Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Chấp nhận nghịch cảnh

22/02/201112:05(Xem: 6922)
6. Chấp nhận nghịch cảnh

GIỌT MỒ HÔI THANH THẢN
Nguyên Minh

Chấp nhận nghịch cảnh

Chúng ta không đủ may mắn được sống trong một thiên đàng trên mặt đất để có thể gặp toàn những điều như ý. Sự thật là cuộc sống quanh ta luôn đầy dẫy những điều bất như ý, những nghịch cảnh phải vượt qua. Cho dù bạn đang làm bất cứ loại công việc nào, những điều trái ý vẫn luôn là chuyện tất nhiên phải có trong công việc.

Nếu được hỏi về những gì không hài lòng trong công việc, tôi tin là bạn sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu, bởi thường có quá nhiều chuyện để “kể lể” về một chủ đề như thế. Nếu bạn có đủ may mắn để gặp được những người đồng nghiệp tốt, hẳn vẫn còn nhiều chuyện phải nói về mối quan hệ với ông chủ hoặc với trưởng phòng, giám đốc... Và nếu như bạn không gặp phải những khó khăn trong quan hệ với mọi người, bạn cũng chưa hẳn đã có đủ may mắn để có được một khoản thu nhập đáng hài lòng, hoặc những thuận lợi thường xuyên trong công việc... Thậm chí điều thường gặp hơn nữa là bạn rất ít khi được quyền chọn lựa những công việc để làm theo sở thích, mà luôn ít nhiều chịu sự quy định của những hoàn cảnh khách quan hoặc theo ý muốn của người khác. Nói chung, nếu phải tìm ra những điểm không hài lòng trong công việc, chắc chắn là bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ.

Nhưng điều ngược lại cũng là một thực tế thường bị bỏ qua không nghĩ đến. Đó là, cũng luôn có rất nhiều điểm đáng hài lòng trong công việc, cho dù bạn đang làm bất cứ loại công việc gì, trong bất cứ hoàn cảnh làm việc như thế nào. Ít nhất trong môi trường làm việc cũng phải có một ai đó đáng để bạn quan tâm, ưa thích hoặc yêu mến. Ít nhất công việc bạn đang làm cũng phải có một vài ưu điểm nào đó không thể có trong những công việc khác. Và ít nhất thì công việc đang làm cũng có thể giúp bạn duy trì được cuộc sống cho bản thân và gia đình, cho dù là trong một điều kiện không được thong thả lắm.

Trong thực tế, những điều hài lòng và không hài lòng luôn đan xen với nhau quanh bạn như những mảng màu xanh đỏ được trang trí trên một chiếc bánh kem. Bạn không thể đi tìm một công việc hoàn toàn chỉ có những điều đáng hài lòng, nhưng cũng không bao giờ có một công việc chỉ hoàn toàn làm cho bạn thất vọng. Vấn đề là bạn phải biết nhận ra thực tế này để đừng bao giờ cường điệu hóa những điều trái ý gặp phải trong công việc.

Khi chấp nhận những điều trái ý, những nghịch cảnh trong công việc như một thực tế tất nhiên phải có, chúng ta sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều trong việc đối mặt và vượt qua, hoặc thậm chí chỉ là để chịu đựng trong một thời gian nào đó. Nhận thức này bao giờ cũng giúp ta tránh được những thái độ bực dọc, cau có không cần thiết, và nhờ đó mà luôn giữ được sự sáng suốt trong việc quyết định mọi công việc. Ngược lại, sự phàn nàn hay than trách chẳng bao giờ giúp ta giải quyết được bất cứ điều gì, mà ngược lại chỉ mang đến sự khó chịu cho những người quanh ta. Điều này rất dễ làm cho mọi người dần xa lánh ta, và hệ quả tất nhiên là ta sẽ không có được những sự giúp đỡ từ người khác khi cần thiết.

Khi bạn làm việc chăm chỉ và thể hiện năng lực rất tốt trong công việc, bạn có quyền hy vọng và thậm chí là đòi hỏi sự thăng tiến. Tuy nhiên, nếu điều đó không xảy ra, chẳng hạn như người được đề bạt lại là một đồng nghiệp mà bạn tin chắc là yếu kém hơn mình, bạn cũng không nên để cho việc đó nuôi lớn sự thất vọng. Bạn có quyền nêu lên ý kiến của mình với người có trách nhiệm, nhưng không nên để cho sự thất vọng làm thay đổi thái độ làm việc cũng như niềm vui trong công việc. Bởi vì điều đó hoàn toàn không giúp bạn làm thay đổi sự việc!

Những điều tương tự như thế vẫn thường xảy ra trong thực tế, và bao giờ cũng có những nguyên nhân, những lý do nhất định mà đôi khi bạn không thể hiểu hết. Điều duy nhất chắc chắn bạn có thể biết được là sự thật đã xảy ra, cho dù đó là một sự thật trái ý. Và bạn phải chấp nhận sự thật ấy theo cách tối ưu nhất, có lợi nhất cho bản thân cũng như cho mọi người chung quanh.

