Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

64. Đón nhận khi sự việc đến

18/02/201114:55(Xem: 9529)
64. Đón nhận khi sự việc đến

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

64. Đón nhận khi sự việc đến

Một trong những bài học quan trọng nhất mà tôi đã từng học được là, cuộc sống rất hiếm khi diễn ra hoàn toàn theo ý chúng ta. Thay vì vậy, cuộc sống bao giờ cũng là cuộc sống, không hơn không kém. Và càng tiến gần đến chỗ hài hòa với sự thật này của cuộc sống, chúng ta sẽ càng được hạnh phúc và bớt căng thẳng hơn.


Một trong rất nhiều cách để xác định sự đau khổ là mức độ khác biệt giữa những gì bạn thật có và những gì bạn mong muốn, hay là giữa thực tế và những gì mà bạn mong đợi hoặc đòi hỏi. Nói cách khác, bất cứ khi nào mà sự việc xảy ra, dù cho đó là một trận cãi nhau giữa bọn trẻ, một cái ti-vi bị vỡ, một chuyện bối rối, hoặc một mái nhà dột... bạn đều sẽ phải đối mặt với một quyết định quan trọng: Liệu bạn sẽ tìm mọi cách chống lại với những gì đã thật sự xảy ra, hay là bạn có thể chấp nhận và giải quyết chúng?


Sự chấp nhận hoàn toàn không có liên quan gì đến sự thờ ơ, không quan tâm. Khi bạn chấp nhận mọi việc như thế, không có nghĩa là bạn nói: «Tôi không quan tâm, tôi sẽ không làm gì với sự việc này.» Điều này chỉ có nghĩa là, cho dù bạn có thể mong muốn sự việc xảy ra khác đi, và bạn không phủ nhận việc mình có một ý muốn, nhưng bạn nhận biết được sự vô ích của việc chống lại thực tế.

Trong một chừng mực, cách chấp nhận như thế này đối với những gì thật sự xảy ra trong thực tế là một hình thức cơ bản của sự khôn ngoan. Nó là một trong những cách hữu hiệu nhất có thể có để con người làm giảm nhẹ đi sự căng thẳng.


Một trong những khó khăn trong việc nuôi dạy con cái của Kris và tôi là những lúc mà hai bé gái cãi vã hoặc đấu đá nhau. Những lúc ấy thật dễ có khuynh hướng cảm thấy thất vọng, chán nản, và như thể là mình đã không làm tròn trách nhiệm. Cũng rất dễ đưa đến phản ứng là mất tự chủ hoặc la hét ầm ĩ để chấm dứt sự việc. Tuy nhiên, trong giây phút đó, điều thật sự đang xảy ra là hai đứa bé đánh nhau. Không có một sức mạnh vùng vẫy nào từ phía tôi có thể làm cho sự việc khác biệt đi. Không có sự đau đớn tinh thần nào từ phía Kris có thể làm cho sự việc mất đi.


Đôi khi, Kris và tôi nhìn nhau trong những lúc này, và một trong hai chúng tôi lên tiếng nhắc nhở: «Thực tế vẫn là thế.» Khi nói điều này ra, chắc chắn là cả hai chúng tôi đều lạc quan hơn và lấy lại tinh thần. Chúng tôi nhớ lại rằng tất cả bọn trẻ đều phải có những cuộc cãi cọ nhau cũng như đấu đá bằng sức mạnh, và cho dù chúng ta có thể không thích điều đó, nhưng đó là một phần trong bản chất con người.


Tôi muốn lập lại rằng thái độ chấp nhận ôn hòa này không phải là đầu hàng hoặc sẽ thôi không thực hiện bất cứ thay đổi cần thiết nào. Cuộc sống cần rất nhiều sửa đổi, và tất cả chúng ta đều phải hành động để hoàn thiện cuộc sống, vươn tới mục tiêu đã đề ra. Nếu có điều gì bạn không thích đang diễn ra và bạn có thể làm gì đó để can thiệp, điều đó rất tuyệt. Hãy tin tôi, Kris và tôi đã làm mọi điều có thể được để giảm bớt những lần va chạm giữa bọn trẻ. Nhưng thực hiện những hành động thích hợp, chân tình và xây dựng là một vấn đề hoàn toàn khác với việc trở nên thụ động chỉ bởi một sự thật đơn giản là cuộc sống không mang lại cho chúng ta đúng những gì mà chúng ta mong muốn.


