Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06-Thần Thông và Nghiệp Lực

27/02/201104:59(Xem: 5403)
06-Thần Thông và Nghiệp Lực

TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP
HT. Thích Thanh Từ

Thần Thông và Nghiệp Lực

Đa số Phật tử tu theo đạoPhật không nhiều thì ít đều có liên tưởng đến nhữnghiện tượng huyền bí, đó là thần thông. Vậy thần thôngcó phải là cái chúng ta nương tựa, để cho chúng ta tin cậy,để cho chúng ta học hỏi luyện tập không?

Khi Phật cón tại thế, Tôn GiảMục Kiền Liên sau khi chứng quả A La Hán, Ngài có đủ lụcthông. Song, đối với những vị chứng A La Hán như Ngài, Ngàilà người ưu việt hơn cả. Nên Phật nói Tôn Giả Mục KiềnLiên thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử lớn của Phật.Vì thần thông siêu việt nên Tôn Giả có thể dùng thần thôngđi từ thế giới này đến thế giới nọ trong chớp mắt,hoặc dùng thần thông hóa hiện tùy ý. Khi ấy Phật ngự trênmột từng lầu, dưới tầng trệt các tỳ kheo nói chuyệnồn ào. Phật bảo Tôn Giả Mục Kiền Liên làm cho các tỳkheo đó đừng làm ồn nữa. Tôn Giả liền duỗi chân ra thìcái nhà xoay tròn, chư tỳ kheo hoảng hốt không dám nói chuyệnnữa.

Với sức thần thông siêu việtnhư thế, vì lòng hiếu thảo Ngài dùng thiên nhãn thông tìmtrong lục đạo coi mẹ Ngài sinh ở đâu, Ngài thấy bà đangmang thân ngạ quỉ khổ vô cùng. Ngài thương xót mẹ, nênđi khất thực được một bát cơm liền vận thần thông đemđến dâng cho mẹ. Khi được cơm, tay trái bà bưng bát cơm,tay mặt bốc cơm để vào miệng, cơm vừa tới miệng liềnhóa thành lửa. Tôn Giả Mục Kiền Liên thấy mẹ ăn cơm khôngđược khổ sở vô cùng, Tôn Giả rơi nước mắt.

Chúng ta đặt lại vấn đề, nếuthần thông của Tôn Giả Mục Kiền Liên siêu việt thì khimẹ Ngài ăn cơm, cơm hóa thành lửa, tại sao Ngài không dùngthần thông thổi tắt lửa để mẹ Ngài dùng cho no lòng, màlại đứng khóc? Vậy, quý vị nghĩ sao về thần thông củaNgài và nghiệp ác mà mẹ Ngài gây ra? Để thấy, thần thôngkhông cứu được nghiệp ác của người thân. Nếu tu đểcó thần thông, mà không cứu được ai hết thì có thần thônglàm gì? Toàn chúng đệ tử Phật đều tôn xưng Ngài là ngườithần thông bậc nhất. Vậy mà trước cảnh khổ đau bi đátcủa mẹ, Ngài không có một phương tiện giải cứu, mà chỉđứng khóc. Như vậy mới thấy thần thông không chi phốiđược nghiệp lực. Hai cái khác biệt nhau rõ ràng. Thần thôngkhông đưa người đến sự an lạc vĩnh viễn mà cũng khônggiải cứu được ác nghiệp cho người đau khổ. Vậy, tu thiếttha mong cầu chứng đắc thần thông? hay tu cốt để đoạncác nghiệp ác, để tránh khỏi khổ đau đang chi phối cảkiếp người?

Sau đó, Tôn Giả Mục Kiền Liêntrở về thuật lại cảnh khổ của mẹ Ngài và cầu xin Phậtdùng phương tiện giải cứu. Phật dạy:

-Mẹ người nghiệp ác quá nặng,sức người không thể cứu được. Người phải làm lễ VuLan thiết đãi chư Tăng.

Sơn lâm thiền định
Thọ hạ kinh hành
Lục thông La Hán
Nhờ oai lực của các vị này cầunguyện, thì mẹ ngươi mới thoát được kiếp ngạ quỉ.

