Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09-Nụ cười bất diệt

01/02/201108:04(Xem: 5945)
09-Nụ cười bất diệt


CÀNH LÁ VÔ ƯU
Thích-Thanh-Từ

Nụ Cười Bất Diệt

Trongthờigian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông đượcnụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi tượng đúc Phật và nụcười của các Thiền Sư khi giã từ cuộc đời. Tại sao bàithuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc Uyển đềcập trước nhất là khổ đế, cho đến nhiều bài thuyếtpháp sau này, đức Phật cũng thường nhắc đến nỗi khổcủa chúng sinh bằng những câu "nước mắt chúng sinh nhiềuhơn nước biển cả", mà trên gương mặt Ngài luôn nởnụ cười.

Vô minh là cộinguồn của muôn kiếp khổ đau- Con người có mặttrên cõi đời này do vô minh chủ động, nên khi ra đời đãmang sẵn chất keo đau khổ. Vô minh là gì mà đày đoạ conngười lắm thế.? Vô minh là nhận hiểu sai lầm về con ngườivà muôn vật. Về con người, thân này là cái không thể giữmà cố giữ, cái sắp bại hoại mà muốn không bại hoại,cái tạm bợ mà tưởng lâu dài, cái nhơ nhớp mà tưởng đẹpđẽ; các cảm giác là hư ảo mà tưởng chân thật, cảm giáclà vô thường mà tưởng lâu dài, cảm giác là là đau khổmà tưởng hạnh phúc; nội tâm vọng tưởng là ảo ảnh màchấp là tâm mình, chân tâm bất biến thì lơ là không biếtđến. Và muôn vật, những sắc hình hào nhoáng, những âmthinh sanh diệt, những hương vị tạm bợ mà mê say đắm đuối,khao khát thèm thuồng đuổi bắt suốt đời không biết mệtmỏi. Từ những nhận hiểu sai lầm này, con người không baogiờ toại nguyện, không bao giờ được như ý, không bao giờthấy hạnh phúc; mà luôn luôn thấy bất mãn, bất như ý,bất hạnh...là nguồn gốc khổ đau. Cái nhận biết sai lầmnày gắn chặt vào chúng ta từ đòi này sang kiếp nọ, mãimãi không rời, cho nên khổ đau do nó gây ra không biết lấyđâu làm ngằn mé, chỉ còn cách diễn tả "nước mắt chúngsanh nhiều hơn nước biển cả".

Mặc dù vô minh hiểm nguy như thế,song một phen giác ngộ chúng đều tiêu tan. Như ngôi nhà tốingàn năm chỉ còn thắp ngọn đèn sáng lên thì bóng tối tanmất. Cái mê lầm u tối tạo thành muôn ngàn sợi dây nghiệpkhổ; trói buộc lôi kéo con người lăn lộn trong vạn nẻoluân hồi, tưởng chừng như không có cách gì thoát khỏi,đâu ngờ ngọn đèn giác ngộ vừa bừng sáng lên, chúng liềnlui mất không còn tung tích. Thấy được việc này, đức Phậtkhông nở nụ cười an lành sao được.

Chúng sinh simêtranh dành sắc, tài, danh, lợi, đấm đá nhau,sát phạt nhau, lừa đảo nhau, hận thù nhau ... biến cảnhnhân gian thành bãi chiến trường. Kẻ thắng thì được hoanhô thăng thưởng, được vật chất dẫy đầy; người bạithì bị khinh miệt chê đè, bị thân tàn nghèo đói. Một bênhạnh phúc, một bên khổ đau hiện bày trước mắt mọi người.Vì thế, bất cứ ai có mặt trên trần gian đều sẵn sàngcầm kiếm xông vào trận mạc để mong dành phần thắng vềmình. Nhưng nơi chiến trường đâu phải ai cũng là kẻ thắng.Có người thắng là có kẻ bại, có hạnh phúc là có khổđau. Ðôi khi kẻ bại phải tan thân mất mạng đã đành, màngười thắng cũng thương tích đầy mình. Hạnh phúc rấtít mà khổ đau quá nhiều. Mặc dầu là thế, ở đời cóai chịu nhường bước cho ai. Nhũng chiếc xe tranh nhau qua mặtgây tại nạn, hàng ngày xảy ra nhan nhản trước mắt, màcác chú tài xế ít khi chịu nhường tránh nhau để mình vàngười được an toàn. Tranh đấu đã trở thành qui luật củacon người. Song kẻ thắng người bại kết cuộc sẽ thànhcái gì ? - Một nấm mồ hay một nhúm tro tàn !

