Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Không để những chuyện ấy làm bận tâm

18/02/201114:55(Xem: 8976)
21. Không để những chuyện ấy làm bận tâm

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

21. Không để những chuyện ấy làm bận tâm

Đây là một trò vui để thực hành nếu như bạn có con nhỏ, nhưng chắc chắn cũng vẫn mang lại hiệu quả trong trường hợp bạn không có con. Không để cho những chuyện ấy làm bận tâm là một giải pháp có thể áp dụng gần như với mọi vấn đề – những trận đấu đá của lũ trẻ, hay vòi vĩnh sự chú ý của bạn, sự hỗn độn, một căn phòng bề bộn, mái nhà dột nước, con thú nuôi ồn ào, căn buồng chứa chật chội quá tải, hay người vợ (hoặc chồng) ngáy đêm.


Không phải là tất cả, nhưng chắc chắn là một phần trong những rắc rối với phản ứng quá khích của chúng ta bắt nguồn từ những phản ứng với sự việc theo thói quen, mà hầu như vượt ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta. Ví dụ như, khi bọn trẻ đánh nhau và sự việc dường như sắp làm cho bạn phát khùng lên, phản ứng tự nhiên của bạn là nổi giận và tống ngay lũ trẻ về phòng của chúng. Rồi bạn sẽ tiếp tục làm cho vấn đề trở nên tệ hại hơn bằng những suy nghĩ như: «Thật không tin nổi những chuyện thế này lại thường xảy ra đến thế.» Hoặc là: «Tôi không tin nổi là việc nuôi dạy con cái lại khó khăn đến thế.» Hoặc những ý nghĩ khác đại loại như vậy, nhằm để tự thuyết phục mình rằng, không thể phản ứng lại sự việc bằng bất cứ cách nào khác tốt hơn. Trong suy nghĩ của mình, chúng ta đã thổi phồng vấn đề lên quá mức bằng những phân tích quá đáng, và rồi mang ra thảo luận cùng người khác. Không bao lâu, những chuyện như thế này, và nhiều chuyện vặt vãnh khác, bắt đầu trở nên có vẻ như là những vấn đề thật sự to tát.


Hoàn toàn có khả năng rèn luyện tư tưởng của bạn để giảm bớt những phản ứng thái quá đối với các vấn đề rắc rối thường tình. Khi bạn không để cho những chuyện ấy làm bận tâm, không phải là bạn phủ nhận việc mình thật sự có bực bội. Điều bạn đang cố gắng làm là rèn luyện tư tưởng để có thể phản ứng lại khác hơn đối với cùng những vấn đề như trước. Bạn bắt đầu thực hiện giải pháp này bằng cách tự nhủ với mình khi nhìn thấy trước một chuyện rắc rối thông thường đang sắp xảy ra: «Mình sẽ không bực mình hay phản ứng thái quá với chuyện này.»


Nhìn thoáng qua, và trong giai đoạn mới bắt đầu, giải pháp này dường như chỉ là vẻ ngoài. Xét cho cùng, tự nói với mình là sẽ không bực mình, thì cũng giống như tự nhủ rằng mình khỏe trong lúc đang bị cảm cúm vậy. Tuy nhiên, nếu bạn chịu thử qua một lần, tôi tin là bạn sẽ nhận thấy giải pháp này mang lại hiệu quả đến mức đáng ngạc nhiên. Hãy kiên nhẫn và dành ra một ít thời gian. Nếu bạn dự tính trước những phản ứng của mình trong cuộc sống, điều này sẽ đẩy lùi những kiểu hành động theo thói quen ra khỏi vấn đề. Bạn sẽ biết trước được là phản ứng của mình sẽ như thế nào, và bạn chỉ cần sử dụng chính những hoàn cảnh xảy ra trong cuộc sống để thực hành những cách ứng xử của mình. Bằng cách này, bạn chuyển đổi được những sự việc trước đây dường như là một gánh nặng trở thành một trò chơi nội tâm.