Khi đó, Tôn Giả Mục Kiền Liênvâng theo lời Phật sắm sửa trai diên, thỉnh chư Tăng đangthiền tịnh ở núi rừng, đang kinh hành dưới cội cây, lànhững bậc đã chứng lục thông A La Hán cùng trợ lực cầunguyện thì mẹ Ngài thoát kiếp nga quỉ. Vì lý do Tôn GiảMục Kiền Liên không đủ sức cứu mẹ, nên phải nhờ sốđông chư Tăng đã chứng A La Hán trợ lực mới cứu đượcmẹ Ngài.

Chính sự kiện này mà về sau hàngPhật tử noi theo gương hiếu thảo của Tôn Giả Mục KiềnLiên, là một bậc xuất gia tu hành chứng A La Hán, không quêncông ơn cha mẹ, vẫn nhớ và muốn đền đáp. Nên hàng Phậttử sau mùa an cư tự tứ của chúng Tăng, đều làm lễ VuLan thỉnh chư Tăng cúng dường cầu siêu. Đó là việc làmđạo đức căn bản.

Tuy nhiên chư Tăng hiện thời khôngphài là những bậc thiền định chứng lục thông A La Hánnhư Phật đã dạy Tôn Giả Mục Kiền Liên thỉnh cúng dường,cầu nguyện cho Ngài. Nên sự cầu nguyện của chư Tăng hiệnthời không bảo đảm được như ý nguyện của Phật tử.Nhưng tại sao mỗi năm vào rằm tháng bảy Phật tử tụ hộivề chùa làm lễ Vu Lan để làm gì? Điều này Phật tử nênhiểu cho tường tận.

Với tấm lòng hiếu thảo của ngườiPhật tử, mỗi khi nhớ lại gương sáng của đức Mục KiềnLiên, là người đã cắt ái lìa thân xuất gia hành đạo,quyên hết chuyện nhà mà vẫn không quyên ơn sanh dưỡng củacha mẹ, biết mẹ bị quả báo làm ngạ quỉ, tìm mọi phươngtiện cứu mẹ thoát khổ của kiếp ngạ quỉ. Theo gương hiếuthảo của Tôn Giả Mục Kiền Liên, nên ngày nay Phật tửlàm lễ Vu Lan để tỏ lòng hiếu thảo nhớ ơn cha mẹ, vàmong cứu cha mẹ thoát khỏi cảnh khổ. Đến chùa vì hiếunghĩa, vì nhớ ơn để cầu nguyện cho cha mẹ, đó là tinhthần từ thiện tốt đẹp. Nhưng nếu tin chắc cha mẹ thoátkhổ thì không bảo đảm.

Trong kinh A Hàm, Phật có nói: "Ngườibiết ơn và đền ơn, dù ở xa ngàn dặm, cũng như hầu cậnbên ta; ngược lại, người không biết ơn và không đền ơndù ở hầu cạnh bên ta cũng cách xa ta ngàn dặm". Phật dạyđạo đức bắt nguồn từ chỗ biết ơn và đền ơn. Ngườilương thiện là người thọ ơn ai không bao giờ quên. Nhữnglúc mình nguy khốn được người giúp đỡ, khi người hoạnnạn thì mình sẵn sàng giúp đỡ lại không ngại khó khổgian lao.

Trong kinh Ưu Bà Tắc giới, Phậtcó dạy: trời nắng người đi đường vào bóng cây núp mát,khi ra đi không được bẻ cành cây. Và trên đường đi đượcbóng cây hai bên đường che mát, Phật cấm không được bẻlá cây, vì cây có cái ơn che mát cho chúng ta trên đườngdài nóng bức. Đối với cái ân rất nhỏ của loài vô trimà Phật còn không cho phép chúng ta quên ơn, huống là cáiơn sanh dưỡng lớn lao của cha mẹ. Nếu ơn sanh dưỡng sâunặng mà chúng ta quên đi thì những cái ơn khác không dễgì nhớ được. Ở đời cũng có lắm kẻ được người giúpđỡ qua cơn nguy khốn, sau đó đối với người ơn của họ,họ ngoảnh mặt làm kẻ xa lạ.

