Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Tâm Tư Không Ngừng Nghĩ - Tâm Thức Suy Tư Liên Tục

16/01/201107:05(Xem: 10217)
07. Tâm Tư Không Ngừng Nghĩ - Tâm Thức Suy Tư Liên Tục

 

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH:
TÂM TƯ KHÔNG NGỪNG NGHĨ – TÂM THỨC SUY TƯ LIÊN TỤC

Nguyên tác: The Restless Mind - The Constantly Thinking Mind
Tác giả: Remez Sasson - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Khuynh hướng tự nhiên của tâm thức là không ngừng nghĩ. Suy nghĩ dường như là một hành động tiếp diễn liên tục. Tâm tư không ngừng nghĩ làm cho tư tưởng đến và đi không ngớt từ sáng đến tối. Chúng làm cho chúng ta không có một thời khắc nào ngơi nghĩ. Hầu hết những tư tưởng này một cách chính xác là không được mời đến; chúng chỉ đến, chiếm cứ sự chú tâm của chúng ta trong một lúc, và rồi biến mất.

Bản chất thật (thể tính) của chúng ta giống như bầu trời, và tư tưởng là những đám mây. Những đám mây giăng ngang bầu trời, che khuất thể tính chúng ta một lúc rồi biến đi. Chúng thì không thường trụ. Tư tưởng chúng ta cũng như vậy. Do bởi sự di chuyển của không ngừng chúng che dấu bản chất thật của chúng ta, thể tính của chúng ta, chân tâm của chúng ta, và rồi chúng biến đi để chỗ cho những tư tưởng khác.

Tư tưởng giống như những làn sóng trên đại dương, luôn luôn ở trong tình trạng chuyển động, không bao giờ đứng yên. Những tư tưởng này sinh khởi trong tâm tư chúng ta thông qua nhiều lý do. Có một khuynh hướng trên phần vụ của tâm thức để phân tích bất cứ điều gì nó tiếp xúc. Nó thích so đo, suy luận, và đặt câu hỏi. Nó say mê liên tục trong những hành vi này.

Tâm thức chúng ta có một loại dụng cụ thanh lọc, cho phép nó chấp nhận, thu nhận những tư tưởng nào đấy, và từ chối những tư tưởng khác. Đây là lý do tại sao tâm thức một số người nào đấy bị chiếm cứ với những tư tưởng thuộc một chủ đề nào đấy, trong khi những người khác thậm chí không nghĩ về những chủ đề tương tự.

Tại sao một số người bị lôi cuốn bởi bóng đá trong khi những người khác thì không? Tại sao một số người ngưỡng mộ một ca sĩ nào đấy và những người khác thì không? Tại sao một số người suy nghĩ liên tục về một chủ để nào đấy và những người khác chẳng bao giờ nghĩ đến? Tất cả những điều ấy thông qua hay tùy thuộc vào bộ phận thanh lọc nội tại này.

Đây là một dụng cụ tự động vô tư. Chúng ta không bao giờ dừng lại và nói với những tư tưởng nào đấy “hãy đến” và với những tư tưởng khác chúng ta nói “đi chỗ khác” Nó là một hành vi tự động. Dụng cụ thanh lọc này được xây dựng qua năm tháng của cuộc sống. Nó là và nó được hình thành một cách liên tục bằng sự gợi ý và từ ngữ của những người chúng ta gặp, và như một kết quả của những kinh nghiệm hằng ngày.

Mỗi sự kiện, xãy ra hay từ ngữ có một tác động trên tâm thức, mà nó sản sinh những tư tưởng phù hợp. Tâm thức giống như một nhà máy tư tưởng, hoạt động trong những phiên ngày và đêm, sản xuất những tư tưởng.

Những hoạt động này của tâm thức không ngừng nghĩ, bận rộn với sự chú ý của tâm thức chúng ta khắp mọi thời mọi lúc. Bây giờ sự chú ý của chúng ta là trên tư tưởng này và rồi thì trên một suy tư khác. Chúng ta tiêu phí rất nhiều năng lượng và chú ý đến những tư tưởng thoáng qua. Hầu hết những tư tưởng ấy là không quan trọng. Chúng chỉ làm lãng phí thời gian và năng lượng của chúng ta.

