Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Hãy Luôn Nhớ Vô Thường Và Cái Chết

06/01/201111:12(Xem: 12956)
7. Hãy Luôn Nhớ Vô Thường Và Cái Chết

 

7
HÃYLUÔN NHỚVÔ THƯỜNG VÀ CÁI CHẾT

 

Nếu khôngnhớ cái chết sẽ không nhớ Pháp.

THIỀN ĐỊNH: hãynhìn vào mọi sự – cái ngã, hành động, đối tượng; bạn, thù, người xa lạ, nhữngđối tượng của tham, sân, si của bạn; toàn bộ những hiện tượng tác nhân –với sựtỉnh thức về thực tại (chân đế – ND) : tất cả đều tạm bợ và có thể chấm dứt bấtkỳ lúc nào. Tất cả hiện tượng này không chỉ thay đổi trong từng giây phút dobởi các nhân và các duyên, mà chúng còn có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào.

Ngay cả đối vớibạn, cái chết có thể xảy ra bất kỳ giây phút nào. Chết có thể xảy ra vàobất cứlúc nào với bạn, với kẻ thù, với người xa lạ. Những thứ gì bạn có cũng bị hưhỏng và chúng không chỉ thay đổi trong từng giây phút mà chúng còn có thể rờikhỏi bạn bất kỳ lúc nào.

Do vậy, chẳngcó lý do gì cả để cho những suy nghĩ đối đãi của tham, sân, si liên quanđếncác đối tượng này được nổi lên. Hãy tỉnh táo thấy rằng những sự việc nàycó bảnchất tạm bợ, không thường hằng.

Phép chữa trịchủ chốt cho suy nghĩ bát phong là thiền định về vô thường và chết. Nếu khôngnhớ đến cái chết sẽ không nhớ đến Pháp. Và dù có nhớ đến Pháp nhưng nếu khôngnhớ đến vô thường và chết thì không tu tập Pháp được.

Mặc dù bạn biếtbạn có thể chết bất kỳ lúc nào nhưng trong cuộc sống hằng ngày bạn có xuhướngcho rằng bạn sẽ không chết sớm – không phải năm nay, không phải tuần này, hayngày hôm nay hay ngay bây giờ? Do bởi điều này bạn sẽ trì hỗn việc tu tập Pháp.Dù bạn đang tu tập Pháp nhưng nếu bạn không nghĩ về vô thường và chết thì nókhông trở thành Pháp thanh tịnh.

Nếu bạn khôngnghĩ về vô thường và chết, bạn không tu tập Pháp – tức là bảo vệ thiện nghiệpbằng sự từ bỏ điều phi đạo đức và làm điều đạo đức – thay vì vậy, bạn luôn luôntạo ác nghiệp. Rồi khi cái chết đến, bạn hoảng hốt sợ sệt, điều này có nghĩarằng bạn đã và đang trải qua triệu chứng sắp đi vào các cõi thấp. Rất nhiềubiểu hiện đáng sợ có thể đến với bạn ngay lúc chết. Nếu bạn nhớ đến vô thườngvà chết bạn sẽ sống một cuộc sống có ý nghĩa cao quí . Bạn có khả năng thựchành đường đạo theo ba căn cơ và đạt tới ba mục tiêu lớn : hạnh phúc chocáckiếp sau, giải thoát và giác ngộ. Nhớ đến vô thường và chết cũng là một cáchthức dễ dàng để kiểm soát vọng tưởng. Bạn có thể giải thoát vọng tưởng.

Nhớ đến vôthường và chết là điều rất có ý nghĩa. Ở giai đoạn bắt đầu của việc tu tậpPháp, nhớ đến vô thường và chết rất quan trọng vì nó giúp bạn khởi động thực hànhthực sự, và rồi bạn tiếp tục tu tập cho đến lúc cuối cùng trong nỗ lực đạt giácngộ. Và khi cái chết đến bạn có thể chết vui vẻ. Đại hành giả du già Milarepa,người đạt giác ngộ trong một đời ngắn ngủi trong thời mạt pháp này, đã bày tỏkinh nghiệm riêng của ngài như sau :

Vì sợchết tôi trốn vào núi (ẩn tu – ND)
Giờ đây khinhận biết được bản chất siêu việt của tâm bất diệt, nên dù cái chết đến tôicũng không lo.