Cũng như những đứa con ngỗ nghịchkhông tiếc lời nặng nhẹ khảo tra tiền của cha mẹ, chamẹ đến tuổi già yếu đói no sướng khổ con cái không buồnnghĩ đến. Người như thế là người không biết ơn và đềnơn, không phải là người lương thiện. Thế nên, người đạođức chân thật là người biết ơn và nhớ ơn sanh dưỡngcủa cha mẹ. Dù cha mẹ còn hay mất, mỗi mùa Vu Lan đến,người con hiếu thảo vì cha mẹ làm việc phước thiện đểhướng tâm tưởng thiện lành đến với cha mẹ, mong cha mẹđược nhẹ nhàng hết khổ. Đó là kẻ biết ơn và đềnơn mà thế gian thường nói "Uống nước nhớ nguồn, ăn tráinhớ kẻ trồng cây". Nhớ ơn cha mẹ là đạo đức căn bảnvậy.

Có một lần Phật đi khất thựcở vùng mất mùa, dân trong làng ai cũng nghèo đói. Phật đitừ sáng đến trưa không có người cúng dường, trong bátPhật không có thức ăn. Khi đó có một thầy tỳ kheo đemlá y mới của mình đổi được một bát cơm, vội vàng đemdâng Phật. Phật hỏi:

-Ông còn cha mẹ không?

Tỳ kheo trả lời:

-Bạch Thế Tôn, con còn bà mẹ.

Phật hỏi:

-Mẹ ông sáng nay có ăn cơm chưa?

Tỳ kheo đáp:

-Bạch Thế Tôn, con đổi một láy chỉ được một bát cơm, con dâng lên Thế Tôn, mẹ con vẫnchưa có cơm ăn.

Phật dạy:

-Người đáng thọ nhận bát cơmnày là mẹ của ông.

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấyPhật rất chú trọng đến đức hiếu thảo của con người.Nếu người tu hành không nhớ công ơn cha mẹ thì việc tuhành chỉ là việc làm ích kỷ, không có cơ bản đạo đức.Chúng ta tu là vì thương cha mẹ, thương thân bằng quyến thuộc,thương dân tộc, thương nhân loại, nên nỗ lực tu hành đểrồi khuyên những người thân người sơ cố gắng tiến trêncon đường đạo đức, làm đẹp cho người, làm đẹp choquê hương xứ sở. Đâu phải vong ân cha mẹ, quên thân bằngquyến thuộc, phản bội quốc dân mà đi tu. Dù là ngườixuất gia hay cư sĩ tại gia đều phải lấy công ơn cha mẹlàm gốc để tu hành. Vì vậy, mỗi năm tới mùa báo hiếu,Phật tử qui tụ về chùa, trước là đem lòng thành kính nguyệnTam Bảo gia hộ cho cha mẹ sớm được về cõi Phật. Kế đó,vì cha mẹ mà làm lành tu thiện, cứu giúp người nghèo khổvà nhắc nhở khuyến khích hướng dẫn con cháu tiến trêncon đường đạo. Đó là nền tảng đạo đức đời đờikhông quên.

Tăng Ni hiện nay tuy không đủ tưcách như Phật dạy trong kinh Vu Lan, nhưng dù sao đi nữa, mộtngười tu an chay, bỏ ác làm thiện cũng có chút công đứclành góp phần với quý vị Phật tử, cùng hồi hướng cùngcầu nguyện cho cha mẹ. Đó là cội nguồn của ngày lễ VuLan. Vì vậy nếu đã là đệ tử của Phật, phải nhớ rằngtu với Phật không bằng tu với cha mẹ. Vì Phật đã giảithoát mọi khổ đau, dù cho chúng ta có đảnh lễ tán thánđến đâu, Ngài vẫn bình thản mặc nhiên. Còn cha mẹ chưahết phiền não nên mỗi khi con cháu tỏ lòng hiếu thảo, biếtnghĩ tưởng đến thì cha mẹ hoan hỷ sung sướng. Thế nênchúng ta thường làm cha mẹ vui, Chẳng phải chỉ lo lạy Phậtcúng Phật mà quên không lo phụng dưỡng hiếu kính cha mẹ.Người tu như thế thì chưa đúng với tinh thần của đạoPhật.

