Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04-Chánh Báo Và Y Báo

27/02/201104:59(Xem: 4160)
04-Chánh Báo Và Y Báo

TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP
HT. Thích Thanh Từ
Chánh Báo Và Y Báo

Chúng ta là những người họcPhật, tu theo Phật, chủ yếu là phải hiểu Phật dạy nhưthế nào để đi đúng đường, đúng hướng, không lầm lạc.Để được lợi ích, đường hướng ấy được dạy ở bàiChánh Báo và Y Báo.

Chánh báo là quả báo gốc hay làquả báo chủ yếu của nghiệp nhân đã tạo, còn y báo làquả báo nương nơi chánh báo mà có như nhà cửa cảnh vậtxung quanh... chánh báo và y báo là chỉ cho con người và cảnhvật thuộc về con người. Vậy chánh báo và y báo cái nàolà gốc cái nào là ngọn? Nếu chúng ta không hiểu sẽ bịlầm lẫn và không biết cái nào là gốc để tu, cứ mãi chạytheo cái ngọn, rồi cả đời tu không được lợi ích. Vậyquý Phật tử học xong, tự kiểm lại xem từ lâu mình tu làtu theo ngọn hay tu theo gốc.

Tại sao nói chánh báo tốt là ybáo tốt?

- Vì có con người tốt mới cócảnh vật tốt. Chữ tốt ở đây là chỉ cho con người cótài, có trí, có đức hạnh. Người tài trí đức hạnh ởđâu thì hoàn cảnh sẽ chuyển theo họ trở thành tốt đẹp.Có khi nào một người bất tài vô trí thiếu đạo đức tạođược một sự nghiệp vẻ vang không? Nếu có là nhờ phướcdư ở quá khứ, chỉ trong giai đoạn ngắn rồi cũng hoại,không bền. Người tài trí đức hạnh dù hoàn cảnh khôngtốt, nhưng họ có thể chuyển lần lần thành tốt.

Ví dụ như nhà kiến trúc, nhữngkỹ sư có tài đức, vì một lý do nào đó họ đến ở nơinúi rừng xa vắng. Vói cảnh núi rừng này, họ hợp tác kiếnthiết xây dựng cuộc sống mới. Một thời gian sau cảnh hoangvắng rừng núi đó trở thành vùng trù phú xinh tươi. Cònnếu người bất tài vô trí, thiếu đạo đức, dù ở tronghoàn cảnh tốt rồi cũng trở thành hư xấu, vì họ thiếukhả năng xây dựng kiến tạo, mà cảnh vật thì mau hư hoại,không được sửa chữa.

Một sự kiện trước mắt chúngta là khu Thường Chiếu, trước măm 1974 là một vùng đấthoang vắng, chỉ có tre gai, tranh, mắc cở... không nhà cửacây trái. Sau này nhờ những người biết tu có chánh báo tốtbiến nơi này thành một cảnh già lam nghiêm tịnh thanh lịch.Và Viên Chiếu cũng vậy. Mọi người đều ghi nhận cảnhThường Chiếu Viên Chiếu thanh tịnh đẹp đẽ. Vậy cảnhtịnh cảnh đẹp đó là do tự cảnh đẹp hay là do ngườimà có???

Mọi cảnh đều tùy thuộc vào conngười, nên con người là chủ, là chánh báo, còn cảnh vậtlà bạn tùy thuộc vào con người, nên gọi là y báo. Đó làchánh báo y báo của người xuất gia. Bây giờ đến chánhbáo y báo của người tại gia. Mỗi Phật tử ai cũng có giađình nhà cửa, nếu là một Phật tử biết tu đúng theo lờiPhật dạy và là người tài đức thì cảnh gia đình nhà cửacủa Phật tử ấy sẽ êm ấm trang nhã sạch sẽ. Ngược lại,nếu là người không biết tu, bất tài vô trí thì cảnh giađình họ không hạnh phúc, nhà cửa họ lụp xụp tồi tàn,túng thiếu. Vì vậy nên nói: "Nhìn qua cảnh biết được người"tức là nhìn y báo biết được chánh báo. Chánh báo tốt thìy báo cũng tốt, chánh báo xấu thì y báo cũng xấu theo.

Người đời thường nói: "Thờithế tạo anh hùng" tức là hoàn cảnh đưa đẩy con ngườitrở thành anh hùng. Cũng có người nói ngược lại "Anh hùngtạo thời thế" tức là người hùng, người tài đức tạonên sự nghiệp vẻ vang trong đời. Hai câu này câu nào đúng?Người đời hay bàn tán: Có những người trước kia họ lànhững kẻ tầm thường không có tài đức, nhờ gặp cơ hộitốt họ nghiễm nhiên trở thành con người xuất chúng. Nhưvậy là "Thời thế tạo anh hùng".

