HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh
Mức độ cân bằng hay vừa phải có giá trị cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại của bất kỳ sự vật nào. Người biết sống là người không bao giờ đi đến chỗ cực đoan trong bất cứ vấn đề nào. Đây không phải là một ý tưởng mang tính cách lý thuyết, mà là một nguyên tắc rất thiết thực có thể áp dụng vào mọi sự việc trong đời sống hằng ngày. Khi bạn trồng một cây non chẳng hạn, tưới nước quá nhiều hoặc quá ít đều có thể làm cây chết. Chỉ với một mức độ vừa phải thì cây mới có thể sống được và phát triển tốt. Để bảo vệ sức khỏe của con người cũng vậy, bạn cần một sự cân đối về dinh dưỡng. Bất cứ yếu tố nào quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây rối loạn hoặc bất lợi cho cơ thể.
Tinh thần và thể chất của chúng ta đều cần có một sự cân bằng để có thể phát triển trong điều kiện tốt nhất. Khi chúng ta tự thấy mình rất hài lòng với những thành quả đạt được trong cuộc sống đến mức dần trở nên kiêu căng, tự mãn, chúng ta cần biết suy ngẫm về những bất ổn và khổ đau thực sự vẫn đang tồn tại, cũng như những khía cạnh không hoàn thiện của đời sống. Điều này sẽ giúp chúng ta lấy lại mức độ cân bằng cần thiết vì nó giảm bớt sự hưng phấn thái quá. Ngược lại, khi chúng ta tự mình đắm sâu vào những ý tưởng tiêu cực, cảm thấy cuộc sống đầy những khó khăn, bất ổn và khổ đau... khiến cho tinh thần chúng ta trở nên suy sụp, chán nản, chúng ta cần biết nghĩ đến những thành quả nhất định mà mình đã đạt được, những phẩm chất tốt đẹp của bản thân, cũng như những khía cạnh tích cực trong đời sống... Điều này cũng sẽ giúp chúng ta lấy lại mức độ cân bằng cần thiết vì nó giải tỏa trạng thái trầm uất và làm cho ta phấn chấn hơn lên. Trong cả hai trường hợp, chúng ta đều phải tránh không rơi vào thái độ cực đoan, nghiêng hẳn về một phía.
Không chỉ ở phạm vi tâm lý cá nhân mà trong trường hợp của một cộng đồng hay toàn xã hội, những thái độ cực đoan đều luôn dẫn đến những kết quả bất lợi. Chúng ta cần biết cân nhắc và kết hợp nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến vấn đề để đạt được giải pháp dung hòa thích hợp nhất. Trong quá trình rèn luyện tự thân cũng vậy, chúng ta cần có sự cân đối hài hòa giữa việc học hỏi những gì thuộc về lý thuyết với việc thực hành những tri thức đó trong cuộc sống. Chỉ nghiêng về mặt học hỏi lý thuyết mà thiếu sự thực hành, hoặc ngược lại, đều không thể giúp ta đạt đến những kết quả khả quan trong sự tu dưỡng.
Khuynh hướng cực đoan thường xuất phát từ nội tâm chúng ta hơn là do ngoại cảnh tác động. Đơn giản là vì yếu tố vật thể luôn có những giới hạn nhất định, nhưng những mong cầu trong lòng ta thì không có giới hạn.
Lấy một ví dụ, nếu sống trong cảnh nghèo khó chúng ta sẽ phải chịu đựng rất nhiều khó khăn vì thiếu thốn về mặt vật chất, và ta cần nỗ lực để vươn lên một cuộc sống đầy đủ hơn. Nhưng nếu chúng ta nhắm đến một cuộc sống xa hoa, phung phí, điều đó có nghĩa là ta đã nghiêng về một phía cực đoan của vấn đề. Những nhu cầu vật chất của chúng ta có một mức độ nhất định để thỏa mãn, vì thế chúng ta có thể hài lòng. Nhưng lòng ham muốn của chúng ta không có mức độ giới hạn nhất định, và nó có thể tiếp tục gia tăng bất kể là chúng ta đã đạt được đến mức độ nào. Vì thế, sự thật là không phải những nhu cầu vật chất thúc đẩy chúng ta đến chỗ cực đoan, mà chính là lòng ham muốn, là cảm giác không thỏa mãn trong nội tâm.
