Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Vài quan điểm khác nhau thời hiện đại

23/02/201115:19(Xem: 9465)
3. Vài quan điểm khác nhau thời hiện đại

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI

Nguyên Minh

CHƯƠNG I: BÀN VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC SỐNG

Vài quan điểm khác nhau thời hiện đại

Chúng ta đã nói qua về sự hình thành của những nguyên tắc sống trong một cộng đồng xã hội, và tầm quan trọng của nó trong việc giữ cho sinh hoạt chung của toàn xã hội được hài hoà, giảm thiểu tối đa những bất đồng giữa các cá nhân. Đối với những xã hội xưa kia, những phân tích này hoàn toàn có thể chấp nhận được vì tính cụ thể, rõ ràng của chúng. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi mà vai trò của tự do cá nhân được đề cao tối đa, ý thức độc lập về tư tưởng, quan điểm, nhận thức... đều được mọi người ưa chuộng, thì không thể tránh được sự phát sinh một vài quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như, có cần đến những nguyên tắc cũ nữa hay không? Và nếu cần, thì việc tuân thủ các nguyên tắc này có thể chấp nhận được đến mức độ nào? Hoặc là, việc tuân theo các nguyên tắc chi li trong giao tiếp, ứng xử... liệu có phải là có lợi, hay ngược lại nó làm cho con người trở nên căng thẳng, khó khăn hơn trong cuộc sống vốn đã có quá nhiều điều để lo toan? Chúng ta sẽ không bàn đến việc đúng hay sai của từng quan điểm, nhưng sẽ điểm qua các nguyên nhân phát sinh và lập luận của từng quan điểm, để từ đó mỗi người tự chọn cho mình một cách suy nghĩ mà mình cho là thích hợp nhất.

Sự khác biệt lớn của ngày nay so với các xã hội trước đây là tính hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật. Những bộ luật ngày nay đồ sộ hơn ngày xưa rất nhiều. Lấy một ví dụ gần nhất ở nước ta, nếu đem so luật Hồng Đức thời Lê cho đến luật Gia Long vào thời nhà Nguyễn – nghĩa là cũng chỉ mới gần đây thôi – và hệ thống pháp luật hiện nay của chúng ta, sẽ thấy sự cách biệt rất lớn về cả số lượng lẫn chất lượng. Nhìn sang đến luật pháp của các nước lớn như Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đức... mỗi nơi một vẻ, nhưng cũng đều đồ sộ và chi li hơn trước đây rất nhiều. Điều này có thể hiểu được dễ dàng bởi những lý do rất cụ thể. Thứ nhất, do sự kế thừa và hoàn chỉnh từ những gì đã có, nên luật pháp ngày càng phát triển hơn về mọi khía cạnh là điều tất nhiên. Thứ hai, luật pháp ngày nay do chính quần chúng nhân dân tham gia xây dựng, thông qua việc đóng góp ý kiến và bầu ra các đại diện của mình, không còn là công việc của một nhóm rất ít các nhà chuyên môn như ngày xưa nữa. Điều đó dẫn đến việc luật pháp có thể bao hàm được hầu hết mọi phạm vi sinh hoạt của mỗi cá nhân trong xã hội, và dự kiến những biện pháp điều chỉnh thích hợp khi cần thiết.

Sự phát triển như thế đã cho phép luật pháp can thiệp nhiều hơn vào hành vi của một cá nhân. Lấy một ví dụ, ngày xưa một người đánh vợ thô bạo và vô cớ có thể bị chê cười, chỉ trích hoặc thậm chí bị khinh miệt, nhưng không ai có quyền can thiệp trực tiếp vào việc đó, với nguyên tắc rất chung chung là “đèn nhà ai nấy sáng”. Vì vậy, đối xử tốt với vợ chỉ là một nguyên tắc sống, một phép ứng xử mà người muốn “sống đẹp” phải tôn trọng. Trong bối cảnh đó, sự khinh chê, áp lực tâm lý của cộng đồng đóng một vai trò quan trọng để điều chỉnh hành động này. Những ai không tuân theo các nguyên tắc đã được cộng đồng thừa nhận sẽ bị xem là không “biết ăn biết ở”, nghĩa là không “nên người”.

Sự việc này ngày nay đã khác hẳn, vì bị xem là một hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng. Như vậy, dù có muốn sống đẹp hay không, cá nhân cũng không có quyền thực hiện những hành vi tương tự, vì sẽ có sự can thiệp tức thì của xã hội. Điều này có nghĩa là, rất nhiều nguyên tắc sống trước đây, giờ đã được đưa vào luật pháp, và những điều không đưa vào luật pháp chỉ còn là những điều “vô thưởng vô phạt” theo quan điểm của một số người, như việc ngoác miệng thật to khi ngáp trên đường phố chẳng hạn.

Do sự khác biệt thực tiễn này, một số người cho rằng không còn cần đến những nguyên tắc sống như ngày xưa nữa. Bởi vì, những gì thật sự cần thiết tất nhiên đã được đưa vào luật pháp. Còn những gì luật pháp không đề cập đến thì tất nhiên là không có gì cần thiết. Nếu thích thì cứ học, cứ theo; bằng không thì thôi, cũng chẳng sao!