Càng lúccàng đến gần cái chết

Chết là điềuchắc chắn xảy ra. Không thuốc men nào chận đứng được cái chết và chẳng có nơinào chúng ta khỏi chết. Dù thân thể khỏe mạnh như thế nào tuổi thọ của chúng tacũng không ngừng ngắn dần lại. Mỗi khi chúng ta niệm câu chú OMMANI PADME HUNG và tay lần chuỗi hạt, cuộc đời của chúng ta đến gần cái chếttheo từng hạt chuỗi. Khi chúng ta rời trung tâm này đi về nhà thì mỗi bứơc điđưa chúng ta đến gần cái chết. Khi chúng ta mất một khoảng thời gian để về đượctới nhà, thì cuộc đời của chúng ta cũng mất đi chừng đó thời gian. Khi chúng tauống một tách trà, cuộc đời của chúng ta đến gần cái chết cùng với mỗi cái nhắpmôi. Và khi chúng ta uống xong tách trà thì chừng đó thời gian của đời ta đãqua đi; và chúng ta đi gần đến chết chừng đó thời gian. Mỗi lần chúng tahít vôthở ra, cuộc đời của chúng ta càng lúc càng đến gần cái chết hơn.

Hãy thiền địnhkhi xem đồng hồ treo tường hay đồng hồ đeo tay: khi từng giây đồng hồ qua đi,trong thực tại cuộc đời ta gần cái chết hơn–dĩ nhiên không phải vì chúngta đeođồng hồ! Nhìn đồng hồ là phương pháp rất hữu hiệu để thiền định về vô thường vàchết. Với từng giây trôi qua chúng ta gần cái chết hơn nữa.

Khi chúngta cầm bát cơm ăn, khi mỗi thìa cơm đưa vào miệng là cuộc đời chúng ta đang đigần đến chỗ chấm hết. Và khi chúng ta ăn hết bát cơm, cũng chừng đó thờigianqua đi đưa chúng ta đến gần cái chết. Chúng ta đọc một tờ báo, khi đọc xong mộttrang chúng ta cũng đi gần đến cái chết chừng đó thời gian. Khi chúng tatròchuyện, nói xong một lời chúng ta đi gần đến cái chết hơn. Khi chúng ta nói dứtmột câu thì cũng chừng đó thời gian của cuộc đời chúng ta đã qua đi. Khichúngta trò chuyện tầm phào mất hàng giờ thì cũng chừng đó thời gian của cuộcđời đãmất. Khi chúng ta đứng dậy bỏ đi cuộc đời chúng ta đi gần đến chết chừngđóthời gian.

Và mỗi khi mộtphần đời qua đi, chúng ta không thể kéo nó trở lại hay thay thế nó bằng cái gìkhác được. Khi một võ sĩ hay một người đua xe thể thao bị tai nạn tổn thương thânthể, họ có thể chữa lành trở lại và việc này có thể lập lại nhiều lần. Nhưngkhi một khoảnh khắc của cuộc đời qua đi, dù nó có ý nghĩa hay không thì nó đãqua đi mãi mãi. Bạn không thể bù đắp lại được phần cuộc đời đó đã qua đi; tấtcả những gì bạn có thể làm được là ngay ở hiện tại này và ở tương lai. Bạn cóthể củng cố tương lai bằng cách làm cho phần cuộc đời hiện tại có ý nghĩa, nhưvậy bạn tạo được một tương lai tốt hơn.

Luận giảngLamrim có lưu ý rằng, một cuộc sống một trăm năm có thể chia làm hai phần: mộtnửa là để ngủ – đấy là không tính đến giấc ngủ ngày – và năm mươi năm còn lạiđược gọi là thức thì bị trôi đi trong những thời gian cãi lộn, thời gianđauốm, và thời gian cho những hoạt động vô nghĩa khác. Nếu chúng ta dành thời giancòn lại cho việc mà chúng ta gọi là tu tập Pháp, thì thời gian tu tập này quáít ỏi.

Và rồi bạn phảichết. Dù bạn có một thân người hoàn hảo, dù bạn đã không dành được thời gian đểtu tập Pháp suốt cuộc đời, thì bạn vẫn phải chết.

