Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Từ bi và trí tuệ

17/02/201114:54(Xem: 6266)
06. Từ bi và trí tuệ

NGUỒN AN LẠC
Hòa thượngThích Thanh Từ
Thường Chiếu,PL 2545 - TL 2001

06

TỪ BI VÀ TRÍ TUỆ
Giảng tại Trường hạ Ðại Tòng Lâm - 1999

Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội về giảng cũngnhư nhắc nhở sự tu hành cho toàn thể chư Tăng Ni ở khu Ðại Tòng Lâm. Hôm nayđược ban tổ chức trường hạ Ðại Tòng Lâm mời về thăm và nói chuyện với tất cảTăng Ni và Phật tử nơi đây, tôi liền hoan hỉ chấp nhận.

Ðối với chúng tôi ÐạiTòng Lâm là nơi mà tôi cảm thấy mình có một trọng trách, hoặc nhiều hoặc ítcùng chung lo với quí thầy ở đây. Vì trước kia Hòa thượng Giám đốc và Phó giámđốc ở Ấn Quang, khi thành lập được khu Ðại Tòng Lâm thì chúng tôi có mặt bêncạnh, vâng lời dạy của các ngài phụ giúp phần nào đối với cơ sở này. Giờ đâyhai Hòa thượng đã theo Phật, chúng tôi những người còn sót lại tự nhiên cảmthấy bổn phận phải làm sao duy trì gìn giữ ngôi Ðại Tòng Lâm này đúng như sởnguyện của hai Hòa thượng. Tất cả những vị ở Ðại Tòng Lâm, hoặc là trường Trungcấp, hoặc là trường Cao cấp, hoặc các Thiền viện do chúng tôi thành lập trongkhu vực này đều là Tăng Ni chung của Ðại Tòng Lâm, mà cũng là của Phật giáoViệt Nam, chúng ta không thể tách riêng biệt được. Vì vậy khi cần, chúng tôisẵn sàng đến để nhắc nhở Tăng Ni, Phật tử hiểu biết tu hành cho đúng với chánhpháp.

Mùa an cư này chư Tăngchư Ni về đây an cư là cơ hội tốt để Ðại Tòng Lâm càng ngày càng phồn thịnhhơn, sự tu hành càng tinh tiến hơn, đó là điều hết sức quí báu. Vì vậy tôi nghĩkhông thể nào chỉ nói suông, tán thán một cách tổng quát như vậy mà cần phải đisâu vào vấn đề đạo lý, để cho Tăng Ni và tất cả quí vị nghe hiểu có kinh nghiệmthêm trên đường tu hành. Ðó mới là điều quí giá. Vấn đề tôi nói hôm nay là haivấn đề tối hệ trọng của những người tu Phật, đó là trí tuệ và từ bi.

Như chúng ta đã biếtđạo Phật là đạo giác ngộ. Ðức Phật ngồi thiền định dưới cội bồ-đề mà được giácngộ. Ngài đi giáo hóa khắp nơi để truyền đạo giác ngộ này. Nhưng sao chúng takhông gọi là đạo giác ngộ mà gọi là đạo Phật. Phật nguyên tiếng Phạn là Buddha,Budlà giác, dhalà người. Người giác ngộ đi truyền bá đạo giácngộ. Nhưng nếu giải nghĩa chữ Phật là giác ngộ thì sợ người ta hiểu lầm. Bởi cónhững người làm ăn bất chánh không lương thiện, khi có ai nhắc nhở dạy bảo, họbỏ điều bất chánh trở thành người lương thiện thì người ta sẽ nói anh ấy đãgiác ngộ rồi. Giác ngộ đó chỉ có nghĩa là bỏ cái xấu, cái dở để trở thành ngườitốt thôi. Nếu hiểu đạo Phật theo nghĩa giác ngộ như vậy thì đánh giá quá thấpđạo Phật, làm mất giá trị siêu thoát của đạo Phật. Bởi vậy trong nhà Phật đểnguyên từ "Phật".

Nói Phật chắc quí vịsẽ có nghi. Tại sao bây giờ chúng ta nói đức Phật mà hồi xưa ông bà tổ tiênchúng ta lại nói là Bụt. Như vậy nói Bụt trúng hay nói Phật trúng? Từ Bụt chochúng ta thấy đạo Phật được trực tiếp truyền vào Việt Nam từ những vị Sư Ấn Ðộ.Ngày xưa ở miền Bắc vùng Luy Lâu rất phồn thịnh, các sư người Ấn theo tàu buôn đến đó truyền bá. Các ngài trực tiếp dạy người dân biết đạo Phật, và đứcPhật được gọi là Bụt. Bụt nguyên là Bud, đọc trại đi một tí thành Bụt.Ðọc Bụt nghe gần hơn, còn đọc Phật nghe xa quá. Vậy đạo Phật có mặt trên đấtnước Việt Nam gốc từ người Ấn truyền sang, chớ không phải từ Trung Hoa truyềnsang buổi đầu.

Tại sao bây giờ chúngta đọc là Phật? Ở Trung Hoa từ đời Tống đến đời Minh có in những Tạng kinh dịchtừ chữ Phạn, chữ Pali ra chữ Hán rồi tặng cho Việt Nam. Ðời Trần được tặng mộtTạng kinh và sau này chúng ta cũng có thỉnh thêm những Tạng kinh từ Trung Hoa.Chữ Buddhangười Trung Hoa dịch gồm một bên chữ nhânđứng, mộtbên chữ phất. Như vậy Phật là phát sanh từ chữ Hán mà ta đọc theo âmViệt Nam là Phậthay Phật-đà.

