Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viễn tượng cái chết

19/01/201107:13(Xem: 6572)
Viễn tượng cái chết

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI 

Viễn tượng cái chết 

Nếu tôi có thể tóm tắt lại bốn mươi năm cuộc đời của tôi, kể từ khi bắt đầu xuất gia, tôi phải nói rằng đó là một sự tiếp diễn không ngừng những cái ngu dại. Khi nói về sự ngu dại của mình, tôi không có ý nói đến một cái gì sẵn có từ cha sanh mẹ đẻ, mà phần lớn về những ấn tượng hư dối mà tôi đã huân tập, hết lớp này qua lớp khác, trong trí tưởng tượng của tôi.

Bất cứ lúc nào đi du hành qua ngoại quốc để thuyết giảng, bao giờ tôi cũng được yêu cầu phải nhắm vào một vấn đề chủ yếu: Ngộ (satori trong tiếng Nhật) là gì, thế nào là giác ngộ? Cái gọi là Ngộ này, tuy thế, là một trạng thái mà người ta chỉ có thể hiểu được qua chứng nghiệm. Nó không thể được đem ra giải thích hay nắm bắt chỉ bằng ngôn ngữ thuần túy. 

Tỷ dụ, có một câu ngạn ngữ rằng, “Khi nào có con mới biết được lòng của cha mẹ.” Dù bậc cha mẹ có cố gắng diễn đạt tâm tư của cha mẹ đối với con đến thế nào, đứa con ấy cũng không thể nào hiểu được hoàn toàn. Chỉ khi chính đứa con ấy trở thành cha mẹ, nó mới hiểu được đầy đủ tấm lòng của mẹ cha. Sự thông hiểu ấy có thể ví như giác ngộ vậy, tuy rằng giác ngộ là một cái gì sâu xa hơn nhiều. 

Bởi vì không có ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được kinh nghiệm giác ngộ, ở đậy tôi sẽ chỉ bàn tới những điều cốt yếu cho sự giác ngộ, những điều cốt yếu của sự tu tập Thiền. 

Tu tập Thiền không phải là vấn đề nhớ nằm lòng những lời lẽ kỳ diệu trong kinh sách hay ngữ lục của các vị tổ thời xưa. Thực sự ra, những lời lẽ này được xử dụng như một phương tiện để phá vỡ những ấn tượng sai lầm trong trí tưởng tượng của con người. Mục đích của sự tu tập không phải để làm tăng thêm kiến thức, mà để cạo bỏ những lớp vẩy che lấp mắt, để vứt ra ngoài những mũ chụp che tai. 

Qua sự tu tập, người ta có thể thấy được sự thực. Và tuy nói rằng không có một thứ thuốc nào có thể chữa được chứng bệnh khờ dại, điều làm cho người ta nhận ra được rằng “tôi đúng là một kẻ khờ dại” thực ra lại chính là phương thuốc ấy. 

Cũng có câu nói rằng “thuốc đắng giã tật”, và buồn thay, thứ thuốc làm cho người ta nhận ra được sự ngu dại của mình chắc chắn là rất cay đắng. Nhận thức ra được cái ngu của mình thường hay đi kèm với những thử thách và rồi phải trả giá, bằng những trắc trở và buồn rầu. Tôi đã trải qua một nửa đời người bị vật vã với những hậu quả cay đắng của phương thuốc này. 

Tôi sinh ra ở thành phố Uozu, thuộc quận Toyama. Trong lúc Thế Chiến Thứ Hai đang sôi sục, tôi đang học chuyên ngành văn chương, dưới chế độ giáo dục cũ của Nhật, tại trường trung học Toyama. Các học sinh trung học, theo luật, được chính thức hoãn dịch cho đến khi tốt nghiệp xong đại học. Nhưng khi chiến tranh leo thang, có lệnh ban xuống rằng những học sinh nào học về văn chương sẽ phải đi ra chiến trường. Người ta thường giả dụ rằng những sinh viên khoa học sẽ tiếp tục những môn học về y khoa hay khoa học và như vậy sẽ cung cấp được những nhiệm vụ hậu cần trong chiến tranh, trong khi những sinh viên văn khoa thì chỉ đọc sách, đấu khẩu, và thường hay kích động tinh thần quốc gia.