Thời điểmcủa cái chết không biết trước

Ngay lúc này cónhiều người sắp chết trong bệnh viện: những người bị ung thư hay sida màbác sĩcho là không còn hy vọng, có thể chết sau một ngày, sau vài giờ, thậm chí cóthể chỉ còn vài phút nữa. Các bệnh nhân đó được cho là sắp chết vì họ đang gầnkề cái chết, nhưng họ vẫn còn một ít thời gian để sống. Họ chưa chết. Bạn hãysuy nghĩ rằng: “tôi cũng như họ – tôi sắp sửa chết”. Không phải là nếu bạn bịsida hay ung thư thì bạn chết và nếu bạn không bị sida hay ung thư thì bạnkhông chết hay chưa chết sớm. Không phải như vậy. Khi thức dậy buổi sáng, bạnhãy thiền định như vậy. Hãy nhớ là bạn cũng sắp chết giống như các bệnh nhântrong bệnh viện, những người được coi là sắp chết. Suy nghĩ theo cách này bạnsẽ thấy là bạn không còn nhiều thì giờ để sống.

Thậm chí bạn cóthể chết trước các bệnh nhân bị ung thư được coi là sắp chết. Bạn có thểcó lýdo cho rằng vì họ bị bệnh nặng, họ sẽ chết sớm. Nhưng điều này không nhất thiếtlà đúng, nó không hẳn đã hợp lô gích. Nhiều người khoẻ mạnh không bị ungthưhay sida nhưng hôm nay đã chết rồi. Cái chết không tùy thuộc vào việc cóbệnhhay không, ngay cả việc chết sớm cũng chưa hẳn là vì bị bệnh. Ngay cả nhữngngười khoẻ mạnh cũng vậy, cái chết có thể xảy ra cho họ bất kỳ lúc nào.

Bạn sắp sửachết đây. Từng giây phút bạn đang đến gần cái chết – không còn nhiều thời gianđể sống. Cuộc đời thật ngắn ngủi. Những người bị bệnh nặng được coi là sắpchết; những người vào thăm họ được cho là đang sống không phải sắp chết.Nhưngthật ra ï không có gì khác nhau. Cả hai được coi là đi gần đến cái chết,khôngngừng đi đến cái chết, và không còn nhiều thời giờ để sống.

Điều quan trọngnhất là: cái chết có thể xảy ra cho bạn bất kỳ lúc nào. Thời điểm chết cụ thểthì không biết trước. Có ba lý do cho việc này. Thứ nhất, nói chung trênthếgian này không có cái gì là chắc chắn và trong các đại kiếp mạt pháp nhưthếnày tuổi thọ thậm chí càng không chắc chắn hơn. Thứ hai, có ít hơn điều kiệnthuận lợi cho sự sống nhưng có nhiều hơn điều kiện cho cái chết và thậm chínhững điều kiện chúng ta cần có cho sự sinh tồn cũng có thể gây nên cái chết.

Cuộc đờiđầy rẫy những điều kiện cho cái chết. Tất cả các vọng tưởng ở trong tâm chúngta – chẳng hạn như các suy nghĩ của bát phong dẫn tới nhiều tâm bất thiện khác manglại những chướng ngại to lớn và những nghiệp lực nặng nề – là những điềukiệncho cái chết. Từ trước đến nay bạn có thể chưa có những chướng ngại trong cuộc sống.Rồi hôm nay, bất thình lình, vì không tu tập Pháp, vì không kiểm soát được tâm,bạn có thể tạo nên nghiệp xấu nặng nề vì phá bỏ lời thề nguyện, những nghiệp xấuliên quan đến chúng sanh hay chư thiên. Bất ngờ có những chướng ngại cuộc sốngvới những dấu hiệu của cái chết trong giấc mơ hay có những sự việc khác xảyđến. Mặc dù bạn có nghiệp còn sống nhưng bất thình lình có nguy cơ bị chết. Córất nhiều điều kiện cho cái chết ở bên trong chính tâm bạn, và ở những điềukiện bên ngoài cũng do tâm tạo ra.