Lại có một số người khác bànrằng: "Vua Quang Trung tuy là người áo vải ở chốn quê mùa,nhưng lại là người tài trí phi thường, nên từ một conngười áo vải quê mùa trở thành một vị tướng giỏi, mộtông vua tài trí. Như vậy không phải "Anh hùng tạo thời thế"là gì? Kết luận, tất cả mọi người thành công trên đờiđều là "Anh hùng tạo thời thế". Tại sao vậy? Vì nếu thờithế đổi thay mà chúng ta là kẻ thiếu phước bất tài vôtrí, chúng ta không cải cách gì được hoàn cảnh, chỉ ỳra đó, thì vẫn là kẻ tầm thường như bao nhiêu kẻ khác.Ngược lại, dù cho thời thế có biến chuyển đổi thay trămngàn lần đi nữa, đối với người có tài trí đức hạnhdù trước cảnh thuận hay nghịch họ vẫn là người dũngmãnh đứng lên cải cách xã hội, làm nên việc lớn. Vì họlà người có sẵn tài trí phước đức. Người đời vì khônghiểu rõ chánh báo và y báo nên cho rằng nhờ thời thế tốtnên đưa đẩy con người trở thành người tài giỏi nên nói"Thời thế tạo anh hùng". Họ đâu biết bản chất của ngườiđó có cái hay cái giỏi đang tiềm ẩn sẵn, khi gặp thờithế liền có cơ hội phát triển bèn trở thành người tàigiỏi. Để thấy rõ con người là gốc, hoàn cảnh tùy thuộcvào con người. Người đời kẻ nhìn khía cạnh này, ngườinhìn khía cạnh nọ, nên nói thế không đúng lẽ thật. Thếnên ở đây chúng tôi khẳng định "Người tốt thì cảnhtốt". Đó là trường hợp thứ nhất.

Đến trường hợp thứ hai "Chánhbáo xấu thì y báo xấu". Nếu là người bất tài vô đứcdù họ có dời nhà hay thay đổi hoàn cảnh hàng trăm ngànlần đi nữa thì họ vẫn là kẻ tầm thường khốn khổ,hết thất bại này đến thất bại khác, ở đâu rồi cảnhvật cũng điêu tàn, lụn bại, vì họ không có khả năng xâydựng kiến tạo, làm sao có dược cảnh tốt đẹp được.Như vậy, cảnh không thể làm con người hay tốt, mà chínhcon người mới làm nên cảnh tốt cảnh đẹp. Để thấy rằngngười có chánh báo xấu mà muốn y báo tốt, việc đó khôngthể được nên nói "Người xấu thì cảnh xấu" hoặc chánhbáo xấu thì y báo cũng tồi tệ.

Ở Việt Nam có một số ngườicó cái tật là cất nhà lựa chỗ hàm rồng để sau này làmăn phát đạt. Chôn ông bà cha mẹ cũng lựa chỗ hàm rồngđể sau con cháu phát quan. Chúng ta lựa chỗ tốt để chuyểncon người thành tốt. Vậy chuyển được không? Nếu chuyểnđược thì gia đình con cháu các ông địa lý giàu sang phátquan hết rồi. Vì đương nhiên các ông phải lựa chỗ tốtcho các ông trước rồi mới lựa cho mình sau. Nhưng tại saochính bản thân của các ông và con cháu của các ông khônglàm quan hay làm vua, mà các ông vẫn cứ là thầy địa lý???Lựa chỗ tốt chôn cha mẹ để con cháu làm ăn phát tài, làmquan, việc làm đó là vì cha mẹ hay vì mình? Nếu vì cha mẹ,thì khi cha mẹ chết nên chọn chỗ nào gần nhà cao ráo đểtới lui thăm viếng hương khói cho thuận tiện là được rồi.Nếu chọn chỗ chôn cha mẹ để được phát quan, trong khimình là kẻ bất tài thiếu phước làm sao phát quan được?Đó là một sự lầm lẫn hết sức lớn lao. Do chúng ta khôngthấy được cái gốc, cứ chạy theo cái ngọn để rồi haotài tốn của, không đem lại lợi ích thiết thực. Tất cảchúng ta, nếu là người thật có đức, thật có tài thì dùở trong cảnh ngộ nào, cũng biến cảnh đó dần dần trởthành tốt.

