Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thay lời kết

23/02/201115:19(Xem: 7489)
Thay lời kết

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh

Thay lời kết

Đề cập đến một chủ đề quá sâu rộng và phức tạp, đa dạng như việc “sống đẹp” trong phạm vi một tập sách như thế này, bản thân người viết cũng tự biết là việc rất khó khăn, và chắc chắn chưa thể nào đạt đến sự trọn vẹn. Vì thế không dám xem đây là những lời kết luận mà chỉ tạm đưa ra để bày tỏ đôi điều theo suy nghĩ riêng của mình.

Chúng ta đã cùng nhau trao đổi qua một số vấn đề có thể xem là cơ bản nhất trong những sinh hoạt giao tiếp thông thường của mỗi người. Những điều được nêu ra trong sách này có thể là còn có phần nào đó mang tính cách chủ quan của người viết, nhưng tất cả đều được trình bày với một thiện chí nhằm góp phần xây dựng những nét đẹp văn hoá chung cho mọi người – dù biết đó là một phần rất nhỏ.

Trong một thời đại mà tự do cá nhân được đề cao và tôn trọng, ý thức sống đẹp của mỗi người trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Không có một ý thức sống đẹp, người ta có thể sẽ sẵn sàng làm rất nhiều điều “chướng tai gai mắt”, miễn là những điều đó không bị pháp luật ngăn cấm. Thử tưởng tượng bạn nhìn thấy cảnh vài ba thanh niên ngồi cười nói thoải mái trên ghế ngồi của xe buýt mà không để ý gì đến một cụ già run rẩy đứng không vững, nhưng không có chỗ ngồi chỉ vì chậm chân! Quả thật không có gì là vi phạm luật pháp, nhưng ở đây đạo đức xã hội bị thương tổn một cách nghiêm trọng và bất cứ ai nhìn thấy đều không khỏi bất bình. Với một ý thức sống đẹp, hẳn không ai có thể làm được những điều tương tự như thế.

Như đã nói từ đầu, vấn đề nhận thức đúng về các nguyên tắc chung đóng vai trò quan trọng nhất. Khi nhận thức được vấn đề, phép tắc có thể từ đó được nảy sinh hoặc được tuân theo một cách thích hợp. Người ta không ai bỏ công đi học biết các phép lịch sự nếu không tự mình có một ý thức muốn sống đẹp, và càng không thể hiểu được ý nghĩa của các phép tắc quy ước nếu như tự mình không có được nhận thức đúng đắn về vấn đề.

Vì thế, một người sống đẹp không cần thiết phải là người lịch lãm, am tường mọi phép tắc trong giao tiếp. Đó là yếu tố thứ yếu, cần nhưng chưa đủ. Quan trọng hơn, và vì thế phải được nhấn mạnh hơn, chính là một tấm lòng chân thành và một tâm hồn đẹp.

Với lòng chân thành, chúng ta sẵn sàng cảm thông và hoà hợp với tất cả mọi người, sống hài hoà với bất cứ ai và trong bất cứ tình huống nào. Với một tâm hồn đẹp, ta có thể dẹp bỏ đi những ham muốn tự thân để thực sự tôn trọng và mong muốn những điều tốt đẹp cho người khác. Khi mỗi người đều có được một tấm lòng chân thành và một tâm hồn đẹp, cuộc sống của chúng ta trong xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao!

Mỗi người quanh ta đều có những đóng góp nhất định cho cuộc đời tươi đẹp này của chúng ta. Mang lại được niềm vui cho người khác trong cuộc sống là một thái độ biết ơn đúng đắn và cũng là nguyên tắc cơ bản đầu tiên để có được niềm vui cho chính mình. Cuộc sống của mỗi chúng ta xét cho cùng đều vô cùng ngắn ngủi. Và chúng ta không có cách nào để kéo dài tuổi thọ như mong muốn. Không bao lâu, sức khoẻ sẽ suy yếu, tuổi già đến và cái chết cận kề. Nhìn thẳng vào sự thật này, ta mới thấy cuộc sống là quý giá biết bao! Tại sao chúng ta không cố gắng sử dụng những năm tháng ít oi của đời mình để sống sao cho thật tốt đẹp, thật ý nghĩa?

