Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự Cân Bằng Trong Cuộc Sống

19/02/201114:57(Xem: 9177)
Sự Cân Bằng Trong Cuộc Sống

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

HẠNH PHÚC VÀ KHỔ ĐAU

SỰ CÂN BẰNG TRONG CUỘC SỐNG

Việc mở rộng quan điểm một cách linh hoạt không chỉ giúp chúng ta thích nghi tốt trong việc ứng xử với các vấn đề nảy sinh mỗi ngày trong đời sống, mà còn là nền tảng để hình thành một yếu tố quan trọng khác trong việc xây dựng đời sống hạnh phúc: sự cân bằng trong đời sống.

Mức độ cân bằng hay vừa phải có giá trị cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại của bất kỳ sự vật nào. Người biết sống là người không bao giờ đi đến chỗ cực đoan trong bất cứ vấn đề nào. Đây không phải là một ý tưởng mang tính cách lý thuyết, mà là một nguyên tắc rất thiết thực có thể áp dụng vào mọi sự việc trong đời sống hằng ngày. Khi bạn trồng một cây non chẳng hạn, tưới nước quá nhiều hoặc quá ít đều có thể làm cây chết. Chỉ với một mức độ vừa phải thì cây mới có thể sống được và phát triển tốt. Để bảo vệ sức khỏe của con người cũng vậy, bạn cần một sự cân đối về dinh dưỡng. Bất cứ yếu tố nào quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây rối loạn hoặc bất lợi cho cơ thể.

Tinh thần và thể chất của chúng ta đều cần có một sự cân bằng để có thể phát triển trong điều kiện tốt nhất. Khi chúng ta tự thấy mình rất hài lòng với những thành quả đạt được trong cuộc sống đến mức dần trở nên kiêu căng, tự mãn, chúng ta cần biết suy ngẫm về những bất ổn và khổ đau thực sự vẫn đang tồn tại, cũng như những khía cạnh không hoàn thiện của đời sống. Điều này sẽ giúp chúng ta lấy lại mức độ cân bằng cần thiết vì nó giảm bớt sự hưng phấn thái quá. Ngược lại, khi chúng ta tự mình đắm sâu vào những ý tưởng tiêu cực, cảm thấy cuộc sống đầy những khó khăn, bất ổn và khổ đau... khiến cho tinh thần chúng ta trở nên suy sụp, chán nản, chúng ta cần biết nghĩ đến những thành quả nhất định mà mình đã đạt được, những phẩm chất tốt đẹp của bản thân, cũng như những khía cạnh tích cực trong đời sống... Điều này cũng sẽ giúp chúng ta lấy lại mức độ cân bằng cần thiết vì nó giải tỏa trạng thái trầm uất và làm cho ta phấn chấn hơn lên. Trong cả hai trường hợp, chúng ta đều phải tránh không rơi vào thái độ cực đoan, nghiêng hẳn về một phía.

Không chỉ ở phạm vi tâm lý cá nhân mà trong trường hợp của một cộng đồng hay toàn xã hội, những thái độ cực đoan đều luôn dẫn đến những kết quả bất lợi. Chúng ta cần biết cân nhắc và kết hợp nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến vấn đề để đạt được giải pháp dung hòa thích hợp nhất. Trong quá trình rèn luyện tự thân cũng vậy, chúng ta cần có sự cân đối hài hòa giữa việc học hỏi những gì thuộc về lý thuyết với việc thực hành những tri thức đó trong cuộc sống. Chỉ nghiêng về mặt học hỏi lý thuyết mà thiếu sự thực hành, hoặc ngược lại, đều không thể giúp ta đạt đến những kết quả khả quan trong sự tu dưỡng.

Khuynh hướng cực đoan thường xuất phát từ nội tâm chúng ta hơn là do ngoại cảnh tác động. Đơn giản là vì yếu tố vật thể luôn có những giới hạn nhất định, nhưng những mong cầu trong lòng ta thì không có giới hạn.

Lấy một ví dụ, nếu sống trong cảnh nghèo khó chúng ta sẽ phải chịu đựng rất nhiều khó khăn vì thiếu thốn về mặt vật chất, và ta cần nỗ lực để vươn lên một cuộc sống đầy đủ hơn. Nhưng nếu chúng ta nhắm đến một cuộc sống xa hoa, phung phí, điều đó có nghĩa là ta đã nghiêng về một phía cực đoan của vấn đề. Những nhu cầu vật chất của chúng ta có một mức độ nhất định để thỏa mãn, vì thế chúng ta có thể hài lòng. Nhưng lòng ham muốn của chúng ta không có mức độ giới hạn nhất định, và nó có thể tiếp tục gia tăng bất kể là chúng ta đã đạt được đến mức độ nào. Vì thế, sự thật là không phải những nhu cầu vật chất thúc đẩy chúng ta đến chỗ cực đoan, mà chính là lòng ham muốn, là cảm giác không thỏa mãn trong nội tâm.

Đôi khi, sự thiếu hiểu biết, quan điểm hẹp hòi hoặc những cách nhìn phiến diện về sự việc cũng dẫn đến sự cực đoan, quá khích. Trong những trường hợp đó, chính bản thân chúng ta sẽ là người nhận lãnh hậu quả của sự cực đoan ấy. Lấy ví dụ như việc người ta đang tận dụng hàng loạt những phương tiện hiện đại để ráo riết đánh bắt cá trên các đại dương. Đây là một thái độ quá khích do thiếu sự hiểu biết toàn diện về vấn đề. Người ta chỉ nhìn thấy những nguồn lợi được thu về trước mắt, nhưng không thấy được những mối nguy hại lâu dài về sau cho môi trường, thậm chí dẫn đến làm tuyệt chủng nhiều loài cá. Để khắc phục những hành vi cực đoan loại này, chúng ta cần phải có sự mở rộng về mặt tri thức cũng như nhận thức để có thể hiểu đúng vấn đề một cách toàn diện.