Nói đến đạo Phật lànói đến sự giác ngộ viên mãn tuyệt cùng, chớ không phải sự giác ngộ thôngthường của thế gian, vì e người ta hiểu lầm nên để nguyên âm là Phật, chớ khôngnói là giác ngộ. Giờ đây chúng ta học Phật phải dùng những từ gần thời hiện tạinhư giác ngộ, trí tuệ để dễ thâm nhập hơn.

Vì vậy chúng ta phảihiểu tường tận gốc của đạo Phật là giác ngộ viên mãn. Nên người tu Phật lúc nàocũng phải thuộc lòng Phật là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Nói đếnPhật là nói đến sự giác ngộ viên mãn, tức giác ngộ tròn đầy không thiếu khuyếtmột góc cạnh nào.

Chúng ta học Phật, tuPhật là tu theo đạo giác ngộ. Mà đạo giác ngộ dĩ nhiên trí tuệ là căn bản khôngthể nào thiếu được. Người tu theo Phật dù xuất gia hay tại gia cũng phải mở sángcon mắt trí tuệ. Chúng ta hãy xét lại xem từ ngày phát tâm tu theo Phật đến giờđã mở sáng trí tuệ được nhiều hay ít? Có người khi nghe đến trí tuệ dường nhưsợ nên thường xưng Ngu tăng hay Phàm tăng như để nói lên sự khiêm nhường, họ ítnói đến sự giác ngộ. Mà chưa giác ngộ thì chưa phải tu theo đạo Phật. Ở đây,tôi không nói đến giác ngộ mà chỉ nói trí tuệ. Bởi vì trí tuệ mở màn cho giácngộ cứu kính.

Chúng ta nhớ lời Phậtdạy, người tu phải tự giác và giác tha. Tự giác là mở sáng trí tuệ của mình. Giáctha là đem trí tuệ đó đánh thức, cảnh tỉnh mọi người cùng giác ngộ. Tự giác làviệc của mình. Giác tha là giúp cho người. Giúp cho người là lòng từ bi. Chonên có giác ngộ rồi mới có từ bi. Chưa giác ngộ mà nói đến từ bi, chỉ là từ bigượng thôi.

Nếu một vị Tăng đãthấy bổn phận mình phải truyền bá chánh pháp, phải thực hành hạnh từ bi màkhông chịu tu, không thức tỉnh, không chịu giác ngộ thì chẳng biết vị ấy sẽthực hành hạnh từ bi bằng cách nào? Chẳng lẽ chúng ta đi đắp đất, cuốc đườnghay hốt rác cho thiên hạ. Từ bi như vậy người phàm tục cũng làm được mà. Vậy từbi trong đạo Phật là thế nào? Tôi sẽ nói rõ hơn vấn đề này ở phần sau.

Bây giờ trở lại phầntrí tuệ. Trí tuệ mà Phật dạy cho Tăng Ni là ba môn tuệ học: Văn tuệ, Tư tuệ vàTu tuệ.

Văn Tuệ là như thếnào?Chúng ta đến với đạo,tự mình làm sao giác được. Nên phải nhờ những người đi trước như bậc thầy, cáchàng Tôn túc đã tu, đã học, đã mở được đôi phần trí tuệ hướng dẫn, chỉ dạy chochúng ta từ từ mở con mắt trí tuệ. Nhờ lắng nghe những lời chỉ dẫn, giảng dạyấy mà chúng ta mở được con mắt trí tuệ của mình là Văn tuệ. Người tu cất thất ởriêng, không học hành gì hết chắc chắn sẽ không có Văn tuệ. Không có Văn tuệ màtu thì chỉ là tu mù. Những người tu này khi chỉ dạy cho kẻ khác thì cũng chỉ dạymột cách mù quáng mà thôi. Trong kinh Phật nói: "Một người mù dẫn một đámmù, người mù đi trước sụp hầm, những kẻ mù theo sau cũng té xuống hầmluôn." Người học Phật mà thiếu Văn tuệ không thể được.

Trong kinh A-hàm Phậtdạy: Người cư sĩ đến chùa đầu tiên phải gặp Tăng Ni. Gặp Tăng Ni để thưa hỏiPhật pháp chớ không phải để cúng cầu an cầu siêu, như vậy là Văn tuệ. Sau khinghe chư Tăng Ni dạy Phật pháp rồi phải suy gẫm lời thầy dạy có đúng với kinhPhật không, có đúng với lẽ thật chân lý không? Nếu đúng mới tin, còn dạy saidạy lầm thì không tin. Cho nên Tư tuệ hết sức thiết yếu. Sau khi suy tư nghiệmthấy đúng kinh Phật, đúng chân lý rồi mới tu. Phật dạy cư sĩ còn như vậy huốnglà tu sĩ xuất gia mà lại thiếu Văn, Tư, Tu. Thế mà có nhiều tu sĩ cứ tự tukhông cần học với ai cả thì thật sự hết sức sai lầm.

Tư Tuệ là như thế nào?Phật dạy chúng ta nghe rồi phải suy gẫm, suygẫm đó chính là tư duy, phải là chánh tư duy. Nếu nghe dạy chúng ta tin màkhông hiểu, thì tin đó chưa phải là chánh. Cần phải suy gẫm cho đúng, hiểu chođúng mới gọi là chánh.

Hồi xưa lúc còn làmTăng sinh, tôi cũng học như quí vị. Những gì tôi không hiểu thì tôi hay nghi,nghi thì phải tra tìm. Những năm Sơ đẳng, tôi học lý nhân quả luân hồi kỹ lắm,nhưng khi học cổ sử Ấn Ðộ tôi thấy lý nghiệp báo luân hồi không phải mới có từthời đức Phật, mà đã có từ thời Áo nghĩa thư của Ấn Ðộ, tức trước Phật cả mấytrăm năm. Biết được vậy tôi rất buồn, tôi nghĩ Phật đã giác ngộ rồi sao khônglựa điều gì mới, mà lại lấy cái cũ của người ta đem ra dạy mình.