Thứ ba, cơ thểnày rất yếu kém, mong manh như bong bóng nước. Những kiểu suy nghĩ bất thiệnlàm rối loạn khí lực bên trong cơ thể, rồi chính điều này lại làm rối loạn bốn thànhphần của cơ thể (đất, nước, lửa, gió-ND). Sự rối loạn bốn thành phần sẽ tạo rabệnh tật và mang lại nguy cơ của cái chết. Như có giải thích trong phần luậngiảng về Kalachakra, các thành phần ở bên trong và bên ngoài có liên hệ nhau.Nếu bốn thành phần bên trong bị rối loạn thì các thành phần bên ngoài cũng bịrối loạn. Những điều này sẽ đe dọa sức khoẻ và cuộc sống của bạn, thậm chí sẽtrở thành những điều kiện thuận lợi cho cái chết của bạn.

Có rất nhiềungười đã chết rồi

Rất nhiều ngườichúng ta biết, những người chúng ta gần gũi, đã chết. Hãy nhớ đến Đức LingRinpoche, Đức Serkong Rinpoche, họ là thầy của Đức Dalai Lama. Họ đã bỏ lạithân thiêng liêng của họ. Những ai trong các bạn đã gặp và đã nghe họ giảng, sẽcòn nhớ họ. Đức Ling Rinpoche đã ban lễ quán đảnh Yamantaka trong suốt Lễ Giảng Pháp Đầu Tiên .

Lama Yeshe từái của chúng ta, Ngài tử tế hơn chư Phật ba thời, cũng đã ra đi. Trong suốtthời gian ở bên nhau, Lama hết lòng chăm lo cho chúng ta, cười nói và vui đùavới chúng ta. Chúng ta rất vui sướng ở bên cạnh Lama, may mắn được lắng nghe nhữnglời giảng dạy từ Ngài. Bằng cách này hay cách khác, dường như Lama còn mãi,hiện hữu thật, chắt thật. Nhưng giờ đây tất cả điều đó đã qua đi rồi; chúng tachỉ còn lại những ký ức. Hình ảnh đó mãi không còn nữa.

Người anh emcủa Lama Yeshe là Yeshe Thinley trước đây cũng hay vui đùa và trông như cònmãi. Nhưng ông cũng đã chết; giờ đây ông không còn hiện hữu. Những ai trong cácbạn đã từng sống ở Kopan chắc còn nhớ người quản trọ Nepal người đã đem sữa trâu đến mỗisáng . Ông sống ở đó rất lâu, thực ra ông đã giúp chúng tôi mua vùng đấtmà tuviện Kopan bây giờ xây cất ở đó. Khi chúng ta còn gặp ông mỗi ngày, ông trôngnhư sống mãi. Giờ đây ông đã qua đời. Rất nhiều người chúng ta quen biếtbâygiờ đã mất. Ngay cả những nhân vật rất nổi tiếng có quyền lực, có quân đội hùngmạnh nhưng giờ đây cũng không còn hiện hữu nữa. India Gandhi đã rất nổi tiếngtrên thế giới, chân dung của Bà có ở khắp nơi. Nhưng cho dù nổi tiếng vàcóquyền lực, Bà cũng qua đời, giờ đây Bà không còn hiện hữu nữa.

Vào giờ nàysang năm rất có thể giống như những người đã chết, chỉ có tên của bạn làcònlại. Với những người đã chết giờ đây chỉ còn lại cái tên viết bằng nhữngchữcái và bức hình của họ cùng với những câu chuyện người ta kể về họ. Vào giờ nàysang năm điều này có thể xảy ra cho bạn. Chẳng còn thấy gì cả – chỉ còn cái têncủa bạn để nói tới và bức hình để ngắm.

Khi bạn tu tậpTantra bạn hãy tưởng tượng ngay bây giờ, những gì sẽ xảy ra trong tương lai.Hãy thiền định về cái chết của bạn ngay bây giờ. Bạn hãy tưởng tượng thân thểbạn đặt trong quan tài được mang từ nhà bạn đến nghĩa trang được chôn ở đó dướiđất. Hoặc thiền định thân thể của bạn trong quan tài sắp được hỏa táng. Chỉnhững đồ đạc thuộc sở hữu của bạn là còn lại. Hãy nghĩ về điều này.