Có những lúc bạn phải làm việc nhiều hơn mức thông thường nhưng lại không nhận được mức thù lao hợp lý, chẳng hạn như khi công ty gặp khó khăn. Bạn có thể than phiền và cảm thấy bực tức vì việc này, nhưng điều đó không mang lại kết quả gì tốt đẹp. Điều tốt hơn có thể làm là hãy nhìn sự việc với một thái độ cảm thông và rộng mở hơn. Bạn đang làm việc trong một tập thể, và sự tồn tại của bạn gắn liền với sự tồn tại của tập thể đó. Những khó khăn mà công ty đang gặp phải có thể là hoàn toàn khách quan, không phải do ý muốn của ban giám đốc hay người chủ công ty, và mọi người nên cùng nhau chèo chống để vượt qua giai đoạn khó khăn ấy. Xét cho cùng, cũng sẽ có những lúc công ty làm ăn thuận lợi và mọi nhân viên công ty được bù đắp thỏa đáng.

Nhưng ngay cả khi bạn đang là đối tượng của những người sử dụng lao động không đúng theo luật định, thì sự than phiền hay bực tức cũng sẽ không mang lại được điều gì. Điều khôn ngoan hơn là phải xác định chắc chắn vấn đề và có những thái độ phản đối thích hợp với người có trách nhiệm, hoặc thậm chí là nghỉ việc. Còn một khi bạn đã chấp nhận tiếp tục hợp tác thì không nên để cho những cảm xúc tiêu cực làm mất đi niềm vui trong công việc.

Tiền lương cũng là một trong những điểm không hài lòng rất thường gặp. Tuy nhiên, nếu bạn đã chấp nhận một công việc nào đó thì việc than phiền về tiền lương chỉ có thể nuôi lớn thêm cảm giác bực dọc mà không giúp ích được gì. Điều tốt hơn là bạn nên hài lòng với sự chọn lựa của chính mình cho đến khi có một quyết định thay đổi. Hơn thế nữa, tiền lương không phải là giá trị duy nhất của công việc. Bạn cần cân nhắc đến những yếu tố khác nữa, chẳng hạn như sự say mê công việc hay những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc mà bạn đang có được.