Người Phật tử muốn đền đápcông ơn của cha mẹ, trường hợp thứ nhất khi cha mẹ cònsanh tiền, muốn cho cha mẹ an vui trong hiện đời và an vuitrong mai hậu, ngoài việc cung phụng nuôi dưỡng cha mẹ vềmặt vật chất, nếu cha mẹ chưa biết đạo, phải tạo duyêntốt khiến cho cha mẹ phát tâm tu hành bỏ ác làm lành. Vìngười phát tâm làm lành mới khỏi đọa ba đường ác sanhvào cõi thiện được an vui. Cho cha mẹ ăn ngon, mặc đẹp,ở sang, tuy là hiếu thảo, nhưng hiếu thảo đó chỉ là tạmbợ không lâu dài, vì cha mẹ sẽ chết không còn hưởng dụngnhững thứ đó nữa. Tạo duyên lành cho cha mẹ hướng vềđường thiện, thì chẳng những bảo đảm trong đời nàyít khổ đau mà đời sau cũng hết đau khổ. Chính việc làmđó mới là cái hiếu chân thật. Vì vậy, quý Phật tử aiđược vinh hạnh cha mẹ còn tại tiền, hãy ráng tạo điềukiện giúp cho cha mẹ tu hành, đó là cái hiếu lớn nhất.

Trường hợp thứ hai là khi cha mẹquá cố rồi. Chúng ta không làm gì khác được, nên mới cúngdường cầu nguyện hồi hướng phước lành cho cha mẹ đượcsiêu thoát. Đó là việc làm cầu may chứ không bảo đảmkết quả như ý. Nhiều khi quý Phật tử nghĩ đến ngườichết mà quên hẳn người sống. Đến rằm tháng bảy cúngkiến cầu nguyện cho ông bà tổ tiên được siêu sanh tịnhđộ mà ông bà cha mẹ tại tiền thì không để ý chăm sócgiúp đỡ để tiến tu. Như thế là không xứng đáng, khôngđúng với chữ hiếu trong đạo Phật.

Trở lại, thần thông không cứuđược khổ, khơng giải được nghiệp. Như chúng ta biếtTôn Giả Mục Kiền Liên đã từng dùng thần thông qua lạitrong không gian từ cõi này đến cõi khác một cách tự do.Nhưng đối trước quả báo nghiệp ác của mẹ Ngài, Ngàiđành bó tay đứng khóc chứ không cứu được, đó là trườnghợp thứ nhất.

Đến trường hợp thứ hai là chínhbản thân Ngài khi trở về già, một hôm đi khất thực quachân núi, ngoại đạo lăn đá cho rớt xuống đè Ngài chết.Bình thường có chuyện bất ổn xảy ra là Ngài dùng thầnthông bay bổng, không ai hại được Ngài. Bây giờ nghiệpđến, thấy đá lăn từ trên xuống, Ngài dùng thần thôngbay đi mà bay không được, nên bị đá đè chết. Để thấythần thông bất lực trước quả báo nghiệp ác của Ngài,thần thông cũng không giải được nghiệp của chính mìnhkhi quả báo đến. Như vậy luyện tập thần thông để làmgì?

Song, tâm lý chung của Phật tửthì ưa thích thần thông với những tướng lạ thường. Giảsử bây giờ quý vị đang ngồi nghe tôi nói pháp, ngoài kiacó người đang vận thần thông bay lên dạo chơi trong hư không,quý vị sẽ cùng đua nhau xem họ trình diễn thần thông, chớkhông thể ngồi yên mà nghe pháp. Vì bản chất của con ngườilà hiếu kỳ, ưa thích những điều khác lạ, còn những gìbình thường đơn giản thì không ưa chuộng. Tu, nếu bảodùng nghiệp ác của thân của miệng của ý, chuyển thànhba nghiệp thiện thì thấy thường và khó làm. Còn, nếu nóitôi có thần thông, ai muốn được hết tội, tôi hóa ra nướcCam Lồ rưới sẽ hết phiền não, thì mọi người ham thíchđua nhau xin nước Cam Lồ để tắm gội hay để uống cho hếttội. Vì người ta vừa hiếu kỳ vừa lười biếng, hễ thấydễ khoẻ là làm, Vì vậy, nên dễ bị gạt và để rơi vàomê tín tà giáo.

Thời Đức Phật còn tại thế,có bốn ngoại đạo tu chứng được ngũ thông:

-Thiên nhãn thông là thấy tất càngười vật gần hay xa.

-Thiên nhĩ thông là nghe khắp tấtcà âm thanh lớn nhỏ gần xa.

-Thiên tâm thông là biết đượcý người khi mới vừa khởi nghĩ chưa nói ra lời.