Tôi không thể nói hết với bạn giải pháp này đã mang lại hiệu quả như thế nào trong trường hợp của chính hai đứa con tôi. Cũng giống như mọi người khác, tôi đã từng phản ứng quá khích rất nhiều lần với chúng. Tuy nhiên, khi tôi vận dụng giải pháp này, có vẻ như nó đã giúp xóa bỏ những kiểu ứng xử không hay mà hầu hết chúng ta thường phát triển thành thói quen. Chỉ mới hôm kia đây, bọn trẻ bắt đầu một trong những trận cãi vã nhì nhằng của chúng, la hét và đổ lỗi cho nhau ầm ĩ. Tôi có thể nhìn thấy trước mọi việc khi sắp diễn ra, và âm thầm tự nhủ: «Mình sẽ không để cho trận ẩu đả sắp tới đây làm bực mình.» Kết quả đã là một trong những giây phút mà bậc cha mẹ nào cũng mong mỏi có được – những đứa trẻ đầy kinh ngạc. Tôi ngồi yên vô tư trên trường kỷ, không hề ngẩng đầu khỏi cuốn sách đang đọc, cho dù chỉ một lần. Chỉ trong mấy phút, bọn trẻ bỗng nhiên hoàn toàn im lặng, ngạc nhiên tự hỏi không biết chuyện gì đang xảy ra cho tôi. Chuyện tranh cãi của chúng tự nhiên tan biến một cách thật kỳ diệu, chẳng có sự can thiệp nào về phần tôi cả. Chúng tôi cùng chơi vui trong thời gian còn lại của buổi chiều. Rồi bạn cũng sẽ gặp những chuyện vui tương tự khi áp dụng giải pháp này.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2016(Xem: 7309)
Cuốn hộ chiếu của một kỹ sư người Nhật tên là Ryoichi Kishi được tìm thấy sau khi có người phát hiện thi thể của ông tại nghĩa trang quận Altinova của Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu mang tên ông.
07/01/2016(Xem: 11321)
Nếu người nào cho con trai, con gái, đứa ở trai, đứa ở gái hoặc người dân hay chính mình đi xuất gia, công đức ấy thật vô biên. Nếu đem so với phước báu của bố thí, dầu có được hưởng phước đến 10 đời trên cõi nhân, thiên cũng không bằng công đức cho một người đi xuất gia hay tự mình đi xuất gia. Tại sao thế? Vì phước báo bố thí chỉ có hạn định, còn phước báo xuất gia không có hạn định, nên không thể bì kịp, hoặc phước báu trì giới, hoặc phước của các vị thần tiên có đủ năm phép thần thông, cho đến phước báu cùng tột của cõi trời Phạm thiên, đem ví với phước báu của xuất gia trong Phật-Pháp cũng không sánh nổi.
07/01/2016(Xem: 8301)
THUẬT NGỮ "ĐẠT LAI LẠT MA" có những ý nghĩa khác nhau tùy theo những con người khác nhau. Đối với một số người, thuật ngữ này tuyên bố rằng tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Quán Thế Âm, một vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với một số người khác, nó có nghĩa rằng tôi là một vị "Thánh Vương."
07/01/2016(Xem: 10219)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng. Ngày nay, dường như đối với tôi thì chúng ta không trau dồi những phẩm chất nội tại này đầy đủ; đó là tại sao ưu tiên của tôi là phát triển chúng.
07/01/2016(Xem: 7663)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài.
06/01/2016(Xem: 7354)
Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. (Tục Ngữ)
23/12/2015(Xem: 9999)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
19/12/2015(Xem: 8536)
Trong Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn, Thiền Sư Đại Hàn Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ, Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt, Con Chó Giết Chết Triệu Châu: Thiền Sư Sùng Sơn và nhiều môn sinh khác đã từng được mời đến nhà của một thiền sinh tại miền quê êm ả thanh bình. Chủ nhà có một con chó lớn, hầu như nó thường nhìn ra ngoài cửa, vẫy đuôi mừng hoặc sủa bất cứ lúc nào nếu có ai đó đến gần nhà. Vào buổi tối, sau khi dùng bữa xong, mọi người nghỉ ngơi quanh lò sưởi, con chó đến ngồi bên cạnh ngài Sùng Sơn. Sư vuốt ve con chó và nói: Ta có một câu hỏi cho con mà tất cả các thiền sinh không thể trả lời được: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Nhưng khi có người hỏi con chó có Phật tánh không, thì Đại Thiền Sư Triệu Châu nói: 'Không!' Vì vậy, ta hỏi con, con có Phật tánh không? Con chó cất tiếng sủa:"Gâu! Gâu! Gâu!" Sùng Sơn nói: Con tốt hơn so với Thiền sư Triệu Châu.
18/12/2015(Xem: 16739)
Thuở xưa, đức Phật với nắm lá trong tay, hỏi chư tỳ-khưu rằng: “Số lá trong bàn tay của Như Lai, so với lá trong rừng, ở đâu nhiều hơn?” Khi chư tỳ-khưu đáp“Lá trong rừng nhiều hơn”, đức Phật bèn nói tiếp: “Cũng vậy, những thấy biết của Như Lai nhiều như lá cây trong rừng, nhưng những điều Như Lai đem ra giảng nói chỉ như nắm lá ít ỏi trong bàn tay này thôi! Tại sao vậy? Vì những điều không cần thiết, những điều không đem đến cho chúng sanh thấy khổ và diệt khổ, không đem đến giải thoát tham ưu và phiền não ở đời, Như Lai không nói, Như Lai không thuyết!”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]