Khi cái chếtxảy đến, mặc dù thân thể hoàn toàn phân hủy nhưng tâm thức vẫn tiếp tục.Khi bơtrong bát đèn thắp bằng bơ, cạn hết thì ngọn lửa tắt, nhưng tâm thức không giốngnhư vậy. Tâm thức chuyển liên tục từ đời này sang đời khác.

Lúc này bạnkhông thể nhớ các đời quá khứ hay không thấy được các kiếp vị lai, nhưngbạnkhông thể dùng điều này như một lý lẽ để nói rằng không có kiếp quá khứ,khôngcó kiếp vị lai. Để có khả năng nói như vậy và phản bác những người mà họcó thểthấy đời quá khứ và vị lai của chính họ và của người khác, bạn phải có tâm giácngộ hay ít nhất cũng phải có khả năng siêu việt. Chỉ khi đó, bạn mới có thểphản bác. Nhưng không có tâm giác ngộ hay khả năng siêu việt thì không thấyđược đời quá khứ.

Không thấyđược các đời quá khứ chính là sự vô minh, không có khả năng siêu việt. Chỉ khinào bạn có khả năng này bạn mới phán quyết là các đời quá khứ vị lai có hiện hữuhay không. Vì bạn không thể thuyết phục được rằng bạn cũng có tất cả nhữngchứng ngộ và tri thức như người khác đã có, nên bạn không thể nói rằng ký ức vềcác kiếp quá khứ vị lai của những người khác là sai. Sự việc đơn giản là, mặcdù bạn không thể nhớ được các đời quá khứ vị lai nhưng có những người khác vớitâm thanh tịnh hơn – có nghĩa là, sự che ám ít hơn – và có nhiều chứng ngộ hơn,những người đó có thể thấy biết các đời quá khứ, vị lai.

Hãy nghĩ vềnghiệp và sự tái sinh. Bạn có đời tái sinh tốt hay xấu là tùy thuộc bạn cónghiệp tốt hay xấu. Hãy nhớ rằng cái chết của bạn có thể xảy đến bất ngờ. Bạn đanglàm việc, đang hoạt động và bất thình lình mắt bạn sụp xuống và bạn chết. Thậmchí bạn có thể có những dấu hiệu sắp đi vào cõi thấp. Đang khi bạn làm một việcgì đó rồi bất ngờ thân thể của bạn trở thành một tử thi, ngừng thở, không cửđộng. Điều này có thể xảy ra cho bạn bất kỳ lúc nào.

Ngày mai cóthể quá trễ

Vừa mới đây tôiđọc lướt qua một cột báo viết rằng:

Johannesburg (AFP):Một nhà kinh doanh Nam Phi bị đột quỵ và chết ít phút sau khi phát biểu cảnhbáo rằng cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào, một tờ Báo Chủ nhật đã đăngtinnhư vậy. Danny Duboit, 49 tuổi, nghi là bị nghẹt thở chết vì hột bạc hà(vướngtrong cổ họng –ND) chỉ có ít phút sau khi phát biểu về sự cần thiết phảisốngcho hiện tại, ở cuộc họp câu lạc bộ của các ông chủ gần đây tuần trước (gầnJohannesburg – ND). Những lời cuối cùng ông nói như sau: “Bạn phải thưởng thứccuộc sống khi bạn còn có thể, vì ngày mai sẽ trễ rồi”.

Sau đó, ông tarời diễn đàn cùng với sự hoan hô rất nhiệt liệt và khi diễn giả kế tiếp bắt đầunói thì khán giả nghe ông ta (Danny) nấc lên vì nghẹt thở. “Đầu tiên chúng tôitưởng là ông ấy bị động kinh” người chủ trì của câu lạc bộ, ông Joh Vanseck đãnói như vậy. Rồi ông Joh Vanseck nói tiếp: “Sau đó chúng tôi thấy ông tatắtthở, và một người khách đang có mặt đã làm hô hấp nhân tạo, đã hút miệngcố cứuông ta”. Rồi ông Vanseck cho biết, y sĩ cấp cứu được gọi đến nơi cũng đãnỗ lựccấp cứu ông Duboit nhưng có một vật gì nghẹt trong phế quản. Xung quanh khôngcó thức ăn. Thức ăn ông ta có thể ăn là bạc hà. Ông Vanseck nói “chúng bị sốcrất nhiều, lời phát biểu của ông ta như là một ï tiên tri. Thật kỳ lạ”.

