Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Thương yêu và hiểu biết

21/02/201116:21(Xem: 6026)
8. Thương yêu và hiểu biết

HÁT LÊN LỜI THƯƠNG YÊU
Nguyên Minh

Thương yêu và hiểu biết

Nhiều người cho rằng chỉ khi có sự hiểu biết thì người ta mới có thể thương yêu. Thật ra, mối quan hệ giữa lòng thương yêu và sự hiểu biết là có thật, nhưng có lẽ nên hiểu theo hướng ngược lại.

Như đã nói, thương yêu vốn là một bản năng tự nhiên của mỗi người. Vì là một bản năng nên sự sinh khởi của nó là hoàn toàn tự nhiên. Người mẹ thương con là tự nhiên. Chúng ta xúc cảm trước nỗi đau của người khác cũng là tự nhiên. Anh chị em thương yêu nhau cũng là tự nhiên...

Tuy vậy, sự nuôi dưỡng và phát triển bản năng thương yêu của chúng ta lại không phải là tự nhiên. Nó đòi hỏi những điều kiện thuận lợi trong môi trường sống, cũng như sự cố gắng học tập và rèn luyện của mỗi cá nhân. Không có những yếu tố này, bản năng thương yêu của chúng ta sẽ dần dần trở nên khô cằn, tàn lụi, thay vì là phát triển thành một lòng thương yêu chân thật luôn rộng mở. Chính vì vậy mà trong thực tế chúng ta vẫn thường thấy có những bậc cha mẹ ứng xử thiếu tình thương yêu đối với con cái, có những con người lạnh lùng chai đá trước nỗi đau của người khác, và có cả những trường hợp huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt... Những người ấy không hề thiếu đi bản năng thương yêu, nhưng điều đáng tiếc đã xảy ra cho họ chính là sự khô cằn, tàn lụi của bản năng thương yêu trong lòng họ. Và điều đó sở dĩ xảy ra chính là do không có đủ những yếu tố thích hợp cho sự phát triển của lòng thương yêu.

Sự hiểu biết cũng là một yếu tố giúp phát triển lòng thương yêu. Một cô gái trẻ khi lấy chồng có thể chưa biết gì nhiều về việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Nhưng một khi đã thực sự làm mẹ, cô nhất thiết phải cần đến những hiểu biết đó. Lòng thương yêu đối với đứa con bé bỏng vừa ra đời là một điều tự nhiên nảy sinh trong lòng mẹ, nhưng để có có thể chăm sóc tốt đứa con ấy lại phải cần thêm sự cố gắng học hỏi và rèn luyện. Không có sự học hỏi và rèn luyện, một người mẹ đôi khi có thể vô tình làm thương tổn con mình trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng.

Lòng thương yêu chân thật có thể làm nảy sinh sự hiểu biết. Hay nói một cách chính xác hơn là nó thôi thúc chúng ta đạt đến sự hiểu biết. Một người mẹ vì thương con mà có thể học hỏi rất nhiều điều trước đây đối với cô vô cùng xa lạ, khó hiểu. Những người bạn thương yêu nhau thật lòng có thể hiểu được những điều sâu kín trong lòng nhau, những điều mà người khác không thể nào có khả năng hiểu được...

Ngược lại, sự hiểu biết giúp nuôi dưỡng lòng thương yêu. Không có được sự hiểu biết, lòng thương yêu sẽ không thể phát triển một cách lành mạnh. Đôi khi người ta có thể trở nên mù quáng và làm những việc không nên làm chỉ vì thiếu hiểu biết. Vì thế, khi thương yêu mà thiếu sự hiểu biết chúng ta sẽ có thể gây ra những thương tổn đáng tiếc cho chính những người mà ta thương yêu.

Mặt khác, tri thức và kinh nghiệm giúp chúng ta hoàn thiện đời sống, nhưng đồng thời chúng cũng tạo ra những định kiến nhất định trói buộc chúng ta. Càng có nhiều định kiến thì chúng ta càng mất đi sự sáng suốt và khả năng phán đoán độc lập, do đó mà mọi tư tưởng, lời nói, việc làm của chúng ta luôn chịu sự chi phối của những định kiến ấy. Chỉ khi nào nhận ra được điều này thì chúng ta mới có thể tự giải phóng bản thân mình khỏi những định kiến chất chồng do tri thức và kinh nghiệm tạo ra.

Để nuôi dưỡng và phát triển lòng thương yêu, chúng ta nhất thiết phải vượt qua được những định kiến. Khi một người bạn đồng nghiệp tâm sự với ta về hoàn cảnh bi đát mà gia đình anh ta đang gánh chịu, nếu chúng ta chỉ dựa vào kinh nghiệm của những lần bị lừa dối trước đây để đánh giá những điều anh ta kể lể, ta sẽ không thể động lòng thương cảm, và do đó không thể có bất cứ sự chia sẻ an ủi nào. Thật ra, trước đó anh ta có thể đã từng nói dối, nhưng không thể vì điều đó mà phủ nhận việc hiện nay anh ta đang nói thật. Do định kiến từ những kinh nghiệm trước đây, chúng ta tự cho là có thể “hiểu” được anh ta, nhưng sự thật là ta đã nhầm lẫn.