Khi nhận cuộc đất Thường Chiếunày, đứng ngoài cổng nhìn vào, chúng tôi thấy phía trướcđường đi thoai thoải thấp, phiá trong là cái gò đất cao.Chúng tôi nghĩ: Nếu cất chùa trên gò đất cao, nhìn ra đườngthì đẹp lắm. Bấy giờ chưa có tiền cất chùa, chúng tôitrồng hai hàng dương trước, đến khi đủ duyên cất chùathì dương đã có sẵn, tạo thành cảnh chùa nghiêm tịnh,thanh lịch, đa số người đến chùa đều ưa thích. Để thấy,đó là phước duyên của con người, nên sắp đặt công việcđược thành công, nếu không có phước duyên thì tính trậtthất bại. Nên nói "Người là chủ, cảnh là bạn tùy thuộctheo người". Hay nói cách khác "Chánh báo tốt thì y báo tốt".Hiểu như vậy, Phật tử chúng ta phải làm sao xây dựng chánhbáo cho tốt đẹp, vì chánh báo chính là (tài trí đức hạnhở nơi) con người. Y báo là sự nghiệp của cải tài sảnthuộc về con người.

Nói chánh báo là con người, đólà lối nói đơn giản, chứ chánh báo là phần sâu kín tếnhị hơn, đó là tâm. Vì tâm chủ động tất cả. Nếu tâmnghĩ tốt thì miệng nói tốt và thân hành động tốt, tấtcả cảnh sở thuộc về người mới tốt đẹp. Bởi vậy,nói đến chánh báo là nói đến tâm. Kinh Duy Ma Cật, phẩmTịnh Quốc Độ có câu: "Tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độtịnh" nghĩa là tâm thanh tịnh thì cõi nước theo đó mà thanhtịnh. Do đó nói tâm người là gốc. Tôi dẫn một câu chuyệnđể quý vị thấy tâm người là gốc và cảnh do tâm mà chuyển.Tôn giả Mục Kiền Liên lả đệ tử lớn của Phật nổitiếng là có thần thông bậc nhất. Sau khi chứng A La Hán,Ngài nghĩ đến mẹ là bà Thanh Đề. Bình sanh bà sống khônglương thiện, tánh tình keo kiệt tham lam, Tôn Giả sợ bà thácsanh vào đường ác, nên dùng thiên nhãn thông để xem bà sanhở cõi nào. Tôn Giả nhìn đến cõi ngạ quỉ thấy bà đanglàm quỉ đói thân hình tiều tụy vô cùng đói khổ, độnglòng thương, Tôn Giả đi khất thực được một bát cơm,liền vận thần thông đem dâng cho mẹ. Bà vốn là kẻ đầylòng tham lam và bỏn xẻn, khi vừa được bát cơm một taybà bốc cơm một tay che lại, sợ kẻ khác thấy giựt cơmcủa bà. Do tham lam bỏn xẻn còn đầy dẫy trong lòng bà, nêncơm vừa đưa tới miệng thì hóa thành lửa, bà không ăn được,vẫn đói khổ. Nếu lúc đó bà phát tâm hỷ xả, thì chắccơm không hóa thành lửa. Tôn Giả Mục Kiền Liên trông thấycảnh khổ của mẹ, Ngài không biết làm sao cứu mẹ thoátkhỏi kiếp ngạ quỉ, bèn trở về Phật bạch tự sự. ThếTôn dạy: Một mình ông không đủ oai lực chuyển tâm niệmcủa mẹ ông. Vậy nhân ngày chúng tăng hội về tự tứ, ônghãy sắm sửa trai nghi để cúng dường các vị Thánh Tăng,và nhờ cầu nguyện khiến cho mẹ ông chuyển tâm tham lam bỏnxẻn thì sẽ thoát kiếp ngạ quỉ.

Nghe qua, ắt quí vị có nghi ngờ.Theo lý nhân quả thì người khi đã tạo nhân thì phải thọquả. Bà Thanh Đề tạo nhân tham lam bỏn xẻn nên phải chịuquả báo làm quỉ đói, tại sao chúng Tăng cầu nguyện màbà khỏi kiếp ngạ quỉ thì trái với lý nhân quả. Như trướcđã nói tâm là gốc, tâm là chánh báo. Nếu tâm chuyển thìchánh báo và y báo theo đó mà chuyển. Tâm bà Thanh Đề thamlam và bỏn xẻn đó là chánh báo xấu nên y báo cũng xấulà sống trong cõi ngạ quỉ đói khổ. Bây giờ bà đượcchúng Tăng thành tâm cầu nguyện chuyển tâm tham lam bỏn xẻncủa bà thành tâm từ bi, hỷ xả. Vì tâm của chư Thánh Tăngthanh tịnh đồng hướng về bà, nên có oai lực, có sức mạnh,khiến bà cảm được niệm lành, bà liền thức tỉnh chuyểntâm tham lam bỏn xẻn thành tâm từ bi hỷ xả ngay đó bà đượcthoát kiếp ngạ quỉ, sanh lên cõi thiện lành. Chúng ta đừngnghĩ rằng chư Tăng cầu nguyện là thân nhân mình được giảithoát. Điều đó không đúng. Nếu chúng Tăng cầu nguyện màthân nhân mình thức tỉnh, chuyển tâm xấu ác thành tâm thiệnlành, thì mới chuyển đổi được kiếp đọa lạc mà sanhvào cõi thiện lành. Ngược lại, nếu không chuyển đượctâm thì hoàn cảnh cũng không đổi thay. Vì y báo tuỳ thuộcvào chánh báo là tâm.