Khi diễn giảnói rằng bạn phải thưởng thức cuộc đời, ông ta không thể nói rõ cách thứcthưởng thức cuộc đời, nên vẫn còn có vấn đề. Ông ta bỏ sót một điều rằngcon ngườicần tu tập Pháp. Cũng có câu chuyện nói về một nhà sản xuất phim từ phương Đôngđến. Trong khi cho một nhóm người xem phim của ông ta, thì họ thấy có một hình lạđang có trên màn ảnh. Khi người ta quay nhìn xung quanh họ thấy ông đã chếttrên ghế bành. Cũng có người đã chết khi đang uống trà, ngay trước khi đưa táchtrà lên môi, họ đã chết trên ghế. Có người chết trước khi ăn hết bát cơm. Từngngày vẫn có người chết khi đang làm việc nửa chừng. Việc này xảy ra thườngngày.

Bạn sắp sửalàm gì với cuộc đời còn lại của bạn?

Cho nên chúngta cần làm việc gì đó để làm cho cuộc đời này có ý nghĩa. Yêu cầu này làgiốngnhau cho người bị sida hay ung thư đang có cuộc đời ngắn ngủi, và cho cảngười khoẻmạnh hoàn toàn.

Việc tốt nhấtlà mỗi buổi sáng đều trì tụng câu : “Hôm nay tôi sắp chết”. Điều này sẽ cắt đứttất cả vấn đề. Một khi bạn khẳng định như vậy, thì sẽ không còn vấn đề nữa. Cácvấn đề nảy sinh đều đến từ ý tưởng sai lầm của bạn, quan điểm sai lầm của bạn.Khi nghĩ rằng hôm nay sẽ chết thì bạn sẽ cắt đứt hết tất cả những quan niệm vànhững vấn đề này.

Sau khi bạnkhẳng định như vậy, sẽ rất tốt để nhớ lại đoạn kệ sau đây từ Lama Chopa:

Việc chămlo cho bản thân mình là nguồn gốc của tất cả khổ đau, trong khi đó, việcchămlo săn sóc người khác là căn bản của tất cả đức hạnh. Xin hãy ban cho tôi nhiềuân phước để thực hiện pháp tu tập tâm yếu, đó là pháp du già chuyển hóa mìnhvới người.

Bạn sắp sửachết hôm nay – nên bạn sắp làm gì với cuộc đời bạn? Nếu chỉ nghĩ đến việc sẽchết hôm nay thì chưa đủ, sự suy nghĩ đó phải có tác dụng thuyết phục bạn tutập Pháp và không để lãng phí cuộc đời của bạn. Bạn sắp làm gì? Không cần biếtbạn chỉ còn một giờ để sống hay còn cả một trăm năm nữa, mà chính là bạnsắplàm gì với cuộc đời này?