Nếu hai anh em gây gổ, tranh chấp nhau và cần đến sự giải hòa của người mẹ, người mẹ ấy cũng nhất thiết không được để cho những định kiến về mỗi đứa con chi phối nhận thức của mình trong hiện tại. Nếu không, bà sẽ không thể làm tốt việc giải hòa, bởi khi ấy những đứa con bà sẽ không cảm nhận được một sự thương yêu chân thật có thể cảm hóa chúng.

Vì thế, lòng thương yêu chân thật luôn vượt thoát mọi định kiến để đạt đến sự bình đẳng hoàn toàn đối với mọi đối tượng. Nếu sự thương yêu của chúng ta xuất phát từ những định kiến tốt, xấu, hay, dở... về từng đối tượng khác nhau, chắc chắn đó chưa phải là lòng thương yêu chân thật. Ngược lại, nếu có được lòng thương yêu chân thật, chúng ta sẽ có thể phá vỡ tất cả được những định kiến sai lầm đã hình thành từ trước để thật lòng thương yêu một cách bình đẳng.

Khi nhìn một con thú lớn rượt đuổi bắt mồi, chúng ta thường động lòng thương cảm và mong sao cho con mồi bé nhỏ kia chạy thoát. Thậm chí nếu được ta còn có thể sẵn sàng can thiệp để cứu thoát con mồi đó. Nhưng trong trường hợp này, nếu xét kỹ chúng ta sẽ thấy là mình đã chịu sự chi phối của những định kiến sẵn có mà không phải xuất phát từ lòng thương yêu chân thật. Thật ra thì cả hai con thú đều đáng thương như nhau, và trong cuộc đấu tranh sinh tồn của chúng, thành công của bên này luôn là thất bại của bên kia. Khi một con thú chỉ có thể sống được bằng việc săn mồi thì việc chúng ta xem con thú ấy là “độc ác” chỉ là do định kiến. Bởi cuộc sống của nó sẽ ra sao nếu hoàn toàn không săn được mồi?

Thông thường thì cách nhìn của chúng ta đối với những người phạm tội trong xã hội cũng chịu sự chi phối của định kiến. Chỉ khi nào những định kiến ấy bị phá vỡ, ta mới có thể thật lòng thương yêu, tha thứ để dẫn dắt họ trở lại với con đường lương thiện. Đây cũng chính là cách ứng xử mà mọi xã hội tốt đẹp đều khuyến khích. Mọi tội lỗi chỉ có thể dùng sự khoan hồng để cảm hóa chứ không thể lấy sự trừng phạt để tiêu diệt. Bởi vì, xét cho cùng thì những nguồn gốc của tội lỗi như tham lam, sân hận... vốn luôn sẵn có trong mỗi con người, nên chúng ta không thể nào “diệt sạch” chúng được.

Vì thế, khi có lòng thương yêu chân thật, chúng ta cũng sẽ có được sự sáng suốt cần thiết để hiểu biết và cảm thông. Sự hiểu biết và cảm thông ấy có được chính là nhờ lòng thương yêu đã giúp ta phá bỏ được mọi định kiến sai lầm đã hình thành từ trước. Khi không còn định kiến thì sự thương yêu của chúng ta mới có thể rộng mở và bình đẳng đối với mọi đối tượng.