Ðời người là diễn viên đangdiễn xuất những vở bi hài kịch trên sân khấu của kịchtrường. Dù đóng vai người tài danh lỗi lạc hay đóng vaikẻ ăn mày cùng khổ ở xó chợ đầu đường, khi hạ mànkết thúc đều không. Trong lúc giả trang tạm thời ấy, mọisự được mất thành bại ... đều là trò chơi. Người diễnviên thông minh đóng kịch, dù bi kịch hay hài kịch, khi sânkhấu buông màn liền nở nụ cười, đây là trò đùa trênsân khấu, không có một chút hối tiếc hay lo buồn. Ðúc Phậtđã giác ngộ viên mãn, thấy rõ cuộc đời ảo hóa, khi từgiã cuộc đời tự nhiên ngài hé môi cười nhẹ.

Những thứsuy tư nghĩ tưởng trong nội tâm, mỗi con ngườichúng ta đều thừa nhận là tâm của mình, hoặc nhận làmình. Tôi suy tư thế này, tôi nghĩ tưởng thế kia, hoặc tôinghĩ tôi tưởng. Do thừa nhận chúng là mình, nên chúng raoai tác quái tạo đủ thứ nghiệp, cột trói lôi kéo mìnhlăn tròn trong lục đạo không có ngày thoát khỏi. Hằng ngàycác thứ ấy lăng xăng lộn xộn bủa vây che đậy trong nộitâm chúng ta không một chút giây an ổn. Có khi chúng nó ồnào náo loạn khiến đầu óc ta nóng rực bất an, cố van xinchúng cho cho ta được vài phút an lành, nhưng chúng nó nàocó chịu tha, cứ tha hồ quậy, buộc lòng ta phải dùng thuốcan thần để chống cự. Thậm chí những nhà tu hành cũng bựcbội sự náo loạn của chúng, phải chạy tìm "pháp an tâm".Có vị sợ sự trói buộc vô hạn định của chúng, phảiđi cầu xin "pháp giải thoát". Gặp bậc thầy cỡ lớn, nhàtu hành liền đem ra hỏi "pháp an tâm". Ông thầy nghiêmnghị bảo "đem tâm ra ta an cho". Nhà tu hành sửng sốtphản quang soi lại thì bọn giặc ồn ào đã biến đâu mất,đành thưa "con tìm tâm không được". Bậc thầy nhếchmép cười bảo "ta đã an tâm cho ngươi rồi. Nhà tu hànhbỗng dưng thấy bọn giặc ấy là một đám khói mây. Nhàtu hành khác thao thức lo sợ sự trói buộc của đám phiềnnão này đi cầu thầy dạy "pháp giải thoát". Ông thầycỡ lớn chỉ hỏi "ai trói buộc ông?". Nhà tu hành tìmlại không thấy có gì trói buộc, liền thưa "không có aitrói buộc". Ông thầy cả cười bảo "cầu giải thoátlàm gì ?"Nhà tu hành bỗng dưng thấy trăm dây ngàn mốitrước kia nhất thời đã biến đâu mất.

Khi thấy tột bản chất ảo hóacủa các thứ tâm lăng xăng lộn xộn này, đức Phật chỉcó cười với chúng mà thôi! Nếu ai còn lầm nhận chúng làmình thì bị chúng ra oai tác quái, trái lại người biết rõbản chất hư ảo của chúng thì không bị chúng lừa gạtvà khả năng lôi kéo của chúng cũng bị hạn chế. Thấy rõcác thứ tâm hư ảo rồi, đức Phật còn nhận ra tâm thểchân thật nơi mỗi con người là thênh thang trùm khắp, chưabao giờ bị sinh diệt vô thường. Xả bỏ thân khổ đau nhớpnhúa, tạm bợ, thể nhập pháp thân thanh tịnh bất sanh bấtdiệt (niết bàn), nhẹ nhàng an lạc biết mấy, thì đức Phậtlàm sao chẳng hé nở nụ cười an lành thanh thản. Không nhữngPhật mà các Thiền sư đệ tử Phật khi từ giã cuộc đờicũng cười. Tôn giả Pháp Loa khi sắp tịch diệt để kệ:

Dịch âm:
Vạn duyên tài đoạn nhất thânnhàn

Tứ thập dư niên mộng huyễngian

Trân trọng chư nhân hưu tá vấn

Na biên phong huyệt cách man khoan
Dịch nghĩa:
Muôn duyên cắt đứt một thânnhàn

Hơn bốn mươi năm giấc mộngtràng

Nhắn bảo mọi người thôi chớhỏi

Bên kia trăng gió rộng thênhthang
Ðeo mang thân này là đeo mang gông cùm,bệnh tật, bại hoại, khổ đau, buông xả được nó thì nhẹnhàng thảnh thơi an lạc. Xả bỏ thân này đâu phải là hết,mà còn bầu trời mênh mông có trăng trong gió mát, còn gìthích thú bằng, nên Thiền sư cười.