Chủ yếu của người tu là phảichuyển tâm, khi tâm chuyển thì thân và cảnh mới chuyển theo.Nếu tâm không chuyển thì thân và cảnh không thể chuyểnđược. Tại sao một mình Tôn Giả Mục Kiền Liên không khiếncho bà Thanh Đề chuyển được mà phải nhờ nhiều vị ThánhTăng khác? Điều này mới nghe qua có vẻ huyền bí, nhưng kỳthật không có chi là huyền bí cả. Mỗi người chúng ta đềucó nhân điện, mà nhân điện đó có một sức mạnh, nếuchúng ta luyện tập và biết ứng dụng vào cuộc sống thìnó có tác dụng rất cụ thể. Chẳng hạn như trị bệnh bằngcách xoa sát hay xoa bấm huyệt là chuyền nhân điện làm chongười hết bệnh nơi thân. Cũng vậy, chư Thánh Tăng là nhữngbậc tu hành viên mãn, tâm các Ngài thanh tịnh trong sáng, cùnghướng về một người cầu nguyện thì có một sức mạnh,có sự cảm ứng nơi người nhận. Vấn đề này trong thựctế chúng ta thấy có những sự kiện xảy ra rất cụ thể,như trong gia đình hoặc cha hay mẹ hấp hối, khi đó ngườicon đang ở xa, cả gia đình từ cha mẹ đến anh chị em đềutrông người con ấy về để gặp mặt. Khi đó người conở xa cảm thấy lòng xao xuyến bức rức. Tại sao? Vì tâmlực (nhân điện) của những người thân trong gia đình đanghướng về người con ấy nên có sức giao cảm khiến cho lòngxao xuyến bức rức. Nhưng vì tâm lực (nhân điện) của nhữngngười thân đó yếu nên người con ở xa chỉ cảm thấy lòngxao xuyến mà thôi. Nếu tâm mọi người thanh tịnh thì sẽcó sức giao cảm mạnh khiến cho người nhận biết rõ điềugì mà người trong gia đình muốn cho họ biết. Sự kiện nàyrất cụ thể, tuy quá tầm mắt của chúng ta nên khó tin, nhưngkhông phải là không có. Cho nên những nhà thôi miên họ dùngnhân điện điều khiển được những người mà họ muốnđiều khiển một cách dễ dàng. Để thấy mỗi người chúngta ai cũng có nhân điện, nếu nhân điện mạnh của nhiềungười đồng hướng về một người nào để cầu nguyệncho người đó chuyển tâm niệm sẽ được thành tựu. Nênnói cầu nguyện có kết quả là như vậy, chớ không phảichư Tăng nguyện rồi Phật hay thiên thần tới rước đi vềcõi khác. Đó là lòng thành, do sức nguyện cấu khiến chotâm xấu ác của người trở thành tâm thánh thiện và khitâm thánh thiện thì nghiệp đã chuyển nên sanh về cõi thiện,đâu có trái lý nhân quả. Hiểu như thế chúng ta mới khôngnghi ngờ chánh báo và y báo trái với lý nhân quả. Nhưng nhớ,chánh báo mà chuyển được là phải có cơ hội, có sức mạnhđánh thức mới chuyển nổi chớ bình thường khó mà chuyểnđổi. Cũng như quý Phật tử khi chưa biết đạo không thíchđi chùa, không thích làm phước... nhưng nhờ một cơ duyênnào đó, chẳng hạn như trong gia đình có xảy ra tai biếnkhổ đau, bạn bè rủ đi nghe pháp, nên được thức tỉnhvà chuyển tâm niệm liền thay đổi cuộc sống.