-Thần túc thông là biến hóa thânhình lớn nhỏ tùy ý, thăng thiên độn thổ không ngại.

-Túc mạng thông là biết đượcvô số kiếp về trước.

Bốn vị này biết mình sắp bịquỉ vô thường đến bắt đi, nên mỗi người tìm cách đểtrốn thoát thần chết. Vị thứ nhất dùng thần thông baylên hư không núp trong đám mây xanh. Vị thứ hai vận thầnthông lặn xuống đáy biển. Vị thứ ba dùng thần thông chuivô lòng núi. Vị thứ tư thì chui trốn ở trong lòng đất.Tất cả bốn vị đều nghĩ rằng chỗ mình trốn, quỉ vôthường không thể tìm được.

Nhưng đến giờ thần chết đếnthì vị thứ nhất ở trên mây hết thần thông rớt xuốngnát thây. Vị thứ hai ở dưới đáy biển hết thần thôngngộp chết nổi lên. Vị thứ ba ở trong lòng núi hết thầnthông đá nứt đè chết. Vị thứ tư ở trong lòng đất hếtthần thông bị đất sụp chôn thây luôn.

Để thấy, tu chứng được thầnthông muốn thoát chết vẫn không thoát được. Tu mà chứngđược ngũ thông là đã trải qua quá trình tu tập không phảingắn và dễ dàng, thế mà muốn thoát chết cũng không thoátđược.

Lại một trường hợp nữa: Cómột vị tu sĩ đạt đạo chứng được ngũ thông, thuyếtgiảng giáo lý rất hay cho đến trời Đế Thích cũng đếnnghe. Một hôm, trời Đế Thích nghe giảng xong ra ngồi gốccây khóc. Vị tu sĩ ấy lấy làm lạ hỏi:

-Tại sao nghe giảng xong ông lạikhóc, tôi giảng có chỗ nào ông không đồng ý?

Đế Thích đáp:

-Không, Ngài giảng rất hay, vì tôithấy ngài sắp chết nên tôi thương khóc.

Tu sĩ hỏi:

-Vậy phải làm sao cho tôi khỏichết?

Đế Thích đáp:

-Nếu Ngài muốn khỏi chết, hãyđến cầu cứu với Đức Phật Thích Ca.

Tu sĩ hỏi:

-Đức Phật Thích Ca là ai Đang ởđâu?

Đế Thích đáp:

-Ngài là một vị giác ngộ hoàntoàn sạch hết vô minh lậu hoặc, đang ở tịnh xá Trúc Lâmgần thành vương xá.

Vị tu sĩ bèn vận thần thông bayđi tìm Phật. Đi dọc đường, ông nghĩ rằng đi cầu Phậtdạy nên có lễ vật để cúng dường Ngài. Ông thấy bênđường có những cây ngô đồng đang trổ hoa thật đẹp,bèn nhổ và cầm đến cúng Phật. Khi tới tịnh xá Trúc Lâm,thấy Phật đang ngồi thuyết pháp cho chúng tỳ kheo nghe, ôngvào quì xuống dâng hai cây ngô đồng lên Phật và thưa:

-Thưa Thế Tôn, con xin cúng dườngNgài hai cây ngô đồng và cầu xin Ngài dạy cho con phươngpháp tu để khỏi chết.

Lúc đó Phật không dạy gì hết,chỉ bảo:

-Buông !

Tu sĩ buông tay thứ nhất, ngã câyngô đồng thứ nhất. Phật lại bảo:

-Buông !

Tu sĩ buông tay thứ hai, ngã câyngô đồng thứ hai. Phật nói tiếp:

-Buông !

Tu sĩ sửng sốt thưa:

-Hai tay con cầm hai cây ngô đồng,lần thứ nhất Phật bảo buông, lần thứ hai Phật bảo buông,con buông cây thứ hai là hết. Phật bảo con buông nữa conkhông biết buông cái gì?

Phật nói:

-Ta đâu có bảo ông buông hai câyngô đồng. Lần thứ nhất ta bảo ông buông là đừng chạytheo ngoại cảnh. Lần thứ hai ta bảo ông buông là đừng chấpsáu căn là ngã. Lần thứ ba ta bảo ông buông là không chấpsáu thức là ngã. Nếu ông buông hết ba cái đó thì ông hếtchết.