Bất thình lìnhbạn có câu trả lời: tinh hoa của sự tu tập nằm trong đoạn kệ ở trên. Dù bạn cókhả năng hay không có khả năng trì tụng nhiều câu cầu nguyện, hay nghiêncứu sâurộng hay ngồi thiền định, thì đoạn kệ này là sự tu tập cốt lõi, có ý nghĩanhất. Rất đơn giản, bằng sự suy nghĩ về các lời trong đoạn kệ này – rằngchămsóc bản thân là căn bản của mọi chướng ngại và khổ đau, và chăm sóc người kháclà căn bản của mọi phẩm hạnh – bạn có khả năng thay đổi đối tượng mà bạnquantâm. Trước đây, bạn chỉ quan tâm chính bản thân mình, nhưng bây giờ chỉ bằngviệc nói ra những lời kệ trên bạn thay đổi đối tượng quan tâm từ bản thân sangcác chúng sinh hữu tình đang khổ đau trong sáu cõi. Luôn luôn nghĩ đến chúngsinh hữu tình thay vì nghĩ về cái tôi. Không chăm lo cái tôi nữa mà hãy chăm locho người khác. Hãy luôn giữ suy nghĩ này trong lòng và hãy làm tất cả hànhđộng trên căn bản thái độ này, tâm nguyện này. Từ sáng sớm đến đêm khuya, hãylàm mọi việc–thiền định, cầu nguyện, nghiên cứu, ăn, nói chuyện – nhất nhất đềutrên cơ sở của thái độ này. Từ đáy lòng, bạn hãy làm mọi việc nhắm tới lợi íchcho tất cả chúng sinh hữu tình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2020(Xem: 8469)
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NI TRƯỞNG THƯỢNG NGUYÊN HẠ THANH Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di Mẫu Kính bạch chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư cùng chư Đại đức Tăng Ni, Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ xa gần, Thật là vinh dự cho chúng con/ chúng tôi hôm nay được viết những dòng giới thiệu này cho tuyển tập “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States) do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Chùa Hương Sen, đứng ra biên soạn và xuất bản.
17/11/2020(Xem: 5848)
Nhân loại đã biết cách bay lên mặt trăng, tuy nhiên nhiều nơi trên địa cầu vẫn còn bị ràng buộc với những thói quen xưa cổ, trong đó một thành kiến khó rời bỏ là xem nhẹ phụ nữ. Hầu hết các tôn giáo cũng xem nhẹ phụ nữ. Riêng trong Phật Giáo, phụ nữ từ xưa vẫn có một vị trí đáng kính và bình đẳng trên đường học đạo, để tận cùng là thành tựu Niết Bàn. Khi vua Pasenadi nước Kosala không vui vì hoàng hậu Mallikà sinh một bé gái, Đức Phật trong Kinh SN 3.16 dạy vua rằng: "Này Nhân chủ, ở đời / Có một số thiếu nữ / Có thể tốt đẹp hơn / So sánh với con trai / Có trí tuệ, giới đức..." Hơn hai mươi thế kỷ sau, ý thức nữ quyền mới trở thành phong trào. Theo định nghĩa cô đọng và đơn giản, nữ quyền là niềm tin vào sự bình đẳng của nữ giới với nam giới về chính trị, kinh tế và văn hóa. Do vậy thường khi, nữ quyền gắn liền với dân quyền, vì bình quyền nam nữ dẫn tới ý thức bình quyền cho từng người dân, đặc biệt là nơi các dân tộc đang bị các nước thực dân thống trị, hay nơi các sắc tộc thiểu số
16/11/2020(Xem: 4891)
Vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, Hội đồng Thống nhất Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo Bangldesh (Bangladesh Hindu Bouddha Christian Oikya Parishad; BHBCOP), đã tổ chức một chương trình tập hợp và biểu tình hàng loạt trên toàn quốc để phản đối các cuộc tấn công, đốt phá, tra tấn và giết hại người tôn giáo thiểu số tại Bangldesh. Là một phần của cuộc biểu tình, họ đã thành lập các chuỗi người và các cuộc biểu tình từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa tại các giao lộ chính của các trụ sở cơ quan chính quyền cấp quận, huyện, thành phố và tỉnh trên khắp đất nước, bao gồm cả giao lộ Shahbagh, Dhaka và giao lộ ngã tư New Market, Chittagong.
16/11/2020(Xem: 5558)
