Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khoảnh khắc tĩnh lặng mỗi ngày

01/03/201104:52(Xem: 6879)
Khoảnh khắc tĩnh lặng mỗi ngày

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG 1: GIẢN DỊ TRONG CÕI LÒNG

Khoảnh khắc tĩnh lặng mỗi ngày

Giữa cuộc sống hối hả hôm nay, tại sao nhiều người không thể có sự bình an trong tâm hồn? Bởi vì, có khi nào họ tạo cho bản thân một khoảnh khắc tĩnh lặng để tâm hồn mình lắng đọng đâu! Trong khi đó, phần lớn hạnh phúc đích thực lại đến từ đời sống nội tâm của mỗi chúng ta.
Tất cả chúng ta đều không tránh khỏi những áp lực của cuộc sống. Con người ai cũng có nhu cầu được giải tỏa khỏi những căng thẳng của cuộc sống hằng ngày. Sau những ồn ào, náo động của ngày thường, bạn cần một khoảng thời gian nhất định để tĩnh lặng riêng mình, để nuôi dưỡng tâm hồn. Khoảng thời gian này giúp bạn khẳng định một lẽ sống giản dị cho bản thân – giữa bao phiền toái của cuộc đời.
Trong màn đêm, vạn vật đều chìm trong tĩnh lặng. Thế thì tại sao con người lại vẫn tiếp tục tìm vui trong những trò giải trí ồn ào, náo động? Đó có phải là một thái độ sống phù hợp với quy luật của tự nhiên không? Những trò giải trí ồn ào, náo động không đem lại cho con người cảm giác hạnh phúc thực sự. Cái còn lại sau những giờ phút lao mình vào những trò tiêu khiển thiếu lành mạnh chỉ là cảm giác mệt mỏi và trống rỗng.
Trong cuộc sống, có nhiều điều sâu sắc mà bạn chỉ có thể cảm nhận được khi bạn ở trong một không gian yên tĩnh. Cho nên, tại nơi ở của mình, nếu có điều kiện, bạn có thể tạo cho mình một không gian riêng – nơi bạn có thể dễ dàng tĩnh tâm suy nghĩ. Khoảng thời gian này là lúc bạn được tạm xa những tiếng ồn ào của xe cộ, máy móc và các phương tiện kỹ thuật của cuộc sống hiện đại, để hòa mình vào đêm một cách yên bình. Lòng bạn có dịp tĩnh lặng lại. Một cảm giác nhẹ nhàng, trong lành len nhẹ trong tâm hồn. Chính trong tĩnh lặng là lúc chúng ta “nghe” được tiếng nói của mình nhiều nhất.
Một khi lòng ta đã tĩnh lại rồi thì mọi chuyện dễ dàng trở nên sáng rõ hơn. Bạn hiểu rõ mình hơn và hiểu về cuộc sống này nhiều hơn. Từ đó, chúng ta càng thêm trân trọng, yêu thương cuộc sống, không hề sống uổng phí bất cứ ngày nào!
Mọi chuyện xảy ra mỗi ngày, dù thuận hay trái ý ta, không quan trọng bằng việc ta học hỏi được điều gì từ những chuyện đó. Có những suy nghĩ tưởng chừng như rất bình thường thôi, nhưng chúng lại có tác dụng tiếp thêm sức mạnh cho bạn trong cuộc sống. Bạn sẽ không còn phải mất phương hướng, hoang mang hay dao động điều gì nữa!
°
Tóm lại, cố gắng rút ra được một điều gì đó từ mỗi ngày sống của mình giúp chúng ta sống sâu sắc hơn, cõi lòng trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn! Rồi sau đó, bạn có thể nhẹ nhàng đi vào một giấc ngủ ngon, không còn bị những nỗi bực dọc, những dằn vặt... quấy rối giấc ngủ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2011(Xem: 12868)
Những nguyên tắc sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma
19/01/2011(Xem: 7466)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
19/01/2011(Xem: 9683)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
18/01/2011(Xem: 8038)
Một vị Bồ-tát đã viên mãn trong các hạnh nguyện, thì họ đủ khả năng tùy chuyển khắp các quốc độ, và tùy duyên ứng hiện trong các hành vi. Những nơi chốn của các vị Bồ-tát dù ở góc cạnh nào, cũng đều là tịnh độ, vì các Ngài không còn vướng kẹt trong tịnh - uế. Có chăng, chỉ là tâm thức của chúng sanh phân biệt, từ đó, đôi khi hiểu rằng trú xứ của các vị Đại Bồ-tát đang nằm ở đâu đó trên không trung, vượt cao và xa hơn cảnh giới Ta-bà mà chúng sanh đang sống. Thật sự, các Ngài đang ở ngay trong lòng cuộc sống của chúng sanh, ở trong từng mỗi niệm khởi, do vậy bất cứ nơi đâu còn có sự khổ đau và bất an, uy hiếp và thao túng, thì nguyện hạnh của các Ngài chính là vận tốc để hiện hữu phân hành - kiến tạo bình an.
17/01/2011(Xem: 11249)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
17/01/2011(Xem: 16834)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
16/01/2011(Xem: 13920)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
16/01/2011(Xem: 6602)
Ra đồng cuốc đất, giở cuốc lên cuốc xuống, làm mệt đứng chống cuốc thở, ngó trời ngó mây chơi. Còn mình ngồi đó, một giờ hai giờ có dám nghỉ đâu. Lúc nào cũng phải dòm chừng, hết chú này tới chú khác trồi lên liên miên. Một hai giờ đồng hồ không nghỉ chút nào hết.
15/01/2011(Xem: 5900)
Còn mấy hôm nữa là 30 tết; Mọi người tất bật, nhà nhà chộn rộn, quét dọn, sắm sửa. Từ Thành phố đến thôn quê, xe cộ nhộn nhịp như mắc cửi. Anh chị em nhà nó, mỗi đứa một nơi, nét mặt vẫn hồn nhiên vô tư cứ như lúc còn ở chung nhà với bố mẹ.
14/01/2011(Xem: 13538)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]