Quý vị đã thấy tầm mức quantrọng nhân điện của chư Tăng đánh thức tâm niệm củangười nghiệp chướng nặng nề. Và quý vị phải nhớ, Phậtdạy hàng Thánh Tăng đã chứng lục thông La Hán tâm thanh tịnhmới có đủ oai lực, chớ không phải hàng Tăng Sĩ lôi thôi.Chúng ta bây giờ vì không hiểu ý nghĩa, chỉ chú trọng hìnhthức, miễn thỉnh được các thầy đầu tròn áo vuông tụngê a, chuông mõ rền vang là được rồi. Chớ không cần biếtcác vị Tăng ấy có giữ trai giới phạm hạnh thanh tịnh không.Phần sức mạnh tinh thần thì không lưu ý. Nếu chư Tăng khônggiữ trai giới phạm hạnh thanh tịnh mà cầu nguyện thì cókhác gì quý Phật tử cầu nguyện. Vậy tốt hơn là cả giađình, cả gia quyến hợp lại tụng kinh, thành kính cầu nguyệncho cha mẹ còn có ý nghĩa hơn. Tập trung tinh thần hướngvề một người để cầu nguyện: Nếu tinh thần những ngườicầu nguyện trong sáng thì có ảnh hưởng tốt, nếu tinh thầncủa những người cầu nguyện đen tối thì làm sao chuyểnđổi nghiệp chướng cho người, e còn làm nặng nề thêm làkhác. Vì "Tâm tịnh là cõi nước tịnh". Cho nên pháp môn TịnhĐộ dạy Phật tử niệm Phật là phải niệm cho nhất tâmrồi thì không còn một niệm dấy khởi, mà niệm không khởithì đâu có nghĩ xấu nghĩ bậy, tâm không tịnh là gì ? Màtâm tịnh nhất định sanh về cõi tịnh. Ngược lại, nếutay lần chuỗi miệng lâm râm mà tâm còn toan tính chuyện hơnchuyện thua, chuyện được chuyện mất, thì có niệm vô sốcâu A Di Đà Phật tâm vẫn còn nhiễm ô, Phật cũng không rướcvề cõi tịnh.

Có một số Phật tử hỏi rằng:Người niệm Phật cầu sanh về Tịnh Độ, sau khi chết đượcPhật A Di Đà rước về cõi Cực Lạc. Còn người tu thiềnkhông cầu sanh về cõi nào, sau khi chết đi về đâu, chẳnglẽ đi lang thang?

Đáp: Người tu thiền có hai trườnghợp:

Một là đạt được thiền định.Đối với những người sạch hết vọng tưởng nên tâm thanhtịnh nhất như, quyết định là sẽ được giải thoát NiếtBàn.

Hai là đối với người loạn tưởngđã giảm, tâm chưa trong sạch hoàn toàn nhưng có phần thanhtịnh, khi chết chưa vào Niết Bàn được. Tuy nhiên, tùy tâmtịnh ở mức độ 50% thì đến cõi tịnh 50%, nếu tâm tịnhđược 80% thì đến cõi tịnh được 80%... Rất là vô lý,khi tâm tịnh mà không biết chỗ đến lại đi lang thang. Langthang là kiếp ngạ quỉ, do nhân tham lam bỏn xẻn mới chịuquả báo đói khát lang thang. Người tu tâm thanh tịnh, lạitừ bi hỷ xả thì làm gì phải lang thang? Ví dụ có một ngườiđi Huế, người ấy có thân nhân ở Huế, cho nên yên lòngra đó sẽ ở nhà thân nhân. Một người khác cũng đi Huế,người này không có thân nhân ở Huế, nhưng người ấy cómang theo tiền để chi dùng trong chuyến đi. Khi đến Huế họmướn khách sạn, vậy ai hơn ai? Chúng ta có thể bảo ngườikhông có thân nhân ở Huế, đến Huế họ đi lang thang đượckhông? -Không. Vì họ có hành trang để đi đường. Cũng vậy,người chỉ sợ tâm không thanh tịnh, đừng lo không có cõitịnh để mình đến. Phải hiểu cho thật rõ chỗ này kẻotu bị lầm lạc. Đứng bên này chỉ trích bên kia phê phánbên nọ làm một việc hoang mang nghi ngờ cho người mới tuhọc, là quá lôi thôi, không lợi ích. Chúng ta hiểu rõ tâmai thường thanh tịnh, người đó sẽ được sanh cõi tịnh.Chẳng những Phật tử tu thiền tu Tịnh Độ, mà người khôngqui y làm Phật tử nếu tâm họ tịnh cũng sanh được vàocõi tịnh. Vì chánh báo tốt ắt hẳn y báo phải tốt.

