Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Sự dị biệt giữa quan điểm nghiệp của Kỳ Na giáo và Phật giáo

10/04/201111:20(Xem: 12150)
4. Sự dị biệt giữa quan điểm nghiệp của Kỳ Na giáo và Phật giáo

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Thích Hạnh Bình

Phần 2

QUAN ÐIỂM NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

III.QUAN ÐIỂM NGHIỆP TRONG A HÀM HAY NIKÀYA

4. Sự dị biệt giữa quan điểm nghiệp của Kỳ Na giáo và Phật giáo

Trước khi đạo Phật xuất hiện, truyền thống tôn giáo ở Ấn Ðộ đã có quan điểm về nghiệp,cụ thể là Kỳ na giáo. Thế thì quan điểm nghiệpcủa Phật giáo và Kỳ na giáo khác nhau như thế nào? Ðây là điểm mà chúng ta cần tìm hiểu, để tránh khỏi sự hiểu lầm giữa hai tôn giáo khác nhau. Kỳ na giáo là một trong sáu phái triết học Ấn Ðộ (Lục sư ngoại đạo), trong kinh đức Phật thường gọi phái này là phái Ni kiền tử (Nigantha-nata-putta), về sau phát triển thành Kỳ na giáo, là một tôn giáo rất thịnh hành trong thời đức Phật còn tại thế. Kỳ na giáo cho rằng, lý do con người không được giải thoát vì sự trói buộc của nghiệp, con người muốn được giải thoát giác ngộ, cần phải diệt trừ nghiệpbằng cách tu tập khổ hạnh. Trên thực tế, tư tưởng này vốn là sự kế thừa tư tưởng về nghiệpcủa Bà-la-môn. Ni kiền tử xuất thân thuộc giai cấp Sát đế lợi, mẹ là một vị công chúa, em họ là vương phi, do vậy học thuyết của phái này mang ý nghĩa duy trì quyền lợi của giai cấp thống trị[82]. Quan điểm của Kỳ na giáo và Phật giáo là hai quan điểm không giống nhau, nếu không muốn nói là hai quan điểm mang tính xung đột lẫn nhau. Trước hết chúng ta tìm hiểu quan điểm nghiệpcủa phái Kỳ na giáo.

Trong kinh Trung Bộ(Majjhima Nikàya), Tiểu kinh Khổ Uẩn(Cula dukkha kkhandha suttam)[83] phái Ni kiền tử đã trình bày quan điểm của mình như sau:

“Nếu xưa kia ngươi có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh khốc liệt này... Như vậy, chính nhờ sự thiêu đốt, sự chấm dứt các nghiệp trong quá khứ, sự không làm các nghiệp mới, do vậy không có sự tiếp tục trong tương lai...”.

Ðây là quan điểm tu tập của phái Kỳ na giáo. Họ cho rằng, sự tu tập khổ hạnh là phương pháp để tiêu diệt những ác nghiệp mà con người đã tạo ra trong quá khứ. Chính nhờ tu tập khổ hạnh, con người mới có thể thiêu đốt các nghiệp ác, là điều kiện cơ bản để con người đạt được hạnh phúc, vươn tới cảnh giới giải thoát giác ngộ. Họ cho rằng, hạnh phúc không thể đạt được hạnh phúc, chỉ có khổ đau mới đạt được hạnh phúc, như họ nói:

“Hạnh phúc không thể thành tựu nhờ hạnh phúc, hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc thời vua Magadha Seniya Bimbisara (Tần Bà Ta La) có thể đạt được hạnh phúc, và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama”[84] .

Qua hai đoạn kinh trên, chúng ta thấy, phương pháp tu tập của phái Kỳ na giáo là tu tập khổ hạnh, lý do mà họ đưa ra quan điểm này, vì chỉ có tu tập khổ hạnh mới có thể làm tiêu mòn những nghiệp ác trong quá khứ, là điều kiện duy nhất để đạt được giải thoát giác ngộ, đó là lý do tại sao họ đưa ra lập luận: Hạnh phúc không thể thành tựu nhờ hạnh phúc, hạnh phúc chỉ có thể thành tựu nhờ đau khổ. Vì nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc thời vua Magadha Seniya Bimbisara (Tần Bà Ta La) có thể đạt được hạnh phúc.

