Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Đừng coi thường những người chung sống

18/02/201114:55(Xem: 9525)
36. Đừng coi thường những người chung sống

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

36. Đừng coi thường những người chung sống

Tôi có thể viết cả một cuốn sách chỉ riêng về chủ đề này. Nhưng, vì tôi chỉ có nơi đây vài ba đoạn ngắn để trình bày, nên tôi sẽ đi ngay vào trọng tâm của vấn đề.


Nếu bạn coi thường người vợ (hay chồng) mình, chắc chắn một trăm phần trăm là sẽ ảnh hưởng bất lợi cho quan hệ đôi bên. Tôi chưa từng gặp bất cứ một người nào lại thích bị coi thường – và rất ít người có thể cam chịu được điều này trong một thời gian dài.


Điều rõ ràng là, một trong những điều khinh miệt nhất và tai hại nhất chúng ta rất hay mắc phải đối với vợ (hoặc chồng) mình là xem thường họ. Làm như thế cũng giống như một kiểu phát biểu rằng: «Bổn phận của em (hay anh) là phải làm cho cuộc sống của tôi được dễ dàng hơn – đương nhiên là thế. Và chuyện của tôi là chờ đợi việc đó được thực hiện.» Thật khôi hài!


Có quá nhiều cách để chúng ta mắc phải vào việc xem thường người chung sống. Đây chỉ nêu ra một vài ví dụ. Chúng ta xem vai trò của mình là quan trọng hơn. Chúng ta nghĩ rằng phần đóng góp của mình là to tát hơn, và người bạn đời của mình quả là người may mắn – vì được sống chung với mình. Nhiều người trong chúng ta quên nói những lời nhờ cậy và cảm ơn – và một số lại chưa từng nói ra lần nào. Chúng ta quên không nghĩ lại rằng, chúng ta thật may mắn biết bao, và sẽ khó khăn, buồn bã đến đâu nếu sống mà không có vợ (hoặc chồng) mình. Đôi khi chúng ta đòi hỏi thái quá nơi người bạn đời của mình, hoặc đối xử tệ hại hơn cả cách mà chúng ta đối xử với bạn bè. Hoặc có những lúc, chúng ta tự ý «thay quyền» của họ, hay nói năng một cách thiếu tôn trọng ngay trước mặt người khác. Một số trong chúng ta nghĩ rằng mình biết được những gì mà vợ (hoặc chồng) mình đang suy nghĩ, và vì thế, chúng ta đưa ra những quyết định thay cho họ. Và rồi còn có một lỗi lầm thường gặp hơn nữa là chờ đợi một số điều nhất định phải được làm – một căn nhà sạch sẽ hay một bữa ăn nóng sốt, hoặc tiền bạc để chi trả hóa đơn, một thảm cỏ được cắt xén gọn gàng... Chúng ta luôn nghĩ rằng, nói cho cùng, họ là vợ (hoặc chồng) của ta, họ có bổn phận phải làm những điều này. Điều cuối cùng nữa là, rất ít người trong chúng ta biết lắng nghe và chia sẻ những cảm xúc với vợ (hoặc chồng) mình – dĩ nhiên là trừ khi mà điều ấy phù hợp với những gì mà chúng ta đang quan tâm. Tôi có thể tiếp tục nhiều hơn nữa, nhưng chắc là bạn đã hiểu được vấn đề.


Liệu có gì đáng ngạc nhiên khi xấp xỉ 50% các cuộc hôn nhân chấm dứt bằng ly dị, và rất nhiều trong số còn lại sống đau đớn, buồn chán, không thỏa mãn? Không có gì đáng ngạc nhiên cả. Điều đó là quá rõ ràng, nhưng vì những lý do nào đó, chúng ta lại tiếp tục mắc cùng những lỗi lầm như nhau – chúng ta coi thường, không hề đánh giá cao người chung sống với mình.


Điều ngược lại cũng là sự thật – gần như không có gì làm cho người ta thấy dễ chịu hơn là cảm thấy đang được tôn trọng và đánh giá đúng mức. Hãy nhớ lại, thật tuyệt vời biết bao khi bạn lần đầu tiên gặp vợ (hay chồng) mình. Thật là hoàn toàn tuyệt diệu. Và một yếu tố quan trọng đóng góp vào cảm giác thương yêu mà cả hai cùng chia sẻ lúc đó là sự tôn trọng thật sự đôi bên dành cho nhau. Bạn có thể đã nói những câu đại loại như: «Thật dễ chịu khi được nghe em nói.» hoặc là «Cảm ơn em đã gọi đến.» Bạn bày tỏ sự trân trọng của mình về mọi thứ, từ một lời khen ngợi đơn giản cho đến một món quà nhỏ nhất, một tấm thiệp, hay thậm chí một cử chỉ đẹp. Mỗi một cơ hội mà bạn có được, bạn bày tỏ sự biết ơn và không bao giờ coi thường người yêu mới của mình lúc đó.