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2015(Xem: 13062)
Câu hỏi: Lý do tại sao Trịnh Hội lại đi học tu? Có phải bị mất phương hướng cuộc đời hay chán cuộc đời nhiều phiền toái?(Than Nguyen ) Trả lời: Xin chào anh Than Nguyen. Có hai lý do chính thưa anh. Thứ nhất vì cách đây 3 năm mình có lời cầu nguyện với chư Phật là nếu cho mình cơ hội làm xong công việc giúp những thuyên nhân Việt Nam cuối cùng tại Thái Lan, mình sẽ xuống tóc để cảm ơn. Thứ hai là, một công hai việc, mình muốn và cần một thời gian tĩnh lặng để xem mình thật sự muốn làm gì trong suốt quãng đời còn lại.
23/06/2015(Xem: 12307)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 7350)
Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, Dharamsala đưa tin – Hội nghị Tôn giáo lần thứ 12 của bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã diễn ra vào các ngày 18-20/06/2015 tại Dharamsala miền bắc của bang Himachal Pradesh, Tây Bắc của Ấn Độ.
21/06/2015(Xem: 9675)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng. Quan điểm này có thể nhìn thấy rõ nhất trong thế giới truyền thông ngày nay. Chỉ trong chớp mắt, trong một cái nhấp tay hay cái bấm tay trên máy điện toán hay điện thoại cầm tay thì một bản tin, một sự kiện, một hình ảnh có thể đi khắp thế giới và ảnh hưởng đến hàng tỉ người trong “ngôi làng toàn cầu.”[1]
20/06/2015(Xem: 14689)
Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng biến thành thơ
18/06/2015(Xem: 6597)
Hãy Lắng Tâm Cảm Nhận Này bạn, bạn đi đâu đấy, đứng lại đây với tôi một phút, chỉ một phút thôi!!! Bạn hãy cùng tôi quan sát những người đi đường kia xem. Bạn có thấy là họ đang hối hả lao về phía trước không? Đang ở trong nhà thì họ lao ra đường, đang ở đường thì họ vội vã phóng về nhà. Nhìn họ chẳng có chút bình an nào cả, khuôn mặt ai cũng căng như dây đàn. Họ vội vã đi, vội vã làm, vội vã nói, vội vã ăn, ngay cả đi chơi cũng vội vã. Họ đã đánh mất đi khả năng sống thư thái, an nhàn. Họ không làm chủ được cuộc đời của mình, họ bị cuộc đời rượt đuổi. Nếu họ không biết dừng lại thì họ sẽ phải hối hả như vậy suốt cuộc đời. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, làm sao mà người ta có thể bình an hạnh phúc khi trong tâm lúc nào cũng đầy ắp những toan tính, lo âu và đôi chân thì cứ lao về phía trước (mà không biết lao về đâu)? Và bạn biết không, nếu có ai đó đứng bên kia đường nhìn về phía bạn thì thấy chính bạn cũng nằm trong cái đám đông hỗn l
18/06/2015(Xem: 6693)
Chúng tôi rời Việt Nam bay tới Băng Cốc Thái Lan và phải đi tiếp 300 km nữa mới về đến địa điểm nơi diễn ra khóa tu “Con đường hạnh phúc”. Đây là khóa tu dành riêng cho người Việt. Rời khỏi nhà buổi sáng, và đến 7 giờ tối mới đến nơi. Xong thủ tục check in, nhận phòng thì đã 22h đêm. Ai cũng mệt nhưng hạnh phúc. Bởi con đường hạnh phúc có thật đây rồi.
18/06/2015(Xem: 8177)
Vào ngày 14/06/2015, đáp lời thỉnh cầu của Ban tổ chức, đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng lưu vong đã chia sẻ một buổi Pháp thoại tại Perth Arena, Thành phố Perth, bang Westen Australia (Perth sở hữu một nền giáo dục quốc tế hoàn hảo). Buổi Pháp thoại có 12.000 thính chúng tham dự, trong đó có 700 sinh viên Trường Đại học Western Australia. Nữ diễn viên Suzie Mather, và Ông Rick Ardon, người dẫn chương trình trên Seven News, Thành phố Perth, bang Westen Australia đã giới thiệu Ngài đến với khán thính giả.
15/06/2015(Xem: 12816)
Một cậu bé tính tình rất nóng nảy và cộc cằn. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng mỗi khi cậu nổi nóng hay nặng lời với ai, hãy đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn và suy nghĩ về việc mình đã làm.
15/06/2015(Xem: 23629)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]