Nghe Phật nói, tu sĩ nhận ra yếuchỉ, tu một thời gian chứng A La Hán. Hết chết là khôngcòn nghiệp dẫn đi trong luân hồi sanh tử, chứ không phảithân tứ đại hiện đời không hoại, không chết, phải hiểurõ chỗ này. Để thấy, dù có tu có luyện thần thông đếnđâu, mà chưa buông xả được cảnh, thân và tâm thức thìcũng chưa thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Lại một Đạo sĩ và một Thiềnsư, hai vị cùng đi chung một con đường. Đạo sĩ hỏi Thiềnsư:

-Thầy tu lâu chưa?

-Lâu rồi.

-Thầy chứng thần thông chưa?

-Tôi tu không có thần thông. Vậyđạo sĩ có thần thông không?

- Có.

Hai vị cùng đi tới một bến đò,Đạo sĩ muốn thi thố thần thông cho Thiền sư thấy bèn rủ:

-Thôi chúng ta đi qua.

Đạo sĩ qua sông mà không đi đò.Thiền sư nói:

-Thôi, Đạo sĩ cứ qua đi.

Đạo sĩ liền vén áo đi trên mặtnước qua bên kia bờ. Còn Thiền sư thì đến bến đò muavé lên đò, qua sông. Khi qua bờ bên kia, Đạo sĩ gặp lạiThiền sư ra vẻ tự hào, nói:

-Thầy thấy tôi không?

-Đạo sĩ tập luyện thuật đi trênnước mất bao nhiêu năm?

-Hết hai mươi năm.

Thiền sư cười nói:

-Công phu luyện tập 20 năm củaĐạo sĩ đáng giá bằng hai xu tôi qua đò !

Tốn hai xu cũng đi qua sông đượcmà phải luyện tập hai mươi năm được thần thông cũng đểqua sông, thì có giá trị gì??? Thiền Tông không trọng thầnthông, coi đó chỉ là trò biểu diễn vui chơi, không giảicứu được khổ đau của con người. Thế mà người đờikhông biết, rất hâm mộ nể phục thần thông.

Trở về nguồn, khi Thái tử SĩĐạt Ta tu sắp thành đạo dưới cội cây bồ đề, ma Ba Tuầnbiết Ngài sắp chứng đạo nên cùng nhau đến phá Ngài. Quânma có tới 18 ức bao vây Ngài dưới cội bồ đề. Ma bảo:

-Sa Môn mau đứng đậy.

Thái tử lặng thinh không đáp, nhưthế đến ba lần. Ma hỏi:

-Sa Môn sợ ta chăng?

Thái tử đáp:

-Ta không kinh sợ.

Ma hỏi:

-Sa Môn thấy bốn chúng binh củata chăng? Ông chỉ một mình, không binh khí, đầu cạo, mặcy bày thân, lại nói không sợ?

Thái tử đáp bằng bài kệ:

"Giáp nhơn, cung tam muội
Tay cầm tên trí tuệ
Phước nghiệp làm binh khí
Nay sẽ phá quân ngươi"
Ma bảo:

-Nếu không nghe theo lời ta, ta sẽlàm cho thân hình ông tan thành tro bụi.

Thái tử nói:

-Ta tự xem xét trên cõi người mavà thiên ma, nhơn và phi nhơn cùng bốn bộ chúng của ngươikhông thể đụng được một mảy lông của ta.

Ma nói:

-Sa môn, nay muốn cùng ta giao chiếnchăng?

Thái tử đáp:

-Muốn được giao chiến.

Bấy giờ Thái tử mặc áo giápnhơn từ, Ngài dùng cung tam muội, tên trí tuệ, và binh khíphước nghiệp để giao chiến với ma quân.

Ngày nay, chúng ta tu một mình ởnơi vắng vẻ có nhiều ma, thì quý thầy dạy nên học thuộccác câu chú, về những là bùa để trừ tà ma, hoặc đểcon dao hay cái rựa bên cạnh phòng khi đối trị ma quái.

Xưa Phật chiến đấu với ma quânNgài mặc áo giáp từ bi, cầm cung thiền định, bắn tên trítuệ và dùng phước đức làm binh khí để chiến đấu vớiquân ma.

