đạo các quốc gia, những doanh nhân, nhân sỹ trí thức có tầm ảnh hưởng lớn đã và đang thực hành giáo pháp của Đức Phật. Họ là những người tiên phong, dám vượt qua rào cản định kiến của xã hội, của những học thuyết giáo điều cổ hủ, để chọn và đi theo lý tưởng cao đẹp của chính mình.
18/08/2011(Xem: 6598)
Con người giống như hoa sen. Đó không phải là một sự ví von của một nhà văn, một triết gia, một nhà khoa học lỗi lạc cách đây năm, bảy thế kỷ. Đó là ý nghĩ củachính Đức Phật vào buổi bình minh của nhân loại, trước khi Đức Phật quyết định nói pháp, để từ đó mà có Phật giáo. “Sau khi Đại Phạm Thiên lần thứ 3 cầu thỉnh Đức Phật thuyết pháp, với lòng từ bi, ngài nhìn chúng sanh thế gian bằng đôi mắt của một vị Phật. Ngài thấy hạng ít nhiễm ô và hạng nhiều nhiễm ô, có hạng thông sáng có hạng tối tăm, có hạng tánh tốt có hạng tánh xấu, có hạng dễ dạy có hạng khó dạy, có số ít người thấy sự nguy hiểm của những hành động sai lầm và của tái sanh. “Cũng như trong đầm sen, sen xanh, sen hồng, sen trắng.Có một số sen mọc lên trong nước, sống trong nước, không vượt lên khỏi mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn tới mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm ướt.Cũng vậy, Thế Tôn nhìn quanh thế giới với Ph
18/08/2011(Xem: 12039)
Những người quan tâm yêu cầu tôi nói về những đề tài nào đấy và về phương pháp tuyệt vời nhất để đối phó với những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng để giải thích những vấn đề này trong một cách mà những người bình thường có thể thấy việc sử dụng khả năng của chính họ nhằm để đối diện với những hoàn cảnh bất toại, chẳng hạn như sự chết và cũng như những chướng ngại tinh thần chẳng hạn như sân hận và thù oán...Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.
16/08/2011(Xem: 8896)
Bắt đầu từ hôm qua (13.08.11)mười ngàn người đã đến tham dự chương trình giảng huấncủa Đức Đạt-Lai Lạt-ma tại rạp Zénith của thành phố Toulouse (miền nam nước Pháp). Vị lãnh đạo hàng đầu của Phật giáo sẽ còn lưu lại đếnngày mai để nói chuyện về đề tài Nghệ thuậtmưu cầu Hạnh phúc.
15/08/2011(Xem: 6920)
Trước khi ta thọ nhận một giáo pháp, điều quan trọng là việc cúng dường một mạn đà la để thỉnh cầu giáo huấn từ đạo sư. Khi chúng ta thực hiện điều này, điều thiết yếu là ta hiểu được tầm quan trọng của những câu kệ mà ta tụng niệm cùng với sự cúng dường. Với cúng dường dâng lên các cõi Phật Nền tảng này, tẩm đầy nước thơm, rải rắc nhiều bông hoa Trang nghiêm với núi Tu Di, bốn lục địa, mặt trời và mặt trăng, Nguyện tất cả chúng sanh lang thang trong luân hồi đều được đưa về tịnh độ, Om idam guru ratna mandala-kam-nir-yatayami. Con kính dâng mạn đà la này đến chư đạo sư tôn quý.
12/08/2011(Xem: 10057)
Tại sao tôi cảm thấy cô đơn và bất hạnh? Tại sao tôi sợ hãi và bất an? Theo giáo lý nhà Phật, có thể vì tôi đã thiếu ý thức và không chịu chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày. Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúc và mãn nguyện.
10/08/2011(Xem: 7299)
Tháng bảy năm nay trời Tây nguyên như quay về lối cũ, mưa nhiều, nắng ít, mâygiăng, gió đùa, từng giọt lạnh, lạnh đến buồn, đúng như những gì gọi làtiết trung nguyên. Tôi ở xứ Tây nguyên trong suốt khoảng trời thơ dại, bao kỷ niệm vui buồn của tháng ngày mưa nắng, vốn đã vắng lạnh rồi, nay bỗng chợt về vào những lúc chiều mưa, tháng bảy Vu Lan, tháng thương yêu, tháng nhớ nhất, tháng mà hầu hết mọi người đang dành hết tâm tình của mình để gửi mẹ thân yêu.
08/08/2011(Xem: 8320)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
07/08/2011(Xem: 16241)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
03/08/2011(Xem: 12199)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]