Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nhận vẻ đẹp và ý nghĩa cuộc sống

27/02/201117:42(Xem: 7827)
Cảm nhận vẻ đẹp và ý nghĩa cuộc sống
 
CHÌA KHÓA SỐNG LẠC QUAN
Lại Thế Luyện

Chương 3: Chìa khóa sống lạc quan

Cảm nhận vẻ đẹp và ý nghĩa cuộc sống

Cuộc sống quanh ta có muôn vàn vẻ đẹp. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng luôn tìm cách cảm nhận vẻ đẹp và ý nghĩa của cuộc sống. Đây là một nhân sinh quan tích cực nhất để chúng ta có thể sống lạc quan.

Sống mà không cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống thì không thể gọi là sống, mà chỉ là "tồn tại". Và một khi đã không cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống, thì con người ta rất khó mà lạc quan trong cuộc sống.

Với những người có thái độ sống bi quan, cuộc sống lúc nào cũng như đeo một gánh nặng khổng lồ. Họ quên mất những thơ mộng, nhẹ nhàng của đời sống. Họ không bao giờ có những phút giây thảnh thơi ngắm nhìn những bông hoa rung rinh trong gió, hay những buổi chiều đi dạo bên bờ biển dạt dào sóng vỗ. Chính vì lòng họ đang buồn mà mọi cảnh vật xung quanh cũng buồn theo. Những người bi quan thường chỉ nhìn thấy những gì là xấu xa, những bề trái của cuộc đời. Trái lại, những người lạc quan luôn biết nhìn cuộc sống với cái nhìn đầy đủ hơn, thấu đáo hơn, sâu sắc hơn.

Ở đời, có vui thì phải có khổ. Có lúc thuận lợi, có lúc khó khăn. Có hạnh phúc bất tận, lại có cả những buồn đau chất ngất. Đừng chỉ muốn hái trái ngọt mà quên rằng đời còn có cả trái đắng, trái chát nữa. Cuộc sống không chỉ là đón nhận những niềm vui mà còn là sẵn sàng đón nhận cả những mặt trái của cuộc sống. Nếu không có những mặt trái của cuộc sống, chúng ta không thể khám phá ý nghĩa sâu xa của cuộc đời mình. Bất cứ việc gì xảy ra hằng ngày cũng giúp bạn cảm nhận ý nghĩa cuộc sống, miễn là bạn phải chịu khó để tâm suy nghĩ một chút. Không phải chỉ có những chuyện vui mới là những chuyện có ý nghĩa, mà nhiều khi, chính trong chuyện buồn mà chúng ta lại rút ra những ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống nhiều hơn!

Cuộc sống không phải lúc nào cũng căng thẳng vì công việc, vì những mối quan hệ, vì những nỗi lo âu rủi ro, bất trắc. Thỉnh thoảng, cũng phải biết thưởng thức cuộc sống: đi dã ngoại, du lịch, tham quan các danh lam thắng cảnh... Con người khi gần gũi với thiên nhiên, tâm hồn sẽ rộng mở, dễ trở nên thanh thản, vui vẻ.

Thêm một cách nữa để bạn cảm nhận ý nghĩa cuộc sống, đó là: hãy biết lưu giữ những kỷ niệm đẹp. Kỷ niệm là một phần của cuộc sống. Mỗi người đều nên có cho riêng mình một kho tàng kỷ niệm để nâng niu, gìn giữ. Cuộc sống có thể có cả những kỷ niệm đẹp lẫn kỷ niệm không đẹp. Nhưng với thời gian, con người thường chỉ nhớ về những điều tốt đẹp và quên đi những điều tiêu cực. Những kỷ niệm đẹp sẽ được lưu giữ rất sâu sắc. Một khi con người biết trân trọng lưu giữ những kỷ niệm đẹp, con người có thể sống lạc quan nhiều hơn. Và hãy cố gắng sống sao cho thật tốt, để kỷ niệm luôn là những kỷ niệm đẹp!

°°°

Tóm lại, bạn đừng bao giờ để cho những năm tháng dài của đời mình trôi qua lững lờ mà không tự rút ra được một ý nghĩa nào cả!

Nhiều người quanh bạn than thở rằng, họ không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Bạn hãy bỏ ngoài tai những lời than thở đầy màu sắc bi quan ấy! Đấy chẳng qua là do tầm nhận thức còn nhiều hạn chế của họ mà thôi. Về phần mình, bạn vẫn phải tiếp tục sống! Tiếp tục sống cho đến khi nào cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống!