Bây giờ ứng dụng lý chánh báovà y báo vào việc tu hành. Trước là bản thân của ngườixuất gia. Thông thường nhiều người xuất gia có quan niệntu là phải cất chùa to, đúc tượng Phật lớn, trang trí cảnhchùa cho đẹp, quên đi phần tu học cho bản thân. Nếu ngướixuất gia mà không tu học làm sao có tài có đức để cho ngườikính tin kết duyên mà làm Phật sự? vì vậy mà phải xoaylại bản thân mình để lo tu học, một khi có đủ tài đứcthì chùa to cảnh đẹp ắt sẽ có.

Xưa có nhiều vị Thiền Sư ẩntu trong những hang đá, am tranh trên núi rừng là người tuhành chân chính, tài đức vẹn toàn khi có người biết đếnliền thỉnh về kinh đô để ở những ngôi chùa lớn đểhoằng dương chánh pháp. Chúng ta ham ở chùa to cảnh đẹpmà bất tài thiếu đức lại tu hành lôi thôi, sớm muộn gìcũng bị người mời ra khỏi chùa, để thỉnh người xứngđáng về trụ trì. Như vậy mới thấy chánh báo không tốtmà đòi y báo tốt thì không thể được. Chúng ta tu phảilàm sao cho tài trí đức hạnh, chớ không lo có chùa ở.

Kế là việc giáo hóa đệ tử.Người tu phải lo cho đệ tử như thế nào? Nếu người thônglý chánh báo y báo, trước phải dạy đệ tử tu học cho cóđức có tài. Đức do tu mà có, tài do học mà có. Tài đứcvẹn toàn rồi thì lo gì mai sau không xiển dương Phật pháp.Vì đã có chánh báo tốt, chắc chắn y báo sẽ theo đó màtốt. Còn lo cất chùa cho đẹp cho kiên cố, để lại hằngtrăm năm cho đệ tử ở, nếu là đệ tử bất tài vô đức,tu hành lôi thôi, thì chẳng làm gì lợi ích cho Phật pháp.Lại có thể, nó cởi áo tu, hoàn tục, bỏ chùa hoang, khôngngười hương khói. Lo cho đệ tử như vậy không bảo đảm.Vậy lo chùa để lại cho đệ tử, không bằng lo cho đệ tửcó đức có tài, tu hành chơn chánh, hợp với chánh pháp.

Chúng tôi thường nói rằng: "Saunày chúng tôi tịch rồi, chỉ để lại một số người biếttu biết đạo chớ không để lại chùa tốt chùa sang. Ngôichánh điện Thường Chiếu tôi cất chỉ có hai mươi ngàylà xong. Các nơi nghe tôi cất chùa chỉ có hai mươi ngày họcười nói "Chùa dã chiến". Mà thật, "Chùa dã chiến". Vìnó không ra gì hết. Trên Chân Không có bao nhiêu vật liệu,đem xuống Thường Chiếu ráp lại vừa đủ, không thêm gìhơn. Chúng tôi chỉ cần có chỗ cho Tăng Ni tu, Phật tử đếnhọc đạo là được rồi. Sau khi tôi tịch, nếu ai có tàitrí phước đức hơn tôi họ muốn sửa chữa cho đẹp hơnlà tùy họ. Chúng tôi chỉ nghĩ làm sao đào tạo một sốTăng Ni có học có tu có tài có đức để lại cho đạo làđủ rồi, còn chùa cảnh thì chúng tôi không đặt nặng. Đólà phương hướng giáo hóa đệ tử.

Kế đến là làm Phật sự. Phậtsự thì có liên hệ đến Phật tử tại gia nhiều. Phật tửkhi làm Phật sự thì nhắm vào y báo hay chánh báo? Đa sốPhật tử nghe nói xây chùa đúc tượng Phật thì thích lắm,còn nghe nói nuôi Tăng Ni tu học thì không thích. Tại sao vậy?Vì mình làm cực khổ mới có tiền của, đem đến nuôi ngườinhàn rỗi hơn mình là điều không được vui, nên không thích.Hơn thế nữa, đem bao nhiêu của đến Tăng Ni ăn cũng hết,không còn để lại cái gì thấy là của mình đã cúng. Còncất chùa tạo tượng đúc chuông để lại đời đời, cáimà mình đã cúng vẫn còn đó, thì thích hơn. Vì nó có hìnhthức dễ thấy. Hình thức đó thuộc về y báo. Nếu chùatốt Phật to chuông thanh mà không có một vị Tăng tu hànhchân chánh gìn giữ xiển dương chánh pháp, thì cất chùa cólợi ích gì? Vậy, Phật tử hiểu đạo rồi nên ứng dụnglý chánh báo và y báo để làm Phật sự mới hợp đạo. Chúngta Phải làm sao cho ngày mai có những Tăng Ni tài đức đểduy trì pháp Phật được lưu truyền, sau đó mới gìn giữchùa chiền là thờ kính Phật. Vậy việc chính của chúngta là phải phát triển chánh báo cho tốt rồi y báo sẽ theođó sẽ tốt. Nếu chỉ một bề lo y báo mà không lo chánhbáo thì sẽ bị suy thoái về sau. Đâu quý vị kiểm lại xemPhật sự quý vị đã làm là nhắm vào gốc hay vào ngọn ?Đa số là nhắm vào hình thức.

