Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

60. Nhìn mọi việc theo đúng thực tiễn

18/02/201114:55(Xem: 10250)
60. Nhìn mọi việc theo đúng thực tiễn

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

60. Nhìn mọi việc theo đúng thực tiễn

Một trong những chủ đề chính của tập sách này là: cho dù những việc nhỏ nhặt rất dễ dàng khống chế cuộc sống của chúng ta, thì đồng thời cũng có nhiều việc chúng ta có thể làm để giúp cuộc sống trong gia đình bớt phần căng thẳng. Tôi tin rằng một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm là biết nhìn mọi việc theo đúng như thực tiễn của chúng.


Dĩ nhiên là cách diễn đạt này có phần nào mơ hồ. Xét cho cùng, điều này thật sự có nghĩa là gì? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này, và với tôi, nó có nghĩa đơn giản là, hãy nhớ rằng hầu hết những việc gây cho chúng ta sự bối rối đều không phải là những vấn đề khẩn cấp có tầm quan trọng sống chết. Trong thực tế, tôi rất lấy làm lạ khi thấy người ta đối mặt với những vấn đề thật sự to tát – thiên tai, ly dị, khủng hoảng tài chánh, bệnh tật, người thân qua đời, con cái đau ốm, cha mẹ già yếu... – và hầu hết đều can đảm và sáng tạo một cách đáng kính phục. Nhờ vào nguyên nhân nào đó, chúng ta phản ứng với những sự kiện lớn lao trong cuộc sống bằng cách vươn cao ngang tầm sự kiện, vận dụng hết sức mạnh nội tâm, và rồi vượt qua bất cứ điều gì mà cuộc sống mang đến. Chúng ta cầu nguyện, kêu gọi sự giúp đỡ, trở nên hết sức sáng tạo và chịu đựng những nổi đau khổ to tát.


Tuy nhiên, cùng những con người (tất cả chúng ta) như thế, bằng cách nào đó đã vượt qua được sự nghiện ngập, một tai họa trong doanh thương, hay một cơn khủng hoảng... lại thường cảm thấy quá sức chịu đựng, dễ bực dọc, căng thẳng, chán nản và buồn bực với chỉ là những chuyện hoàn toàn «vặt vãnh» hàng ngày, vốn là một phần tất nhiên trong cuộc sống mỗi người. Không hiểu vì sao, chỉ là những chuyện vặt vãnh, không phải những chuyện to tát, mà chúng ta lại vật vã với hết sức mình.


Tôi đã nhận biết được, thật rất là hữu ích khi tự nhắc nhở mình thường xuyên mỗi ngày, rằng hầu hết mọi chuyện đều vụn vặt biết bao. Cho dù đó là việc chi trả hóa đơn, những đứa trẻ gắt gỏng hay khó tính, một căn nhà nhớp nhúa, những người hàng xóm khó chịu, một con chó hay sủa, một thời biểu làm việc quá tải, một bữa tiệc của mấy chú nhóc ồn ào bên cạnh nhà, một cuộc tranh cãi với vợ (hoặc chồng), một vụ kẹt xe, một cú điện thoại không được trả lời, cỏ dại trong vườn... bất cứ chuyện gì – trong thực tế, chúng đều là những chuyện vặt vãnh. Tôi xem tin tức trên báo chí và tự nhủ với mình rằng những chuyện mà tôi đang đối phó thật sự chưa đến mức là những chuyện quan trọng phải đưa lên trang nhất. Trong hầu như tuyệt đại đa số thời gian, đều không phải là những chuyện có tầm sống chết. Và nếu tôi nhìn nhận tất cả những chuyện mình đang đối phó đều chỉ là chuyện nhỏ, thay vì là một loạt những trường hợp khẩn cấp quan trọng, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhìn đúng thực tiễn, cuộc sống trở nên trôi chảy hơn và dễ thu xếp hơn.


Tất cả chúng ta đều rất may mắn được sinh tồn, được làm những người khách của Thượng Đế trên hành tinh xinh đẹp này. Cho dù có mất 30 phút hay 45 phút để đi đến chỗ làm thì cũng chẳng nên vì thế mà thay đổi thái độ biết ơn cuộc sống. Nếu những đứa trẻ tranh cãi nhau, chúng ta có thể bực dọc lên và để điều đó làm hỏng đi một ngày; hoặc chúng ta có thể chấp nhận đó như là một phần của việc nuôi dạy con cái trong gia đình. Nếu căn nhà không được hoàn toàn sạch sẽ, chúng ta có thể cảm thấy thất vọng và thật chẳng ra gì; hoặc chúng ta có thể nhớ lại rằng thật may mắn biết bao khi mình còn có được một mái nhà để sống. Nếu chúng ta không đủ tiền cho một kỳ nghỉ hè mình thật sự mong muốn, chúng ta có thể cảm thấy thua thiệt và lấy làm thương hại cho chính mình; hoặc chúng ta có thể tính toán một kỳ nghỉ khác phù hợp với khả năng tài chánh của mình.