Có lần tôi đọc cuốnsách của một số học giả phê bình rằng: "Ðạo Phật ăn cắp lý nghiệp báo củaÁo nghĩa thư làm của mình." Ðọc đến đó tôi thấy xót quá, khó chịu quá. ÐứcPhật của mình sao lôi thôi vậy, của người ăn cắp đem làm của mình thì thật làbuồn. Lâu nay chúng ta tin rằng đức Phật giác ngộ viên mãn thì những gì Phậtdạy đều từ trí tuệ giác ngộ của Ngài lưu xuất. Thế sao lại ăn cắp của người tađem làm của mình, tôi không bằng lòng như vậy.

Khi lên Trung đẳng,rồi Cao đẳng tôi đã tra hết các bộ kinh A-hàm trong Hán tạng. Ðọc một lần chưathấm, đọc hai lần rồi ba lần, tôi có nguồn an ủi. Trong một bài kinh đức Phậtdạy: "Khi Ngài chứng được Thiên nhãn minh rồi, nhìn lại thấy chúng sanh bịnghiệp dẫn luân hồi sanh tử giống như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tưđường, thấy kẻ đi đường này, người đi đường kia một cách rõ ràng khôngnghi." Như vậy sở dĩ Phật nói luân hồi nhân quả hay nghiệp dẫn luân hồi làNgài thấy rõ ràng, chớ không phải ăn cắp như người ta nói xấu.

Rồi lần lần tôi lại thấyra, trong Áo nghĩa thư có nói về nghiệp báo luân hồi nhưng chưa phân tích rõràng. Nên khi đạo Bà-la-môn kế thừa tinh thần của Áo nghĩa thư, mới đặt ra bốngiai cấp. Trong đó Bà-la-môn được sanh ra từ đầu của Phạm Thiên nên được kínhtrọng nhất, còn các giai cấp khác được sanh từ ngực, từ bụng, từ bàn chân nênkhông được kính trọng bằng. Sự phân chia giai cấp này khiến người dân càng khổ,đó là điều thứ nhất.

Ðiều thứ hai, dù họnói nghiệp báo luân hồi nhưng phải nhờ các vị Bà-la-môn cầu cúng thì mới hếtnghiệp hết tội. Hoặc phải mở những hội tế đàn nào là trâu, dê cúng cho nhiềuthì mới hết tội. Cả hai điều này đều bị Phật bác hết. Về mặt giai cấp, Phật bảokhông có giai cấp khi mọi người máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn như nhau, nênmọi người đều bình đẳng.

Kinh kể hôm nọ Phật ởtrong rừng với đệ tử, một số thầy Bà-la-môn đến hỏi Phật:

- Thưa ngài Cù-đàm, đệtử Ngài chết Ngài cầu cho họ sanh về cõi lành được không?

Phật không trả lời màchỉ hỏi lại:

- Ðệ tử các ông chếtcác ông cầu cho họ sanh về cõi lành được không?

Các vị Bà-la-môn đáp:

- Ðược.

Lúc đó Phật nói thídụ:

- Như nơi một giếngsâu, có người ôm cục đá bỏ xuống giếng rồi nhờ các ngài cầu cho nó nổi, đừngchìm được không?

Các vị Bà-la-môn đềulắc đầu, Phật hỏi tiếp:

- Có người cầm chaidầu đổ xuống giếng, rồi nhờ các ngài cầu cho dầu chìm xuống đáy giếng đượckhông?

Các vị Bà-la-môn cũnglắc đầu, Phật nói:

- Cũng vậy, người làmnghiệp lành sẽ sanh cõi lành giống như dầu nhẹ nổi lên, dầu các vị có ác ý cầucho xuống địa ngục họ cũng không xuống. Ngược lại người làm dữ phải đi xuốnggiống như đá, dầu các vị có thiện cảm chấp tay cầu nguyện cũng không nổi lênđược.

Vậy đức Phật chấp nhậncầu nguyện hay chấp nhận nghiệp? Nghiệp lành, nghiệp dữ đưa mình lên hoặc lôimình xuống, chớ không phải cầu nguyện mà được lên hoặc xuống. Ðức Phật thấy rõvề nghiệp, cho nên Ngài biết manh mối nào đưa chúng sanh tới cõi lành, manh mốinào đưa chúng sanh tới cõi dữ.

Trong nhà Phật dạychúng ta có Ngũ thừa là: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừavà Bồ-tát thừa. Nhân thừa là sanh trở lại làm người, Phật dạy tu giữ năm giới.Năm giới nếu giữ toàn vẹn bảo đảm người đó đời này làm người, đời sau chết trởlại làm người. Tu Thập thiện, sau khi mạng chung sẽ sanh lên cõi trời. Mỗi một nhânđưa tới một quả, Phật thấy tường tận rõ ràng như thế. Còn Áo nghĩa thư củaBà-la-môn giáo nói nghiệp báo không phân biệt rành rõ, chưa biết cái gì nhâncái gì quả nên chưa thấu đáo. Do đó nên biết Phật nói nghiệp, nói luân hồi làvì Ngài thấy tường tận, chớ không phải ăn cắp của người làm của mình. Khi thấyrõ như vậy, tôi không còn nghi, không còn mặc cảm nữa.