Điều này giải thích vì sao lòng thương yêu chân thật luôn có khả năng cảm hóa mạnh mẽ. Đó là vì tính chất bình đẳng không định kiến bao giờ cũng dẫn đến những cách hành xử công bằng và sáng suốt. Và bất cứ ai trong chúng ta khi đã cảm nhận được sự chân thật, công bằng và sáng suốt thì không thể nào không tin phục và nghe theo. Vì thế, khi những lời khuyên can của bạn xuất phát từ lòng thương yêu chân thật, chắc chắn chúng sẽ có nhiều khả năng thuyết phục được người nghe.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2015(Xem: 10042)
Hôm chủ nhật cuối tuần ngày 20.09.2015, lớp ngành Thanh Gia Đình Phật Tử Tâm Minh tại Chùa Viên Giác, Hannover do mình hướng dẫn đã thảo luận về đề tài "Duyên Khởi và Dòng người tỵ nạn tại Âu Châu". Vì sao mình chọn đề tài nóng bỏng này cho các em thảo luận? Bởi các em là những thanh thiếu niên đã có bằng tú tài hoặc đang học đại học, cần có một cái nhìn mọi sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng như ngay chính bản thân mình bằng lăng kính giáo lý Phật Đà, để phát lòng từ bi rộng lớn, chứ không phải từ bi "có điều kiện"! Điều này sẽ giúp cho các em tăng thêm sự hiểu biết về giáo lý thực dụng của Đức Thế Tôn khi trao đổi với bạn bè khác trong trường. Là một Phật tử, ta nên tập quán chiếu mọi pháp thế gian qua lăng kính Phật Giáo, thì sẽ nhận ra được "Phật pháp không ngoài thế gian giác!"
27/09/2015(Xem: 5724)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý. Chùa Đá Vàng hay Kyaiktiyo là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng thứ ba tại Myanmar, sau chùa Swedagon và đền Mahamuni, cách Yangon 200 km. Ngôi chùa nằm chơi vơi trên tảng đá khổng lồ ở vị trí chênh vênh cạnh vách núi cao 1.100 m. Những ai lần đầu nhìn đều cảm tưởng hòn đá sẽ lăn ngay xuống vực. Truyền thuyết Myanmar lý giải cho bố cục kỳ lạ này bằng câu chuyện của Đức Phật, tương truyền bảo tháp trên hòn đá chính là sợi tóc của ngài. Dù bạn có tin vào truyền thuyết hay không, trong khoa học địa lý đây là hiện tượng không thể lý giải.
27/09/2015(Xem: 10051)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai? Có một con cáo đã phát hiện ra một chuồng gà, nó bèn tìm cách tiếp cận nhưng vì cáo nhà ta quá mập nên không thể chui lọt vào chuồng để ăn gà. Thế là nó đành phải nhịn đói suốt ba ngày liền mới có thể vào được chuồng gà. Sau khi vào được, nó đã ăn no nê để bù lại những ngày nhịn đói, giờ đây chiếc bụng của cáo đã phình to ra, nên không thể nào ra được nữa, thế là cáo đành phải nhịn đói trở lại ba ngày mới có thể ra khỏi chuồng gà.
25/09/2015(Xem: 7779)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ở tuổi 80 của tôi thuộc thế hệ thế kỷ 20. Những người trẻ dưới 30 tuổi thuộc thế hệ của thế kỷ 21. Ngài thừa nhận rằng thế hệ của thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều vấn đề, bao gồm cả thiệt hại cho môi trường. Một số ý tưởng của họ, chẳng hạn như quan điểm cho rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng vũ lực hiện nay là hoàn toàn lỗi thời. Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bến phà Millbank Pier đi đến The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Jeremy Russell)
24/09/2015(Xem: 7939)
Khi chung ta bước đi, với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc lành cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên giới hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi. Có những điều khi tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào, chưa chắc một sớm một chiều mình hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phải đợi đến nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người rồi mình mới bừng tỉnh về một điều giác ngộ chưa trọn vẹn. Khi xưa mình nghe kể chuyện đức Phật Đản sanh, dưới bảy bước đi đều nở bảy đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé sang Làng Mai, chạm phải những công án Thiền của Ngài Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng bước nở hoa sen” thì mới vỡ òa nhiều khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại trong một góc tối của tâm trí nào đó.
24/09/2015(Xem: 8968)
Sau tiếng ré lên của cái chuông bấm ở cửa, mình đã nghe tiếng chìa khoá lách cách tra vào ổ khoá của cánh cửa song sắt ở bên trong. Một chập sau, cánh cửa "Trại Cải Huấn Thanh Thiếu Niên Phạm Pháp" (Jugendarrestanstalt, viết tắc là JAA) tại Nienburg nặng chịt, rít lên tiếng sắt cọ sát trên thềm xi măng, mở ra. Bước chân vào, vài câu chào hỏi trao đổi với cô giám thị. Cửa chánh đóng lại. Cô giám thị hướng dẫn mình đi qua một cánh cửa song sắt. Lại đứng chờ. Sau khi nó lại khóa lại, thì có cảm giác "mình đi lại tự do trong Trại Cải Huấn" được rồi! Tiến về phòng điều hành. Từ bên ngoài đã thấy ông "xếp" trại, ba nam giám thị, cô giám thị khi nãy; hai cô tác viên xã hội (Sozialarbeiterin) và thêm bốn thiếu nữ lạ mặt. Ông "xếp" trại giới thiệu bốn thiếu nữ lạ ấy cũng là tác viên xã hội ở các tù khác đến tìm hiểu kinh nghiệm hướng dẫn của "thầy JIP" - tên là Diệp, nếu đọc không bỏ dấu và theo âm Đức thì là "Dieb"; mà "Dieb" có nghĩa là "kẻ cắp"! Còn nếu phát âm tương đối đúng thì v
24/09/2015(Xem: 8984)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
21/09/2015(Xem: 7546)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?) thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy... như vầy...
21/09/2015(Xem: 10037)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
21/09/2015(Xem: 7965)
Khi mẹ mất, con cháu đều có mặt. Qua bao năm đất nước tang thương, chiến tranh khốc liệt, đàn con gian truân trong nghề nghiệp, trong lửa đạn. Có đứa vào quân đội, cả năm không thấy mặt, không biết ở đâu. Sau chiến tranh mọi người đều tìm cách bỏ xứ. Đứa trước đứa sau, qua rừng qua biển, rồi tìm cách đưa được mẹ sang xứ người. Các con làm lại sự nghiệp, các cháu học hành giỏi, thành công vượt mực. Ai cũng nói: “Cụ thật có phước, cụ thật có phước, được Phật độ !”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]