Ðức Phật không chủ trương hạnh phúc đạt được nhờ tu tập khổ hạnh, hay hạnh phúc nhờ hạnh phúc, là sự hưởng thọ những vật dục ở thế gian. Ðức Phật cho rằng, con người chỉ có thể đạt được hạnh phúc và giải thoát, khi người đó thành tựu giới, thành tựu thiền định và thành tựu trí tuệ. Giới là điều kiện cơ bản để hành giả có thể chế ngự những tham muốn thấp hèn ở thế gian; Thiền định là phương pháp huấn luyện nhiếp phục tâm buông lung của con người, vì tâm buông lung không định tĩnh là điều kiện phát sinh phiền não; Trí tuệ là kết quả của sự thành tựu giới và thiền định, là khả năng phân biệt giữa pháp bất thiện và thiện. Pháp bất thiện là pháp tạo ra sự đau khổ cho con người, làm chướng ngại con đường giải thoát, pháp thiện là pháp giúp cho con người thành đạt giải thoát, nhờ vai trò trí tuệ, hành giả không thực hành pháp bất thiện, thực hành pháp thiện, nhờ vậy người ấy được giải thoát giác ngộ. Xuất phát từ quan niệm như vậy, cho nên đức Phật không chấp nhận phương pháp tu tập khổ hạnh, nhưng ngài cũng không chấp nhận đời sống hưởng thọ dục vọng, vì khổ hạnh và hưởng thụ dục vọng chỉ mang lại khổ đau, không giúp ích gì cho việc thực hiện con đường giải thoát.[85] Ðây là quan điểm khác nhau về phương pháp tu tập giữa đức Phật và phái Kỳ na giáo, nhưng lý do nào dẫn đến phương pháp tu tập khác?

Ðể trả lời câu hỏi này, chúng ta căn cứ “Kinh Ưu Bà Ly”[86] tường thuật câu chuyện giữa đức Phật và những người của phái Kỳ na giáo, trình bày quan điểm sự khác nhau về nghiệpnhư sau:

- Thế Tôn hỏi: Theo chủ trương của phái Ni kiền tử, có bao nhiêu sự trừng phạt (nghiệp) để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp?

- Ni kiền tử đáp: Thưa Cù Ðàm, theo Tôn sư của tôi giảng dạy, có ba sự trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp. Ðó là sự trừng phạt bằng thân, bằng miệng và bằng ý.

- Thế Tôn hỏi tiếp: Có sự khác biệt gì giữa thân phạt, khẩu phạt và ý phạt?

- Ni kiền tử đáp: Thưa Cù Ðàm, theo chúng tôi ba phạt này không giống nhau.

- Thế Tôn hỏi tiếp: Trong ba phạt này, phạt nào được xem là quan trọng?

- Ni kiền tử đáp: Thưa Cù Ðàm, theo Tôn sư của chúng tôi cho rằng, thân phạt được xem là quan trọng, ý phạt được xem là nhẹ nhất.

Sau khi trình bày xong về quan điểm của mình, phái Ni kiền tử hỏi đức Phật.

- Sa-môn Cù Ðàm chủ trương có bao nhiêu trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp?

- Này Ni kiền tử, ta không giảng về “phạt” để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp. Ta chỉ giảng về “nghiệp” để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp.

- Ni kiền tử hỏi: Theo Sa-môn Cù Ðàm chủ trương có bao nhiêu nghiệp?

- Thế Tôn đáp: Ta chủ trương có ba nghiệp để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp. Ðó là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

- Ni kiền tử hỏi: Có sự khác biệt gì giữa ba nghiệp này?

- Thế Tôn đáp: Ba nghiệp này khác nhau.

- Ni kiền tử hỏi: Theo Sa-môn Cù Ðàm, trong ba nghiệp này, nghiệp nào được xem là quan trọng?

- Thế Tôn đáp: Trong ba nghiệp này, ý nghiệp được xem là nghiệp quan trọng nhất.

