Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Thấu Tột Nhân Quả Trong Một Niệm

19/01/201108:20(Xem: 5003)
5. Thấu Tột Nhân Quả Trong Một Niệm

TỪNG BƯỚC AN VUI

Thích Thông Phương
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL: 2549 - 2005


CHẲNG LẦM NHÂN QUẢ 

V- THẤU TỘT NHÂN QUẢ TRONG MỘT NIỆM

Thiền sư Trí Tạng ỡ Tây Đường đang công tác toàn chúng, liền bảo:

- Nhân quả rõ ràng, phải làm sao? Phải làm sao?

Khi ấy có vị tăng bước ra lấy tay chống dưới đất. Sư hỏi:

- Làm gì?

Tăng thưa:

- Cứu nhau! Cứu nhau!

Sư bảo đại chúng:

- Ông tăng này hơi giống chút ít. 

Tăng phủi áo bỏ đi. Sư bảo:

- Trùng trong thân sư tử tự ăn thịt sư tử.

Như vậy tự mình làm, rồi tự mình kêu cứu, ái cứu mình? Trùng trong thân sư tử tự ăn thịt sư tử là tự nhắc người phải tự khéo giữ gìn. Nhân quả rõ ràng, nhít một chút không thể được. Người tu kỹ không thể dễ duôi, hời hợt trong một niệm. Vừa động niệm là rơi vào nhân quả rồi! Động tức là sinh, có sinh tức diệt, ngay đó rơi vào nhân quả sinh diệt vi tế. Trong Chứng Đạo Ca Thiền sư Huyền Giác bảo:

Phải đó, Long Nữ thoắt thành Phật,
Trái đó, Thiện Tinh rơi địa ngục.
***
( Thị tắc Long Nữ đốn thành Phật

Phi tắc Thiện Tinh sanh hãm trụy )

Nghĩa là ngay một niệm chớp nhoáng đó, liền lên xuống như điện xẹt, người tu hành có thể khinh thường được sao? Thành Phật cũng ngay một niệm này, vào địa ngục cũng ngay một niệm này, chỉ cách nhau ở mê và giác. Giác nó là chân thật, sáng suốt. Mê nó là vào địa ngục, tối tăm. Thấy tột đến chỗ này thì tu hành thật kỹ, không dám xem thường trong từng tâm niệm, vậy còn gì gạt được mình?

Nhân quả đến đây không còn là lý cạn cợt nữa, mà phải công phu thật sâu mới thấu tột. Cho nên “Chằng lầm nhân quả” liền thoát khỏi kiếp chồn. Người đại tu hành là phải thấy tường tận, thấu tột đến như thế, đâu thể chỉ hiểu suông trên chữ nghĩa. Rất nguy hiểm!

Vua Trần Nhân Tông từng hỏi Thượng sĩ Tuệ Trung:

- Chỉ như gìn giữ giới hạnh trong sạch không chút sao lãng là thế nào?

Thượng sĩ cười không đáp. Ngài thỉnh cầu thêm, Thượng sĩ nói hai bài kệ:

Giữ giới cũng nhẫn nhục,
Chuốc tội chẳng chuốc phúc.
Muốn biết không tội phúc,
Chẳng giữ giới nhẫn nhục.
***
Như người leo lên cây,
Trong an tự cầu nguy.
Như người không leo cây,
Trăng gió có làm gì?

Đây là chỗ sâu sa khó hiểu, hiểu lầm là rơi địa ngục dễ dàng. Ý hai bài kệ ngầm chỉ, người còn có tâm giữ giới, có tâm nhẫn nhục tức là còn chưa hết tội, còn chưa sạch phiền não tham sân, cho nên mới có giữ, có nhẫn để khắc phục nó. Nhưng trước khi động niệm thì tội phúc trụ vào đâu? Có động niệm mới có niệm lành, niệm dữ; niệm lành thì được phúc, niệm dữ thì mắc tội. Như người không leo cây, tức trước khi động niệm thì tự an đâu có lo gì; trái lại, mình khởi niệm rồi lại lo giữ nó, có phải tốn công nhiều chăng? Tuy nhiên sống được chỗ này không phải dễ, đâu thể lý luận mà được. Lý luận để khỏi tội phúc được sao? Vì vậy Thượng sĩ nói xong liền dặn kỹ: “Chớ bảo cho người không ra gì biết”. Bởi sợ rằng họ nghe suông rồi chỉ bắt chước nói rỗng, làm bừa, sẽ chuốc lấy nhân quả khó lường được! Miệng nói không tội phúc nhưng tâm chứa đầy niệm phải quấy, hơn thua, thì bảo rằng khỏi tội được sao? Rất phải cẩn thận!






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 5910)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
30/12/2010(Xem: 7338)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
30/12/2010(Xem: 5785)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 5052)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 6293)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 9983)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 7354)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 17148)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 5374)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567