Cuộc sống là một hành trình. Sẽ có rất nhiều vấn đề liên tục để đối phó và giải quyết. Có quá nhiều điều sẽ xảy ra vượt ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và chúng ta không hài lòng. Trong những trường hợp này, tại sao chúng ta không dừng lại đôi phút và thử xem sự khôn ngoan trong cung cách chấp nhận để vượt qua này. Nếu bạn làm được, cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2017(Xem: 10440)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 6984)
Tôi nghe Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Công ty sách Thái Hà báo tin sẽ diễn ra Tết Chay mà mừng muốn khóc. Tôi mừng vì đây có thể là một cơ hội để thay đổi thói quen xấu của nhiều và rất nhiều người dân. Bởi ở quê tôi và nhiều vùng quê khác có thói quen là cúng thịt, gà,… vào tết. Và ăn tết âm lịch là cần rượu, thịt, gà. Như vậy tức ăn tết là phải sát sinh, nhiều sinh mạng phải hy sinh cho con người ăn tết.
08/01/2017(Xem: 11729)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12268)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
06/01/2017(Xem: 10607)
Phật giáo Tây Tạng hay Kim Cương Thừa nói chung rất thực tế và cụ thể, giúp người tu tập trực tiếp biến cải tâm thức mình và đạt được giác ngộ. Dưới đây là một bài giảng ngắn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về một trong các phép luyện tập thiền định chủ yếu và thiết thực của Phật giáo Tây Tạng, là "Phép thiền định gồm bảy điểm" do Atisha (A-đề-sa) đề xướng.
06/01/2017(Xem: 8170)
Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử. Tại một trường trung học ở Mỹ, có một lớp học nọ với 26 em học sinh cá biệt. Những em học sinh trong lớp học này đều có tiểu sử không mấy hay ho: em từng tiêm chích ma túy, em từng vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ mà trong một năm đã phá thai tới 3 lần.
03/01/2017(Xem: 9653)
Trong quá trình học tập và nghiên cứu Phật điển Hán tạng, chúng tôi nhận thấy việc ghi nhớ các từ ngữ Phật học là điều không dễ, bởi số lượng từ ngữ Phật học rất nhiều, Phật Quang Đại Từ Điển tổng cộng có 22608 mục từ. Nếu đi vào cụ thể từng tông phái thì số lượng mục từ đó vẫn còn chưa đủ, chỉ xét riêng tông Duy Thức đã có hơn 15.000 từ ngữ; Thiền tông có hơn 8.000 mục từ…nếu không tuần tự đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu người học sẽ ngập mình trong khối từ ngữ Phật học.
28/12/2016(Xem: 12243)
Chùa chiền là chốn Thiền môn thanh tịnh, là ngôi nhà giáo pháp che chở cũng như nuôi lớn tình thương, khơi nguồn trí tuệ và giúp chúng ta giải phóng những nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời. Vì thế, người Phật tử tại gia, khi tới chùa không nên làm những điều sau:
27/12/2016(Xem: 6644)
Tôi đi công tác Đà Nẵng. Sau khi Đường Sách Nguyễn văn Bình đi vào hoạt động ổn định từ một năm nay và sau khi lễ khở công Phố Sách Hà Nội đã diễn ra tốt đẹp ngày 19 tháng 12 tại ngay phố 19 tháng 12 để rồi theo kế hoạch, đúng Ngày Sách Việt nam 21/04/2017 sẽ khánh thành, tôi quyết định vào Đà Nẵng để gặp và bàn bạc với lãnh đạo thành phố đáng sống nhất Việt Nam để bàn về Phố Sách nơi đây.
27/12/2016(Xem: 11115)
Hôm nay, ngày 10 tháng 03 năm Ất Hợi, tức là ngày 09 tháng 04 năm 1995, đại chúng đã có duyên về nơi núi Thúy Vân này. Nơi đây có Bảo tháp, có chùa Thánh Duyên. Ngôi chùa Thánh Duyên là tên do vua Minh Mạng sắc phong. Trong bia ký, vua Minh Mạng có ghi rằng: “Phật tức là Thánh, Thánh tức là Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]