Đôi khi, sự thiếu hiểu biết, quan điểm hẹp hòi hoặc những cách nhìn phiến diện về sự việc cũng dẫn đến sự cực đoan, quá khích. Trong những trường hợp đó, chính bản thân chúng ta sẽ là người nhận lãnh hậu quả của sự cực đoan ấy. Lấy ví dụ như việc người ta đang tận dụng hàng loạt những phương tiện hiện đại để ráo riết đánh bắt cá trên các đại dương. Đây là một thái độ quá khích do thiếu sự hiểu biết toàn diện về vấn đề. Người ta chỉ nhìn thấy những nguồn lợi được thu về trước mắt, nhưng không thấy được những mối nguy hại lâu dài về sau cho môi trường, thậm chí dẫn đến làm tuyệt chủng nhiều loài cá. Để khắc phục những hành vi cực đoan loại này, chúng ta cần phải có sự mở rộng về mặt tri thức cũng như nhận thức để có thể hiểu đúng vấn đề một cách toàn diện.
Hầu hết chúng ta đều đã từng có một hoặc nhiều lần rơi vào chỗ cực đoan về một sự việc nào đó. Vấn đề là chúng ta phải biết nhận ra và sớm điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp ta đạt đến một cuộc sống an vui hạnh phúc.
Nguyên Minh
HẠNH PHÚC VÀ KHỔ ĐAU
SỰ CÂN BẰNG TRONG CUỘC SỐNG
Việc mở rộng quan điểm một cách linh hoạt không chỉ giúp chúng ta thích nghi tốt trong việc ứng xử với các vấn đề nảy sinh mỗi ngày trong đời sống, mà còn là nền tảng để hình thành một yếu tố quan trọng khác trong việc xây dựng đời sống hạnh phúc: sự cân bằng trong đời sống.Mức độ cân bằng hay vừa phải có giá trị cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại của bất kỳ sự vật nào. Người biết sống là người không bao giờ đi đến chỗ cực đoan trong bất cứ vấn đề nào. Đây không phải là một ý tưởng mang tính cách lý thuyết, mà là một nguyên tắc rất thiết thực có thể áp dụng vào mọi sự việc trong đời sống hằng ngày. Khi bạn trồng một cây non chẳng hạn, tưới nước quá nhiều hoặc quá ít đều có thể làm cây chết. Chỉ với một mức độ vừa phải thì cây mới có thể sống được và phát triển tốt. Để bảo vệ sức khỏe của con người cũng vậy, bạn cần một sự cân đối về dinh dưỡng. Bất cứ yếu tố nào quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây rối loạn hoặc bất lợi cho cơ thể.
Tinh thần và thể chất của chúng ta đều cần có một sự cân bằng để có thể phát triển trong điều kiện tốt nhất. Khi chúng ta tự thấy mình rất hài lòng với những thành quả đạt được trong cuộc sống đến mức dần trở nên kiêu căng, tự mãn, chúng ta cần biết suy ngẫm về những bất ổn và khổ đau thực sự vẫn đang tồn tại, cũng như những khía cạnh không hoàn thiện của đời sống. Điều này sẽ giúp chúng ta lấy lại mức độ cân bằng cần thiết vì nó giảm bớt sự hưng phấn thái quá. Ngược lại, khi chúng ta tự mình đắm sâu vào những ý tưởng tiêu cực, cảm thấy cuộc sống đầy những khó khăn, bất ổn và khổ đau... khiến cho tinh thần chúng ta trở nên suy sụp, chán nản, chúng ta cần biết nghĩ đến những thành quả nhất định mà mình đã đạt được, những phẩm chất tốt đẹp của bản thân, cũng như những khía cạnh tích cực trong đời sống... Điều này cũng sẽ giúp chúng ta lấy lại mức độ cân bằng cần thiết vì nó giải tỏa trạng thái trầm uất và làm cho ta phấn chấn hơn lên. Trong cả hai trường hợp, chúng ta đều phải tránh không rơi vào thái độ cực đoan, nghiêng hẳn về một phía.