Vào giữa thế kỷ thứ mười bảy, Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng như thế nào để việc phân tích không trở thành một bài học thuộc lòng như vẹt mà phải là sống động. Khi chúng ta tìm kiếm cho một “cái tôi” tồn tại cụ thể như vậy mà không thể tìm kiếm được nó hoặc là cùng giống hay khác biệt với tâm thức và thân thể, điều thiết yếu là phải tìm kiếm cùng khắp; bằng khác đi chúng ta sẽ không cảm thấy tác động của việc không tìm thấy nó. Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã viết:
15/11/2020(Xem: 6144)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde, một tổ hợp báo chí uy tín và lâu đời của nước Pháp. Một số câu được trích nguyên văn từ các bài kinh, trong trường hợp này nguồn gốc của các câu trích dẫn đó sẽ được ghi chú rõ ràng, trái lại các câu đã được rút gọn, chỉ giữ lại ý chính, sẽ không có chú thích về nguồn gốc. Ngoài ra trong bài 1 trước đây, người chuyển ngữ đã mạn phép ghi chú dài dòng với hy vọng có thể giúp một vài độc giả theo dõi dễ dàng hơn chăng các lời trích dẫn đôi khi khá cô đọng hoặc trừu tượng? Dầu sao thiết nghĩ sự suy tư và phán đoán là quyền hạn ưu tiên và thiêng liêng của người đọc, vì lý do đó kể từ bài 2 này, người chuyển ngữ sẽ mạn phép chỉ xin ghi chú thêm một vài suy nghĩ riêng của mình khi cảm thấy cần thiết. Độc giả có thể xem bản gốc tiếng Pháp của các câu trích dẫn này trên trang mạng của báo Le Monde: https://dicocitations.lemonde.fr/auteur/616/Bouddh
14/11/2020(Xem: 6551)
Kính mạn phép được thay đổi lại lời của một bài hát mà âm điệu đã thấm sâu vào huyết quản tôi từ bao giờ và hôm nay một lần nữa lại vang vang ...nửa như kích thích sự hưng phấn trong tôi nửa như khuyến khích tôi phải trình bày vì sao tôi thấy ra được điều này " Một niềm an vui hạnh phúc hỷ lạc thật sự có mặt và có thật trong mỗi con người chúng ta "
13/11/2020(Xem: 5258)
Từ khi có Lục tổ Huệ Năng đưa ra lý thuyết chúng sanh có sẳn Tánh Giác gọi là Phật Tánh trong người nhưng vì bị Ý thức che mờ đi nên cần ngồi thiền vén lớp ý thức này ra thì Phật tánh sẽ hiện ra thành Phật nên không cần kinh luật bất lập văn tự mà tu. Rất nhiều người bình dân phương nam đi theo một thời đông đảo. Câu hỏi được đặt ra là tánh giác này có trước hay sau ý thức? Thế nên mới đưa ra kế tiếp là giác ngộ rồi mới khởi tu tức là học kinh Phật. Vì Giác ngộ đến Giải thoát sinh tử là một chặng đường rất dài có khi rất nhiều kiếp cần trãi nghiệm. Vậy chúng ta nghiên cứu giác ngộ trước.
13/11/2020(Xem: 4917)
Nhân khi đọc bài Thành Tựu Niết bàn của Cư sỹ Nguyên giác Phan Tấn Hải, chúng tôi xin phép kết hợp với thuyết big bang của Stephen Hawking và tiến trình giác ngộ của Đức Phật, và sự sống và chết theo Phật giáo để luận bàn về Niết bàn, giải đáp thắc mắc đức Phật chết rồi đi về đâu? Đây chỉ là khởi niệm mới lạ, biết đâu tương lai sẽ có người chứng minh được.
13/11/2020(Xem: 4877)
Phương tây từ thế kỷ thứ 18 đã từng phát huy cái ngã cái tôi của con người như “tôi suy tư là tôi hiện hữu”. Từ đó đến nay người Phuơng tây phát triển cái tôi, đưa đến tôn trọng cái tính riêng biệt cũa cái tôi từ triết lý đến luật pháp. Nhưng đạo phật lại diệt ngã thì làm sao mà hoằng pháp cho người Phương tây tu theo phật được? Làm sao giải thích được ý nghĩa diệt ngã của đức Phật? Vậy ta có thể giải thích là không phải ngã? Khi người ngồi thiền định dưới cội bồ đề 49 ngày, người đạt giác ngộ và đập tay xuống đất mà nói ta đạt được chánh đẵng chánh giác do trời chứng , ta chứng và đất chứng.
13/11/2020(Xem: 4761)
Thiền tông luôn luôn nhấn mạnh “Tánh không có hai” cho đó là ý thức phân biệt nên che mờ tánh giác của chúng sanh. Vì thế thiền là vén bỏ đi ý thức vô minh này. Câu hỏi đặt ra là Tánh không phân biệt này cần thiết khi nào? Và nó thật chất là gì? Nên nghiên cứu sâu về nó. Kể từ khi lục tổ Huệ Năng đưa ra phép tu tập Vô Niệm cho thiền tông thì tánh vô phân biệt là cốt lỏi của thiền. Vô niệm là vô là vô phân biệt thì niệm là niệm Chân Như sẽ hé lộ ra mà không cần hành giả phải làm gì hết gọi là Đốn Ngộ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com