Ví dụ như các thày dự định xâymái cổng chùa, có một Phật tử giàu có đến xin hỷ cúngmột mình, để cổng chùa ấy mang tên của mình cúng. Tênngười lẫn cổng chùa vẫn còn lưu lại đến năm ba chụcnăm. Còn nếu cúng một hai triệu để nuôi 100 vị Tăng ăntu, chỉ vài tháng là hết, tên người cũng không còn, nênkhông vui không thích. Cúng cổng chùa mỗi lần đi ngang quanghĩ cổng chùa mình cúng còn đây. Quý vị nên nhớ rằngchư Tăng ăn của tín thí tuy hết, nhưng họ lo tu học cho tâmtrí được sáng suốt, đức hạnh được tăng trưởng, thanhtịnh. Mai sau, họ là người hoằng dương chánh pháp, làm choPhật pháp trường tồn lợi ích chúng sanh. Nếu không có nhữngngười đó thì lấy ai duy trì Phật pháp giáo hóa chúng sanh?

Bây giờ đến phần ứng dụng lýchánh báo y báo trong cuộc sống hằng ngày của Phật tử.Trước hết là ngay bản thân mình việc trước mắt là phảitrau dồi tài sức, chớ đừng nghĩ mai kia mình có địa vịlàm ông này bà nọ, sẽ giàu sang phú quí. Nếu mình có đủtài đức thì mọi việc tốt nó sẽ đến với mình. Giảsử có môt đứa học sinh đi học, ngày ngày cứ mơ ướcmai sau sẽ làm bác sĩ hay bác học, mà hiện tại vào lớpkhông chịu học hành, cứ thả hồn mơ ước viễn vông. Cuốinăm thì thi rớt, vậy mai sau có làm bác học, bác sĩ đượckhông? Chắc chắn là không. Ngược lại có một học sinh kháckhông mơ ước mai sau làm gì cả, mỗi ngày vô lớp chăm chỉ,siêng năng học hành, nên học giỏi nhất nhì trong lớp. Vàcứ như thế, hết niên khóa này tới niên khóa khác, và cuốicùng là được tuyển vài khoa học hay y học để rồi ra làmbác sĩ, bác học. Mơ ước những điều cho ngày mai là việclàm không thực tế. Mà thực tế là hiện tại phải làm saotrau dồi cho có tài đức, thì mọi sự tốt đẹp dù khôngmuốn cũng đến. Vì chánh báo tốt thì y báo tốt sẽ đến.

Sau là việc dạy dỗ con cháu. Cónhiều Phật tử quan niệm là phải làm sao có nhiều tiềncủa để lại cho con cháu. Nếu có nhiều tiền của mà concháu bất tài vô đức, lêu lổng ăn chơi thì càng thêm hưhỏng. Cùa cải khó bề bảo quản, sớm muộn gì rồi cũngtiêu tán. Thế nên thương và lo cho con cháu là phải lo chonó học để có tài, phải giáo dục cho nó có đức. Nếucó tài có đức thì mai kia nó sẽ nên người, làm đượcviệc mà chúng ta mong muốn. Chớ dành dụm của cải để lạicho con cháu, mà nó bất tài thiếu đức thì không gìn giữđược. Vì của cải thì có thể bị con cái phá, trộm cắpcướp đoạt mất đi. Chớ tài đức thì không ai cướp giựtđược. Lại có nhiều người nhìn phiếm diện, chỉ lo chocon học giỏi thôi, không nghĩ gì đến đức hạnh của nó.Đó là một khuyết điểm lớn cùa người làm cha mẹ. Trênđời nhiều người làm tội ác tày trời đâu phải là nhữngngười dốt, bất tài. Chẳng hạn như những thủ lãnh cúanhững đảng cướp lừng danh thế giới đâu phải là nhữngkẻ ngu bất tài. Người càng tài giỏi mà không đạo đứclà càng họa to cho xã hội. Cho nên có tài thì phải cần cóđức. Tài thì nhà trường đào tạo, đức không phải tựnó mà có mà do cha mẹ kết hợp nhà trường hướng dẫn giáodục. Được như thế mới có thể gìn giữ sự nghiệp củamình và làm lợi ích cho nhân quần xã hội.