Nói chung, có rất nhiều điều trong thực tế mà bạn không thể thay đổi được. Trong những trường hợp ấy, cảm giác không hài lòng và thái độ than phiền hay bực dọc sẽ chẳng bao giờ là giải pháp cho vấn đề. Bạn cần phải biết chấp nhận những nghịch cảnh và duy trì niềm vui trong công việc để vượt qua, bởi vì điều đó bao giờ cũng sẽ là tốt nhất cho bản thân bạn cũng như cho mọi người chung quanh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2015(Xem: 10688)
Ngày 16.11.2015, sau cuộc khủng bố đẫm máu ở Paris, phóng viên Murali Krishnan của „Làn Sóng Đức Quốc - Deutsche Welle“ đã có cuộc phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Ấn Độ. Tổ chức Deutsche Welle là một cơ quan truyền thông lớn của nước Đức, thành lập từ năn 1924, phát thanh và hình hơn 30 ngôn ngữ trên toàn thế giới, là thành viên của Đài Truyền Hình ARD. Xin trích dịch toàn bài phỏng vấn từ tiếng Đức từ trang Web của Deutsche Welle.
21/11/2015(Xem: 12473)
Các họa sĩ trên khắp thế giới đã và đang vẽ tranh để cổ vũ Paris đứng lên sau thảm kịch ngày 13/11 vừa qua. Sau sự kiện khủng bố Pháp 13/11 làm 128 người chết và hàng trăm người khác bị thương, nước Pháp- kinh đô ánh sáng, thành phố của tình yêu nay phủ đầy tang tóc. Cả thế giới đều chấn động trước tin một thành phố giữa lòng Châu Âu lại bị tấn công thảm khốc như vậy, đồng thời gửi lời chia buồn tới thân quyến các nạn nhân. Instagram, Twitter, Facebook khắp nơi đều ngập tràn những bức tranh vẽ động viên Paris sớm vượt qua sự việc tang thương lần này.
20/11/2015(Xem: 11876)
Viện trưởng cho biết: “Từ khi hành nghề bác sĩ, tôi chưa từng gặp và điều trị một căn bệnh nào kỳ quái như vậy. Bệnh nhân này trong vòng 3 năm đã phải phẫu thuật tới 5 lần, mỗi lần phẫu thuật tính chất lại nặng hơn so với lần trước, cuối cùng thậm chí đến một tay một chân cũng phải cắt bỏ, chỉ trong phút chốc người bệnh này đã trở thành một người tàn tật với duy nhất một tay một chân. “ Bệnh nhân kỳ lạ này có tên là Văn Lai, có một lần anh bị con rùa (thường được gọi là giáp ngư) cắn đứt một góc ở ngón út bàn tay. Lúc đầu, người này đến bệnh viện để điều trị cơn đau, cho rằng không có vấn đề gì, nhưng sau đó hai tuần, vết thương bắt đầu bị viêm sưng lên. Sau khi tiến hành kiểm tra y tế cho thấy vi trùng đã xâm nhập vào các khớp xương, bắt buộc phải cắt cụt ngón tay út, sau khi anh bị cắt đứt ngón tay út thì chỉ còn lại chín ngón tay.
20/11/2015(Xem: 6638)
Michel Henri Dufour là một người Pháp tu tập theo Phật giáo Theravada, viết và xuất bản nhiều sách trong số đó có quyển "Tự điển Phật giáo Pa-li - Pháp ngữ" (Dictionnaire Pali-Français du Bouddhisme", Eds des Trois Mondes, 1999, 351 tr.) được nhiều người biết đến. Các bài viết của ông thường rất ngắn, cô đọng, chính xác và thiết thực.
17/11/2015(Xem: 8125)
Mấy hôm nay tôi không vào ineternet nên không biết tình hình bên ngoài. Chỉ có 1 tin bằng tiếng Anh được dán lên bảng thông báo của tu viện nơi chúng tôi đang hành thiền, rằng khủng bố tấn công Paris và gần 200 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương. Con số đang thống kê. Nếu không là con Phật, nếu không tu tập tốt chúng ta có thể hoảng sợ và tâm ta có thể bất an. Nhất là khi chúng tôi đang ở Pháp.
14/11/2015(Xem: 9920)
Mới gặp lại chị, ai cũng thấy ngạc nhiên, hình như chị có gì khác khác trên khuôn mặt. Hỏi ra mới biết, chị vừa bị tai nạn giao thông, gãy lá mía sống mũi, phải làm lại. Với đàn bà, bị cái gì ảnh hưởng đến khuôn mặt là kinh khủng lắm, vì chị vốn là người xinh đẹp ở cơ quan tôi. Thế nhưng chị bảo gặp tai nạn mà sao không thấy kinh khủng lắm, vì vẫn gặp người tốt.
13/11/2015(Xem: 8856)
Nicolas sinh năm 1989. Em còn trẻ, còn rất trẻ. Tương lai của em là phía trước. Những ngày này em thực hành thiền cùng chúng tôi tinh tấn lắm. Em rất hay chạy bộ vào rừng. Ngày nào em cũng chạy. Hôm qua em bảo tôi lập 1 nhóm các thiền sinh chạy gần quanh đây, chạy quãng một vài trăm km thôi để gắn kết hơn, để hiểu và thương nhau hơn, để cùng bên nhau. Tôi giật mình – thế là được thiền chạy đấy em nhỉ. Khi tôi hỏi trong những cuốn sách về thiền đã đọc, em thích cuốn nào nhất, em nói ngay đó là “Buddha teaching” của thầy Thích Nhất Hạnh. Em đọc lần đầu tiên năm 2006.
12/11/2015(Xem: 9063)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Chah trước một cử tọa gồm các tỳ kheo Tây Phương, các sa di và cả người thế tục, và đặc biệt là dành cho cha mẹ của một tỳ kheo người Pháp sang thăm con xuất gia ở Thái Lan vừa được thụ phong tỳ kheo. Buổi giảng được tổ chức tại ngôi chùa Wat Pah Pong của nhà sư Ajahn Chah trên miền bắc Thái, vào ngày 10 tháng 10 năm 1977.
12/11/2015(Xem: 11117)
Đây là bài Pháp luận có Chủ đề: Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật? do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada tổ chức trong KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V tại San Diego, CA từ ngày 6 đến ngày 10, tháng 8 năm 2015. Thuyết trình đoàn gồm có Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Ni Sư Thích Thiền Tuệ, Cư Sĩ Quảng Thành Bùi Ngọc Đường, và cá nhân tác giả. Đây là phần thuyết trình của chúng con / chúng tôi. Nếu có chút vụng về gì trong khi truyết trình hay viết thành văn, kính mong quý Ngài và quý vị niệm tình mà tha thứ cho.
12/11/2015(Xem: 10386)
Chiều ngày 30 tháng 10 năm 2015 (18/09 năm Ất Mùi) tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi lễ hành chính dâng Y Kathina do Phái đoàn Đại diện Quốc Vương Thái Lan cúng dường. Phái đoàn Đại diện Vương Quốc Thái Lan có ông Prả-chuộp Chằy-yả-xán - Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Hội hữu nghị Thái - Việt, Đại diện Quốc Vương Phu-mí-phôn Á-đul-yá-đệt và Hoàng gia Thái Lan; cùng các thành viên, các Phật tử Thái Lan tháp tùng trong phái đoàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]