Tuy nhiên, bằng vào cảm tính, mỗi người chúng ta hẳn là đều đã có ít nhất cũng một lần thấy khó chịu hoặc “chướng tai gai mắt” vì tiếp xúc với một người sống “không đẹp”. Một bà sồn sồn ngồi nói huyên thuyên trong bàn tiệc cưới, chẳng cho ai mở lời, và mọi người cũng chẳng biết tránh đi đâu khác vì sợ mích lòng gia chủ... Hoặc một thính giả cùng nghe nhạc thính phòng mà cứ liên tục hắt hơi, khạc nhổ hoặc tuôn ra đủ thứ các tiếng động “cá nhân” chẳng kể gì đến sự tập trung thưởng thức của những người chung quanh... Những điều đó đều không có ghi trong luật pháp, không bị “chế tài” bởi bất cứ hình phạt nào, nhưng không ai có thể phủ nhận được sự khó chịu tất nhiên mà chúng gây ra cho mọi người khác.

Như vậy, thực tế là luật pháp vẫn không làm sao chi phối hết mọi hành vi của một cá nhân để họ trở nên những người “sống đẹp”. Điều này vẫn phải cần đến ý thức tự giác học hỏi, rèn luyện của mỗi người, và một nhận thức đúng đắn về mỗi hành vi của mình trong cộng đồng xã hội. Điều này cũng có nghĩa là vẫn cần phải có những nguyên tắc sống nhất định tồn tại, để theo đó mà giáo dục, rèn luyện nếu như muốn cho con cái được “nên người”.

Nhưng vấn đề là những nguyên tắc như thế nên được tồn tại ở mức độ nào? Có những nguyên tắc không thể phủ nhận được tính khắt khe hoặc không hợp thời nữa của chúng, và vì thế bất cứ ai cũng có thể đồng ý là không nên tồn tại. Chẳng hạn như một phụ nữ bo bo giữ câu “xuất giá tùng phu” phải cúi đầu nhẫn chịu chung sống với anh chồng sáng say chiều xỉn mà không có chút dấu hiệu cải hối nào. Hoặc một bậc cha mẹ nào đó cứ vin vào câu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” để ép gả con gái cho một người mà cô ta không hề thương yêu... Những điều này có lẽ miễn bàn.

Nhưng cũng có những nguyên tắc vẫn còn giữ được tính thiết yếu, cần thiết trong đời sống mà không ai có thể phủ nhận được. Chẳng hạn như con cái nhất thiết phải tôn kính cha mẹ, hoặc học trò cũ phải tôn kính thầy cô giáo đã dạy mình trước đây... Bất kể địa vị xã hội của bản thân có leo cao đến đâu cũng không được lấy đó mà coi thường các vị ấy, cho dù hiện tại các vị có kém thua mình đến đâu đi chăng nữa. Một người không giữ được điều này thì dù có biết đến một vạn điều tinh vi, tế nhị khác nữa cũng chẳng thể xem là biết “sống đẹp”, vẫn bị xã hội xem như là chưa “nên người”.

Bản thân tôi đã có lần tận mắt chứng kiến một trong những trường hợp này. Hồi đó tôi còn đi giảng dạy Anh ngữ ở một trường phổ thông. Mặc dù chỉ là một giáo viên hợp đồng, nhưng tôi vẫn được mời tham gia hội nghị xây dựng kế hoạch năm học vào đầu niên khoá. Sau hội nghị, tôi thấy một trong các giáo viên lớn tuổi có vẻ hơi khó chịu. Vốn chơi khá thân với vị này, tôi liền mượn cớ mang cho ông một ly nước ngọt để tiện hỏi riêng. Ông nhìn tôi rồi cười có vẻ chua chát, nói: “Anh xem, cái ông phó phòng hôm nay về dự hội nghị ấy, thậm chí chẳng thèm chào tôi một tiếng nữa. Ngày xưa nó đã từng học với tôi ba năm tiếp đấy.”

Tôi hiểu tâm trạng của thầy, và càng hiểu rõ cái “không đẹp” của ông phó phòng “tuổi trẻ tài cao” kia. Hẳn là không ai trong chúng ta có thể đồng ý với một hành vi kiểu đó.

Vấn đề là, giữa những nguyên tắc cần phải bỏ đi và những nguyên tắc không thể bỏ đi, còn có vô số những vấn đề không dễ nhất trí với nhau là cần thiết hay không cần thiết. Dưới góc nhìn của người này, một vấn đề có thể là cần thiết, với một người khác thì lại không. Và ngược lại. Như vậy, dựa vào đâu để chúng ta có thể xác định được những gì nên giữ và những gì không nên giữ? Chuyện nhỏ nhặt như việc ngoác miệng ra ngáp ở nơi công cộng, tuy có làm cho một số người cảm thấy khó chịu, nhưng lại cũng có những người khác cho là bình thường, chẳng có gì đáng kể!