Dù sao, những học sinh văn khoa, bị đối đãi như không phải là những học sinh, đã phải qua kỳ khám sức khỏe để nhập ngũ vào lứa tuổi hai mươi và rồi bị đẩy vào quân đội, không có ngoại lệ. Ðã vậy, tuổi quân dịch lại bị hạ thêm một tuổi nữa, và dường như vì nhu cầu nóng bỏng, tôi với tuổi mười chín đã bị lôi vào quân đội một cách phũ phàng. 

Chúng ta ai cũng biết rằng sớm hay muộn gì, mình sẽ chết. Cái chết có thể đến ngay ngày mai, hay có thể đến hai mươi năm, ba mươi năm nữa. Chỉ vì không biết cái chết sẽ chờ đợi ta lúc nào trên con đường dài sắp tới, ta mới có được một chút an bình nơi tâm, mới có thể tiếp tục đời sống bình thường. Nhưng với tôi, sau khi đã qua kỳ khám sức khỏe và chờ đợi lệnh nhập ngũ đến bất cứ lúc nào, cái chết bỗng nhiên hiện ra thật bất ngờ trước mắt. Tôi có cảm tưởng như mình đang di động qua một khoảng trống không, ngày này qua ngày khác. Thức hay ngủ, tôi đều vẽ ra trong trí óc những cách chết khác nhau sẽ đến với tôi trong chiến trường. Nhưng dù đang ở trong một cơn lốc mù mịt của những ý tưởng về cái chết, tôi vẫn không có thì giờ để tìm hiểu vấn đề một cách triết lý hay tìm những phương tiện tu tập tôn giáo nào. 

Những người đi vào quân đội thời ấy cắm đầu nhào đến phía trước, hăng say tin tưởng rằng đây là một cuộc chiến công bằng, một cuộc chiến thật quan trọng để họ có thể hi sinh mạng sống không một chút luyến tiếc. Từ trong tinh thần ấy, chúng tôi được trang bị với một biện giải tạm bợ cho viễn ảnh cái chết trước mắt của mình hay ít nhất đó cũng là trường hợp của tôi. 

Giữa những con người, có những kẻ chuyên bóc lột và những kẻ chuyên bị bóc lột. Ðiều đó cũng áp dụng cho sự liên hệ giữa các quốc gia và các chủng tộc. Trong suốt lịch sử, những quốc gia phát triển về kinh tế đã thống trị những nước kém phát triển hơn. Cuối cùng thì bây giờ, Nhật Bản đã vươn lên được và thoát ra khỏi những xiềng xích của sự bóc lột đó! Vì thế, đây là một cuộc chiến tranh chánh đáng, một cuộc chiến có ý nghĩa! Làm sao chúng tôi có thể tiếc rẻ cái mạng sống nhỏ nhoi của mình cho quốc gia, dù cho mạng sống đó có bị nghiền ra thành từng mảnh đi nữa? Kiểu lý luận hồ đồ này đã cho phép chúng tôi đóng chặt lại tâm trí của mình. 

Và thế là những học sinh chúng tôi đi lên phi cơ, vũ trang chỉ với một cái chết chắc chắn và nhiên liệu cho một chuyến đi không về, để một vài quyển sách triết lý đắc ý nhất hay một cuốn kinh Tịnh Ðộ bên cạnh tay lái, những quyển sách chắc chắn sẽ không được đọc tới. Có nhiều người đã lao vào tầu chiến của địch, cũng có nhiều người đã ngã xuống trong ngọn sóng biển cao ngất hay máy bay bị bắn rơi trước khi thi hành được nhiệm vụ. 