Chúng ta thấy Đức Phật đơn độcmột mình chỉ và sử dụng có bốn loại khí giới là từbi, thiền định, trí tuệ, và phước đức mà chiến thắngđược ma quân một cách vẻ vang. Sở dĩ Phật chiến thắngđựơc ma quân là vì Ngài có tâm từ bi vô lượng vô biênkhông oán không thù ai, nên ma không hại được. Còn chúngta thì lòng từ chưa bủa khắp, xử kỷ tiếp vật còn thâncòn sơ nên ma tham ma sân có chỗ vào, vì vậy mà cứ mãi thuama (dài dài); Đó là yếu tố thứ nhất.

Yếu tố thứ hai là tâm Phật luônluôn an định, dù ma có hiện hình tướng kỳ quái thô bạodữ dằn đến đâu, Ngài vẫn mặc nhiên không run không sợnên ma không hại được. Bây giờ nếu chúng ta tu nếu gặpma hiện vằn mặt đỏ trong đêm tối, thì hoảng hốt chạyra, không giữ được bình tĩnh đó là do tâm không an định,vì tâm không an định nên sợ và thua ma.

Yếu tố thứ ba là với trí tuệsáng suốt. Phật thấy rõ thân này không thật thì các tướngmạo của ma quỉ nào có thật! Nên không bị chi phối bởima, chúng ta vì trí tuệ chưa sáng, thấy thân này thật, macũng thật, sanh tâm kinh sợ nên bị ma hại.

Yếu tố thứ tư là phước nghiệp,Đức Phật do công phu tu tập, làm lợi ích chúng sanh, phướcđức kết nhóm nhiều đời nhiều kiếp nên ma không hại được.Chúng ta tu sở dĩ thường gặp chướng nạn ma nạn là vìphước đức mỏng, sức tu tập yếu nên bị ma nhiếp đượcdễ dàng.

Tôi thường nói chúng ta tu đừngỷ mình thông minh, đừng ỷ mình tài giỏi, cũng đừng ỷmình khôn lanh là có thể hanh thông trên đường tu tiến, màphải xét nét công hanh tu tập của mình. Nếu thấy phướcđức mình cạn mỏng thì lo vun bồi cho được sâu dầy hầugiúp mình vượt qua mọi chướng nạn và tiến đến chỗ cứucánh viên mãn. Vì có rất nhiều người khôn lanh thông minhtài giỏi mà không tránh được chướng nạn khổ đau. Ngượclại, người có nhiều phước đức thì vượt qua tất cảmọi chướng ngại, sự tu tập dễ dàng tiến mau nên đượckết quả tốt.

Chúng ta thấy, Đức Phật khi chiếnđấu với ma quân, chỉ dùng có bốn loại binh khí: Nhân từlà do tự tâm phát khởi lòng thương yêu tất cả mọi loài.Chánh định là do lóng lặng tâm tư mà được thanh tịnh,nhờ tâm thanh tịnh nên trí tuệ phát sáng. Còn phước nghiệplà do công hạnh làm lợi ích cho mọi loài. Chính bốn đứcấy hóa giải sự nhiễu hại của ma quân ở chính mình. Nhưvậy, chúng ta vào đạo là phải giữ tâm không oán không thùlần lần để tâm lóng lặng cho trí tuệ phát sáng, và hànhngày làm việc thiện lành lợi ích cho mọi người. Đó lànhững điều căn bản không một người tu nào có thể thiếuđược.