Cuộc đối thoại vừa dẫn trên giữa phái Ni kiền tử và đức Phật, là cuộc đối thoại nói lên quan điểm khác biệt về nghiệp.Ở đây, chúng ta thấy, phái Ni kiền tử diễn tả về hành vi tạo tác ác hạnh, phái này không dùng chữ “nghiệp” mà dùng chữ “trừng phạt”, vì chủ trương của Kỳ na giáo lấy việc tu tập khổ hạnh để tiêu diệt những ác hạnh về thân, khẩu và ý, lý do dùng từ này có lẽ là muốn nhấn mạnh về việc tu khổ hạnh. Ngược lại cũng mô tả về hành vi tạo ác hạnh này, đức Phật không dùng chữ “trừng phạt” mà dùng từ“nghiệp”. Thật ra, hai khái niệm này, tuy khác nhau về cách dùng từ, nhưng cùng giống nhau về ý nghĩa.

Một điểm quan trọng mà chúng ta cần lưu ý ở đây là: Phái Kỳ na giáo cho rằng, trong ba nghiệp, thân nghiệp là nghiệp quan trọng nhất, nhưng đức Phật lại cho rằng, trong ba nghiệp, ý nghiệp là nghiệp quan trọng. Kỳ na giáo chủ trương thân nghiệp là nghiệp quan trọng, cho nên phái này lấy việc tu tập khổ hạnh làm phương pháp tu tập để làm tiêu mòn những ác nghiệp trong quá khứ, là điều kiện để được giải thoát giác ngộ. Ngược lại, đức Phật lại chủ trương trong ba nghiệp, ý nghiệp là nghiệp quan trọng, vì ngài cho rằng, ý nghiệp là chủ nhân của tất cả hành động, một hành động không có ý thức không thể thành nghiệp. Nói một cách khác, tất cả những hành vi sai lầm trong cuộc sống của chúng ta đều do ý thức chỉ đạo, do vậy, con người muốn sửa sai những hành động của mình, trước tiên phải thay đổi nhận thức sai lầm từ bên trong. Sự sửa đổi sai lầm của nhận thức là điều kiện cơ bản để chúng ta thành tựu con đường giác ngộ. Như vậy, sự hành hạ về thể xác, không thay đổi nhận thức sai lầm là sự hành hạ vô ích, không giúp được gì cho sự giác ngộ và giải thoát khổ đau. Ðây là quan điểm khác nhau về nghiệpgiữa Phật giáo và Kỳ na giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2014(Xem: 14543)
Hoài bảo một "CÁI MỘNG" trên 25 năm mới hoàn toàn thực hiện Trong lúc du học ở Xuân Kinh(1938), đến mùa hè năm 1941, tôi được dịp may dự thính lớp Giáo Lý của Đoàn Thanh Niên Dục Đức, trong một tháng (mỗi đêm giảng 2 giờ) , do Bác sĩ Lê Đình Thám đảm trách (lớp này hiện nay còn Thượng Toạ Thích Minh Châu và Đạo hữu Võ Đình Cường v.v...) Tôi thích thú quá! Vì thấy bác sĩ đem phương pháp giảng giải của Tây phương mà giải thích, trình bày một triết lý cao siêu của Đông phương. Sự phối hợp cả Âu và Á làm cho người nghe rất thích thú vì hiểu được rằng triết lý cao siêu của Đông phương qua phương pháp trình bày rõ ràng rành mạch của Tây phương. Từ đó tôi hoài bảo một cái mộng: "làm sao, sau này mình sẽ đóng một cây thang giáo lý" (tức là bộ "Phật Học Phổ Thông", ngày hôm nay).
09/06/2014(Xem: 19587)
Một lòng giữ niệm Di Đà, Hồng danh sáu chữ thật là rất cao, Năng trừ tám vạn trần lao, Người đời nên sớm hồi đầu mới hay. Khuyên ai xin chớ mê say, Tịnh tâm niệm Phật việc gì cũng an, Niệm Phật tội nghiệp tiêu tan, Muôn tai ngàn họa khỏi mang vào mình.
08/06/2014(Xem: 6939)
Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.
08/06/2014(Xem: 20309)