Ông Galilée vào thế kỷthứ mười tám phát minh ra trái đất quay xung quanh mặt trời. Ai nói sao ông vẫnnhất định là trái đất quay xung quanh mặt trời, chớ không phải mặt trời quayxung quanh trái đất. Từ thế kỷ mười tám tới bây giờ, có nhiều nhà khoa học nổidanh nhưng không ai bác bỏ thuyết của ông cả. Bởi vì người trước phát minh đúngthì người sau cũng lấy cái đó làm chuẩn, rồi tùy phát minh thêm điểm nào haythì càng tốt hơn. Như ngày nay các nhà thiên văn suy ngẫm trái đất quay nhưvậy, khi nó bị khuất thì có nhật thực, nguyệt thực nên họ ghi ra. Ðó là bổ túcthêm cho đầy đủ, chớ không phải cái trước đúng mà người sau dám sửa. Cái gì làchân lý rồi, người sau cũng phải thừa nhận.

Ðức Phật rất khoa học,từ thời Áo nghĩa thư đã có thuyết nghiệp, luân hồi. Sau Ngài tu thấy điều đóđúng nên cũng thừa nhận. Nhưng khác hơn là Ngài vạch rõ từng phần chi tiết, thếnào là nhân, thế nào là quả, Ngài phân tích rành cho chúng ta. Ðó là tinh thầnkhoa học chớ không phải học lóm. Từ đó về sau tôi mới hài lòng, đức Phật khôngphải dở như người ta nói.

Nói về lý nghiệp báoluân hồi, sau khi suy tư kỹ càng, tôi thấy đó là một chân lý không chối cãiđược. Ai có nói gì cũng không lay chuyển được tôi, vì đó là một sự thật. Tạisao tôi tin như vậy? Bởi kinh nghiệm từ những việc bên ngoài, cho tới bản thânmình tôi thấy rõ như vậy.

Luân hồi là gì? Luânlà bánh xe, hồi là xoay tròn. Bánh xe xoay tròn lên xuống, lên xuống cứ đảo đilộn lại hoài. Ðối với ngoại vật, chúng ta đặt câu hỏi trái đất có xoay trònkhông? Trái đất cứ xoay tròn, xoay tròn, vậy nên trái đất luân hồi. Ðến conngười, chúng ta thấy máu từ tim chạy ra các mạch, rồi từ các mạch trở về tim,cứ như vậy đảo đi lộn lại hoài, đó là luân hồi. Rõ ràng con người đang luânhồi, quả đất đang luân hồi, vậy chết có luân hồi không? Tôi nói hai phần:

1- Vật chất: Thân chúng ta gồm tứ đại tức bốn chất đất,nước, gió, lửa hợp thành. Những gì là đất? Tóc, lông, gân, móng, da, thịt,răng, xương... những thứ cứng là đất. Những gì là nước? Mồ hôi, máu mủ tức chấtướt là nước. Những gì là gió? Hơi thở vào ra, vào ra là gió. Những gì là lửa?Hơi ấm trong người là lửa, cầm hai tay chà một hồi ấm lên, đó là phát ra lửa.

Ðất nước gió lửa sẵntrong con người chúng ta, khi chết bốn thứ đó đi đâu? Nhẹ nhất là hơi thở, lúcsống hít vô trả ra, khi trả ra mà không hít lại là chết. Vậy chúng ta trả rachớ không phải hết, không phải mất. Thứ hai là hơi ấm trong người, chúng ta chếtrồi nó cũng tan vào hư không, theo luồng hơi ấm trong nắng trong lửa, trở vềvới lửa. Ðến đất, nước khi chết thân này nứt nẻ nước tuôn ra, rồi tới đất rã.Nước theo mạch chảy đi khắp nơi cũng không mất, đất cũng trả về đất không mất.Như vậy tứ đại mất đi chỉ mất cái giả tướng duyên hợp, chớ bản chất nó đâu cómất.

2- Tinh thần:Tứ đại không mất thì tinh thần có mất đượckhông? Tinh thần đi theo nghiệp duyên của nó. Ví dụ nước từ thể lỏng đổ vàotrong nồi nấu, nước sôi bốc hơi rồi cạn. Nước cạn người ta nói hết nước, nhưngthật ra nước bốc thành hơi bay lên, gặp lạnh đọng lại thành nước rơi trở xuống.Hoặc lấy một ly nước để trong tủ lạnh thì nó sẽ đặc thành thể cứng. Như vậynước không mất mà có thể chuyển biến từ thể lỏng thành hơi hoặc thể rắn. Nước đểở nhiệt độ vừa chừng, không nóng quá, không lạnh quá thì nước còn hoài.

Cũng vậy người tu códuyên lành nhiều, nghiệp lành nhiều khi nhắm mắt sẽ đưa tới cõi lành, tức lên.Ngược lại nghiệp dữ nhiều sẽ đưa tới chỗ dữ, tức xuống. Nếu tư cách con ngườitốt, vị lai trở lại làm người, như nước giữ quân bình không lạnh nóng thì ở thểlỏng hoài. Phật dạy Nhân thừa là do giữ đúng năm giới nên đời này làm người đờisau cũng được làm người. Như nước y nguyên nhiệt độ đừng cao đừng thấp thì baonhiêu nước còn nguyên bấy nhiêu. Ðó là một lẽ thật không nghi ngờ gì.

Chúng ta khi ra đờicòn trẻ, đáng lẽ ham danh lợi tài sắc ở thế gian, nhưng tại sao lại ham tu? Nhưvậy do trong nghiệp từ quá khứ của chúng ta còn lưu lại. Như tôi khi chưa đitu, mỗi lần qua chùa nghe tiếng chuông, thấy xôn xao trong lòng quá. Cái gì làmcho mình bất an, nếu không phải là chủng tử trước kia?