Tóm lại, tu theo đạo Phật chủyếu là tránh ba nghiệp ác của thân miệng ý và tạo ba nghiệplành. Vì nghiệp có sức mạnh đưa người tới chỗ khổ hayvui. Nếu tu mà nghiệp thức còn thì dù có chứng thần thôngsiêu việt đến đâu cũng không giải cứu được khi nghiệpbáo đến. Vì thế đạo Phật không trọng thần thông, màsợ gây nghiệp ác, khuyên tạo nghiệp lành. Thế nên mọihiện tượng huyền bí lạ lùng không phải là cái đích chongười tu Phật hướng đến. Người tu Phật chân chính làtự trau sửa mình để trở thành người tốt, nhân từ đứchạnh, tâm bình an, trí tuệ sáng suốt, hằng ngày làm lợiích cho mọi người, đó là điều cơ bản, không hiếu kỳ,không lười biếng, không ỷ vào thần quyền ma lực, tu nhưthế mới đúng với tinh thần của đạo Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/09/2013(Xem: 9164)
Cuối cùng ngày mong đợi cũng đến: Hành hương Tích Lan 02.07.2011 - 14.07.2011. Từ Thụy Sĩ xa xôi, một mình lẻ loi như cánh chim lạc đàn, tôi tìm về tổ ấm nhập đàn cùng thầy, bạn, những người quen và những người chưa quen ở Đức. Một chuyến đi xa, hành hương đến một nước xa lạ chưa hề nghĩ có ngày đặt chân tới, tôi háo hức như đứa trẻ sắp được mặc áo mới, hay cô dâu sắp về nhà chồng. Chuyến bay cất cánh từ phi trường Frankfurt Đức quốc lúc 22.40 thuận lợi cho tôi đủ nhân duyên để tham dự chuyến hành hương này.
16/09/2013(Xem: 7550)
Vấn đề tôi nói hôm nay là một chữ XẢ. Quí vị biết ngược với xả là gì không? Là cố chấp, nắm chặt. Cố là chặt, chấp là nắm; cố chấp là nắm chặt. Khác với nắm chặt là buông bỏ.
16/09/2013(Xem: 8636)
Hồ Bodensee tiếp giáp ba nước Áo, Đức, Thụy Sĩ vẫn còn đó, nhà Thi Thi ( Thi Thi Hồng Ngọc ) vẫn còn kia, trái đất tròn vẫn luôn tròn không méo, cho nên, chúng tôi hẹn gặp lại nhau không khó.Chỉ khó chăng tại lòng người “đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông „.Vâng, đúng vậy, tôi đã lừng khừng nửa muốn nửa không, ngán ngẫm khi nghĩ phải lủi thủi kéo valy một mình dù đoạn đường không dài, chỉ hai tiếng xe lửa từ nhà tôi qua Thi Thi rồi đến tu viện Viên Đức.
13/09/2013(Xem: 13307)
Mỉm cười không mệt, giận hờn mới mệt Yêu thương không mệt, ghen ghét mới mệt
13/09/2013(Xem: 11146)
Có lẽ Chủ tịch Jim Young Kim thấy nhân viên của World Bank (WB) đang bị sức ép thay đổi đè nặng lên vai nên đã đích thân mời Thiền sư Thích Nhất Hạnh tới thăm và nói chuyện.
07/09/2013(Xem: 6692)
Vào những năm 1974-1996, khi ấy tôi còn ở một ngôi chùa tọa lạc ngoại vi Thành phố. Trước đó, ngôi chùa nầy có một lần trùng tu lại, vì nguyên thủy của nó chỉ xây dựng bằng phương tiện vật liệu nhẹ như; mái, vách tôn, cột, kèo bằng gỗ thao lao, nền chùa lót bằng gạch tàu trông vẽ đơn sơ, mặt sân đất thoáng rộng, dân cư chung quanh còn thưa thớt lắm, nên không gian ở đây còn yên tĩnh hơn bây giờ nhiều.
07/09/2013(Xem: 8780)
Như cuộc sống hiện giờ có ba việc ăn, uống, thở, trong đó chúng ta lo việc nào nhiều nhất? Thường người ta lo ăn nhiều nhất. Tối ngày chạy lo ăn, nhưng thật ra nếu nhịn ăn mấy ngày có chết không? Không chết. Kế đó là uống, nhịn uống hai ba ngày mới chết. Ðến thở, nhịn bao lâu chết? Trong tích tắc, thở ra mà không hít vô là chết. Vậy mà người ta lại quan trọng ăn với uống, còn thở ra sao thì không biết. Rõ ràng việc tối quan trọng lại lơ là, còn việc không quan trọng thì dồn hết tâm lực vào đó. Như vậy mới thấy cái lầm lẫn của chúng ta thật đáng thương.
06/09/2013(Xem: 8637)
Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông. Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà.
04/09/2013(Xem: 8807)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ, v.v… Trong những cái sợ này có cả sợ ma. Không phải chỉ có con nít mới sợ ma mà nhiều người lớn cũng sợ ma. Muốn hết sợ ma thì cần phải suy tư về thực chất của sợ và ma.
04/09/2013(Xem: 15519)
Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp Chùa Việt trên đất khách. Vom Mekong an die Elbe. Buddhistisches Klosterleben in der vietnamesischen Diaspora.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]