Chữ Đạo, là tiếng Trung Hoa,dịch ra Việt ngữ là con đường.Con đường được có hai loại : Có hình tướng,không hình tướng. Có hình tướng (hữu vi tướng),là đường trên mặt đất như những con đường mòn trên núi, trong làng,đường quốc lộ từ tỉnh này qua tỉnh khác,gọi là đường cái quang. Đường để cho người đi,xe chạy trên đó và đường sắt( xe lửa ).Cũng có đường dưới mặt đất,gọi là địa đạo.Địa đạo có hai loại : đường xe lửa ngầm (Subway) và đường hầm.Những con đường sau đây ,cũng thuộc về hữu tướng;như:đường công danh, đường đời, đường khổ, đường sanh mạng, đường song song, đường chân trời, đường hàng không, đường cùng, đường xích đạo,v.v…Những con đường có tướng cũng có hai: Bằng phẳng và khúc khuỷu, ổ gà, ghồ ghề.
06/06/2014(Xem: 14402)
Đây là quyển sách do chúng tôi biên soạn, gồm những bài viết rời rạc. Mỗi bài, có mỗi đề tài khác nhau. Mục đích là nhằm giúp cho quý liên hữu ở đạo tràng Quang Minh tu học. Những bài viết gồm có: 1. Vài nét về quá trình sinh hoạt Cực Lạc Liên Hữu Liên Xã Quang Minh Đạo Tràng. 2. Một đạo tràng lý tưởng. 3. Đối chiếu sự dị đồng giữa Ta bà và Cực lạc. 4. Cẩm nang tu tập (đặc biệt dành cho khóa tu ). Những tài liệu nầy trong thời gian qua, chúng tôi đã lần lượt đem ra trình bày hướng dẫn cho đạo tràng tu học. Với thâm ý của chúng tôi, là muốn cho mỗi liên hữu hiểu rõ thêm về đường lối tu tập, cũng như những lễ nghi hành trì cho đúng phương pháp mà Phật Tổ đã chỉ dạy.
06/06/2014(Xem: 26289)
Thơ và Tạp Bút là tập sách mà chúng tôi kết hợp chia làm hai phần: Phần đầu là những bài thơ mà chúng tôi đã sáng tác sau khi tập thơ Hướng Dương ra đời. Phần hai là những bài viết rời rạc qua những chủ đề khác nhau. Chúng tôi kết hợp lại tất cả những bài viết đó để in chung trong tập sách. Chúng tôi đặt danh đề chung cho quyển sách là “Một Cõi Đi Về”. Vì chúng tôi thiết nghĩ, cõi đời có muôn vạn nẻo nhưng lối về nguồn chơn thì chỉ có một. Giống như trăm sông, ngàn suối tuôn chảy mỗi hướng có khác nhau, nhưng tất cả cũng đều chảy chung về biển cả. Nói cách khác, đứng về mặt hiện tượng sự tướng thì vạn pháp có ra muôn ngàn sai khác, nhưng bản thể thì chỉ có một. Đó là ý nghĩa của câu nói: “Vạn vật đồng nhứt thể hay vạn pháp quy nhứt”.
04/06/2014(Xem: 8565)
Hàm Nguyệt Sơn (Hamwolsan), Cốt Quật Tự (骨 窟 寺-Golgulsa Temple), tọa lạc tại số 304, ấp An Đông (An-dong-ri), Thị trấn Dương Bắc (Yangbuk-myeon), Thành phố Khánh Châu (Gyeonguju-si), tỉnh Khánh Thượng Bắc đạo (Gyeongsangbuk-do) thuộc khu đồi Khánh Bắc (Gyeongbuk), cách nội địa biển Đông ba dặm.
04/06/2014(Xem: 10058)
Các bạn chắc đã đọc rất nhiều lời khuyên của các vĩ nhân, có thể thấy chán. Nhưng tôi vẫn muốn viết về một người, là ông Einstein. Ông Einstein là một trường hợp rất đặc biệt.
02/06/2014(Xem: 11886)
Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
02/06/2014(Xem: 10048)
Mùa xuân năm nay, tại Đạo tràng Mai Thôn đã diễn ra Đại giới đàn Cam Lộ Vị, bắt đầu từ ngày 23.05 đến ngày 28.5.2014. Lễ rước giới bổn được tổ chức thật long trọng tại chùa Pháp Vân, xóm Thượng. Dường như đất trời cũng hòa chung niềm vui của tứ chúng Làng Mai trong ngày khai mạc Đại giới đàn. Ngay khi giới bổn được rước vào thiền đường Nước Tĩnh thì trời bổng nhiên đổ mưa. Những giọt nước cam lộ rơi xuống làm cho đất trời và lòng người đều mát mẻ, thanh lương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]