Mỗi khi chúng ta rađời, nghiệp từ quá khứ còn lưu lại trong con người hiện tại chớ không phải mất.Nếu chúng ta nhìn vào một lớp học thì biết rõ sự sai biệt, người giỏi về văn,người giỏi về toán v.v... Thầy cô dạy như nhau nhưng điểm riêng biệt của mỗihọc trò lại khác. Ðiểm đó ở đâu ra? Chẳng qua chủng tử từ quá khứ còn lưu lạinơi mỗi người, nên không ai giống ai. Nếu nói do thầy cô dạy mới biết, thì tạisao không biết như nhau mà lại có sự sai lệch. Rõ ràng do chủng tử từ quá khứchớ không phải ngẫu nhiên. Như những vị thần đồng chưa học mà đã biết, đâu doai dạy. Ðó là chủng tử quá khứ còn nguyên vẹn chưa mất nên ra đời nhớ lại liền.Vậy luân hồi là một lẽ thật, không phải là một nghi vấn nữa.

Khi học Phật, chúng tacần phải suy tư, chớ không chỉ nghe bao nhiêu biết bao nhiêu thôi. Phải tìm,phải gẫm cho tới nơi tới chốn, như vậy chúng ta mới đủ lòng tin Phật. Do đó Tưtuệ là một điều hết sức thiết yếu.

Tu Tuệ là như thế nào?Tư chí lý rồi đến tu rất dễ, không còn nghingờ gì nữa. Nhờ nghe hiểu, suy gẫm và biết cách ứng dụng những pháp mình đã họcđược vào đời sống tu hành, thấy có lợi ích. Ðây chính là Tu tuệ. Ba vấn đề Văn,Tư, Tu đều là trí tuệ. Trí tuệ từ thầy ban cho, trí tuệ do mình suy gẫm, trítuệ do mình cố gắng thực hành, cho nên ba Tuệ học ấy không thể thiếu được.

Nhà Phật nói trí tuệcó hai phần: Một là Hữu sư trí, tức trí học nơi thầy như Văn Tư Tu. Hai là Vôsư trí, tức trí sẵn có của mình, không do học. Ðó là Tam vô lậu học, tức ba mônhọc giải thoát Giới, Ðịnh, Tuệ. Giới là đức hạnh, Ðịnh là thiền định, Tuệ làtrí tuệ. Nhờ giữ được giới nên thiền định không bị xao xuyến. Vì vậy giới trướcrồi định sau. Nhờ thiền định nên Trí vô sư phát sanh là tuệ.

Tại sao thiền địnhđược Trí vô sư? Khi thiền không nghĩ gì cả nên được định, được định nên trísáng giác ngộ, đó là trí không thầy. Trong kinh có kể lại: Ðức Phật sau khithành Phật rồi, Ngài tuyên bố ta học đạo không thầy. Bởi vì bốn mươi chín ngàyđêm ngồi dưới cội bồ-đề Ngài không học với ai cả, mà nhờ định nên được giácngộ. Vì vậy nói Ngài học đạo không có thầy.

Phật giác ngộ viên mãnTrí vô sư, ngày nay chúng ta tu muốn giải thoát sanh tử cũng phải đi tới Trí vôsư đó, nên nói Giới, Ðịnh, Tuệ là ba pháp môn tu được giải thoát. Chữ Vô lậu làkhông còn rơi, không còn rớt lại Tam giới nên gọi là giải thoát sanh tử. Nhưvậy người học Phật phải đủ trí tuệ, từ Hữu sư trí rồi tiến tới Vô sư trí. Hữusư trí là nhờ học, Vô sư trí là nhờ tu. Ðó là hai phần hết sức rõ ràng.

Ðiều hệ trọng thứ hailà Từ bi.Bởi vì chúng ta khôngcó quyền nghĩ mình tu để hưởng an lạc một mình. Tại sao? Ðức Phật ngày xưa chủtrương đi khất thực là vì sao? Khất thực tức là gieo duyên với chúng sanh. Tôinói là lãnh nợ của chúng sanh. Nếu chúng ta tu mà đối với mọi người không cóliên hệ, không trao qua đổi lại thì không có gì dính dáng. Mà không có dínhdáng thì giáo hóa họ không được, nên Phật dạy tu sĩ phải nhận của đàn-na thíchủ cúng dường. Có những thí chủ rất nghèo cúng dường nhưng chúng ta cũng phảinhận. Nhận để chi? Ðể người đó gởi mình, mình nhận nợ. Nên từ gieo duyên là nóicho đẹp, thật ra chúng ta nhận nợ. Có nợ thì mới gặp lại để đền trả.

Trả nợ có hai cách:Nếu chúng ta không tu không đủ phước đức thì phải mang lông đội sừng để trả nợ.Nếu chúng ta tu hành có đủ phước đức thì trả bằng cách làm thầy. Bây giờ tôicũng đang trả nợ đó. Bởi vì chúng ta đều có duyên có nợ với nhau nên mới gặpnhau, còn không duyên không nợ thì không gặp. Gặp để chúng ta giáo hóa, chúngta chỉ dạy người có duyên với mình. Vì vậy người tu đều phải phát tâm từ binhận tất cả những gì của Phật tử gởi gấm. Không phải nhận vì ích kỷ, mà nhận đểcó duyên hay có chút nợ nần với nhau, hầu giáo hóa giúp đỡ trên đường đạo.

Người xuất gia do Phậttử ủng hộ, nếu hiểu đạo rồi lo tu cho giải thoát, về Cực lạc, bỏ mọi người ởlại ra sao thì ra, như vậy có hơi nhẫn tâm không? Mình tu giải thoát nhậpNiết-bàn không bao giờ trở lại nữa, những người cúng cho mình thấy chúng tanhập Niết-bàn, bỏ họ bơ vơ buồn khổ, thật tội nghiệp cho họ. Vì vậy với tinhthần Phật giáo Ðại thừa, người tu không nỡ nhập Niết-bàn liền, mà phải đi đilại lại trong cõi thế gian này để giáo hóa, để trả nợ. Ðến chừng nào thí chủcủa chúng ta hiểu được tu tập được, mình mới yên.