Trong thời đại mà cái “tôi” của mỗi cá nhân được tôn trọng hơn bao giờ hết, và thậm chí là được cả pháp luật bảo vệ, thì sự khen chê của cộng đồng cũng ngày càng giảm thiểu đi đáng kể. Thiên hạ bây giờ tôn sùng chủ nghĩa “ba không” đối với hành vi của người khác: không quan tâm, không bình luận, không can thiệp. Bởi vậy, nếu như có ai đó có những hành vi “không đẹp” thì đó là chuyện của họ, miễn đừng vi phạm pháp luật thì thôi, can thiệp đến, khen chê để làm gì? Mà nếu thiên hạ đã thế thì việc gì mình phải quan tâm đến việc rèn luyện, chú ý từng hành vi nhỏ nhặt để mà chi? Quan điểm như thế cũng là một quan điểm có thể hiểu được trong bối cảnh thay đổi của thời hiện đại.

Từ cách nghĩ như thế, một số người bắt đầu cho rằng những nguyên tắc ứng xử chi li, tỉ mỉ nếu đã không cần thiết, tất nhiên là chúng sẽ có tác dụng ngược lại. Trong thời buổi này, người ta chạy đua nhau với tốc độ phi thuyền, mọi việc làm đều hối hả và thời biểu trong ngày thì bao giờ cũng dư việc thiếu giờ. Nếu đã vậy, việc quan tâm thêm đến các chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống chẳng là một gánh nặng căng thẳng chồng chất thêm đó sao? Bản thân mình đã vậy, nói gì đến việc quan tâm dạy dỗ, rèn luyện cho con cái?

Theo một cách nghĩ khác, có người cho rằng sự tự do, thoải mái trong sinh hoạt của mỗi người là quan trọng hơn những phép tắc vốn lúc nào cũng phải quan tâm đến người khác. Bạn bè đi chơi với nhau, thích ăn mặc gì, nói năng ra sao, cứ tự do theo ý mình chẳng dễ chịu hơn là cứ theo nguyên tắc này nguyên tắc nọ hay sao? Nếu ai cũng như ai, chẳng ai can thiệp đến ai là được rồi, việc gì phải như thế này hay như thế khác cho thêm mệt óc?

Tuy nhiên, nói gì thì nói, mỗi khi tiếp xúc với bất cứ ai, nhất là lần đầu tiên, thì ấn tượng tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, do những hành vi ứng xử, nói năng, hoặc thậm chí phong cách ăn mặc của người ấy tạo ra cho ta là điều không thể phủ nhận được. Vì thế, trong những chương về sau chúng ta sẽ trở lại vấn đề này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2013(Xem: 12641)
Tạp chí nghiên cứu người tiêu dùng Journal of Consumer Research công bố một khảo sát năm 2012, kiểm chứng rằng tại sao người tiêu dùng là nam giới lại thường tránh xa chuyện ăn chay. Trong đó, khảo sát này nhấn mạnh "Thịt dường như đồng nghĩa với quyền lực và sức mạnh đàn ông".
30/10/2013(Xem: 39247)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
30/10/2013(Xem: 8386)
Một nữ doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc, nổi tiếng vì sở hữu nhiều ngôi nhà đẹp, từng có nhiều bài viết sắc sảo về kinh doanh. Thời gian gần đây chị “từ bỏ cuộc chơi” để tìm về với Phật pháp và chọn Huế là nơi chốn dừng chân của mình. Trong một thời gian ngắn từ 2010 đến nay, chị đã xây dựng ở Huế ba công trình từ thiện và nổi bật là Cát Tường Quân với kiến trúc độc đáo và thanh tịnh đang trở thành điểm đến của du khách mỗi khi dừng chân ở Huế.
29/10/2013(Xem: 12504)
Trong lá thư này, Lạt Ma Zopa Rinpoche trả lời cho một sinh viên học lâu năm với Ngài, một người đã viết thư để cảm ơn Ngài đã “cầu nguyện, dạy dỗ và che chở” trong nhiều năm qua. Người sinh viên xin được giấu tên hiện đang chăm sóc cho Mẹ đang chịu nhiều đau đớn về thể xác sau khi bị hàng loạt những cơn đột quỵ. Như là một phương pháp để đương đầu với những khó khăn khi chăm sóc, người sinh viên đã tưởng tượng như đang chăm sóc cho Ngài Zopa Rinpoche khi chăm sóc cho Mẹ cô.
26/10/2013(Xem: 62712)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
24/10/2013(Xem: 13187)
Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.
23/10/2013(Xem: 10023)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm. Nếu nói về muôn loài trên thế gian, con người là sinh vật cao cấp sống bằng “tình cảm” vì có hiểu biết, suy nghĩ, nói năng, nhận thức và làm được nhiều việc đóng góp lợi ích thiết thực trong bầu vũ trụ bao la này.
19/10/2013(Xem: 8439)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
19/10/2013(Xem: 12375)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 8248)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên và năm 1917 lúc Ngài 22 tuổi đã xuất gia tu học tại chùa Quang Lộc tỉnh Quảng Ngãi với Pháp Danh là Chơn Qúy. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh thuộc thế hệ truyền thừa thứ 7. Ngài sinh năm 1895 và viên tịch năm 1961.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]