Đây là nô lệ. Nó giống như một năng lực ngoại tại luôn luôn đặt một tư tưởng trước mặt để chúng ta chú ý tới. Nó giống như một người chủ tàn nhẫn liên tục giao việc cho chúng ta làm. Không có tự do thật sự. Chúng ta chỉ thụ hưởng tự do khi chúng ta có thể làm yên tĩnh tâm hồn và lựa chọn suy tư của chúng ta. Đấy là tự do, khi chúng ta có thể quyết định tư tưởng nào để suy nghĩ và suy tư nào cần loại bỏ. Chúng ta sống trong tự do, khi chúng ta có thể dừng lại dòng chảy liên tục của những tư tưởng.

Dừng lại dòng chảy liên tục của tư tưởng có thể xem như không thể làm được, nhưng liên tục rèn luyện và thực tập với những sự thực hành thiền định và thiền quán (tập trung và phân tích), cuối cùng sẽ đưa đến điều kiện này. Tâm thức giống như một con vật chưa được thuần hóa. Nó có thể được dạy sự tự giác và vâng lời đến một năng lực cao hơn. Chỉ và quán (tập trung và phân tích) chỉ dẫn chúng ta một thái độ rõ ràng và thực tiển mà chúng ta, bản chất thật nội tại, là năng lực kiểm soát này, chúng ta là chủ nhân ông của tâm thức chúng ta.

The Restless Mind - The Constantly Thinking Mind
By Remez Sasson
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 22/05/2010
http://www.successconsciousness.com/index_00007d.htm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2014(Xem: 8505)
Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng.
15/03/2014(Xem: 7725)
Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
15/03/2014(Xem: 6899)
Thật cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc, hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó.
14/03/2014(Xem: 33280)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
14/03/2014(Xem: 11457)
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
13/03/2014(Xem: 7046)
Tâm linh là sự khát khao của những tâm hồn hướng thượng, vật dục là sự thèm khát của những ai thích thụ hưởng cảm thọ vật thể.. Những dân tộc có nền văn hóa sâu đậm, thâm thúy, cho dù dân tộc đó già cổi hay non trẻ, cũng đều có chiều kích tâm linh đáng kính
13/03/2014(Xem: 11359)
“Sáng cho nguời thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ.”, đó là một trong những lí do thiết yếu để đạo Phật có mặt ở thế gian. Bởi vậy, cho vui cứu khổ đã trở thành một nhiệm vụ chánh yếu của mọi người tu học theo Phật pháp – dù xuất gia hay tại gia, ở bất cứ phương trời nào,
13/03/2014(Xem: 7820)
Ta nhìn xuyên suốt lịch sử phát triển của xã hội loài người, thì không có bất cứ một xã hội nào, mà chính quyền không chủ trương và nỗ lực trừ diệt nạn trộm cắp, nhưng mà nạn trộm cắp thì không có xã hội nào diệt sạch. Xã hội kém phát triển và kém văn minh, thì việc trộm cắp cũng xảy ra theo cách kém phát triển và kém văn minh như xã hội ấy
13/03/2014(Xem: 7446)
Trong đạo Bụt, đối tượng của sự quy y là Bụt, Pháp và Tăng. Chúng ta thường nghĩ là mình đã hiểu nhưng thật ra có lẽ ta chưa hiểu rõ thế nào là quy y Tam Bảo. Nếu thực sự quy y Tam Bảo thì ta sẽ có hạnh phúc ngay lập tức, ta không còn do dự hay nghi ngờ nữa và ta có rất nhiều năng lượng. Chúng ta phải hiểu rõ thế nào là Bụt, Pháp, Tăng thì ta mới có chỗ nương tựa đàng hoàng.
13/03/2014(Xem: 6594)
Chúng tôi tình cờ gặp Florian tại quán cơm 5.000 Thiện Phước (Q.11) vào một buổi chiều tháng 2, khi anh mang đến một bao gạo 50kg cùng 5 bình dầu ăn. “Tôi là Thích Đồng Hòa, đến từ chùa Định Tâm, có một chút quà nhỏ góp cho những người nghèo”, Florian nói rồi ra về. Hành động này khiến ai cũng ngạc nhiên vì chàng Tây trẻ tuổi, vóc dáng cao to lại khoác áo tu hành và nói tiếng Việt rất sõi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]