Thí dụ như trong Tứquả Thanh văn, chúng ta được quả thứ ba là A-na-hàm, thì ít ra đệ tử của mìnhcũng được quả thứ nhất là Tu-đà-hoàn. Nếu mình tới Bồ-tát Thập trụ, thì đệ tửcũng tới Thập tín mới được. Khi tu thiên hạ nuôi, đến thành tựu chúng ta lạihưởng một mình, như vậy có buồn không? Giả sử tôi là quí Phật tử, tôi cũngkhông chấp nhận điều đó nữa. Quí thầy ăn gian quá đâu được. Vậy mà có người thathiết tu một đời này để về Cực lạc cho rồi, ở đây khổ quá. Về bên đó vui có mộtmình, bỏ người ta ở đây khổ, ai mà đành lòng. Thôi thì cùng ở với nhau nhưng ởtrong sự tỉnh giác chớ không phải trong cái mê mờ, nhớ như vậy.

Tinh thần từ bi củađạo Phật dạy chúng ta phải làm sao đem lại cho mọi người ánh sáng đạo lý, đểcho họ biết được lẽ chân thật, không tạo những điều đau khổ, luôn luôn tiến tớichỗ an vui. Lòng từ bi chúng ta không thể nói suông mà phải được thể hiện cụthể. Muốn thể hiện lòng từ bi chúng ta phải thực hành hạnh bố thí: bố thí tài,bố thí pháp, bố thí vô úy. Phải đem của cải, hoặc đem chánh pháp mình hiểu hoặcđem sự tốt lành cao quí an ủi người đau khổ. Ðó mới thể hiện lòng từ bi.

Bố thí tài phần lớndành cho cư sĩ Phật tử vì họ làm ra tiền. Họ mới có điều kiện giúp đỡ ngườinghèo khổ. Còn các sư có làm ra xu con nào đâu? Nếu có chăng cũng ăn mày củađàn-na thí chủ chớ đâu phải tự mình có tiền lương mỗi tháng. Hàng Phật tử cũngcó người làm ra tiền của, có người nghèo cháy da, vậy làm sao bố thí? Nên Phậtdạy tài thí có hai phần ngoại tài và nội tài.

Người Phật tử muốn thểhiện lòng từ bi mà không có tiền bạc giúp cho người nghèo đói thì đem công sứccủa mình ra giúp. Người có tiền tới chùa cúng, người không tiền vào chùa làmcông quả. Người có tiền cho tiền, người không tiền ra công đi ủy lạo, khuân váccũng là bố thí. Nên hiểu có tiền mới bố thí được là lầm. Ðem của bố thí làngoại tài, đem công bố thí là nội tài, như vậy có ai không làm được hạnh bố thíđâu.

Bố thí pháp là phầncủa Tăng Ni. Tăng Ni tu thấy được cái hay, cái cao quí của Phật pháp, đem sựhiểu biết đó ban rải cho Phật tử cùng biết cùng hiểu như mình. Ðem pháp mình đãtu học được, chỉ dạy cho người khác gọi là bố thí pháp.

Bố thí tài, bố thípháp cái nào tốt hơn? Bố thí tài chỉ giúp người bớt khổ trong giai đoạn hiệntại. Còn bố thí pháp chẳng những giúp người hết khổ trong hiện tại mà mãi vềsau cũng không còn khổ nữa, đó là điểm sâu xa.

Ví dụ chú đạp xích lôcó một vợ hai con, mỗi ngày chạy xe kiếm được hai ba chục ngàn nuôi vợ nuôicon. Nhưng nếu chiều vô quán nhậu hết thì vợ con đói khổ. Người hàng xóm thấythương, đem ít lít gạo lại cho, đó là bố thí tài. Rồi mai chú đạp xe có tiềncũng nhậu hết như vậy thì sao, cho đến chừng nào mới đủ, chừng nào gia đình mớiấm no. Bây giờ có một thầy, một cô nào đó sáng suốt tới khuyên chú, nói với chúuống rượu có hại gì, bệnh hoạn ra sao, rồi vì uống rượu mà không đủ tiền nuôivợ con, làm vợ con đói khổ. Chú nghe hiểu, thức tỉnh bỏ rượu. Như vậy chúng tachỉ nói chuyện một giờ, nửa giờ mà chú thức tỉnh bỏ rượu. Từ đó làm được baonhiêu tiền chú đem về nuôi vợ con. Như vậy bố thí pháp không có cạn hết. Chỉdùng lời nói, lý lẽ chân thật khuyên chỉ người, khi người tỉnh ngộ rồi gia đìnhhết khổ. Còn nếu cho tiền cho cơm hằng ngày, thì họ chỉ hết khổ tạm rồi mai mốtsẽ khổ nữa. Như vậy cái nào hơn?

Có kẻ cho rằng ngườitu Phật tiêu cực quá, nhất là Tăng Ni không chịu làm phước, làm việc xã hội, cứđi nói pháp hoài. Những người tích cực làm việc này, việc kia giúp cho đồng bàorất dễ thấy, còn người nói pháp xem như không có lợi ích gì. Nhưng thật tìnhviệc này lợi rất lớn. Nên trong hai thứ bố thí: bố thí tài và bố thí pháp thìbố thí pháp là hơn.

Bố thí pháp là đemlòng từ bi của mình chỉ dạy nhắc nhở mọi người biết tu, chỉ dạy nhiều chừng nàotốt chừng ấy. Giả sử tôi có mười ngàn đồng muốn đem bố thí, nếu tôi cho mỗingười một ngàn đồng, thì cho mười người là hết. Còn tôi bố thí pháp thì có mộttrăm người, tôi cũng bố thí trọn đủ hết. Vậy bố thí pháp là bất tận. Chúng tahọc đạo phải học cái bất tận, còn những việc có chừng mực, có giới hạn chúng talàm một phần nhỏ thôi, gốc là phải bố thí pháp. Muốn bố thí pháp, chúng ta phảicó học có tu và có lòng từ bi. Vì vậy từ bi sau trí tuệ. Hai việc đó không táchrời nhau.