Tất nhiên, mỗi người đều đã có chọn cho mình một lý tưởng, một sự nghiệp nhất định để theo đuổi. Nhưng dù là sự nghiệp nào, lý tưởng nào, thì điều trước hết chúng ta cần vẫn là một nếp sống đẹp – hạnh phúc cho bản thân và mang lại niềm vui cho người khác. Một nếp sống đẹp không ngăn cản chúng ta thành công trong sự nghiệp hoặc đạt được lý tưởng của mình. Ngược lại, nó mang đến cho chúng ta niềm vui trong từng giây phút ta đang sống, mà không cần phải chờ đợi đến một tương lai nào đó.

Hy vọng tập sách này có thể mang lại một vài niềm vui nhỏ theo hướng đó. Và ít ra thì đây cũng là một sự gợi mở vấn đề để mỗi người có thể tự suy nghĩ thêm và chọn lấy những giải pháp, những quan điểm trọn vẹn hơn cho một nếp sống đẹp của chính mình.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 9619)
Tổ Sư Thiền này là do đường lối chánh thức của Tổ Sư truyền xuống, gọi là tham thiền. Tham thiền không phải là ngồi thiền, ngồi thiền cũng không phải là tham thiền. Nhiều người lầm tưởng rằng ngồi thiền tức tham thiền kỳ thực tham thiền không cần ngồi cũng được.
22/04/2013(Xem: 18400)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
21/04/2013(Xem: 6711)
Gần đây, tôi có nhận được một điện thư của người bạn liên quan đến hai tiếng “thầy chùa.” Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ bức điện thư và một góc nhìn (có thể chủ quan) về câu chuyện “thầy chùa” với bạn đọc Văn Hóa Phật Giáo. Vì bức điện thư khá dài, tôi xin phép tác giả được cắt bớt một số đoạn mà tôi nghĩ sẽ không làm sai lạc ý nghĩa của bức điện thư. Tôi cũng xin giữ nguyên “văn phong điện thư” của bức thư, chỉ thay tên người bằng XYZ.
17/04/2013(Xem: 6755)
Trước hết, con xin đê đầu đảnh lễ Đại Tăng. Con xin nương nhờ pháp lực thanh tịnh hòa hợp của Đại Tăng để thi hành lệnh của Tăng sai góp phần nhỏ bé trong sinh hoạt của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại nhân Ngày Về Nguồn lần thứ 2. Con xin cung thỉnh chư tôn Trưởng Lão, chư Hòa Thượng, chư Thượng Tọa cao lạp chứng minh và hộ niệm cho. Bài thuyết trình hôm nay của con đúng ra là một bài trình bày về một số suy tư và cảm nghĩ của con trong vai trò là một tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam đang hành đạo tại hải ngoại, đặc biệt để chia xẻ với quý Thầy Cô trẻ hầu góp phần sách tấn lẫn nhau. Kính mong Đại Tăng từ mẫn cố, đại từ mẫn cố.
16/04/2013(Xem: 6813)
Các chứng từ ở nơi làm việc - chức vụ, bằng cấp, trình độ chuyên môn, các biểu tượng của địa vị và quyền thế - đôi khi có thể giúp công việc được suôn sẻ, đôi khi lại cản trở nó. Chúng ta tin bác sĩ vì họ đã tốt nghiệp trường y khoa, có danh hiệu là bác sĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nghi ngờ các vị bác sĩ, những người có vẻ xa cách, không sẵn sàng
12/04/2013(Xem: 16196)
Tu Tuệ là cách tu tập bằng thiền định phân giải, tức hướng vào mục tiêu phát huy sự hiểu biết, một sự hiểu biết siêu nhiên về bản chất đích thực của mọi vật thể và mọi biến cố...
11/04/2013(Xem: 7828)
Mùa thu lại về. Thu về với người tha hương. Thu về trong tiếng kêu thương nghẹn ngào của người con nước Việt đang hồi vận nước nghiệp dân bất hạnh viễn xứ. Thu về mặt nước hồ trong, lá vàng lác đác nhẹ rơi. Người con hiếu thảo chạnh lòng nhớ nghĩ đến mẹ cha. Tính đến nay, tôi đã trải hơn mười một mùa thu tha hương lá đổ.
11/04/2013(Xem: 20893)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
11/04/2013(Xem: 15408)
Bồ Tát Hạnh, bài giảng của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Giảng tại Khóa An Cư 2011, tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức
11/04/2013(Xem: 36349)
Mùa an cư năm nay hai chú Sa Di Viên Từ và Minh Hạnh được phân công cúang cháo thí thực buổi chiều; nhiều Phật tử thắc mắc tại sao phải cúng cháo mà không cúng cơm hay cúng món gì khác; nên bài viết ngắn này hy vọng sẽ giải thích đôi điều về lễ nghi đặc biệt này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]