Không chỉ ở phạm vi tâm lý cá nhân mà trong trường hợp của một cộng đồng hay toàn xã hội, những thái độ cực đoan đều luôn dẫn đến những kết quả bất lợi. Chúng ta cần biết cân nhắc và kết hợp nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến vấn đề để đạt được giải pháp dung hòa thích hợp nhất. Trong quá trình rèn luyện tự thân cũng vậy, chúng ta cần có sự cân đối hài hòa giữa việc học hỏi những gì thuộc về lý thuyết với việc thực hành những tri thức đó trong cuộc sống. Chỉ nghiêng về mặt học hỏi lý thuyết mà thiếu sự thực hành, hoặc ngược lại, đều không thể giúp ta đạt đến những kết quả khả quan trong sự tu dưỡng.
Khuynh hướng cực đoan thường xuất phát từ nội tâm chúng ta hơn là do ngoại cảnh tác động. Đơn giản là vì yếu tố vật thể luôn có những giới hạn nhất định, nhưng những mong cầu trong lòng ta thì không có giới hạn.
Lấy một ví dụ, nếu sống trong cảnh nghèo khó chúng ta sẽ phải chịu đựng rất nhiều khó khăn vì thiếu thốn về mặt vật chất, và ta cần nỗ lực để vươn lên một cuộc sống đầy đủ hơn. Nhưng nếu chúng ta nhắm đến một cuộc sống xa hoa, phung phí, điều đó có nghĩa là ta đã nghiêng về một phía cực đoan của vấn đề. Những nhu cầu vật chất của chúng ta có một mức độ nhất định để thỏa mãn, vì thế chúng ta có thể hài lòng. Nhưng lòng ham muốn của chúng ta không có mức độ giới hạn nhất định, và nó có thể tiếp tục gia tăng bất kể là chúng ta đã đạt được đến mức độ nào. Vì thế, sự thật là không phải những nhu cầu vật chất thúc đẩy chúng ta đến chỗ cực đoan, mà chính là lòng ham muốn, là cảm giác không thỏa mãn trong nội tâm.
Đôi khi, sự thiếu hiểu biết, quan điểm hẹp hòi hoặc những cách nhìn phiến diện về sự việc cũng dẫn đến sự cực đoan, quá khích. Trong những trường hợp đó, chính bản thân chúng ta sẽ là người nhận lãnh hậu quả của sự cực đoan ấy. Lấy ví dụ như việc người ta đang tận dụng hàng loạt những phương tiện hiện đại để ráo riết đánh bắt cá trên các đại dương. Đây là một thái độ quá khích do thiếu sự hiểu biết toàn diện về vấn đề. Người ta chỉ nhìn thấy những nguồn lợi được thu về trước mắt, nhưng không thấy được những mối nguy hại lâu dài về sau cho môi trường, thậm chí dẫn đến làm tuyệt chủng nhiều loài cá. Để khắc phục những hành vi cực đoan loại này, chúng ta cần phải có sự mở rộng về mặt tri thức cũng như nhận thức để có thể hiểu đúng vấn đề một cách toàn diện.
Hầu hết chúng ta đều đã từng có một hoặc nhiều lần rơi vào chỗ cực đoan về một sự việc nào đó. Vấn đề là chúng ta phải biết nhận ra và sớm điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp ta đạt đến một cuộc sống an vui hạnh phúc.
Gửi ý kiến của bạn