Bố thí vô úy là sao?Vô úy là không sợ. Chúng ta mang tới cho người niềm an ổn không sợ hãi. Khôngsợ này có nhiều thứ: Sợ ma, sợ rắn, sợ cọp... đủ thứ sợ.

Thí dụ đối với ngườisợ ma, chúng ta muốn cho họ khỏi sợ, phải giải thích cho họ hiểu ma không đángsợ. Phật dạy trong Lục đạo luân hồi: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, người,a-tu-la, trời, thì ngạ quỉ là loại quỉ đói đứng thứ hai, người cao hơn ngạ quỉhai cấp. Mình cao hơn nó mà lại sợ nó thì vô lý quá. Chẳng lẽ ông Tỉnh trưởnglại sợ người dân, người lại sợ ma thì thật ngu khờ. Giải thích cho người biếtvà hết sợ đó là bố thí vô úy.

Như có người sợ chết,chúng ta phải giảng giải cho họ hiểu chết là một lẽ đương nhiên thôi, ai rồicũng phải chết. Phật chết, Bồ-tát chết, chư Thánh tăng chết, Phàm tăng, Phàm nichết, cư sĩ chết. Ðó là chuyện thường, phải chi có người không chết thì mìnhsợ, ai cũng chết hết thì có chi mà sợ. Giải thích có căn bản cho người ta hiểu,hiểu rồi thì không sợ. Ðó là bố thí vô úy. Như vậy, bố thí pháp trùm cả bố thíchánh pháp và bố thí vô úy luôn.

Người tu nếu thiếu haiphần trí tuệ và từ bi thì không xứng đáng là người tu. Vậy mà có nhiều ngườitha thiết vào thất tu suốt đời, tu tới chết. Nghĩ thế là không có từ bi, khôngcó từ bi mà dám nhận nợ của thí chủ, như vậy là ăn gian rồi. Ðó là điều khônghợp lý. Nhập thất tu để sáng đạo thì được, nhưng cũng phải đi giáo hóa, chớkhông được đóng cửa suốt đời.

Hồi xưa học luật, Phậtdạy thầy Tỳ-kheo không nên đi dép da vì làm tổn thương lòng từ bi. Nhưng khithấy Bồ-tát Văn-thù cỡi sư tử, Bồ-tát Phổ Hiền cỡi voi... tôi sanh ra thắc mắc.Tại sao các Ngài không đứng trên cụm mây thôi được rồi. Lại cỡi sư tử cỡi voi,như vậy các Ngài có từ bi không? Sau khi tra cứu hiểu ra rồi tôi mới thấy cólý. Vì đức Phật Thích-ca là vị Giáo chủ cõi Ta-bà, mà dân cõi Ta-bà này thìcang cường nan điều nan phục. Muốn điều phục được phải có trí tuệ vượt bực, nênvị Bồ-tát phụ tá thứ nhất cho đức Phật là Văn-thù.

Văn-thù tượng trưngcho Căn bản trí. Ngài ngồi trên lưng sư tử để biểu trưng rằng chỉ có trí tuệmới hàng phục được ma quân, chỉ có trí tuệ mới giáo hóa được chúng sanh cangcường này. Ðó là ý nghĩa hết sức thâm trầm. Song vì chúng sanh cõi này cứng đầuquá, dùng trí tuệ dạy họ, rồi ít bữa cũng trở lại y cũ, thì làm sao đây. Vì vậyphải có đại nguyện đại hạnh, cho nên bên trái của đức Phật vị Bồ-tát phụ tá thứhai là Phổ Hiền cỡi voi. Vì hạnh lớn mạnh nên tượng trưng cho voi. Voi sáu ngànghĩa là đem pháp giáo hóa chúng sanh không biết mệt mỏi. Như vậy các hìnhtượng ấy mang ý nghĩa đức Phật vào cõi Ta-bà giáo hóa phải có đủ trí tuệ vượtbực, hạnh nguyện to lớn mới giáo hóa được. Nếu không sẽ dễ thoái chuyển, dễchán lắm.

Ðức Phật Di-đà thì bênphải có Bồ-tát Quan Thế AÂm, bên trái có Bồ-tát Ðại Thế Chí. Ðức Phật Di-đà ởcõi Cực lạc là chỗ sạch vui. Muốn sang Ta-bà là chỗ uế trược độ chúng sanh,phải có lòng từ bi tràn trề, nên tượng trưng cho Bồ-tát Quan Thế AÂm. Vì chúngsanh khó độ nên chúng ta thấy vẽ tượng đức Phật Di-đà ở trên mây duỗi tayxuống, còn chúng sanh đang trồi hụp dưới biển mà không chịu trồi đầu lên đưatay cho Phật vớt, cứ hụp lặn ở dưới hoài. Vì vậy muốn không thối tâm phải cóđại chí tức là chí cứng rắn vững vàng. Dù cho nó khó, nó mê, nó đắm say ngũ dụccũng ráng chờ vớt nó lên. Nếu không có chí lớn thì chán lắm.

Thí dụ tronghoàn cảnh xã hội của chúng ta, có người khá giả thấy những đứa trẻ bụi đời langthang ở góc phố này góc chợ kia muốn gom lại nuôi dạy. Từ một người giàu có,bây giờ cất trại về ở với mấy thằng nhỏ khó dạy như vậy thì phải hi sinh sự ổnđịnh của mình, chấp nhận cảnh khổ. Do đó phải có lòng từ bi trước, lòng từ bithật rộng lớn mới làm được việc đó. Mấy đứa nhỏ đem về dạy có dễ đâu. Nhiều khinó muốn thoi lại mình nữa. Nó là dân bụi đời, mình thương muốn dạy dỗ nó, nhưngnó lại không biết gì, không mang ơn mà còn cự cãi với mình. Nếu không có ý chívững bền sắt đá thì không thể nào làm được.