Nhiều người tin rằng vợ chồng tất nhiên không thể tránh khỏi việc mất dần đi sự trân trọng lẫn nhau như ban đầu. Không đúng thế! Việc biết trân trọng là một điều mà bạn hoàn toàn có thể tự chủ được. Nếu bạn muốn tỏ ra biết ơn và bày tỏ sự tôn trọng của mình, tất nhiên bạn sẽ làm được. Và bạn càng làm như thế thường xuyên, bạn sẽ càng phát triển được khả năng tốt đẹp trong việc nhận biết những điều đáng để trân trọng – đây là một dự báo mà tự nó đã là kết quả.


Vợ tôi, Kris, là một trong những người tuyệt vời nhất mà tôi từng được biết trong việc tôn trọng người khác. Cô ấy thường xuyên nói cho tôi biết là cô yêu tôi đến mức nào, rằng cô ấy thật may mắn biết bao khi được sống chung cùng tôi. Tôi cũng làm giống như vậy với cô ấy, bởi vì chính những điều này là hoàn toàn giống với những gì tôi cảm nhận. Và bạn biết sao không? Cứ mỗi lần cô ấy bày tỏ sự tôn trọng đối với tôi, tôi lại càng thấy yêu thương cô ấy nhiều hơn nữa. Và cô ấy cho phép tôi tin tưởng chắc chắn rằng, cùng một cảm giác như vậy cũng đến với cô ấy. Nhưng chúng tôi không phải làm thế như là một cách để được yêu thương, mà hoàn toàn vì chúng tôi muốn chú ý vào một việc: chúng tôi thật may mắn biết bao khi được có nhau như hai người bạn cùng chia sẻ.


Lấy một ví dụ, tôi sẽ phải đi xa cho một buổi diễn thuyết ở đâu đó, và Kris sẽ để lại cho tôi một lời nhắn thật ngọt ngào qua điện thoại, cho tôi biết là cô ấy rất biết ơn khi tôi sẵn lòng làm việc thật tích cực vì gia đình. Gần như cùng lúc ấy, tôi cũng nhắn về cho cô ấy, nói cho cô ấy biết rằng tôi rất biết ơn cô ấy đã sẵn lòng, và có đủ khả năng để ở lại nhà với các con, mang lại cho chúng tình thương yêu mà chúng cần có và xứng đáng được có, trong khi tôi phải đi xa. Cả hai chúng tôi đều chân thành nhận thấy rằng người bạn đời của mình đã có những hy sinh ít nhất là không thua kém mình, và chúng tôi cùng sát cánh bên nhau. Khi cô ấy phải đi xa trong lúc tôi ở lại nhà, có vẻ như chúng tôi lại đổi ngược cho nhau những lời đã nói. Cô ấy biết ơn việc tôi sẵn lòng và có thể ở nhà, trong khi tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn như thế về việc cô ấy đi xa để đóng góp thêm nữa vào cho gia đình.


Kris và tôi đã sống chung với nhau hơn mười lăm năm, và ngày nay chúng tôi còn yêu thương nhau hơn cả những ngày đã qua. Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng quyết định không coi thường lẫn nhau là một trong những lý do chính của kết quả này. Tôi dám cuộc là bạn sẽ sửng sốt khi thấy được sức mạnh của giải pháp này, nếu như bạn thử qua một lần. Trong thời gian chờ đợi, đừng chú ý đến những cung cách đối xử mình nhận được, mà hãy chú ý vào cung cách đối xử của chính mình. Tôi tin rằng khi bạn quyết định thôi không coi thường vợ (hoặc chồng) mình như lâu nay nữa, dần dần cô ấy (hay anh ấy) cũng sẽ bắt đầu làm như bạn. Thật là dễ chịu với cảm giác biết ơn người khác. Hãy thử xem, rồi bạn sẽ thấy thích.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2010(Xem: 8658)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
27/10/2010(Xem: 7812)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
27/10/2010(Xem: 10371)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 10065)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11888)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 7631)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 7191)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 9279)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10467)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 9260)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]