Hầu hết chúng ta đều đã từng có một hoặc nhiều lần rơi vào chỗ cực đoan về một sự việc nào đó. Vấn đề là chúng ta phải biết nhận ra và sớm điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp ta đạt đến một cuộc sống an vui hạnh phúc.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2015(Xem: 7013)
Pháp thoại Hòa thượng Thích Thái Hòa giảng cho nhân viên văn phòng FDI Hà Nội vào ngày 31-3 năm 2015. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Mi Phật. Hôm nay, ngày 31 tháng 3 năm 2015 tại văn phòng FDI Hà Nội, Tôi xin chia sẻ pháp thoại đến với nhân viên văn phòng FDI với đề tài: Con đường tự do và phát triển. Thưa đại chúng!
21/05/2015(Xem: 7538)
Phái đoàn Phật Giáo Việt Nam chúng tôi rất vinh dự được Trưởng lão Thiền Sư Jinje, Tông trưởng Tông Tào Khê và Hòa thượng Jaseung, Chủ tịch Tông Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc thỉnh mời tham dự Hội Nghị Thế Giới Vì Hòa Bình Và Tái Thống Nhất Hàn Quốc, vào ngày 15 đến ngày 18 tháng 5 năm 2015 tại Thủ đô Seoul, nước Cộng Hòa Hàn Quốc và đóng góp Thông điệp Hòa bình ở trong hội nghị này.
21/05/2015(Xem: 10263)
Năm nay tôi đã lớn tuổi nên không nhận giảng ở các trụ xứ an cư. Nhưng vì sư Giác Toàn có thạnh tình mời về thăm và có ít lời nhắc nhở chư tăng trong mùa hạ luôn tinh tấn tu hành, để xứng đáng là người xuất gia tu đạo giải thoát. Vì vậy mới có buổi nói chuyện này.
16/05/2015(Xem: 25072)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừa lại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏ nó đi. Rồi cõi lòng bạn tràn ngập tình bi mẫn vị tha, thẩm thấu qua từng lỗ chân lông bạn. Hãy hiển lỗ tâm từ vô nhiễm trào dâng thương yêu. Hãy để những ai đến với bạn đều nhận được vầng quang hảo tâm không thể chối từ, cũng như khi rời xa, họ cảm thấy được cảm thông và can đảm hơn để đối mặt với cuộc đời đầy gian truân và nghiệt ngã này.
15/05/2015(Xem: 9420)
Bàn về lòng vị tha - một ấn phẩm dày 900 trang do Matthieu Ricard - nhà khoa học, nhà sư người Pháp viết và được Nhà xuất bản Nil tổ chức ấn hành. Bài phỏng vấn sau đây được thực hiện bởi Mạng nghiên cứu Cles.com với chính tác giả.
14/05/2015(Xem: 7225)
Xin đại chúng giữ gìn trang nghiêm cho tâm được yên lắng để nghe pháp thoại. Quý vị cùng với tôi thực tập, theo dõi ba hơi thở vào và ra. Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào; Thở ra, tôi biết tôi đang thở ra.
14/05/2015(Xem: 10400)
“Để có hạnh phúc chân thật, bạn phải chuyển hóa những năng lượng tiêu cực do chính bản năng của bạn tạo ra, phải tìm lại bản chất chân thật của hợp thể con người bạn mà đất trời đã trao tặng”, thầy Minh Niệm, tác giả cuốn Hiểu về trái tim, cộng tác viên của Giác Ngộ từ nhiều năm nay, mở đầu cuộc trò chuyện với Giác Ngộ khi phóng viên hỏi về “hạnh phúc chân thật” mà thầy đề cập trong sách. Tiếp tục cuộc trò chuyện, ĐĐ.Thích Minh Niệm cắt nghĩa thêm:
08/05/2015(Xem: 13235)
Lúc mọi người muốn ông ta chứng minh lời mình nói là đúng, ông ta liền cao giọng nói như thách thức Đức Phật: “Đức Phật quả thực Người có linh, hãy xuống đây, trước mặt rất đông mọi người hãy ban phước hay giết chết tôi đi, thì tôi sẽ tin là người thực sự có tồn tại”, ông ta cố ý lặng yên chờ mấy phút nữa, đương nhiên là Đức Phật không xuống để ban phước hay giết chết ông ta. Ông ta liền nhìn mọi người xung quanh và nói “mọi người thấy rồi đấy, Đức Phật vốn dĩ là không tồn tại”.
07/05/2015(Xem: 9062)
Steve Jobs (1955-2011), người sáng lập Hãng Apple Computer, đã có lúc tu tại Ấn Độ, trong bài nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Stanford năm 2005, kể ba câu chuyện như là lời nhắn nhủ thân tình với những sinh viên tốt nghiệp, sắp bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời:
07/05/2015(Xem: 7727)
Tâm linh là sự kiện phi vật thể, đối lập với duy vật. Hầu hết các tôn giáo đều mang tính chất tâm linh; tín ngưỡng tâm linh của các tôn giáo không thuần nhất, tùy trình độ, căn cơ và khuynh hướng của mỗi loại tín ngưỡng mà có chánh tín và tà tín.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]