Cũng vậy Phật từ cõitịnh đến, muốn độ chúng sanh cõi uế này phải có lòng từ bi, phải có ý chí mạnhmẽ mới độ được. Chúng ta muốn dùng tâm từ bi của mình để giáo hóa chúng sanhkhó điều phục đó, thì phải có ý chí kiên cường như Bồ-tát Ðại Thế Chí mới được.

Tôi nói điều đó cóliên hệ với Tăng Ni bây giờ. Liên hệ ra sao? Bởi vì Tăng Ni hiện nay thích họcxong, chạy về Thành phố học lên Cao cấp, rồi Ðại học. Ðại học đạo xong, muốn rahọc Ðại học đời nữa, rồi bay đi Ấn Ðộ, Ðài Loan học Tiến sĩ. Khi đó ở thôn quênhiều Phật tử có chùa mà bị hoại vì không thầy, không cô để hướng dẫn dạy dỗ.Mình cứ lo chạy lên, không ai nghĩ đến người ngóng chờ mình, trông đợi mình.

Nên tôi nhắc Tăng Niphải có tâm biết thương những người chờ đợi mình, trông ngóng mình. Học rồi đemsự hiểu biết chánh pháp đó giáo hóa được năm bảy người, thì phước đức cũng lớnlắm. Do đó quí vị thấy trách nhiệm chúng ta không phải đơn giản. Không phải locho mình có địa vị cao, có chức tước lớn là hay. Mà phải làm sao thực tế đờimình đem lợi ích thiết thực cho Phật tử, cho mọi người. Ðó mới là giá trị thậtđáng quí. Mong tất cả Tăng Ni ở đây hãy nhớ lấy điều này, mà đem hết tâm nguyệnphụng sự chúng sanh để đền ân chư Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2010(Xem: 8440)
Nhiều thuật ngữ trong Đạo Pháp mang tính cách thật căn bản chẳng hạn như Giác ngộ hay sựQuán thấy sáng suốt(Bodhi),Vô thường(Anitya), sự Tương liêngiữamọi hiện tượng hay Lý duyên khởi(Pratityamutpada), v.v... Trong số này cómột thuật ngữ khá quan trọng là Khổ đau(Duhkha), tuy nhiên thuật ngữ này tươngđối ít được tìm hiểu cặn kẽ, có lẽ vì khổ đau là những gì quá hiển nhiên ai cũngbiết. Thật vậy tất cả chúng sinh đều gặp khó khăn nhiều hay ít không có một ngoạilệ nào cả.Lạm Bàn Về Khái Niệm « Khổ Đau » Trong Phật Giáo - Hoang Phong
14/11/2010(Xem: 7453)
Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự dạy rằng: “Cúng dường xong, Bồ-tát Hỷ Kiến xuất định và tự nói trong lòng: “ Tuy ta đã dùng thần lực cúng dường Phật, nhưng sao bằng lấy thân cúng dường”. Bồ-tát liền uống các chất thơm, kế uống dầu làm bằng các thứ hoa thơm mãn 1,200 năm, rồi lấy dầu thơm thoa thân, dùng áo báu cõi trời quấn mình trước đức Phật Tịnh Minh Đức, rưới các thứ dầu thơm lên áo và dùng sức nguyện thần thông mà tự đốt thân. Ánh sáng tỏa soi 80 ức hằng sa thế giới.
09/11/2010(Xem: 8055)
KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa Ban Phiên Dịch Việt Ngữ Trường Đại Học Pháp Giới Vạn Phật Thánh Thành Talmage, California
07/11/2010(Xem: 18152)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốt và thông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
07/11/2010(Xem: 9413)
Tối nay, tôi muốn nói về sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này. Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng thực hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.
06/11/2010(Xem: 6745)
Chuyện cô nữ tu ngoại đạo Sundarī và kỹ nữ Ciñcā-māṇavikā có sắc đẹp tuyệt trần nhưng lại mang thân phận thấp hèn, hạ liệt; và cả hai đều bị chết thảm, người thì bị giết rồi cái thây bị chôn trong đống rác, người thì bị đất rút với quả báo địa ngục; hai sự kiện ấy đã dấy sinh trong lòng hoàng hậu Mallikā không biết bao nhiêu là câu hỏi, về nhân quả đời này, đời kia cũng như sự “bí mật” của nghiệp!
06/11/2010(Xem: 12129)
Ngày20 tháng tư nhuận năm Quí Mão(11/6/1963) trong một cuộc diễnhành của trên 800 vị Thượng Tọa, Ðại đức Tăng, Ni đểtranh đấu cho chính sách bình đẳng Tôn giáo, cho lá cờ quốctế không bị triệt hạ: tại ngã tư đường Phan Ðình Phùng,Lê Văn Duyệt ( Sài Gòn), lúc 9 giờ sáng, Hòa Thượng QuảngÐức phát nguyện tự tay châm lửa thiêu thân làm ngọn đuốc“ thức tỉnh” những ai manh tâm phá hoại Phật giáo. Dướiđây là tiếng nói tâm huyết cuối cùng của Ngài gửi lạicho đời.
06/11/2010(Xem: 7833)
Ngày nay, ở phương Tây, rất nhiều trung tâm dạy thiền, khí công, yoga… để chữa bệnh cũng chủ yếu là dạy cách thở bụng Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.
04/11/2010(Xem: 6983)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
04/11/2010(Xem: 9871)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]