Như chúng ta đã biết gốc củachánh báo là tâm. Gần đây, quý Phật tử nghe nói pháp tuTịnh Độ quá đơn giản là gần lâm chung niệm Phật từbảy đến mười câu cũng được Phật rước về cõi CựcLạc. Điều này phải nghiệm lại cho kỹ. Kinh A di Đà Phậtdạy: Niệm Phật cho đến nhất tâm bất loạn ít nhất làmột ngày, hoặc hai ngày... cho đến bảy ngày. Nhất tâm bấtloạn tức là định, mà định là tâm thanh tịnh, mà tâm thanhtịnh thì sẽ sanh về cõi Phật tịnh. Phật dạy thật rõràng. Vậy mà tay chúng ta lần chuỗi miệng niệm Phật tâmthì nghĩ vô số chuyện. Như vậy là tâm quá loạn thì làmsao về cõi tịnh được? Nên Phật vì lòng từ bi có rướcvề cõi Phật, chúng ta cũng không ở được, vì tâm chúngta quá ô nhiễm, tham sân si còn dẫy đầy làm sao tương ứngđược với cõi tịnh mà ở, rốt cuộc rồi cũng phải trởlại cõi Ta Bà uế trược này. Vì chánh báo nào y báo nấy.Chuyện thế gian gần nhất là nhiều người đi nước ngoài,trong số đó cũng có một số người chịu sống ở nướcngoài, nhưng cũng có một số người muốn trở lại ViệtNam. Trong khi họ đi họ nghĩ rằng ra nước ngoài sẽ sung sướnghơn. Nhưng khi đến nước ngoài vì văn hóa kém, ngôn ngữcủa người không nói được, phong tục tập quán của mìnhkhông thể kết hợp được... Nên cảm thấy lạc loài, muốntrở về Việt Nam. Người niệm Phật mà tâm không thanh tịnh,còn loạn động bởi tham sân mà muốn về Cực Lạc cũng naná như thế ấy.

Người tu thiền cũng vậy, chúngta đừng mong chứng Niết Bàn, mà phải tu làm sao cho hết vọngtưởng phiền não. Vọng tưởng phiền não hết thì Niết Bànhiện tiền. Trái lại, tu mà mong mau chứng Niết Bàn, sẽ bịma quấy nhiễu rồi dẫn vào đường tà. Niết Bàn là gì?Niết Bàn là tâm thanh tịnh. Nếu vọng tưởng phiền não hếtthì tâm thanh tịnh đó là Niết Bàn, không cần mong cầu tìmkiếm. Đó là một lẽ thật, đừng mong ước Niết Bàn trongkhi tâm mình còn dẫy đầy vọng tưởng phiền não, thì khôngbao giờ được Niết Bàn như ý muốn.

Vậy, chủ yếu của sự tu hànhlà ở tâm. Tâm được thanh tịnh là do tu thiền định, gạnlọc tham sân si phiền não hết sạch, rồi trải lòng thươnggiúp đỡ người, làm cho mọi người được an vui lợi ích.Mình vui người vui thì đâu có chán nản mong tâm đi đây đikia ! Vì tâm mình ích kỷ, đố kị ganh ghét thấy ai cũng xấuxa tối tệ, nên chán, tự cô lập mình thành một cái ốcđảo nên cô đơn lạc loài. Nếu ở chỗ này với tâm íchkỷ phiền não thấy mình lạc loài, tới chỗ khác cũng sẽbị lạc loài. Tu là hiện tại phải chuyển tâm, tâm chuyểnthì cảnh chuyển. Chớ trách cảnh trách người xấu, mà hãytự trách mình còn nhiều thói hư tật xấu, nên y báo xấunó theo mình. Vì vậy, tự mình phải lo tu sửa cho tâm đượctốt, cho tâm được thanh tịnh.

Chúng ta hiểu rõ lý chánh báo ybáo rồi, thì phải ứng dụng trong đời tu, trong khi làm Phậtsự, trong cuộc sống gia đình, giáo dục con cái cho đúng,thì sẽ được lợi ích rất lớn, không riêng cho bản thânmình mà còn lợi ích cho tất cả mọi người chung quanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 5698)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
30/12/2010(Xem: 7115)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
30/12/2010(Xem: 5497)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 4625)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 6189)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 9454)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 6877)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 16420)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 5246)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567