Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Hãy lắng nghe

18/02/201114:55(Xem: 9446)
7. Hãy lắng nghe

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

7. Hãy lắng nghe

Nếu như tôi phải chọn ra một giải pháp duy nhất nhằm có lợi cho mọi quan hệ và giải quyết được tất cả những rắc rối trong gia đình, giải pháp đó hẳn là: hãy biết lắng nghe nhiều hơn. Và cho dù đại đa số mọi người đều cần phải học hỏi rất nhiều trong lãnh vực này, tôi vẫn phải nói rằng, chính chúng ta, những người đàn ông, cần phải thực hành giải pháp này nhiều nhất.


Trong số hàng trăm phụ nữ mà tôi từng được biết, và hàng ngàn người tôi đã tiếp chuyện qua công việc, một đa số rất lớn than phiền rằng cha, chồng, bạn trai hay một người quen thân nào đó của họ là không biết lắng nghe. Và hầu hết đều nói rằng, chỉ một sự cải thiện nhỏ nhất trong cách lắng nghe người khác cũng sẽ được họ hết sức vui lòng đón nhận, và chắc chắn là sẽ làm cho mối quan hệ của đôi bên trở nên tốt đẹp hơn, bất kể đó là mối quan hệ gì. Việc lắng nghe gần như là một liều thuốc thần diệu được đảm bảo bao giờ cũng mang lại kết quả tốt.


Thật là thú vị khi nói chuyện với những cặp tình nhân thừa nhận là mình đang yêu nhau. Trong hầu hết các trường hợp, nếu bạn hỏi họ về bí quyết đạt đến tình yêu, họ sẽ chỉ ra việc biết lắng nghe của người bạn mình như là một trong những yếu tố nổi bật nhất đã tạo nên quan hệ tốt đẹp. Điều này cũng đúng trong những mối quan hệ tốt giữa cha con, cũng như với bạn trai, bạn gái.


Vậy thì tại sao, nếu như kết quả là rất tốt đẹp và chắc chắn, lại quá ít người trong chúng ta trở nên những người biết lắng nghe tốt? Có một vài lý do nảy ra trong ý nghĩ của tôi. Trước hết, là những người đàn ông, nhiều người trong chúng ta có cảm giác việc lắng nghe là một giải pháp không tích cực. Nói cách khác, trong khi ngồi yên lắng nghe, thay vì là nhảy nhổm lên, thì chúng ta không có được cảm giác như là mình đang làm được một điều gì đó. Chúng ta có cảm giác là mình đang quá thụ động. Thật là khó để chúng ta chấp nhận được rằng, việc lắng nghe người khác tự thân nó đã là một cách hành động.


Cách vượt qua điều ngăn ngại đặc biệt này là bắt đầu tìm hiểu xem những người thân của ta đánh giá việc được ta lắng nghe như thế nào. Khi một người nào đó chân thành lắng nghe ta, ta có cảm giác mình đang được cảm thông và được yêu thương. Điều đó nuôi dưỡng tinh thần chúng ta và làm cho chúng ta cảm thấy mình được người khác hiểu. Ngược lại, khi chúng ta cảm thấy người khác không lắng nghe mình, lòng ta thấy chán ngán. Chúng ta cảm giác như có điều gì đó thiếu thốn, như mọi việc chưa kết thúc và chúng ta không thỏa mãn.


Một lý do chủ yếu khác nữa giải thích vì sao quá ít người trong chúng ta trở thành người biết lắng nghe, đó là chúng ta không nhận ra được chúng ta kém cỏi đến mức nào trong việc này. Thế nhưng, nếu không có ai đó bảo cho ta biết, hoặc chỉ ra điều này bằng cách nào đó, thử hỏi làm sao chúng ta biết được? Khả năng kém cỏi trong việc lắng nghe người khác trở thành một thứ thói xấu vô hình mà ngay cả chúng ta không nhận biết là mình đang có. Và bởi vì chúng ta có quá nhiều quan hệ bè bạn, khả năng lắng nghe của chúng ta có vẻ dường như là thỏa đáng rồi, và ta không quan tâm nhiều đến nữa.


Để xác định được bạn là người biết lắng nghe có hiệu quả đến mức độ nào đòi hỏi rất nhiều sự trung thực và khiêm tốn. Bạn phải sẵn sàng dằn lòng xuống và lắng nghe chính mình ngay mỗi lúc bạn nhảy chồm lên và ngắt lời người khác. Hoặc là bạn phải kiên nhẫn hơn một chút và tự quan sát mình vào những lúc bạn sắp bỏ đi, hoặc bắt đầu nghĩ đến một điều gì khác, trước khi người nói chuyện với mình kịp chấm dứt câu chuyện.


Điều này sẽ dẫn đến một kết quả hầu như được đảm bảo trước. Bạn có thể sẽ phải kinh ngạc khi thấy những khó khăn, rắc rối trước đây tự chúng được giải quyết nhanh chóng như thế nào, cũng như bạn sẽ cảm thấy gần gũi hơn như thế nào với những người mình yêu thương, khi bạn chỉ cần đơn giản là chịu bình tâm lại và trở thành một người biết lắng nghe hơn. Biết lắng nghe là cả một nghệ thuật, nhưng lại hoàn toàn không có gì phức tạp. Thông thường, tất cả những gì cần phải có chỉ là khuynh hướng muốn trở thành người biết lắng nghe, theo sau là đôi chút thực hành. Tôi chắc rằng nỗ lực của bạn rồi sẽ được đền bù xứng đáng.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2010(Xem: 8654)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
27/10/2010(Xem: 7811)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
27/10/2010(Xem: 10367)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 10061)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11882)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 7627)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 7187)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 9272)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10455)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 9254)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]