Hãy là một người ham học hỏi và cảm nhận những cái hay, cái đẹp, góp phần làm cho cuộc sống thêm phong phú! Nhờ đó, chúng ta có thể luôn lạc quan trong cuộc sống.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/02/2019(Xem: 6013)
BA PHƯƠNG DIỆN THỰC TẬP Nguyên bản: Three Ways to Practice Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển /Wednesday, December 27, 2017 SỰ GIÁC NGỘ CỦA ĐỨC PHẬT NHƯ MỘT MẪU MỰC
21/02/2019(Xem: 7472)
Phần này bàn về cách dùng con và cái thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?
13/02/2019(Xem: 6423)
Mắt ta bị bệnh, ta nhìn muôn vật bị nhòe, khiến ta không gọi đúng tên của muôn vật mà ta muốn gọi. Ta cứ gọi hoài, nhưng chẳng có vật nào lên tiếng với ta. Ta bắt đầu thất vọng và buồn chán, chất liệu buồn chán của những chủng tử tâm hành ấy, kích hoạt não trạng của ta, khiến não trạng của ta rỉ chảy ra những sinh chất không lành mạnh gây thiệt hại cho thân tâm ta. Tâm bệnh, thân nào an? Thân bệnh, tâm nào an? Cả thân tâm đều bệnh, bình an của ta nằm ở nơi nào? Xuân của đời ta đang ở nơi đâu?!
09/02/2019(Xem: 7774)
RỘNG MỞ TỪ ÁI Rong-Mo-Tu-Ai Nguyên bản: How to expand love Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Lời người dịch Lời nói đầu Quan điểm của tôi Những giai tầng phát triển Tịnh hóa tâm thức ...
09/02/2019(Xem: 7674)
Vua Lý Thánh Tông người khai sinh nước Đại Việt sinh năm Qúy Hợi (Trí Bửu) Trước thềm năm mới Xuân Kỷ Hợi 2019 đọc lại lịch sử Việt Nam tìm hiểu về vị vua sinh năm Quý Hợi, người đặt tên nước là ĐẠI VIỆT – nước Việt lớn.
07/02/2019(Xem: 7428)
Thượng Tọa Horowpothane Sathindriya Thera hiện trú tại Trung tâm Thiền Định Phật giáo (Samadhi Buddhist Meditation Centre), ở Campbellfield, Victoria, Úc. Tất cả mọi người trong xã hội đều kiếm tìm hạnh phúc. Hòa bình, an lạc, thanh tịnh, thư giãn, tự tại và hạnh phúc là những điều chúng tôi muốn nói đến ở đây.
23/01/2019(Xem: 6712)
Chúng tôi quay trở lại Trung tâm Từ thiện và Hướng nghiệp Phật Tích lần thứ 3 trong năm 2018 với mục đích giao lưu và truyền động lực cũng như khát vọng vươn lên trong cuộc sống cho các em nhỏ sống tại trung tâm. Mỗi một lần đến Trung tâm Phật Tích chúng tôi đều luôn vô cùng bất ngờ và hạnh phúc bởi những gương mặt trẻ thơ, ngoãn ngoãn và đầy hoạt bát của các em
23/01/2019(Xem: 5746)
Đến dự lễ cúng Tất niên tại Chùa Tịnh Quang ở Suối Hiệp, được đọc và nghiền ngẫm lại "Mười Điều Tâm Niệm" ngay tại chỗ, tự dưng thấy hỗ thẹn vô cùng, thấy mình quá yếu đuối, hèn nhát, trước pháp Phật vi diệu mà mình đã từng được nghe, được đọc, được học. Lòng nặng trĩu, bèn lên chánh điện lạy sám hối...
23/01/2019(Xem: 7910)
Trong kho tàng văn chương truyền khẩu hay huyền thoại Việt Nam đã có nhiều chuyện duyên-nợ. Chẳng hạn chuyện tích Mưa Ngâu mà dân gian đã có thơ truyền tụng: Tục truyền Tháng Bảy mưa ngâu. Con Trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền. Một rằng duyên hai là rằng nợ. Sợi xích thằng ai gỡ cho ra.
17/01/2019(Xem: 7742)
Có nhiều người cho rằng cầu an cầu siêu là mê tín dị đoan rồi chê bai ... đối với những người đi cầu an cầu siêu. Lại có không ít người chưa hiểu biết về chuyện cầu an cầu siêu rồi lại rất cuồng tín, thậm chí làm ra những việc còn mang nhiều tội lỗi hơn như việc giết hại sinh vật cúng tế, đốt nhiều vàng bạc .... rồi muốn cầu Phật Thánh Thần ... gia hộ, thế nhưng tất cả những người trên ấy đều vô minh không thể mang lại phước đức mà còn tốn tiền, tốn thời gian và mất tiền của đã không có phước mà phải mang thêm tội lỗi chồng chất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com