Thế rồi, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Cuộc chiến tranh mà tất cả chúng tôi đã tưởng như là công chính, cuộc chiến mà chúng tôi sẵn sàng vui vẻ hi sinh mạng sống của mình, bỗng phút chốc, chỉ trong một đêm, trở thành một cuộc chiến xâm lược, một cuộc chiến ác độc và những kẻ chịu trách nhiệm cho cuộc chiến đó phải bị xử tử.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2012(Xem: 7748)
Bản Chất của Hạnh Phúc được trích từ tác phẩm Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống, một quyển sách căn cứ trên sự mở rộng những đối thoại giửa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bác sĩ Howard C. Cutter, một nhà tâm lý trị liệu phương Tây. Khuynh hướng của Bác sĩ Cutter là để thể nghiệm một tiến trình nhằm trình bày những quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong việc hướng dẫn một đời sống tốt đẹp hơn, tranh luận qua những quán chiếu và luận giải từ chính nhận thức Tây phương của ông.
09/10/2012(Xem: 6468)
Mỗi buổi sáng, mở báo đọc, không ai là không kinh hãi về những hiện tượng bạo lực diễn ra hầu như hàng ngày. Người ta dễ dàng giết nhau vì những nguyên nhân không đâu: một cái liếc mắt, một vụ va chạm nhỏ ngoài đường, sau cơn nhậu quá say… Con giết cha, anh giết em, vợ giết chồng, người tình giết người tình, tớ giết chủ.
08/10/2012(Xem: 9430)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
08/10/2012(Xem: 6805)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
06/10/2012(Xem: 7752)
Mùa đông thật là dài, nhưng rồi mùa xuân cũng đã đến . Bây giờ Pieter có thể chạy ra cổng đón cha của đi làm việc về. Ông sẽ đỡ Pieter lên vai của mình và nắm lấy mắt cá chân trong khi Pieter ôm chặt cổ của cha. Họ đi vào trước hiên nơi cha của Pieter ngồi vào chiếc ghế của ông. Pieter có thể cuộn tròn trong lòng cha mình và kể lại những chuyện đã làm trong ngày.
06/10/2012(Xem: 6592)
Có một lần, Phật đi dạo vào nơi cư trú của các Thầy để quan sát. Phật thấy một thầy đang nằm một mình trong phòng dưới đất với cơn bệnh kiết lỵ (dysentery) rất nặng. Vị thầy ấy nằm trên chính phân và nước tiểu của mình. Phật hỏi các huynh đệ khác đâu, sao không có ai săn sóc cho thầy? Vị thầy trả lời rằng vì ông không giúp ích gì được cho ai, nên họ đã bỏ đi và để cho ông một mình đối phó với cơn bệnh của mình.
04/10/2012(Xem: 7286)
Cách đây không lâu, một người đàn ông quyết định lấy cắp táo của người hàng xóm. Ông nghĩ rằng, "Mình chỉ lấy vài trái thôi. Người hàng xóm không mất mát gì vả lại anh ta cũng không có thể sử dụng hết những quả táo." Ông ta chờ đến khi trời tối. Để chắc chắn không bị bắt, ông dẫn Natasha, con gái út đi theo để cô có thể canh chừng và cảnh báo nếu có ai đến gần.
04/10/2012(Xem: 8707)
Mèo Xám sống trong một nhà kho với ba mèo con nhỏ của mình. Một mèo khoang màu cam, một màu xanh lá cây và một màu hồng với những đốm đen. Cả ba có mũi màu hồng xinh đẹp và nụ cười dễ thương của mẹ.
04/10/2012(Xem: 8008)
Những năm gần đây, mặt hàng đồ mã lại có thêm nhiều loại mới, đáng chú ý nhất là ô-sin (người giúp việc) bằng giấy dùng để đốt cúng người thân quá cố.
03/10/2012(Xem: 8219)
Dù bạn thực hành theo thừa nào trong ba thừa – Tiểu thừa, Đại thừa hay Mật thừa – từ thời điểm bạn bước vào cánh cửa giáo lý của Đức Thích Ca Mâu Ni cho tới khi bạn thành tựu Chánh giác, bạn cần sự hỗ trợ của một vị thầy tâm linh để thọ nhận các giáo lý
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]