Tôi có thể tiếp tục những ví dụ như thế qua nhiều trang giấy, nhưng điều quan trọng là ở chỗ, phản ứng của chúng ta với sự việc tùy thuộc nơi chính chúng ta. Chúng ta có thể than phiền là cuộc sống không hoàn hảo, và chờ đợi cho đến lúc nó đưa ra ít đòi hỏi với chúng ta hơn, hoặc chúng ta có thể nhìn mọi việc theo đúng thực tiễn và lạc quan hơn đôi chút. Nếu bạn cũng giống như bao người khác, bạn hẳn đã thử qua phương thức vật lộn cùng cuộc sống. Đề xuất của tôi ở đây là tất cả chúng ta nỗ lực để biết chấp nhận thực tế cuộc sống, đón nhận khi mọi chuyện đến và nhận thức đúng tầm vóc sự việc. Chúng ta càng có khả năng làm như thế, sẽ càng ít căng thẳng và được nhiều hạnh phúc hơn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2016(Xem: 14619)
Em đừng mãi loay hoay tìm chỗ đứng Cần hỏi mình rằng: '' phải Sống làm sao? '' Vẫn có đấy, những người trong thầm lặng Cúi xuống tận cùng mà hồn lại thanh cao!.
24/01/2016(Xem: 8375)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
23/01/2016(Xem: 9599)
Hãng tin AP mới đây đã dẫn lại 3 cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thống Obama với các thành viên trên mạng Youtube. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài 35 phút, một thành viên trên Youtube có tên Ingrid Nilsen, hay còn gọi là Missglamorazzi, đã hỏi ông Obama về những món đồ có ý nghĩa đặc biệt với ông và đề nghị ông chia sẻ vài điều về chúng.
23/01/2016(Xem: 7060)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người.
22/01/2016(Xem: 7390)
Đó là chuyện ông Darwin với chuyện khỉ vượn thành người. Tôi không có tham vọngviết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882). Nhưng đã nhắc tới tên vị bác học cha đẻ củaThuyết tiến hóa thì không thể không nhắc sơ lược về cuộc đời của con người vĩ đại ấy.
21/01/2016(Xem: 11518)
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores). Trong khung cảnh này, người ta ăn chay vì những lý do khác nhau: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng, và cả vì lý do thương mại.
21/01/2016(Xem: 5943)
Thiền Viện Phước Hoa (xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), là một nơi đặc biệt như thế. Ba mươi năm qua, kể từ ngày cố Hòa thượng Thích Thông Quả, đặt nhát cuốc đầu tiên xuống mảnh đất khô cằn hoang hóa này, có những giọt mồ hôi nhọc nhằn hòa lẫn với bao lo toan trăn trở, bằng tâm nguyện nhiếp hóa đồ chúng, phổ độ quần sanh, đã biến nơi đây thành chốn yên bình không những cho tông môn hậu tấn mà còn là nơi dành cho những cánh chim của thơ ca và nghệ thuật Phật giáo ghé tựa đôi chân, cùng góp phần vào công hạnh truyền thừa Chánh pháp một cách rất tự tại và khẳng khái.
21/01/2016(Xem: 5397)
Phẩm Tâm Của Mình Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo. - Bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
21/01/2016(Xem: 8104)
Doanh Nhân Phật tử Vũ Chầm, người cư sĩ uyên thâm, giản dị và đôn hậu. Sáng nay, cũng như thường lệ, trước giờ làm việc, chúng tôi dành 15 phút cùng nhau tọa thiền dưới sự dẫn dắt của TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Thái Hà Books. Vì là ngày cuối tuần nên hôm nay, sau thời tọa thiền, chúng tôi cùng ngồi bên nhau hàn huyên và nghe thầy Hùng chia sẻ về những tấm gương doanh nhân Phật tử. Sáng nay thầy Hùng kể về bác Vũ Chầm, chủ tịch HĐQT tập đoàn Vina Giầy và được xem là tấm gương lớn vượt khó, vượt nghèo, một tấm gương lớn của phụng sự Đạo Phật.
20/01/2016(Xem: 6669)
Ông giám đốc Aoyagi Yosuke người Nhật rất tin Đạo Phật Tôi viết bài này sau khi mới đến tụng kinh tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản trên đường Phó Đức Chính, quận Tây Hồ TP Hà Nội (rất tiếc rằng tôi không nhớ số nhà là số nào). Tôi viết bởi thấy vừa ngạc nhiên, vừa kính trọng vị giám đốc người Nhật đang điều hành bệnh viện này. Ông tên là Aoyagi Yosuke.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]